Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 200 như thế nào?

Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 200 như thế nào? Cách ghi mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định ra sao?

Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 200 như thế nào?

Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định là mẫu số 01-TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có dạng như sau:

Tải về Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 200

Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được áp dụng đối với:

- Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Cách ghi mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định:

[1] Ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu doanh nghiệp), bộ phận sử dụng.

[2] Biên bản giao nhận tài sản cố định (gọi tắt là TSCĐ) lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao có thể lập chung 1 biên bản giao nhận TSCĐ.

[3] Điền số hiệu, ngày tháng năm của Quyết định về việc giao nhận TSCĐ.

[4] Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số uỷ viên.

[5] Ghi nước sản xuất (xây dựng).

[6] Ghi công suất (diện tích, thiết kế) như xe TOYOTA 12 chỗ ngồi, hoặc máy phát điện 75 KVA, ...

[7] Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua (hoặc giá thành sản xuất) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 5); chi phí chạy thử (cột 6).

[8] Ghi nguyên giá TSCĐ bằng tổng các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ (cột 7 = cột 4 + cột 5 + cột 6 +...).

[9] Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao.

[10] Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao. Sau khi bàn giao xong các thành viên bàn giao, nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản.

Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 200 như thế nào?

Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 200 như thế nào?

Nguyên tắc quản lý tài sản cố định được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

- Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

- Mỗi tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ

=

Nguyên giá của tài sản cố định

-

Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

- Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.

- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

Ngoài ra, nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi khi thuộc các trường hợp tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

(1) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp trong các trường hợp:

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

(2) Đầu tư nâng cấp tài sản cố định của doanh nghiệp.

(3) Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.

Tài sản cố định
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mua tài sản cố định không có chứng từ thanh toán thì được trừ chi phí khấu hao không?
Pháp luật
Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 200 như thế nào?
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch