CHIA SẺ KIẾN THỨC ĐỊNH TỘI DANH QUA "VỤ ÁN CON RUỒI"
Luật sư Đoàn Khắc Độ Vụ án “con ruồi 500 triệu” với bản án 7 năm tù đối với Võ Văn Minh có nhiều luồng ý kiến pháp lý trái chiều trong giới chuyên gia cũng như người dân. Các luật sư bào chữa cho bị cáo Minh và một số chuyên gia pháp luật cho rằng hành vi của anh Minh không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản, mà đó là thỏa thuận dân sự với Tân Hiệp Phát để mua lại chai nước có con ruồi. Hành vi của Võ Văn Minh có phải "thỏa thuận" hợp pháp hay không? “Theo tôi, cần đánh giá sự việc một cách toàn diện, đúng bản chất, không cắt khúc cái sự “thỏa thuận” ra khỏi tổng thể của sự việc. Nếu cho rằng thỏa thuận giữa anh Minh và Tân Hiệp Phát là hợp đồng dân sự thì rõ ràng đối tượng của hợp đồng này là “sự im lặng”. Hay nói một cách khác, anh Minh nhận 500 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát để giữ im lặng về chai nước có con ruồi. Liệu “hợp đồng” này có phù hợp với quy định của pháp luật? Chúng ta biết rằng, không phải thỏa thuận nào cũng là hợp đồng. Một thỏa thuận được xem là hợp đồng, trước hết, nó phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự (BLDS). Một thỏa thuận mà trái với pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì không thể là hợp đồng. Xét dưới góc độ đạo đức xã hội, hành vi đòi 500 triệu để đổi lấy sự im lặng thì cũng không chấp nhận được. Anh Minh có biết rằng, anh im lặng để lấy 500 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát, nhưng chính sự im lặng của anh có thể gián tiếp làm cho rất nhiều người dân khác bị ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe vì những chai nước không đảm bảo chất lượng này không? Xét dưới góc độ pháp lý, anh Minh có thực hiện đúng các quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng hay chưa? Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) và Luật An toàn thực phẩm (Luật ATTP) quy định cho nhà sản xuất nghĩa vụ đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng. Đồng thời, luật cũng quy định cho người tiêu dùng nghĩa vụ phải thực hiện khi phát hiện sản phẩm kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, khoản 2, Điều 9 Luật BVQLNTD quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng: “Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng”. Điểm b, khoản 2, Điều 9 Luật ATTP quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm: “Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Ở đây, khi phát hiện chai nước có ruồi, anh Minh không thực hiện các quy định vừa nêu trên mà gọi điện cho Công ty Tân Hiệp Phát buộc công ty này phải giao cho Minh 1 tỉ đồng rồi hạ xuống 500 triệu đồng để đổi lấy chai nước có con ruồi và sự im lặng. Nếu không sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng, đăng tải trên báo chí, chương trình 60s và in phát 5.000 tờ rơi. Chưa xét đến quan hệ pháp luật hình sự, hành vi của anh Minh cũng đã vi phạm các quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng vừa nêu ở trên. Theo quy định tại khoản 1, Điều 55 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Điều 31 Luật BVQLNTD; Điều 605 BLDS, thì anh Minh có quyền thương lượng với Tân Hiệp Phát để giải quyết việc đổi trả, đền bù, bồi thường chai nước có con ruồi. Nhưng cần lưu ý rằng, thương lượng phải dựa trên cơ sở quyền, lợi ích hợp pháp của anh Minh bị xâm hại và phải hoàn toàn tự nguyên, không được đe dọa, ép buộc. Tuy nhiên anh Minh yêu cầu Tân Hiệp Phát đưa tiền không dựa trên cơ sở thiệt hại do quyền, lợi ích bị xâm phạm và đồng thời có sự đe dọa: “kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng, đăng tải trên báo chí, chương trình 60s và in phát 5.000 tờ rơi”. Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng hành vi của anh Minh đã vượt quá phạm vi của một thỏa thuận trong giao dịch dân sự. Hành vi của Võ Văn Minh có cấu thành tội “cưỡng đoạt tài sản? Luồng ý kiến thứ 2 cho rằng, Tân Hiệp Phát là pháp nhân (không phải là “người”) không có “tinh thần” nên không phải là đối tượng bị tác động bởi hành vi đe dọa của anh Minh. Do đó anh Minh không phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Theo tôi, Tân Hiệp Phát là pháp nhân nhưng sự hoạt động của pháp nhân này là do con người điều hành. 500 triệu là tài sản của pháp nhân nhưng để định đoạt 500 triệu đồng này phải do người có trách nhiệm trong pháp nhân đó quyết định. Hành vi của anh Minh là đe dọa tinh thần của người có trách nhiệm đối với 500 triệu đồng này (người này có thể không phải chủ sở hữu). Và người có trách nhiệm này sẽ quyết định có giao tiền cho anh Minh hay không. Theo cấu thành của tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS) thì người bị đe dọa có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc cũng có thể là người có trách nhiệm về tài sản. Có ý kiến khác cho rằng, đại diện của Tân Hiệp Phát không thừa nhận chai nước có ruồi là của mình, thì Tân Hiệp Phát không lo sợ mất uy tín. Do đó anh Minh không thể làm cho Tân Hiệp Phát lo sợ nên không phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Theo tôi, tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, thể hiện rõ trong điều luật bởi cụm từ “nhằm chiếm đoạt tài sản”. Người thực hiện tội phạm chỉ cần có hành vi “uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản” thì tội phạm đã hoàn thành. Do đó yếu tố có chiếm đoạt được tiền hay không, hay là người bị hại có lo lắng, sợ hãi hay không cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc. Lời đe dọa của anh Minh có thể làm cho người có trách nhiệm của Tân Hiệp Phát lo sợ hoặc cũng có thể không. Cấu thành của tội cưỡng đoạt tài sản không bắt buộc người bị đe dọa phải lo sợ. Khi anh Minh gọi điện yêu cầu Tân Hiệp Phát giao tiền và nghĩ rằng Tân Hiệp Phát lo sợ mất uy tín nên sẽ giao tiền, thì tội phạm đã hoàn thành. Tôi cũng như bao nhiêu người dân khác trong cả nước, rất thông cảm, chia sẻ và đau xót cho trường hợp của anh Minh. Nhưng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Ai vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lý".
