NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3339/NHNN-TTGSNH
V/v giải đáp, hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2020

 

Kính gửi:

- Tổ chức tín dụng;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngày 13/3/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid 19 (Thông tư 01). Thông tư 01 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/3/2020.

Để đảm bảo thực hiện thống nhất Thông tư 01 trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến cụ thể tại Bản giải đáp, hướng dẫn thực hiện Thông tư 01, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban lãnh đạo NHNN (để b/c);
- NHNN CN tỉnh, TP (để t/hiện);
- Vụ Truyền thông (để t/hiện);
- Vụ CSTT, PC, TDCNKT (để p/hợp);
- Lưu: VP, TTHSNH6.

TL. THỐNG ĐỐC
KT. CHÁNH THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
PHÓ CHÁNH THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG




Nguyn Trọng Du

 

BẢN GIẢI ĐÁP, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 01/2020/TT-NHNN NGÀY 13/3/2020 CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TCTD, CHI NHÁNH NHNg CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ, MIỄN, GIẢM LÃI, PHÍ, GIỮ NGUYÊN NHÓM NỢ (THÔNG TƯ 01)

(Đính kèm Công văn số 3339/NHNN-TTGSNH ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

1. Về phạm vi các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 01

Câu 1

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét mở rộng phạm vi áp dụng đối với các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ, chiết khấu, bao thanh toán...

Trả lời

- Hiện nay chỉ có Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNg) đối với khách hàng (Thông tư 39), Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015 quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của TCTD phi ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung) (Thông tư 30) là có quy định về khái niệm, nguyên tắc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quy định về các hình thức cấp tín dụng khác bao gồm Thông tư 04 (quy định về chiết khấu), Thông tư 07 (quy định về bảo lãnh ngân hàng), Thông tư số 02/2017/TT-NHNN (quy định về bao thanh toán), Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN quy định việc TCTD, chi nhánh NHNg mua trái phiếu doanh nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung) đều không có quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Đối với hoạt động chiết khấu, bao thanh toán, thời hạn chiết khấu, bao thanh toán không chỉ phụ thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng mà còn phụ thuộc vào thời hạn, kỳ hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá, khoản phải thu, khoản phải trả tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thời hạn truy đòi.

Đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng, trường hợp TCTD chưa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng thì không có cơ sở để thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ do chưa xác định được thời hạn mà khách hàng phải thanh toán cho TCTD, chi nhánh NHNg; trường hợp TCTD đã thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng thì theo quy định tại Thông tư 02, TCTD phải phân loại khoản nợ đó vào nhóm 3 (nhóm nợ xấu), theo đó, trường hợp quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản bảo lãnh thì cũng chỉ giữ nguyên khoản nợ này ở nhóm 3 (nhóm nợ xấu), theo đó, không có ý nghĩa trong việc hỗ trợ khách hàng.

Đối với hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: quyền thay đổi thời hạn thanh toán gốc và/hoặc lãi trái phiếu không phải do TCTD, chi nhánh NHNg quyết định mà do doanh nghiệp phát hành quyết định (TCTD, chi nhánh NHNg chỉ sở hữu trái phiếu). Đồng thời, việc thay đổi thời hạn thanh toán gốc và/hoặc lãi trái phiếu phải phụ thuộc vào các điều kiện, điều khoản của từng loại trái phiếu khi phát hành và phải được tất cả các chủ sở hữu trái phiếu (ngoài TCTD, còn có công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài khác) chấp thuận, đồng thời, trình tự, thủ tục thực hiện phải tuân thủ quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các VBQPPL khác có liên quan. Vì vậy, việc cho phép TCTD, chi nhánh NHNg cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với trái phiếu doanh nghiệp là không phù hợp.

- Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến ngày 14/4/2020, trên toàn hệ thống, tổng dư nợ cho vay chiếm 96,94%; đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chiếm 2,47%, các hình thức cấp tín dụng khác chiếm 0,59%. Vì vậy, việc Thông tư 01 chỉ quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với nợ phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính là phù hợp, đáp ứng được cơ bản nhu cầu khách hàng của TCTD, chi nhánh NHNg chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19.

Do vậy, việc Thông tư 01 quy định nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là nợ phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính mà không áp dụng đối với nợ phát sinh từ hoạt động chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là phù hợp.

Câu 2

Đề nghị NHNN hướng dẫn các khoản thấu chi có được áp dụng quy định tại Thông tư 01 hay không?

Trả lời

Theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh NHNg đối với khách hàng, Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng thì việc cho vay theo hạn mức thấu chi đối với thẻ ghi nợ, việc cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán là một hình thức cho vay, vì vậy, TCTD, chi nhánh NHNg được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với số dư nợ từ hình thức cho vay trên khi đáp ứng đầy đủ điều kiện tại Thông tư 01.

Câu 3

Đề nghị NHNN hướng dẫn: TCTD, chi nhánh NHNg có được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01 đối với nợ phát sinh sau ngày 23/01/2020 không?

Trả lời

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 01 quy định: “TCTD, chi nhánh NHNg được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 đối với số dư nợ sau đây:...”

Căn cứ quy định nêu trên, nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ quy định tại Thông tư 01 không bao gồm nợ phát sinh sau ngày 23/01/2020.

Đối với các khoản cho vay, cho thuê tài chính phát sinh sau ngày 23/01/2020 (sau khi Chính phủ công bố dịch Covid 19 tại Việt Nam), các TCTD, chi nhánh NHNg cần căn cứ vào tình hình dịch bệnh, đặc điểm của khách hàng để xác định kỳ hạn, thời hạn cho vay, cho thuê tài chính phù hợp. Việc cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 đối với các khoản nợ nêu trên là không phù hợp.

2. Về số lần thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ

Câu 4

Đề nghị NHNN hướng dẫn rõ: Thông tư 01 có giới hạn số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ không?

Trả lời

Thông tư 01 không giới hạn số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ. Khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, TCTD, chi nhánh NHNg phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định tại Thông tư 01.

3. Về việc trích lập dự phòng và điều chỉnh nhóm nợ theo Danh sách khách hàng do CIC cung cấp và trích lập dự phòng đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ quy định tại Thông tư 01

Câu 5

Đề nghị NHNN cho phép TCTD tự quyết định việc trích lập dự phòng rủi ro hoặc điều chỉnh giảm các tỷ lệ trích lập dự phòng ở mức hợp lý hơn.

