DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trend "Ra khơi tìm kho báu" là gì? Liên quan gì vụ án TĐ Vạn Thịnh Phát-Trương Mỹ Lan?

Avatar

 

673 nghìn tỷ đồng là gì? Trend “Ra khơi tìm kho báu” có ý nghĩa gì mà Kình Ngư Ánh Viên cũng nhập cuộc hành trình đi tìm kho báu? Vậy trend này bắt nguồn từ đâu mà có quy mô lớn chưa từng có trên mạng xã hội như vậy? 

Bắt nguồn của trend “Ra khơi tìm kho báu” của bà Trương Mỹ Lan

Những ngày qua, mạng xã hội rầm rộ trước trend "Ra khơi tìm kho báu", netizen rần rần rủ nhau đi tìm kho báu, tạo nên cuộc "đại hải trình" quy mô chưa từng có khắp các nền tảng. 

Vậy thực tế, có kho báu nào đang bị mất tích ngoài biển khơi không?

- Câu trả lời là “Không!”.

"Kho báu" được cộng đồng mạng nhắc tới ở đây là số tiền hơn 673 nghìn tỷ đồng phải bồi hoàn trong vụ Vạn Thịnh Phát, có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan.

Xem thêm: Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan là gì mà hot rần rần hiện nay?

Cụ thể, câu chuyện “Ra khơi tìm kho báu” được bắt nguồn từ một tài khoản đăng trạng thái:

Khi được tòa hỏi “Giấu 673 nghìn tỷ đồng ở đâu?”. Bà Trương Mỹ Lan trả lời rằng: “Các ngươi muốn của cải của ta ư? Ta giấu ngoài biển khơi ấy, ngươi muốn thì ra đó mà tìm” kèm hastag #j4f khoảnh khắc bà Trương Mỹ Lan bị tòa tuyên án tử hình.

Xem bài viết: Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức tử hình nào?

Cũng theo đó "Trend ra khơi tìm kho báu" của Trương Mỹ Lan trở thành một hiện tượng viral trên các nền tảng mạng xã hội, lấy cảm hứng của câu chuyện về vua hải tặc Gold D. Roger trong bộ anime và manga nổi tiếng One Piece. Trong One Piece, Gold D. Roger là người đã tìm ra kho báu vĩ đại nhất thế giới và từ đó, mọi hải tặc đều ra khơi tìm kiếm kho báu ấy để trở thành vua hải tặc mới.

Từ đó, cồng động mạng đua nhau đu trend ra khơi để tìm kho báu khổng lồ từ những tấm ảnh chế đến các đoạn video clip chèo thuyền, chèo thúng phóng ra biển khơi thu lại hàng trăm nghìn lượt thích.

Xem thêm bài viết: Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố

Vì sao đu trend “Ra khơi tìm kho báu” lại có thể vi phạm pháp luật?

Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không?

Sơ lược mức án tòa tuyên trong vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 

Sau hơn 01 tháng xét xử, chiều 11/4, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình

Hội đồng xét xử xác định, Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của SCB hơn 677.000 tỷ đồng, tuy nhiên bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả nên chỉ còn bồi thường hơn 673.800 tỷ đồng.

Tòa nhận định, thực chất bị cáo Lan là chủ SCB, có quyền điều hành cao nhất tại SCB. Bị cáo Lan không chỉ chi phối về tài chính mà còn chi phối cả nhân sự của SCB.

Dù không quản lý điều hành trực tiếp nhưng bị cáo Lan có vai trò cao nhất, có quyền quyết định toàn bộ tại SCB.

Từ đó, bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng SCB như công cụ tài chính, huy động vốn từ các tổ chức cá nhân, rồi sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để lập hồ sơ vay khống, nâng giá tài sản đảm bảo; đưa tài sản không đủ pháp lý, rút tài sản có giá trị lớn hóa đổi bằng tài sản có giá trị thấp hơn để rút tiền SCB.

Xem thêm các mẫu đơn:

Đơn tố cáo lừa đảo trên không gian mạng https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/mau-don-to-cao.doc

Tờ khai quyết toán thuế TNCN mới nhất https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/14/02-QTT-TNCN-tt-80-2021-btc.doc 

Về thiệt hại của vụ án, từ 2012 - 2022, SCB đã giải ngân cho nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.

Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (gần 484.000 tỷ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỷ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.

Về tội Tham ô tài sản, Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong suốt 10 năm được chia thành 2 giai đoạn. Với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/1/2018, xử lý theo điều khoản tương ứng là điều 179 "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Còn hành vi của bị cáo Lan xảy ra từ 0h ngày 1/1/2018 sẽ xử lý theo Bộ luật Hình sự mới, tương ứng với tội Tham ô tài sản.

Hội đồng xét xử nhận định Viện Kiểm sát cáo buộc bị cáo Trượng Mỹ Lan phạm tội tham ô tài sản là đúng.

Xem thêm Danh sách 86 bị cáo bị khởi tố trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/86-bi-cao-bi-truy-to.pdf

Xem thêm chi tiết vụ án tại: Tòa tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan, 85 bị cáo lãnh án - vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Tham khảo: 

Tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” của Bà Trương Mỹ Lan

Theo Báo điện tử Tiền phong, căn cứ vào kết quả điều tra, các cơ quan tố tụng đã xác định tội danh tương ứng với hành vi của từng bị can dựa trên vị trí, vai trò, mức độ vi phạm và lỗi của họ. Do bà Trương Mỹ Lan vi phạm trước thời điểm Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2018), nên cơ quan tố tụng đã áp dụng nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội, sử dụng luật cũ, Khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự 1999 để xử lý tội danh "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với khung hình phạt là từ 10 đến 20 năm tù. Xem chi tiết tại: Nguyên tắc có lợi được áp dụng cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát là gì?

Xem thêm bài viết: Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố

Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không?

  •  18918
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…