DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan là gì mà hot rần rần hiện nay?

Avatar

 

Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan nổi bật trên mạng xã hội mấy ngày qua lấy cảm hứng từ đâu mà mọi người đều căng buồm, đổ xô ra biển để truy tìm kho báu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan lấy cảm hứng từ đâu?

Trend “Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan lấy cảm hứng từ nội dung bộ anime và manga nổi tiếng One Piece. Trong One Piece, Gold D. Roger là người đã tìm ra kho báu vĩ đại nhất thế giới, và từ đó mọi hải tặc đều ra khơi tìm kiếm kho báu ấy để trở thành vua hải tặc mới.

Thực tế thì chẳng có kho báu nào đang bị mất tích ngoài biển khơi cả. Kho báu mà khắp cõi mạng đang rần rần nhắc đến chính là số tiền khổng lồ phải bồi hoàn trong vụ án Vạn Thịnh Phát, có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan.

Vừa qua bà Trương Mỹ Lan đã bị tuyên tử hình về tội Tham ô tài sản, 20 năm tù về tội Đưa hối lộ, 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức, tín dụng. Tổng hợp hình phạt là tử hình.

Về trách nhiệm dân sự thì bà Trương Mỹ Lan buộc bồi hoàn cho Ngân hàng SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền là 673.849 tỉ đồng. 

Số tiền bồi hoàn quá khổng lồ và khiến nhiều người "chóng mặt" vì quá lớn. Một người hài hước (chưa rõ danh tính) đã ngay lập tức khởi xướng trào lưu "đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan" ở ngoài biển khơi. Trend này nhanh chóng được nhiều cư dân mạng hưởng ứng.

Người muốn "đu trend" này chỉ cần đăng tải hình ảnh, video có liên quan đến biển, cùng dòng trạng thái "đi tìm kho báu", là đã nhập cuộc đại hải trình online.

Xem sơ lược vụ án Trương Mỹ Lan tại đây: Tòa tuyên các mức án trong vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan

2. Đăng kí trở thành thuyền viên trên tàu biển Việt Nam thế nào?

Theo quy định tại Điều 53 Thông tư 23/2017/TT- BGTVT (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 56/2023/TT-BGTVT thì thủ tục đăng ký và cấp Sổ thuyền viên từ ngày 01/4/2024 như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị đăng ký và cấp Sổ thuyền viên trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến một trong các Cơ quan đăng ký thuyền viên. 

Hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên theo mẫu;

- Hai (02) ảnh màu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính), 01 tệp (file) ảnh (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến), cỡ 4cm x 6cm, theo kiểu chụp ảnh căn cước công dân, chụp trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Hộ chiếu hoặc Giấy CMND 09 số còn hiệu lực theo quy định (đối với trường hợp không có CCCD hoặc CMND 12 số);

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận đối với các chức danh không yêu cầu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (đối với thuyền viên);

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính văn bản tiếp nhận thực tập của chủ tàu (đối với học viên thực tập).

Bước 2: Cơ quan đăng ký thuyền viên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

+ Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian chậm nhất hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký thuyền viên hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ (gửi bằng văn bản hoặc thông qua tài khoản của tổ chức, cá nhân trên hệ thống dịch vụ công).

Bước 3: Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, theo quy định, cơ quan đăng ký thuyền viên thực hiện việc vào Sổ đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên theo mẫu. 

Trường hợp không cấp, cơ quan đăng ký thuyền viên phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định và nêu rõ lý do.

Trên đây là cách để đăng kí trở thành thuyền viên trên tàu biển Việt Nam cho bạn nào muốn "ra khơi tìm kho báu".

Xem sơ lược vụ án Trương Mỹ Lan tại đây: Tòa tuyên các mức án trong vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan

  •  53237
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…