Trả lời

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về chế độ tài chính của TCTD, chi nhánh NHNg, việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo đó, việc xác định chi phí trích lập dự phòng phải phù hợp với mức độ rủi ro của tài sản có (căn cứ trên cơ sở kết quả xác định nhóm nợ), đảm bảo TCTD, chi nhánh NHNg chủ động về tài chính để xử lý khi rủi ro xảy ra và phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống theo quy định của NHNN sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

Câu 6

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 01, tiêu chí xác định số dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 do TCTD, chi nhánh NHNg tự xác định tại quy định nội bộ. Vì vậy, trên thực tế triển khai có thể xảy ra trường hợp cùng 01 khách hàng nhưng các TCTD sẽ có ứng xử khác nhau, ví dụ: tại TCTD A, khách hàng được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, nhưng tại TCTD B thì không. Như vậy, có áp dụng cơ chế điều chỉnh nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp không?

Trả lời

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 01, đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01 còn trong thời gian cơ cấu lại và được TCTD, chi nhánh NHNg đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ theo thời hạn cơ cấu lại thì TCTD, chi nhánh NHNg không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (bao gồm không phải điều chỉnh nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp và không phải phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo nhóm nợ của số dư nợ và cam kết ngoại bảng khác của khách hàng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 01).

Câu 7

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 01, việc trích lập dự phòng cho số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ được căn cứ theo nhóm nợ quy định tại Thông tư 01 hay nhóm nợ được phân loại theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN?

Trả lời

TCTD, chi nhánh NHNg căn cứ vào nhóm nợ được xác định theo quy định tại Thông tư 01 để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro tương ứng theo quy định của pháp luật liên quan về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNg.

4. Về ghi nhận lãi dự thu theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 01

Câu 8

Đề nghị NHNN cho phép TCTD tiếp tục ghi nhận dự thu đối với số lãi phải thu của các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 1.

Trả lời

Khoản 3 Điều 6 Thông tư 01 quy định: “Đối với số lãi phải thu của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, kể từ ngày được cơ cấu lại, TCTD, chi nhánh NHNhg không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với TCTD, chi nhánh NHNg.”

Quy định về ghi nhận lãi dự thu đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 1 nêu trên là kế thừa quy định về ghi nhận lãi phải thu đối với nợ được giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện chính sách của Nhà nước tại Thông tư số 16/2018/TT-BTC ngày 07/2/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với TCTD, chi nhánh NHNg, phù hợp với quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP quy định về cơ chế tài chính của TCTD, chi nhánh NHNg và chuẩn mực kế toán về ghi nhận doanh thu phát sinh từ tiền lãi, đồng thời phản ánh đúng thực trạng tài chính, đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNg. Theo đó, đối với số lãi phải thu của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 01, TCTD, chi nhánh NHNg không ghi nhận vào thu nhập khi chưa thu được; khi thu được, TCTD, chi nhánh NHNg ghi nhận vào thu nhập theo chế độ tài chính.

Câu 9

Đề nghị NHNN hướng dẫn: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 01, TCTD hiểu rằng, toàn bộ số lãi phải thu của các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi đều phải theo dõi ngoại bảng; đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 01, các trường hợp miễn lãi vẫn cần thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu.

Trả lời

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 01, đối với số lãi phải thu của số dư nợ được giữ nguyên nhóm 1 theo quy định tại Thông tư 01, kể từ ngày được cơ cấu lại, TCTD, chi nhánh NHNg không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với TCTD, chi nhánh NHNg.

Đối với số lãi phải thu phát sinh trước thời điểm cơ cấu lại của số dư nợ được giữ nguyên nhóm 1 theo quy định tại Thông tư 01, lãi phải thu của các số dư nợ thực hiện phân loại theo quy định của pháp luật khác về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNg, TCTD, chi nhánh NHNg thực hiện ghi nhận theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BTC ngày 07/2/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số Điều về chế độ tài chính đối với TCTD, chi nhánh NHNg và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư 16/2018/TT-BTC (nếu có).

Đối với số lãi phải thu của số dư nợ được miễn toàn bộ lãi và giữ nguyên nhóm 1, TCTD, chi nhánh NHNg không phải thực hiện theo dõi ngoại bảng như quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 01.

5. Về trình tự, thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ

Câu 10

Đề nghị NHNN sửa đổi theo hướng rút gọn quy trình, thủ tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Trả lời

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 01, TCTD, chi nhánh NHNg quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của TCTD về khả năng trả nợ đầy đủ gốc và/hoặc lãi của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid 19, làm cơ sở để xác định thời hạn trả nợ mới của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; trình tự, thủ tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ do TCTD, chi nhánh NHNg quy định tại quy định nội bộ đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu quy định tại Thông tư 01.

Đề nghị các TCTD, chi nhánh NHNg ban hành đầy đủ quy trình, quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí theo quy định tại Thông tư 01 và tổ chức thực hiện, đảm bảo sự đồng thuận, thống nhất cao trong toàn hệ thống; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục để đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng. Đồng thời, giải thích kịp thời, minh bạch, cung cấp thông tin đầy đủ những trường hợp khách hàng không đủ điều kiện tiếp cận các chương trình hỗ trợ để hạn chế phát sinh các phản ánh, khiếu kiện của khách hàng.

Câu 11

Đề nghị NHNN hướng dẫn việc thực hiện giữ nguyên nhóm nợ trong trường hợp: Trước ngày 23/01/2020 khách hàng được phân loại vào nhóm 1. Thời điểm 20/3/2020 khách hàng được phân loại vào nhóm 2 do phát sinh nợ lãi quá hạn. Khách hàng được miễn toàn bộ lãi phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến hết tháng 5/2020, theo đó, khách hàng không còn nợ quá hạn. Vậy khách hàng có được tự động phân loại về nhóm 1 hay cần phê duyệt giữ nguyên nhóm nợ.

Trả lời

Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 01, TCTD, chi nhánh NHNg giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại theo quy định của NHNN tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 đối với số dư nợ được miễn, giảm lãi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Thông tư 01. Trình tự, thủ tục thực hiện miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ thực hiện theo quy định nội bộ của TCTD, chi nhánh NHNg, đảm bảo phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 01.

