DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ 01/5/2024, nhà nước tăng cường kiểm soát khoản chi lương và phụ cấp theo lương

Avatar

 

Vừa qua, ngày 14/3/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2024/TT-BTC Hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước, có hiệu lực ngày 01/5/2024. 

Theo Thông tư 17/2024/TT-BTC, Nhà nước cũng tăng cường kiểm soát đối với các khoản chi lương và phụ cấp theo lương. Cụ thể, quy định này sẽ được trình bày qua bài viết sau.

Các khoản phụ cấp theo lương theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định các loại phụ cấp cụ thể như sau

- Phụ cấp chức vụ, chức danh;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thâm niên;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút;

- Các phụ cấp có tính chất tương tự.

Như vậy, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về số lượng của các loại phụ cấp mà chỉ có quy định mang tính liệt kê nêu trên. Việc trả phụ cấp lương loại nào, có hay không có phụ cấp lương là tùy thuộc vào giao kết, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động này.

Hoạt động kiểm soát đối với các khoản chi lương và phụ cấp theo lương từ ngày 01/5/2024

Theo khoản 2.1 Điều 5 Thông tư 17/2024/TT-BTC, các khoản chi lương và phụ cấp theo lương, tiền công lao động theo hợp đồng, tiền thu nhập tăng thêm, chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng được kiểm soát như sau:

1) Kho bạc kiểm soát đảm bảo:

- Không vượt chỉ tiêu biên chế

- Không vượt số lượng lao động hợp đồng, theo đúng nguồn kinh phí thực hiện theo quy định của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

- Không vượt số lượng tại Văn bản phê duyệt số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của HĐND cấp tỉnh và UBND cấp huyện theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp đầu năm chưa có văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền thì Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát căn cứ vào văn bản giao chỉ tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền năm trước liền kề và văn bản đề nghị, cam kết của đơn vị sử dụng ngân sách.

Trường hợp có sự thay đổi so với tháng trước về chỉ tiêu, biên chế, đơn vị ghi rõ tại phần thuyết minh - Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng theo Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP. ( Mẫu: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/18/mau-so-9.docx)

2) Kiểm tra, đảm bảo khớp đúng:

- Giữa chi tiết và tổng số

- Số tiền trên Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng với Giấy rút dự toán/Uỷ nhiệm chi đã được thủ trưởng đơn vị ký duyệt.

3) Kiểm soát đối với khoản chi thu nhập tăng thêm

- Đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4): kiểm soát đảm bảo theo đúng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 60/2021/NĐ-CPKhoản 3 Điều 10 Thông tư 56/2022/TT-BTC.

- Đối với cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ: kiểm soát đảm bảo theo đúng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và theo Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV.

4) Kiểm soát đối với chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng

- Trường hợp chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị”: 

Kiểm tra Chứng từ chuyển tiền; Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng và Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng đảm bảo không vượt định mức đã quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Trường hợp chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác theo Quyết định của cấp có thẩm quyền:

+ Kiểm soát đảm bảo không vượt Dự toán

+ Kiểm soát chứng từ chuyển tiền

+ Bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng

+ Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng đảm bảo không vượt định mức quy định tại quyết định của cấp có thẩm quyền.

Như vậy,  quy định mới tại Thông tư 17/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/5/2024 có phần chi tiết hơn so với Thông tư 62/2020/TT-BTC. Trong đó, có quy định thêm về kiểm soát chỉ tiêu biên chế, số lượng lao động hợp đồng, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 

Ngoài kiểm tra khớp đúng số tiền trên Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng với Giấy rút dự toán/Uỷ nhiệm chi đã được thủ trưởng đơn vị ký duyệt thì còn kiểm tra khớp đúng giữa chi tiết và tổng số. Tách và quy định chi tiết hơn về kiểm soát các chỉ tiêu trên Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng thành đối với khoản chi thu nhập tăng thêm và Kiểm soát đối với chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng

Thu hồi giảm chi hoặc thu hồi nộp Ngân sách Nhà nước

Ngoài ra tại Điều 4 Thông tư 17/2024/TT-BTC còn có quy định về thu hồi giảm chi hoặc thu hồi nộp NSNN như sau:

Thứ nhất, Đơn vị sử dụng ngân sách gửi Kho bạc giấy nộp trả kinh phí để nộp kinh phí theo đúng quy định.

Trường hợp khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của nhà nước theo kết luận, kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị sử dụng ngân sách hoặc Kho bạc Nhà nước phát hiện sau khi kiểm soát, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm nộp trả NSNN.

Thứ hai, Kho bạc Nhà nước thực hiện: Thu hồi giảm chi NSNN hoặc thu hồi nộp NSNN; thực hiện hạch toán kế toán theo đúng quy định.

Trên đây là toàn bộ vấn đề về thông tin Nhà nước tăng cường kiểm soát khoản chi lương và phụ cấp theo lương từ 01/5/2024. Người đọc theo dõi để có những cập nhật mới nhất các quy định của Nhà nước về kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước.

Xem thêm chi tiết tại Thông tư 17/2024/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2024 và thay thế Thông tư 62/2020/TT-BTC.

  •  2845
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…