|
Statistics
- Documents in English (15490)
- Official Dispatches (1344)
|
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 9063/TCHQ-GSQL
V/v trả lời vướng mắc về TTHQ
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015
|
Kính
gửi: Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Ngày 08-10/9/2015, Tổng cục Hải quan
đã tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá thực hiện Luật Hải quan
2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về thủ tục hải quan và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tại Hội
nghị, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã trực tiếp tham gia ý kiến, đồng thời gửi
công văn số 206/HHDMVN-HV ngày 04/9/2015 trình bày một số vướng mắc khi thực hiện
thủ tục hải quan. Một số nội dung vướng mắc đại diện của Tổng cục Hải quan đã
trả lời trực tiếp tại Hội nghị, các nội dung khác, Tổng cục Hải quan có ý kiến
cụ thể như sau:
1. Về vấn đề kiểm tra hàng hóa theo đề
nghị của Chi cục Hải quan đối với tờ khai hải quan được phân luồng đỏ:
Để tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại Chi cục Hải quan ngoài cửa
khẩu nhưng hàng hóa lưu giữ tại cửa khẩu không phải vận chuyển hàng hóa về Chi
cục Hải quan ngoài cửa khẩu để kiểm tra đối với những tờ khai được phân luồng đỏ,
Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn các Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai lựa chọn
Chi cục Hải quan thuận tiện để thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa với mục
đích giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển và có thể giải
phóng hàng ngay tại cửa khẩu (gọi tắt là kiểm hóa hộ). Đây là một nội dung tạo thuận lợi của ngành Hải quan dành
cho người khai hải quan.
Hiện nay, việc trao đổi thông tin giữa
các đơn vị hải quan đang thực hiện bằng phương thức thủ công thông qua việc
luân chuyển hồ sơ giấy. Để tạo thuận lợi hơn nữa cho người khai hải quan, Tổng
cục Hải quan đang nghiên cứu và điện tử hóa việc trao đổi thông tin kiểm hóa hộ
giữa các Chi cục Hải quan, theo đó cắt giảm được khâu luân chuyển hồ sơ giấy,
rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng cho doanh nghiệp.
2. Về thủ tục xác nhận thực xuất đối
với tờ khai hải quan xuất khẩu để thực hiện thủ tục hoàn thuế đối với hàng hóa
sản xuất xuất khẩu
Theo quy định hiện hành, cơ quan Hải
quan không thực hiện xác nhận thực xuất (thủ tục này đã được bãi bỏ từ ngày
20/01/2011 khi Thông tư số 194/2010/TT-BTC có hiệu lực). Các cơ quan quản lý có
liên quan căn cứ quy định tại Điều 53 Thông tư số
38/2015/TT-BTC để xác định hàng hóa xuất
khẩu, cụ thể, căn cứ vào tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan
và được xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống (trừ hàng hóa xuất khẩu
tại chỗ, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp
chế xuất). Do vậy, việc một số Chi cục Hải quan vẫn áp dụng thủ tục đối chiếu vận
đơn cũng như một số chứng từ khác và xác nhận thực xuất lên tờ khai hải quan
hàng hóa xuất khẩu là không đúng quy định hiện hành.
Theo quy định tại
Điều 119 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, khi làm thủ tục hoàn
thuế đối với hàng SXXK khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải
quan chỉ phải làm công văn yêu cầu hoàn thuế. Trong công
văn nêu rõ (1) số tờ khai hàng hóa nhập khẩu đề nghị hoàn
thuế, số tờ khai xuất khẩu, số hợp đồng...; (2) Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp, số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn; (3) số chứng từ
thanh toán đối với trường hợp đã thanh toán qua Ngân hàng; (4) thông tin
về hàng hóa đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 53 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Theo đó, ngoài công văn yêu cầu hoàn thuế, người khai hải quan không phải nộp các
chứng từ khác trong bộ hồ sơ hoàn thuế. Cơ quan hải quan căn cứ vào thông tin
trên Hệ thống của cơ quan hải quan để thực hiện kiểm tra, không được yêu cầu
người khai hải quan phải xuất trình các chứng từ khác (như vận đơn, hóa đơn,
phiếu đóng gói hàng hóa, tờ khai hải quan điện tử in...) để phục vụ việc xét
hoàn thuế.