6. Về xác định nhóm nợ được giữ nguyên

Câu 12

Việc quy định giữ nguyên nhóm nợ tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 là chưa hợp lý do tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 khách hàng ở nhóm 2, tuy nhiên, tại thời điểm được cơ cấu khách hàng đang ở nhóm 1.

Trả lời

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 01 quy định TCTD, chi nhánh NHNg được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của NHNN tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020.

Nợ như kiến nghị của TCTD là nợ đang trong giai đoạn thử thách đối với khả năng trả nợ của khách hàng để phân loại lại vào nhóm có mức độ rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn thử thách này khách hàng sụt giảm doanh thu, thu nhập do ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, theo đó, việc xác định nhóm nợ tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 như quy định tại Thông tư 01 là phù hợp, phản ánh được khả năng trả nợ của khách hàng.

7. Về việc phân loại lại các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ quy định tại Thông tư 01 vào nhóm có mức độ rủi ro thấp hơn

Câu 13

Đề nghị NHNN hướng dẫn: đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm 2, 3 theo quy định tại Thông tư 01, sau một thời gian khách hàng phục hồi năng lực trả nợ thì TCTD, chi nhánh NHNg có được phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn không?

Trả lời

Điều 3 Thông tư 01 quy định: “Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thực hiện theo quy định tại Thông tư này; các nội dung liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nơ, miễn, giảm lãi, phí, phân loại nợ không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”

Căn cứ quy định nêu trên, việc phân loại lại nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ quy định tại Thông tư 01 vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNg.

8. Về nguyên tắc phân loại nợ đối với nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01 nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại

Câu 14

Đề nghị NHNN hướng dẫn nguyên tắc phân loại nợ trong trường hợp nợ được giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01 nhưng khách hàng không trả nợ đúng hạn theo thời hạn được cơ cấu lại (phân loại như các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ bị quá hạn hay phân loại như các khoản nợ quá hạn thông thường?).

Trả lời

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 01, TCTD, chi nhánh NHNg căn cứ vào hình thức cơ cấu (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ), số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm cả việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 01), số ngày quá hạn theo thời hạn đã được cơ cấu để phân loại số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01 nhưng khách hàng không trả được nợ khi đến hạn theo thời hạn cơ cấu lại vào nhóm nợ tương ứng theo quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNg.

9. Một số nội dung khác

Câu 15

Thông tư 01 cho phép được cơ cấu với các khoản nợ phát sinh thời gian trả nợ gốc và hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch. Tuy nhiên, trước diễn biến dịch hiện nay, TCTD không xác định được khi nào hết dịch để xác định cụ thể các khoản vay nào được cơ cấu. Theo đó, nếu sau khi dịch kết thúc mà thời gian trả nợ của các khế ước nhận nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 vượt quá thời gian T+3 thì có bị coi là sai phạm không?

Trả lời

Khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid 19 quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 01 là nhằm xác định phạm vi nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Còn thời gian cơ cấu lại trong trường hợp kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ đối với nợ đủ điều kiện tối đa là 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký. Thông tư 01 không giới hạn thời hạn trả nợ sau khi cơ cấu phải trước ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày TTCP công bố hết dịch Covid 19.

Câu 16

Đề nghị NHNN hướng dẫn:

- Theo quy định ti điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 01, TCTD có phải bắt buộc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trong thời hạn quá hạn dưới 10 ngày đối với nợ trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày không?

- Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 01, TCTD có phải thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành đến ngày liền kề sau 15 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không?

Trả lời:

- Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 01, TCTD thực hiện thời hạn cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khi khoản nợ còn trong hạn hoặc quá hạn tối đa dưới 10 ngày.

- Quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 01 nhằm xác định phạm vi nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 01 (bao gồm số dư nợ phát sinh nợ quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 15 ngày kể từ ngày Thông tư 01 có hiệu lực thi hành); Thời điểm, trình tự, thủ tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 01 do TCTD, chi nhánh NHNg quyết định tại quy định nội bộ đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu quy định tại Thông tư 01 và kịp thời hỗ trợ khách hàng.

Câu 17

Đề nghị áp dụng Thông tư 01 đối với khách hàng thay vì đối với số dư nợ của khách hàng như quy định tại Thông tư 01.

Trả lời:

Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của các TCTD liên quan đến việc hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, NHNN quy định Thông tư 01 chỉ áp dụng đối với số dư nợ của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 mà không áp dụng với khách hàng vì lý do sau: Mục đích của Thông tư 01 là nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, từ đó, giúp khách hàng tiếp cận với nguồn tín dụng mới, tuy nhiên, việc triển khai Thông tư 01 vẫn phải đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện (rủi ro đạo đức, rủi ro tín dụng), vì vậy, phạm vi của Thông tư 01 chỉ áp dụng đối với số dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng khả năng trả nợ do tác động của dịch Covid 19 mà không áp dụng với khách hàng.

Câu 18

Đề nghị làm rõ Thông tư 01 có áp dụng đối với cả nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn không?

Trả lời

Thông tư 01 không hạn chế loại hình cho vay, theo đó trường hợp số dư nợ đáp ứng đầy đủ quy định tại Thông tư 01 thì TCTD được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ mà không phân biệt nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Câu 19

Thông tư 01 chỉ cho phép các TCTD được cơ cấu tối đa là 12 tháng là không hợp lý đối với các khoản vay dài hạn nhằm mục đích đầu tư vào du lịch nghỉ dưỡng. Vì vậy, đề nghị NHNN cho phép các TCTD tự xác định thời hạn cơ cấu.

Trả lời

Quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 01 là đã đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho các TCTD, chi nhánh NHNg trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng và phù hợp với mọi loại hình cho vay, theo đó, khoảng thời gian T+12 tháng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 01 thì T được xác định là ngày cuối cùng mà khách hàng phải thanh toán toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi cho TCTD theo hợp đồng, thỏa thuận tín dụng đã ký kết không phải là ngày trả nợ cho từng kỳ hạn nhỏ trong hợp đồng, thỏa thuận tín dụng.

Câu 20

Trường hợp TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 đối với khoản vay đã giải ngân cho khách hàng theo hạn mức cho vay, tuy nhiên khách hàng vẫn yêu cầu giải ngân tiếp theo hạn mức cho vay do hạn mức được cấp vẫn còn thì việc giải ngân mới cho khách hàng có phù hợp không? Đồng thời các khoản giải ngân này có phải báo cáo NHNN và bị dừng dự thu như các khoản giải ngân trong hạn mức đã cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01.

