DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ 01/7/2024, 03 loại tiền lương nào sẽ được tăng và tăng bao nhiêu?

Avatar

 

Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 có đề cập nội dung cải cách tiền lương. Theo đó, từ ngày 01/7/2024 sẽ có 03 loại tiền lương sau đây sẽ được tăng.

03 loại tiền lương sẽ được tăng và mức tăng từ 01/7/2024 

1) Lương cán bộ, công chức, viên chức

Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, trong chính sách tiền lương mới mở rộng quan hệ tiền lương từ hệ số lương 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên thành 1 - 2,68 - 12.

Theo đó:

- Mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng cao. Cụ thể, tăng so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.

- Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm với hệ số 2,68 (cao hơn so với hệ số 2,34 hiện nay). Với hệ số 2,34 thì công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

- Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương Bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12. Do đó, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến sẽ cao hơn (hiện nay là 18 triệu đồng).

Như vậy, từ ngày 01/7/2024 tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%. Cụ thể mức tăng cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc,…

2) Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, bắt đầu từ ngày 01/7/2024, sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công cùng một số chính sách an sinh xã hội khác liên kết với mức lương cơ sở.

Trước đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất mức điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/7 năm nay thêm khoảng 8% dựa vào yếu tố trượt giá vào điều chỉnh lương hưu và tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với mức điều chỉnh này sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa người hưởng lương hưu trước cải cách tiền lương, và người hưởng lương hưu từ ngày 1/7 trở đi.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ đầu năm nay cho biết cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh lương hưu, vì thế, mức lương hưu cần tăng tối thiểu là 15%.

Vì vậy, Vẫn chưa xác định được con số cụ thể được điều chỉnh từ ngày 01/7/2024. Dự kiến Nghị định về việc điều chỉnh lương hưu sẽ được trình lên Chính phủ vào tháng 5/2024.

3) Lương tối thiểu vùng

Ngày 20/12/2023, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng đã quyết định thông qua mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2024 ở mức 6%. Mức lương mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Với mức điều chỉnh lương tối thiểu thêm 6%, thì tiền lương tối thiểu sẽ tăng thêm từ 200.000-280.000 đồng đồng tùy vùng, cụ thể như sau:

Vùng I tăng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng 280.000 đồng);

Vùng II tăng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);

Vùng III tăng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng);

Vùng IV tăng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Theo quy định hiện hành, tiền lương tối thiểu vùng dao động từ 3,25-4,68 triệu đồng/tháng.

Đối với mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6% từ ngày 1/7/2024, cụ thể như sau: 

Vùng I là 23.800 đồng/giờ;

Vùng II lên 21.200 đồng/giờ;

Vùng III là 18.600 đồng/giờ;

Vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Như vậy, từ ngày 01/7/2024 03 loại tiền lương sẽ được tăng là tiền lương cán bộ, công chức, viên chức; tiền lương hưu và tiền lương tối thiểu vùng. Việc tăng lương giúp người lao động có thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống. 

Mức lương tối thiểu là gì? Yếu tố nào điều chỉnh mức lương tối thiểu?

Theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Theo quy định trên, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu của người lao động được điều chỉnh dựa vào các yếu tố được quy định theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

- Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

- Chính phủ quy định chi tiết mức lương tối thiểu; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Như vậy, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu để đảm bảo được mức lương thấp nhất người lao động được trả đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình của họ.

Xem thêm: 

Chính phủ chỉ đạo triệt để tiết kiệm chi, dành nguồn cải cách tiền lương

Từ 1/7/2024 thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ có 9 loại phụ cấp nào?

Từ 01/5/2024, nhà nước tăng cường kiểm soát khoản chi lương và phụ cấp theo lương

Cách đăng ký nhận lương hưu qua tài khoản trên VssID chỉ với 06 bước

  •  10241
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…