Tổng cục Hải quan đã có văn bản chấn chỉnh, yêu cầu các đơn vị hải quan
thực hiện theo đúng quy định.
3. Về việc xác nhận hàng qua khu vực
giám sát đối với hàng lẻ:
Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị
để thiết kế trên Hệ thống chức năng phản hồi, thông báo trạng thái hàng qua khu
vực giám sát của tờ khai hải quan cho người khai hải quan.
4. Yêu cầu về xuất xứ trên sản phẩm
“Made in Vietnam” khi xuất khẩu:
Việc thực hiện ghi nhãn đối với hàng
hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định
số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ, theo đó việc ghi nhãn đối với
hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân nước ngoài với
doanh nghiệp xuất khẩu, không nhất định phải có nội dung “Made in Vietnam” trên
bao bì, sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.
Tổng cục Hải quan đã có văn bản chấn
chỉnh, yêu cầu các Chi cục Hải quan thực hiện theo đúng quy định.
5. Về cách thức khai báo nội dung “Mô
tả hàng hóa”:
Việc cơ quan hải quan yêu cầu khai báo tình trạng hàng mới, hàng cũ (hàng đã qua sử dụng)
để thực hiện chính sách quản lý mặt hàng do các Bộ, ngành quy định. Do một tờ
khai hải quan có thể khai nhiều dòng hàng với nhiều chính sách quản lý khác
nhau, cơ quan hải quan chấp nhận các cách thức khai báo như sau:
- Đối với hàng mới,
hàng chưa qua sử dụng: không bắt buộc phải khai báo “hàng mới 100)%”.
- Đối với hàng đã qua sử dụng: phải khai “hàng cũ” hoặc “hàng đã qua sử dụng” trong tiêu chí “Mô tả hàng hóa” của từng dòng hàng.
6. Về nội dung tham vấn trị giá hải
quan:
Căn cứ quy định Điều 3
Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì: Người khai
hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương
pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về tính chính xác, tính trung thực về việc khai báo nêu trên.
Căn cứ quy định tại Điều
25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, khi thực hiện
kiểm tra trị giá hải quan do người khai hải quan khai báo, nếu cơ quan Hải quan
có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo
của người khai hải quan thì thông báo nghi vấn cho người khai hải quan. Trên cơ
sở thông báo nghi vấn của cơ quan Hải quan, nếu trong 05 ngày kể từ ngày cơ
quan Hải quan thông báo, người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ, tài liệu
theo yêu cầu và đề nghị tham vấn, cơ quan Hải quan sẽ giải phóng hàng trên cơ sở
đề nghị của người khai hải quan. Nếu trong thời hạn 05
ngày nêu trên mà người khai hải quan có văn bản khẳng định
những nội dung khai là đúng hoặc nếu quá thời hạn 05 ngày
nêu trên mà người khai hải quan không nộp bổ sung chứng từ, tài liệu theo yêu cầu
hoặc không đề nghị tham vấn thì cơ quan Hải quan sẽ thông quan theo trị giá
khai báo của người khai hải quan và chuyển toàn bộ thông tin nghi vấn để thực
hiện kiểm tra sau thông quan.
Như vậy, theo quy định hiện nay, việc
tham vấn hay không tham vấn là do doanh
nghiệp lựa chọn và cơ quan hải quan không xác định trị giá trong quá trình làm
thủ tục hải quan.