Trả lời

- Việc xem xét, tiếp tục giải ngân cho khách hàng hạn mức còn lại theo thỏa thuận do TCTD, chi nhánh NHNg tự quyết định, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và quy định nội bộ của TCTD.

- TCTD căn cứ vào các quy định về thống kê của NHNN để thực hiện báo cáo.

- TCTD căn cứ vào quy định tại Thông tư 01, tham khảo nội dung trả lời tại Câu 3, Câu 8 Bản giải đáp này để xác định nhóm nợ, việc ghi nhận lãi dự thu đối với số dư nợ của các khoản giải ngân theo hạn mức còn lại.

Câu 21

Đề nghị NHNN hướng dẫn thực hiện việc xác định doanh thu, thu nhập bị sụt giảm do ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 trong 02 trường hợp sau:

- TCTD cho khách hàng vay để thực hiện dự án, tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 dự án không đi vào hoạt động nên khách hàng không có doanh thu.

- Trong lĩnh vực đặc thù xây lắp thi công: Khách hàng hoàn thành công trình, được nghiệm thu thanh toán nhưng đang chờ Chủ đầu tư thanh toán, chủ đầu tư bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 nên khách hàng chưa chắc bị sụt giảm doanh thu nhưng thực tế không có dòng tiền trả nợ nên có nhu cầu đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Trả lời

- Điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 01 quy định: “Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: ...; c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid - 19 quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 01 bao gồm cả doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập mà khách hàng nêu tại phương án đề xuất vay, thuê tài chính được TCTD, chi nhánh NHNg xem xét, phê duyệt.

- Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 01, trường hợp doanh thu, thu nhập của khách hàng không sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid 19 thì nợ của khách hàng đó không đủ điều kiện để được cơ cu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 01.

Câu 22

Đề nghị NHNN hướng dẫn Thông tư 01 có áp dụng đối với các khoản vay bằng ngoại tệ hay không?

Trả lời

- Điều 11 Thông tư 39 quy định: “1. TCTD và khách hàng thỏa thuận việc cho vay bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan. 2. Đồng tiền trả nợ là đồng tiền cho vay của khoản vay đó.”

- Theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 35 Thông tư 30, đồng tiền sử dụng trong cho thuê tài chính bao gồm cả đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Như vậy, các TCTD, chi nhánh NHNg được thực hiện cho vay, cho thuê tài chính bằng cả đồng Việt Nam và ngoại tệ, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật có liên quan. Theo đó, khi khoản vay, khoản cho thuê tài chính bằng ngoại tệ đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Thông tư 01 thì TCTD, chi nhánh NHNg được xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ.

Câu 23

Đề nghị NHNN hướng dẫn Thông tư 01 có áp dụng đối với số dư nợ được phân loại vào nhóm 2 hay không?

Trả lời

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu, nguyên tắc quy định tại Thông tư 01 thì TCTD, chi nhánh NHNg được xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại theo quy định của NHNN tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 mà không phân biệt nhóm nợ của số dư nợ đó trước khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ.

Câu 24

Đề nghị NHNN hướng dẫn Thông tư 01 có áp dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình hay không?

Trả lời

- Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 39, khách hàng vay vốn bao gồm pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.

Tại câu 3 bản giải đáp một số câu hỏi về nội dung của Thông tư 39 ban hành kèm theo Công văn số 1576/NHNN-CSTT ngày 14/3/2017, NHNN có ý kiến về khái niệm khách hàng quy định tại Thông tư 39 như sau: Khoản 3 Điều 2 Thông tư 39 quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân; quy định này phù hợp với quy định về chủ thể tham gia giao dịch dân sự tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Đối với tổ chức không có tư cách pháp nhân, thì tổ chức tín dụng xem xét cho vay đối với cá nhân (một hoặc một số cá nhân) phù hợp với các quy định tại Thông tư 39 và Bộ luật Dân sự năm 2015.

- Khoản 14 Điều 3 Thông tư 30 quy định: Bên thuê tài chính là pháp nhân, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình. Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác và t chức khác không có tư cách pháp nhân, khi tham gia quan hệ thuê tài chính thì các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch thuê tài chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch thuê tài chính.

Như vậy, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là khách hàng vay, thuê tài chính của TCTD, chi nhánh NHNg có khoản vay, thuê tài chính đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu tại Thông tư 01, thì TCTD, chi nhánh NHNg được xem xét, quyết định thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư 01 và quy định nội bộ của từng TCTD, chi nhánh NHNg.

Câu 25

Đề nghị NHNN hướng dẫn: Thông tư 01 có áp dụng đối với các dự án PPP đã hoàn thành, đưa vào khai thác vận hành mà doanh thu bị sụt giảm do ảnh bởi dịch Covid 19, các khoản vay mua nhà ở thương mại của người dân hay không?

Trả lời

Thông tư 01 không hạn chế mục đích sử dụng vốn của khách hàng, theo đó, trường hợp số dư nợ của khách hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Thông tư 01 thì TCTD, chi nhánh NHNg được xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ mà không phân biệt mục đích sử dụng vốn vay (đầu tư vào dự án PPP, mua nhà ở thương mại).

Câu 26

Đề nghị NHNN xem xét một số đề xuất sau:

- Kéo dài thêm khoảng thời gian (kéo dài hơn 03 tháng) kể từ ngày TTCP công bố hết dịch hoặc quy định một khoảng thời gian cụ thể (ví dụ từ ngày 23/01/2020 đến ngày 23/01/2021 hoặc đến ngày 31/10/2021) đối với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 01.

- Kéo dài hơn 10 ngày đối với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 01.

- Kéo dài hơn 15 ngày đối với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 Thông tư 01.

Trả lời

Trước mắt, đề nghị các TCTD, chi nhánh NHNg thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo các quy định tại Thông tư 01.

NHNN ghi nhận đề xuất trên của các TCTD, chi nhánh NHNg, trên cơ sở diễn biến tình hình thực tế của dịch Covid 19, NHNN sẽ xem xét, có điều chỉnh phù hợp nếu xét thấy cần thiết.

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------------

No.: 3339/NHNN-TTGSNH
Re: Guidelines for implementation of Circular No. 01/2020/TT-NHNN

Hanoi, May 08, 2020

 

To:

- Credit institutions;
- Foreign bank branches.

