Áp dụng tỷ giá nào khi phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ?
Áp dụng tỷ giá nào khi phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Thông tư 156/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC cũng có quy định về tỷ giá áp dụng đối với việc phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ như sau :
Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
...
2. Trường hợp người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam thì người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế căn cứ số tiền Việt Nam Đồng trên chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước và tỷ giá quy định tại Khoản này để quy đổi thành số tiền bằng ngoại tệ để thanh toán cho khoản nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ, cụ thể như sau:
Trường hợp nộp tiền tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Công ty X là người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nộp thuế bằng đồng Việt Nam. Công ty X mở tài khoản tại 3 ngân hàng là Ngân hàng A, Ngân hàng B và Ngân hàng C. Ngày 21/3/2015, tỷ giá mua vào đồng đô la Mỹ tại Ngân hàng A là 21.300 VND/USD, tại Ngân hàng B là 21.310 VND/USD, tại Ngân hàng C là 21.305 VND/USD. Ngày 21/3/2015, Công ty X nộp thuế bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng D hoặc Kho bạc Nhà nước quận E thì Công ty X được áp dụng tỷ giá mua vào của một trong ba ngân hàng A, B, C. Nếu Công ty X nộp thuế bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng A thì áp dụng tỉ giá là 21.300 VND/USD.
3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
- Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.
Như vậy, theo quy định trên trường hợp phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
- Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
- Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Áp dụng tỷ giá nào khi phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ được hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1.3 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC hướng dẫn về nguyên tắc xác định tỷ giá trong giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ cụ thể như sau:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn;
Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch;
Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình.
Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Lưu ý: Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.
- Trường hợp nào được gộp kỳ kế toán năm trước với kỳ kế toán năm sau?
- Hướng dẫn hạch toán lệ phí môn bài theo Thông tư 200?
- Khi nào nộp 50% mức thuế môn bài 2025 phải nộp cả năm?
- Hồ sơ kiểm toán nhà nước chỉ được khai thác khi nào năm 2025?
- Thông tư 105/2020/TT-BTC còn hiệu lực không? Áp dụng đến khi nào?
- Huân chương lao động hạng 3 là gì? Tiền thưởng kèm theo Huân chương lạo động hạng 3 có chịu thuế TNCN không?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành phố trên cả nước của cán bộ, công chức? Mua pháo hoa Tết có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Lỗi vi phạm giao thông nào đến ngày 01/01/2026 mới bị xử phạt theo Nghị định 168?
- Quyết định cưỡng chế phong tỏa tài khoản phải được ban hành tại các thời điểm nào?
- Mã số thuế đã cấp có được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác hay không?