DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố

Avatar

 

Ngày 8/4 vừa qua, VKSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố ông Trịnh Văn Quyết và 49 người liên quan. Cáo trạng được ban hành sau 2 năm ông Quyết bị bắt…

(1) Thao túng thị trường chứng khoán là gì?

Tại Việt Nam, pháp luật chứng khoán chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về hành vi thao túng chứng khoán.

Tuy nhiên, Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 đã quy định thao túng chứng khoán là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK).

Theo đó, các hành vi thao túng TTCK được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CPĐiều 12 Luật Chứng khoán 2019 bao gồm một, một số hoặc tất các hành vi sau đây:

- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

- Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

- Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

- Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Như vậy, từ các quy định về thao túng chứng khoán, có thể đưa ra định nghĩa thao túng chứng khoán là các hành vi gian lận nhằm ngăn cản việc xác định giá thực tế trên TTCK, tạo cung - cầu giả, ảnh hưởng đến giá chứng khoán để đánh lừa các nhà đầu tư, trục lợi cho bản thân và gây thiệt hại cho TTCK.

(2) Ông Trịnh Văn Quyết đã thao túng TTCK thế nào?

Theo cáo trạng, Ông Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC bị cáo buộc thao túng 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, qua đó thu lợi hơn 723 tỷ đồng.

Ông Quyết chỉ đạo em gái mượn giấy tờ của 45 người khác đứng tên 20 doanh nghiệp và mở 500 tài khoản chứng khoán, nhằm thực hiện việc thao túng các cổ phiếu đã niêm yết thuộc hệ sinh thái FLC. Riêng ông Quyết đứng tên 23 tài khoản.

5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART liên tục được nhóm ông Quyết mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào lúc mở cửa và đóng cửa phiên giao dịch. Nhóm đặt lệnh mua bán rồi hủy nhằm tạo cung cầu giả. Hành vi này giúp ông Quyết thu lợi 723 tỷ đồng.

Việc thao túng cổ phiếu AMD diễn ra trước khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực nên ông Quyết phải chịu trách nhiệm hình sự với 4 mã còn lại, tổng tiền 684 tỷ đồng. Ông Quyết và bà Huế phải nộp lại số tiền thu lợi từ mã AMD.

Hành vi của nhóm ông Quyết được xác định là "thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn", rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhà chức trách cáo buộc.

Ông Quyết được xác định là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản cho bà Huế quản lý sử dụng, để thao túng 5 mã chứng khoán.

(Theo vnexpress.net)

(3) Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lí thế nào?

Theo Điều 211 Bộ Luật Hình sự 2015, tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lí như sau:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

+ Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

+ Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

+ Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

+ Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

+ Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người nào có các hành vi phạm tội thao túng thị trường thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm.

Trường hợp phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng hơn thì bị phạt tiền từ 2 tỷ đến 4 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Ngoài ra người phạm tội còn bị phạt tiền từ 50 đến 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

  •  620
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…