On March 13, 2020, the State Bank of Vietnam (SBV) has promulgated the Circular No. 01/2020/TT-NHNN prescribing debt rescheduling, exemption or reduction of interest and fees, retention of debt category to assist borrowers affected by Covid-19 pandemic (Circular 01). Circular 01 comes into force from March 13, 2020.

In order to ensure consistent implementation of Circular 01 by all credit institutions and foreign bank branches, SBV provides specific guidelines for implementation of Circular 01 which are published on SBV’s website./.

 

 

BY ORDER OF GOVERNOR
PP. HEAD OF BANKING SUPERVISION AGENCY
DEPUTY HEAD




Nguyen Trong Du

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR IMPLEMENTATION OF CIRCULAR NO. 01/2020/TT-NHNN DATED MARCH 13, 2020 PRESCRIBING DEBT RESCHEDULING, EXEMPTION OR REDUCTION OF INTEREST AND FEES, RETENTION OF DEBT CATEGORY TO ASSIST BORROWERS AFFECTED BY COVID-19 PANDEMIC (CIRCULAR 01)
(Enclosed with the Official Dispatch No. 3339/NHNN-TTGSNH dated May 08, 2020 of the State Bank of Vietnam)

1. Debts to be rescheduled according to Circular 01

Question 1

SBV is requested to expand the scope of application, including investments in corporate bonds, credit extension by issuance of credit cards, discounting and factoring, etc.

Answer

- Presently, definition and principles of debt rescheduling are provided for in the Circular No. 39/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the State Bank of Vietnam prescribing lending transactions of credit institutions and foreign bank branches with customers (Circular 39) and the Circular No. 30/2015/TT-NHNN dated December 25, 2015 on licensing, organization and operation of non-banking credit institutions (as amended) (Circular 30).  Legislative documents prescribing forms of credit extension include Circular 04 (prescribing discounting), Circular 07 (prescribing bank guarantee), Circular No. 02/2017/TT-NHNN (prescribing factoring), the Government’s Decree No. 163/2018/ND-CP dated December 04, 2018 prescribing issuance of corporate bonds, Circular No. 22/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016 of State Bank of Vietnam prescribing purchase of corporate bonds by credit institutions and foreign bank branches (as amended) but provide no provisions on debt rescheduling.

With regard to discounting and factoring, terms of discounting and factoring depend on not only borrowers’ solvency but also remaining terms of financial instruments, receivables and payables specified in goods sale and service provision contracts, and recourse periods.

With regard to bank guarantee, if the credit institution must not fulfill financial obligations on behalf of its customer, there are no grounds for debt rescheduling because the time the customer repays debt to the credit institution or foreign bank branch is not determined; if the credit institution has fulfilled financial obligations on behalf of its customer, pursuant to Circular 02, the credit institution shall classify that debt into group 3 (bad debts). Hence, if the guaranteed debt is rescheduled and has its category kept unchanged, it is still classified into group 3 (bad debts), and debt rescheduling and retention of debt category are not helpful to customers.

With regard to purchase and investment in corporate bonds, the change of the term for paying bond principal and/or interest is not subject to decision of the credit institution or foreign bank branch but the decision of the bond issuer (the credit institution or foreign bank branch only owns that bond). The change of term for paying bond principal and/or interest depends on terms and conditions of each type of bonds and requires the approval given by bond owners (in addition to credit institutions, bond owners also include securities companies, investment funds, insurance companies, other foreign institutional and individual investors) according to the procedures laid down in the Government's Decree No. 163/2018/ND-CP on issuance of corporate bonds and relevant legislative documents. Thus, grant of permission to credit institutions and foreign bank branches to reschedule debts relating to corporate bonds is not reasonable.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Circular 01 stipulates that debt rescheduling and retention of debt category apply to debts incurred from loans and financial lease but debts incurred from discounting, factoring, bank guarantee, purchase and investment in corporate bonds. This is considered reasonable.

Question 2

Whether or not overdrafts are treated according to the provisions of Circular 01?

Answer

Pursuant to the provisions in the Circular No. 39/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016, Circular No. 19/2016/TT-NHNN dated June 30, 2016, of the State Bank of Vietnam on bank cards, overdraft facility granted on debit cards and checking accounts is considered a form of lending, thus credit institutions and foreign bank branches are allowed to carry out debt rescheduling, exemption and reduction of interests and fees, and retention of debt category with respect to outstanding debts of the said lending form when meeting the relevant requirements set out in Circular 01.

Question 3

Whether or not credit institutions and foreign bank branches are allowed to carry out debt rescheduling and retention of debt category according to Circular 01 with respect to debts arising after January 23, 2020?

Answer

Clause 1 Article 6 of Circular No. 01 stipulates:  “Credit institutions and foreign bank branches may retain the categories of the following debts if they have been categorized in accordance with regulations of the State bank of Vietnam before January 23, 2020:…”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

With respect to loans and financial leases arising after January 23, 2020 (after Covid-19 Pandemic has been announced by the Government), credit institutions and foreign bank branches shall determine terms of loans and financial leases based on the Covid-19 situation and characteristics of borrowers. Rescheduling and retention of categories of these debts as prescribed in Circular 01 are not reasonable.

2. Times of debt rescheduling, exemption or reduction of interests, and retention of debt category

Question 4

Whether or not times of debt rescheduling, exemption or reduction of interests, and retention of debt category are limited under Circular 01?

Answer

Times of debt rescheduling, exemption or reduction of interests and retention of debt category are not limited under Circular 01. When rescheduling, exempting or reducing interests, and retaining category of debts, credit institutions and foreign bank branches must strictly comply with the provisions in Circular 01.

3. Creation of provisions and re-classification of debts according to the List of borrowers provided by CIC and creation of provisions for debts that are rescheduled, have interest reduced or exempted and have category unchanged as prescribed in Circular 01

Question 5

SBV is requested to consider allowing credit institutions to decide provisions for credit losses or reduce provision ratios.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to Clause 1 Article 17 of the Government’s Decree No. 93/2017/ND-CP dated August 07, 2017 introducing financial mechanism of credit institutions and foreign bank branches, costs shall be determined and recorded in accordance with Vietnam’s accounting standards and relevant laws.

Thus, provisions must be set aside in conformity with the risk levels of credited assets (based on debt classification results) and in a manner ensuring that the credit institution, or foreign bank branch, may take its financial initiative in dealing with risks, and the creation of provisions must be performed consistently throughout the network of the credit institution in accordance with SBV’s regulations after obtaining an approval from the Ministry of Finance.

