DanLuat
×

Thêm câu phản hồi

Sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú

Avatar

 

Trong cuộc sống hàng ngày, các khái niệm tạm trú, lưu trú và thường trú thường được sử dụng, nhưng nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các khái niệm này. 

Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú

Tạm trú, lưu trú và thường trú là các trạng thái cư trú được quy định trong pháp luật Việt Nam. 

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật cư trú 2020 quy định cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).

Tạm trú, lưu trú và thường trú, mỗi khái niệm có những đặc điểm riêng và được áp dụng trong các hoàn cảnh khác nhau. 

Việc hiểu rõ các khái niệm này là rất quan trọng để tuân thủ đúng quy định pháp luật và thực hiện đúng các thủ tục hành chính khi cần thiết.

 
(1) Sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú
 

 

Tạm trú

Lưu trú

Thường trú

Khái niệm

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020

Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.

Theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

Theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020

Thời gian cư trú

Có thời hạn, có thể gia hạn tùy vào nhu cầu và quy định của địa phương. 

Thường ngắn hạn, từ vài ngày đến dưới 30 ngày.

Dài hạn, không giới hạn thời gian.  

Quyền lợi

Được hưởng một số quyền lợi cơ bản như người dân địa phương.

Hạn chế, chủ yếu phục vụ cho mục đích ngắn hạn.

Được hưởng đầy đủ quyền lợi của cư dân địa phương, bao gồm cả quyền lợi về y tế, giáo dục, và các dịch vụ công cộng khác.

Nơi đăng ký

Theo khoản 2 Điều 28 và khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 

- Công an xã, phường, thị trấn.

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.


 

Theo khoản 1 Điều 30 và khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 

 

- Công an xã, phường, thị trấn.

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Theo khoản 1 Điều 22 và khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 

- Công an xã, phường, thị trấn. 

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Điều kiện đăng ký

Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020

- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

- Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020.

 

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020, Thông báo lưu trú:

Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.

 

 

Thuộc một trong các trường hợp theo Điều 20 Luật Cư trú 2020

-  Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

- Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý t

- công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ

- Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở 

- Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

- Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó.

Thời hạn thực hiện

Theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020

Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Theo khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2020

Trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Theo khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020

Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

 

Kết quả đăng ký

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú theo khoản 3 Điều 28 Luật Cư trú năm 2020

Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú theo khoản 5 Điều 30  Luật Cư trú năm 2020

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú theo khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú năm 2020

Xem và tải bảng sự khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/3/su-khac-nhau-giua-tam-tru-luu-tru-va-thuong-tru.docx

(2) Xử phạt hành chính khi không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, lưu trú và thường trú

Các cá nhân không thực hiện đúng việc đăng ký  tạm trú, lưu trú và thường trú sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Phạt tiền từ 500 nghìn - 01 triệu đồng đối với một trong những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

- Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.

- Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP,  trường hợp đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng 

Như vậy, đối với việc không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú hoặc thông báo lưu trú sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng. 

Đối với trường hợp đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.

Tóm lại, trên đây là các điểm giống và khác nhau giữa tạm trú, lưu trú và thường trú. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa tạm trú, lưu trú và thường trú giúp mọi người thực hiện đúng các quy định pháp luật và tránh những rắc rối pháp lý. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người thường xuyên di chuyển hoặc có nhu cầu thay đổi nơi ở.

Bên cạnh đó, nếu không thực hiện việc làm đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính.

  •  2247
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

Avatar Avatar newbie
pldtbxhphunhuan ơi,

Bạn thấy nội dung này thế nào?

0 / 5
1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi

Trên đây là giải đáp của Dân Luật đối với câu hỏi của bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng gửi tại đây

Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin
Loading…