DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chính phủ chỉ đạo triệt để tiết kiệm chi, dành nguồn cải cách tiền lương

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 65/NQ-CP ngày 07/5/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. Trong đó, Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

Chính phủ chỉ đạo triệt để tiết kiệm chi, dành nguồn cải cách tiền lương

Trong Nghị quyết 65/NQ-CP ngày 07/5/2024, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt phương châm chỉ đạo, điều hành đã được xác định từ đầu năm và tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh" đã đề ra tại Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 05/4/2024.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực; làm tốt công tác phân tích, dự báo; phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả đối với các vấn đề mới phát sinh. 

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa, giảm chi phí tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân. 

Có giải pháp khơi thông gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng; xử lý hiệu quả nợ xấu, các tổ chức tín dụng yếu kém, các ngân hàng kiểm soát đặc biệt để góp phần bảo đảm sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; triển khai các giải pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu, khai thác các nguồn thu còn dư địa; tiếp tục duy trì, phát huy kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định về hóa đơn điện tử.

Phấn đấu tăng thu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là cho các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

“5 quyết tâm”, “5 bảo đảm” và “5 đẩy mạnh” bao gồm những nội dung gì?

Theo Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 05/4/2024, Chính phủ nêu quan điểm chỉ đạo điều hành và đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện với quyết tâm cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" và "5 đẩy mạnh". Trong đó:

"5 quyết tâm" là: 

(1) Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức. 

(2) Quyết tâm thực hiện, không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với phương châm "thắng không kiêu, bại không nản". 

(3) Quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; đồng thời đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

(4) Quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng cường phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. 

(5) Quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt kết quả tốt nhất trong năm 2024, nhất là thúc đẩy các động lực tăng trưởng.

Thực hiện tốt "5 bảo đảm" là: 

(1) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Lãnh đạo chủ chốt, Quốc hội, Chính phủ. 

(2) Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. 

(3) Bảo đảm phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch các loại thị trường. 

(4) Bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024. 

(5) Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, an dân; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Tập trung thực hiện "5 đẩy mạnh" là: 

(1) Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trên các ngành, lĩnh vực chủ yếu. 

(2) Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

(3) Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược. 

(4) Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, củng cố và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Khẩn trương cụ thể hóa, khai thác có hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao. 

(5) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp từ Trung ương đến tất cả các địa phương.

Có thể thấy, cải cách tiền lương là một trong những mục tiêu được nhà nước quan tâm sâu sắc. Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Xem thêm: 

Từ 1/7/2024 thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ có 9 loại phụ cấp nào?

Từ 01/7/2024, 03 loại tiền lương nào sẽ được tăng và tăng bao nhiêu?

Từ 01/5/2024, nhà nước tăng cường kiểm soát khoản chi lương và phụ cấp theo lương

  •  44
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…