7. Về các kiến nghị liên quan đến thời
gian kiểm dịch, hun trùng đối với nguyên liệu dệt may, thời gian giám định và
chi phí khi thực hiện Thông tư số 32/2009/TT-BCT về hàm lượng formaldehyt, thủ tục nhập khẩu hạt chống ẩm khi làm hàng gia công:
Những kiến nghị này không thuộc thẩm
quyền xử lý của Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan ghi nhận và
sẽ phản ánh với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp.
Trên đây là một số ý kiến của Tổng cục
Hải quan để Hiệp hội được biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổ chức USAID - Dự án GIG (để ph/h);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, GSQL.Cường(3b).
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
|
MINISTRY OF
FINANCE
GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.9063/TCHQ-GSQL
|
Hanoi, October
05, 2015
|
To: Vietnam
Textile and Apparel Association The conference held from September 8th
to September 10th, 2015 by the General Department of Customs Vietnam
(GDCV) provides assessment of compliance with the Customs Law 2014 and guiding
documents for customs procedures and tax management applied for imports and
imports in Hanoi and Ho Chi Minh City. In response to Official Dispatch
No.206/HHDMVN-HV dated September 05, 2015 regarding certain questions about
customs procedures which has been sent by the Vietnam Textile and Apparel
Association to the aforesaid conference, in addition to responses given at the
conference by the representative of the General GDCV, below are other opinions
from the GDCV: 1. Regarding physical inspection of goods on
customs declaration going through red channel at the request of Sub-department
of customs For the purpose of enabling enterprises to declare
goods at the sub-department of customs located outside of the border checkpoint
without having to transport goods from border checkpoint to such sub-department
of customs for physical inspection if the customs declaration is going through
the red channel, the GDCV has instructed the sub-department of customs at which
the customs declaration is registered to ask for assistance of the
sub-department of customs that is favorable to carry out physical inspection of
goods with the aim of saving time and transfer costs for the enterprise and
releasing the goods at the border checkpoint (hereinafter referred to as
“physical inspection of goods by authorized customs”)0} This is a favorable
condition given by the customs department to the customs declarant. For the purpose of improving communication among
customs authorities, previously via physical documents, and facilitating
customs procedure processing, the GDCV has been studying exchange of digital
information about physical inspection by authorized customs among sub-departments
of customs, which results in elimination of physical document transfer and
reduction of time for customs clearance. 2. Regarding the procedure for verification of
goods exported in reality serving export tax refund Pursuant to regulations in force, customs
authorities no longer verify the exports export of goods in reality (this
procedure has been abolished from January 20, 2011, which is the effective date
of Circular No.194/2010/TT-BTC). According to regulations in Article 53 of
Circular No.38/2015/TT-BTC, relevant management authorities shall determine
that goods have been exported in reality if the e-customs export indicates that
the goods on the export declaration have been granted customs clearance and
released from the customs control area (except for in-country exports and goods
exported to the free trade zone within a border checkpoint economy zone or
export processing zone or export processing enterprise). The
sub-department of customs that still compares the bill of lading and other
documents to verify the export of goods in reality are acting against the
applicable regulations. Pursuant to Article 119 of Circular
No.38/2015/TT-BTC, when carry out the procedure for refund of export tax
through electronic customs, the customs declarant is only required to prepare a
proposal of tax refund. Such proposal must contain the following information:
(1) series number of the customs declaration applying for export tax refund,
export declaration number, contract number, etc., (2) amount of export tax paid
and export tax amount to be refunded, (3) series number of the payment document
in case of bank transfer and (4) information on the goods exported as
prescribed in Article 53 of Circular No.38/2015/TT-BTC. According
to the Circular, the customs declarant is not required to submit any document
other than the proposal of tax refund. The customs authority shall carry
out inspection upon consideration of information provided in the customs system
and not request the customs declarant to present other documents such as bill
of lading, invoice, packing list, e-customs declaration in printed form, etc
for the purpose of tax refund consideration. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. In reference to verification of less than