Question 6

Pursuant to Clause 2 Article 7 of Circular 01, credit institutions and foreign bank branches shall establish and specify criteria for determining outstanding debts of borrowers affected by Covid-19 in their internal regulations. During the application of this provision, a customer may be treated by credit institutions in different manners. E.g. A customer’s debt may be rescheduled and kept at the current debt group at credit institution A but credit institution B. Hence, whether or not this customer is subject to the mechanism for re-classification of debts according to CIC’s List of borrower?

Answer

Pursuant to Clause 2 Article 6 of Circular 01, if the extended repayment period of a debt which has been rescheduled or has interest exempted or reduced or has its category retained according to Circular 01 is not yet expired and the borrower is assessed by the credit institution or foreign bank branch to be capable of fully repaying debt by the rescheduled deadline, the credit institution or foreign bank branch must not re-classify this debt into a group of debts with a higher risk level (i.e. the credit institution or foreign bank branch must neither re-classify the debt according to CIC’s list of borrowers nor re-classify the debt into a group of debts with a higher risk level according to the outstanding debts and other off-balance sheet commitments of customers that are not regulated entities of Circular 01).

Question 7

Pursuant to Clause 2 Article 6 of Circular 01, whether the provision for the debt which is rescheduled, has its interest exempted or reduced, or is retained in the current debt group, shall be set aside according to the debt group prescribed in Circular 01 or the debt group prescribed in Article 10 of Circular No. 02/2013/TT-NHNN?

Answer

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Recording of interests receivable as prescribed in Clause 3 Article 6 of Circular 01

Question 8

SBV is requested to allow credit institutions to record the interests on the debts which have been rescheduled and kept in group 1 as revenue.

Answer

Clause 3 Article 6 of Circular No. 01 stipulates:  “From the rescheduling date, credit institutions and foreign bank branches are not required to record the interests on the outstanding debts that are rescheduled, debts on which interest is reduced or exempted, and debts that remain current non-performing loans (Group 1) as prescribed in this Circular as revenue. Instead, they shall be monitored off-balance sheet and recorded as revenue when they are collected in accordance with regulations of law on financial mechanism applied to credit institutions and foreign bank branches.”

This provision on recording of estimated interests on the debts which have been rescheduled and retained in group 1 inherits from the provisions on recording of interest receivables on the debts that remain current non-performing loans according to the State policies provided in the Circular No. 16/2018/TT-BTC dated February 07, 2018 of the Ministry of Finance providing guidelines for financial regulations applied to credit institutions and foreign bank branches, is conformable with the Government’s Decree No. 93/2017/ND-CP introducing financial mechanism for credit institutions and foreign bank branches, and accounting standards for recording of revenues from interests, and also reflects the financial status, public and transparent operations of credit institutions and foreign bank branches. According to this provision, credit institutions and foreign bank branches shall not record the interests on the debts which have been rescheduled and remained current non-performing loans as prescribed in Circular 01 as revenue if they are not actually collected; when they are collected, they shall be recorded as revenue according to the applicable financial mechanism.

Question 9

Pursuant to Clause 3 Article 6 of Circular 01, credit institutions believe that the entire interests on the debts which are rescheduled and the debts on which the interest is exempted or reduced must be monitored off-balance sheet; pursuant to Clause 3 Article 6 of Circular 01, cases of interest exemption must be also monitored off-balance sheet. Thus, SBV is requested to provide specific guidelines on this content.

Answer

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The interests incurred before the rescheduling date on the debts which are retained in group 1 as prescribed in Circular 01 and the interests on the debts which are classified according to other regulations on debt classification, creation and use of provisions for credit losses during operations of credit institutions and foreign bank branches shall be recorded by credit institutions and foreign bank branches in accordance with the Circular No. 16/2018/TT-BTC dated February 07, 2018 of the Ministry of Finance and its amending and superseding documents (if any).

The interests on the debts on which the interest is entirely exempted and the debts which are retained in group 1 shall be monitored off-balance sheet in accordance with Clause 3 Article 6 of Circular 01.

5. Procedures for debt rescheduling, exemption or reduction of interests, and retention of debt category

Question 10

SBV is requested to consider promulgating simplified procedures for debt rescheduling.

Answer

Pursuant to Clause 3 Article 4 of Circular 01, credit institutions and foreign bank branches shall decide the rescheduling of debts in consideration of the borrowers’ request and ability to fully repay the principal and/or interest after the debt is rescheduled. The debt rescheduling decision must be suitable for the impacts of Covid-19 and used as the basis for determining the new repayment deadlines for borrowers who have debts rescheduled. Credit institutions and foreign bank branches shall specify procedures for debt rescheduling in their internal regulations which must meet the relevant rules and requirements set out in Circular 01.

Credit institutions and foreign bank branches are requested to promulgate their internal procedures/regulations on debt rescheduling, exemption or reduction of interest and fees in accordance with Circular 01, and organize the consistent implementation of such procedures/regulations throughout their systems; review and simplify their procedures/regulations in order to reduce periods of processing of borrowers’ applications for debt rescheduling. Information on cases where borrowers are not eligible for the assistance program must be provided in a timely, adequate and transparent manner so as to reduce complaints from borrowers.

Question 11

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Answer

Pursuant to Article 6 of Circular 01, credit institutions and foreign bank branches may retain the categories of the debts which have been classified in accordance with SBV’s regulations before January 23, 2020 if the outstanding debts on which the interest is exempted or reduced meet all of relevant requirements set out in Circular 01. Procedures for exemption or reduction of interests and retention of debt category are included in the internal regulations adopted by credit institutions and foreign bank branches and should be conformable with the provision in Point b Clause 2 Article 7 of Circular 01.

6. Determination of groups of debts to be retained

Question 12

The provision that the debt categories determined before January 23, 2020 shall be retained is not reasonable because a debt which is classified in group 2 before January 23, 2020 may be eligible to be classified in group 1 at the time of debt rescheduling.

Answer

Clause 1 Article 6 of Circular 01 stipulates that credit institutions and foreign bank branches may retain the categories of the debts which have been classified in accordance with SBV’s regulations before January 23, 2020.

The debt mentioned by the credit institution is incurred by the borrower whose solvency is being put under consideration for re-classification of his/her/its debt into a group of debts with lower risk level,   However, during this consideration period, the borrower’s revenue or income is reduced due to negative impacts of Covid-19. Thus, determination of debt category before January 23, 2020 as prescribed in Circular 01 is reasonable and may reflect the borrower’s solvency.