container load shipments (LCL shipments) going through the customs supervision
area: Hearing petitions of declarants, the GDCV has
designed an application on the customs system to notify the customs declarant
that goods have gone through the customs supervision area. 4. Expression of “Made in Vietnam” text on exports:
Labeling of exported goods must comply with
regulations in Clause 3 Article 5 of Decree No.89/2006/ND-CP dated August 30,
2006 of the Government, according to such Decree, exported goods shall be
labeled under provisions in agreements between overseas organizations with the
exporter and the phrase “Made in Vietnam” is not required on the product
package. Adjusted documents have been issued and all
sub-departments of customs must abide by regulations thereof. 5. Regarding goods description Customs authorities require that declarants specify
whether the goods are new or used for the purpose of product management as
regulated by ministries. As description of more than one product could be
provided in one customs declaration under different management policy, the
customs authority will allow the customs declarant to make description as
follows: - For new products and unused products: “hàng mới
100%” (“new”) is not required to be put in the goods description. - For used products: “hàng cũ” or “hàng đã qua sử
dụng” (“used”) must be written in description of each product. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Pursuant to Article 3 of Circular No.39/2015/TT-BTC
dated March 25, 2015 of the Ministry of Finance, the customs declarant shall
determine and declare the customs value on their own in conformity with
principles and methods for customs valuation prescribed in the Customs Law 2014
and the Government’s Decree No.08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 and take
legal responsibility for accuracy and honesty of the aforesaid
declaration. Pursuant to Article 25 of Circular
No.38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Ministry of Finance, in case the
customs authority finds that the customs value declared is doubtful but does
not have enough grounds for rejecting it during inspection of customs value,
such authority shall inform the customs declarant. If the customs
declarant submits additional documents required and requests for consultation
within 5 working days from the day on which the notification from the customs
authority is received, his/her goods will be granted customs clearance as
requested. In case a documents proving accuracy of the value declared is
provided or the customs declarant fails to submit additional documents required
or ask for consultation by the deadline mentioned above, the goods will be
granted customs clearance according to the customs value declared and the goods
will have to undergo post-clearance inspection. Therefore, the enterprise may decide whether to
request consultation or not and the customs authority shall not determine the
customs value when carrying out customs procedures under applicable
regulations. 7. Proposals concerning time for quarantine and
fumigation of textile materials, appraisal time and costs for implementation of
Circular No.32/2009/TT-BCT regarding content of formaldehyde and procedure for
import of desiccant for processing products: The Ministry of Finance – GDCV has no authority to
handle the aforesaid proposals. However, such proposals will be submitted
to the Ministry of Industry and Trade and Ministry of Agriculture and Rural
Development for consideration. PP. DIRECTOR
GENERAL
DEPUTY DIRECTOR GENERAL
Vu Ngoc Anh
Official Dispatch 9063/TCHQ-GSQL 2015 customs procedures
Official number:
|
9063/TCHQ-GSQL
|
|
Legislation Type:
|
Official Dispatch
|
Organization:
|
The General Department of Customs
|
|
Signer:
|
Vu Ngoc Anh
|
Issued Date:
|
05/10/2015
|
|
Effective Date:
|
Premium
|
|
Effect:
|
Premium
|
Official Dispatch No. 9063/TCHQ-GSQL dated October 05, 2015 on customs procedures
|
|
|
Address:
|
17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
|
Phone:
|
(+84)28 3930 3279 (06 lines)
|
Email:
|
inf[email protected]
|
|
|
NOTICE
Storage and Use of Customer Information
Dear valued members,
Decree No. 13/2023/NĐ-CP on Personal Data Protection (effective from July 1st 2023) requires us to obtain your consent to the collection, storage and use of personal information provided by members during the process of registration and use of products and services of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
To continue using our services, please confirm your acceptance of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT's storage and use of the information that you have provided and will provided.
Pursuant to Decree No. 13/2023/NĐ-CP, we has updated our Personal Data Protection Regulation and Agreement below.
Sincerely,
I have read and agree to the Personal Data Protection Regulation and Agreement
Continue
|
|