7. Re-classification of debts which have been rescheduled and retained their categories as prescribed in Circular 01 into debt groups with lower risk levels

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Whether or not credit institutions and foreign bank branches may re-classify the debts which have been rescheduled and retained in group 2 or 3 as prescribed in Circular 01 into the group of debts with lower risk level when the borrowers are capable of repaying debts?

Answer

Article 3 of Circular 01 stipulates:  “Debt rescheduling, exemption or reduction of interest and fees, retention of debt category to assist borrowers affected by Covid-19 pandemic shall comply with the regulations of this Circular; other contents on debt rescheduling, exemption or reduction of interest and fees, and debt classification that are not provided for in this Circular shall comply with relevant legislative documents.”.

Pursuant to this provision, the re-classification of the debts which have been rescheduled and retained in current debt groups as prescribed in Circular 01 into the group of debts with lower risk level shall comply with relevant law regulations on debt classification, creation and use of provisions for credit losses incurred during operations of credit institutions and foreign bank branches.

8. Principles for classification of the debts retained in current debt groups as prescribed in Circular 01 but borrowers are unable to repay debts by rescheduled deadlines

Question 14

SBV is requested to provide guidelines on principles for classification of the debts which are retained in current debt groups as prescribed in Circular 01 but borrowers are unable to repay debts by rescheduled deadlines (whether they are classified as the rescheduled debts that are overdue or as normal overdue debts?)

Answer

Pursuant to Article 3 of Circular 01, credit institutions and foreign bank branches shall take the debt rescheduling method (installation revision or extension of repayment period), times of debt rescheduling (including the debt rescheduling made according to Circular 01), and total days past due into consideration and classify the outstanding debts, which have been rescheduled and retained in their current debt groups as prescribed in Circular 01 but borrowers are unable to repay the debts by the rescheduled deadlines, into the corresponding debt groups in accordance with law regulations on debt classification, creation and use of provisions for credit losses incurred during operations of credit institutions and foreign bank branches.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Question 15

Circular 01 stipulates the rescheduling of the debts of which the principal and/or interest arises during the period from January 23, 2020 to the day following the end of 03 months after the Prime Minister officially declares an end of Covid-19 pandemic. However, due to the unforeseen development of Covid-19 pandemic, credit institutions cannot determine when Covid-19 pandemic ends to determine the debts to be rescheduled. Whether the case in which the repayment period under the indebtedness contract covering the debt rescheduled and having debt group retained according to Circular 01 exceeds the period T+3 after the Covid-19 pandemic ends is considered to violate relevant regulations or not?

Answer

The period from January 23, 2020 to the day following the end of 03 months after the Prime Minister officially declares an end of Covid-19 pandemic prescribed in Point b Clause 1 Article 4 of Circular 01 is used for determining the scope of debts to be rescheduled and those with retained debt groups. The repayment of debt may be extended for a period not exceeding 12 months from the initial repayment deadline according to the signed agreement/contract. The provision in Circular 01 does not mean that the debt which has been rescheduled must be repaid by the day following the end of 03 months after the Prime Minister officially declares an end of Covid-19 pandemic.

Question 16

SBV is requested to provide guidelines on the following contents:

- Pursuant to Point a Clause 2 Article 4 of Circular 01, whether or not a credit institution is required to reschedule the debt which is undue or less than 10 days past due within 10 days past due?

- Pursuant to Point b Clause 2 Article 4 of Circular 01, whether or not a credit institution is required to reschedule debts within the period from the effective date of the Circular to the 16th day from the effective date of the Circular?

Answer:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The provision in Point b Clause 2 Article 4 of Circular 01 is used for determining the scope of debts to be rescheduled according to Circular 01 (including the debt becomes overdue during the period from January 23, 2020 to the 16th day from the effective date of Circular 01); Time limits and procedures for rescheduling of the debt defined in Point b Clause 2 Article 4 of Circular 01 are decided by credit institutions and foreign bank branches and specified in their internal regulations. They should meet relevant principles and requirements laid down in Circular 01 and may assist borrowers in a timely manner.

Question 17

SBV is requested to allow the application of Circular 01 to borrowers instead of their outstanding debts as prescribed in Circular 01.

Answer:

Based on reports and recommendations of credit institutions on assistance given to borrowers affected by Covid-19 Pandemic, SBV’s Circular 01 applies to the outstanding debts of borrowers affected by Covid-19 Pandemic but borrowers directly for the following reasons: Circular 01 aims to assist borrowers affected by Covid-19 Pandemic and thus assist them in accessing new credit lines. However, risks (including moral hazard and credit losses) must be minimized during the implementation of Circular 01. Hence, Circular 01 only applies to the outstanding debts which cannot be paid on schedule by the borrowers who are affected by Covid-19 Pandemic and does not apply to borrowers directly.

Question 18

Whether or not the provisions in Circular 01 apply to all of short-term, medium-term and long-term debts?

Answer

Circular 01 does not stipulate the lending forms. Credit institutions shall reschedule, exempt or reduce interests on, and retain the category of any outstanding debts that meet the requirements set out in Circular 01 regardless of whether they are short-term, medium-term or long-term debts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to Circular 01, the debt is extended for a maximum period of 12 month. This is not appropriate to long-term loans which are granted for the purpose of investing in resorts. Thus, SBV is requested to allow credit institutions to decide debt rescheduling periods.

Answer

The provision in Point b Clause 3 Article 4 of Circular 01 aims to facilitate credit institutions and foreign bank branches in debt rescheduling and is appropriate to all lending forms. During the period T+12 months prescribed in Point b Clause 3 Article 4 of Circular 01, T is the final date on which the borrower is required to fully repay the principal and/or interest to the credit institution under the signed credit agreement/contract. It is not the due date of each repayment period indicated in the credit agreement/contract.

Question 20

With regard to a loan disbursed according to the credit line, if the credit institution has rescheduled and retained the category of the debt according to Circular 01, whether or not a new disbursement is granted at the request of the borrower because it is still within the approved credit line? And whether or not the new disbursement must be reported to SBV and the recording of estimated revenue relating to such disbursement must be suspended as the debt which has been rescheduled and has its category retained as prescribed in Circular 01?

Answer

- Credit institution or foreign bank branch shall decide the grant of new disbursement within the approved credit line to the borrower, which must be conformable with relevant laws and its internal regulations.

- Credit institution shall submit reports according to statistical regulations adopted by SBV.

- Based on the provisions in Circular 01 and answers to Question 3 and Question 8 herein, the credit institution shall determine the debt group and record estimated interests on debts arising from new disbursements within the credit line.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SBV is requested to provide guidelines on determination of revenue and income decreased due to impacts of Covid-19 Pandemic in the following 02 cases:

- The credit institution grants a loan to the borrower for executing a project but the project is not put into operation due to the impacts of Covid-19 Pandemic, and thus the borrower earns no revenue.

- In construction field: The borrower has finished the construction, which has been commissioned and accepted, and waits for payment from the investor who is affected by Covid-19 Pandemic. Actually, the borrower has received no money for debt repayment and wants to apply for debt rescheduling.

Answer

- Point c Clause 1 Article 4 of Circular No. 01 stipulates:  An outstanding debt, including the principal and/or interest (including the debts regulated by the Government's Decree No. 55/2015/ND-CP, as amended) may be rescheduled if it fully satisfies the following conditions: ...; c) The borrower is unable to repay the principal and/or interest under the loan/finance lease agreement due to decrease in revenue caused by Covid-19 Pandemic.

The decrease in revenue due to Covid-19 Pandemic as prescribed in Point c Clause 1 Article 4 of Circular 01 is the revenue which decreases in comparison with that indicated in the loan/finance lease plan approved by the credit institution or foreign bank branch.

- Pursuant to Point c Clause 1 Article 4 of Circular 01, the debt owed by the borrower whose revenue is not decreased due to Covid-19 Pandemic shall not be rescheduled according to Circular 01.

Question 22

Whether or not the provisions in Circular 01 apply to foreign currency loans?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Article 11 of Circular 39 stipulates:  “1. Credit institutions and their customers shall agree on a loan denominated either in Vietnamese dong or in another foreign currency unit as appropriate to provisions laid down herein and relevant legislation. 2. Currency unit used for debt repayment is the one used in a loan.”

- Pursuant to Clause 6 and Clause 7 Article 35 of Circular 30, both VND and foreign currency may be used in finance lease.

Thus, credit institutions and foreign bank branches are allowed to grant loans/finance leases in both VND and foreign currency in conformity with relevant laws. Credit institutions and foreign bank branches may also consider and decide debt rescheduling, exemption or reduction of interests, and retention of debt category with regard to loans and finance leases in foreign currency if they meet the conditions in Circular 01.

Question 23

Whether or not Circular 01 applies to the outstanding debts classified in group 2?

Answer

Credit institutions and foreign bank branches may consider and decide the rescheduling, exemption or reduction of interests/fees on and retention of category of the outstanding debts which have been classified in accordance with SBV’s regulations before January 23, 2020 if they meet the conditions, requirements and principles in Circular 01 regardless of their groups before the debt rescheduling, exemption or reduction of interests, and retention of debt category.

Question 24

Whether or not Circular 01 applies to individual or household borrowers?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Pursuant to Clause 3 Article 2 of Circular 39, borrowers include legal entities established and operating in Vietnam, those established abroad and operating in Vietnam, and Vietnamese and foreign nationals.

According to the answer to question 3 of the Table of answers to questions concerning the Circular No. 39 enclosed with the Official Dispatch No. 1576/NHNN-CSTT dated March 14, 2017, SBV gives opinions about the definition of the term “borrower” in Circular 39 as follows:  Clause 3 Article 2 of the Circular No. 39 stipulates that the “borrower” performing a borrowing transaction with a credit institution refers to any legal entity or individual; this regulation is conformable with regulations on entities participating in civil transactions in the Civil Code in 2015. Credit institutions shall consider lending money to entities other than legal entities as lending money to individuals (one or several individuals) in conformity with regulations in the Circular No. 39 and the Civil Code in 2015.

- Clause 14 Article 3 of Circular No. 30 stipulates:  Lessee refers to a legal entity or individual that operates in Vietnam and directly uses the leased asset to serve their operations. When a household, artel or organization without a legal status wishes to enter into a finance lease contract, such finance lease contract must be concluded by its member or authorized representative.

Thus, credit institutions and foreign bank branches may consider and decide to reschedule, exempt or reduce interests, and retain the categories of the outstanding debts on loans/finance leases of borrowers that are individuals, households, artels or other organizations without legal status in accordance with Circular 01 and their internal regulations if they meet the conditions and requirements in Circular 01.

Question 25

SBV is requested to provide guidelines on the following contents:  Whether or not Circular 01 applies to PPP projects which have been finished and put into operation but have decrease in revenue due to the impacts of Covid-19 Pandemic, and other commercial property loans?

Answer

Circular 01 does not stipulate the loan purposes. Thus, credit institutions and foreign bank branches may and decide to reschedule, exempt or reduce interests, and retain the categories of the outstanding debts if they meet the conditions in Circular 01, regardless of the loan purposes (either investment in PPP projects or purchase of commercial houses).

Question 26

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The debt should be extended for a longer period (more than 03 months) after the Prime Minister declares an end of the Covid-19 Pandemic or SBV should stipulate a specific extension period (e.g. from January 23, 2020 to January 23, 2021 or to October 31, 2021) for application of the provision in Point b Clause 1 Article 4 of Circular 01.

- The period in Point a Clause 2 Article 4 of Circular 01 should be extended for more than 10 days.

- The period in Point b Clause 2 Article 4 of Circular 01 should be extended for more than 15 days.

Answer

In the short term, credit institutions and foreign bank branches are requested to carry out debt rescheduling, exemption and reduction of interests and retention of debt category in accordance with the provisions in Circular 01.

SBV will consider the proposals of credit institutions and foreign bank branches and make amendments, if necessary, based on the actual development of Covid-19 Pandemic.

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Official Dispatch No. 3339/NHNN-TTGSNH dated May 08, 2020 on guidelines for implementation of Circular No. 01/2020/TT-NHNN
Official number: 3339/NHNN-TTGSNH Legislation Type: Official Dispatch
Organization: The State Bank Signer: Nguyen Trong Du
Issued Date: 08/05/2020 Effective Date: Premium
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Official Dispatch No. 3339/NHNN-TTGSNH dated May 08, 2020 on guidelines for implementation of Circular No. 01/2020/TT-NHNN

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status