Võ Văn Minh - Cái kết đắng cho tất cả!
Vậy là phiên tòa phúc thẩm xét xử Võ Văn Minh đổi "con ruồi" lấy 500 triệu đồng đã đi qua. Một vụ án kéo dài với nhiều diễn biến mà cả những người ngoài cuộc vẫn thấp thỏm đợi chờ, đợi chờ một bản án thấu lý, đạt tình, dù có tội hay không có tội. Một người ngoài cuộc, và cũng không làm nghề luật sư, bản thân tôi có cách nhìn bình thường của một người dân không biết luật. 1/ Hướng xử lý của Tân Hiệp Phát? - Trong khi ở nhiều quốc gia khác, không phải đơn thuần là một con ruồi to tát, chỉ cần một chú kiến đâu đó vương vãi trên/trong một chiếc bánh quy trị giá 500 đồng, thì bản thân nhà sản xuất chưa cần biết con kiến đó "từ đâu tới", họ vẫn đình chỉ lưu hành hoặc tạm dừng toàn bộ lô sản phẩm, thu hồi để kiểm tra, xác minh,... Trong đa số trường hợp, người phát hiện ra con kiến mà báo cho họ (chưa cần báo cho ai khác), cũng được thưởng hơn cái giá 7 năm tù hoặc 500 triệu đồng! - THP, một Doanh nghiệp Việt Nam có truyền thống "tố cáo - báo công an" lặp lại, và mới nhất là với Võ Văn Minh, một cách làm tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng ngay phiên tòa sơ thẩm. Tại sao lại có sự tréo ngoe giữa cách hành xử ở nước khác với nước ta như vậy? Cái lỗi bắt đầu từ đâu đó xa lắm, nhưng gần hơn là lòng tham (từ nhiều phía) và cách hành xử mà thôi. Với Võ Văn Minh, có lẽ 500 triệu đồng sẽ là miếng keo dán miệng bịt con ruồi suốt đời; còn với THP, họ cũng muốn sự việc được phanh phui ra nhằm mục đích quảng bá được hình ảnh mà không mất chi phí quảng cáo (như hiện nay), và răn đe những kẻ có lòng tham khác!. Tất nhiên, chỉ 1 trong hai đạt mục đích, đó là THP, nhưng mục đích chính thì ngược lại, vì rất nhiều người quay lưng với sản phẩm của họ, trong đó có tôi. Trong khi nhiều người nghi ngờ sản phẩm của họ, trong đó có Võ Văn Minh thì bản thân họ đã chối bay chối biến để rồi Điều 22 Luật bảo vệ người tiêu dùng không được thực thi. 2/ Hội bảo vệ người tiêu dùng ở đâu trong vụ án này? - Nói đến Hội bảo vẹ người tiêu dùng, thật khó xác định họ đang "nằm" ở đâu trong vụ án con ruồi bạc tỷ này. Không lên tiếng, không tham gia, không có bất kỳ một động thái nào để thể hiện vai trò chức trách của mình. - Trong khi rất nhiều câu hỏi của HĐXX đưa ra cho bị cáo, kể cả cho luật sư bào chữa, những câu hỏi mà ít khi người tiêu dùng/luật sư cập nhật đến để giải mã vụ án, cần sự phối hợp, hỗ trợ từ họ, họ không có mặt; hay nói đúng hơn, các cơ quan tiến hành tố tụng không tham khảo nên họ cũng dễ dàng "bỏ qua" khiến cho "ai muốn làm gì thì làm". 3/ Vai trò của luật sư bào chữa miễn phí? - Vụ án có rất nhiều luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho bị cáo Minh, tôi tin họ đã cố gắng làm tất cả những gì có thể. Nhưng qua thông tin từ báo chí, bản thân tôi thấy các luật sư thiếu một chút lý luận, cụ thể là tại http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/vo-van-minh-van-linh-7-nam-tu-3465241.html?utm_source=home&utm_medium=box_phapluat_home&utm_campaign=boxtracking. - Sao lại để bản án nhận định thế này: "các luật sư nói cán bộ điều tra vi phạm tố tụng nhưng không nêu rõ vi phạm điều khoản nào nên không có căn cứ xem xét." Sao lại không khẳng định rằng quyền của luật sư bên bị hại theo quy định tại Điều 59 BLTTHS không có quy định quyền của họ về vấn đề này!. Cần thiết thì hỏi ngược lại xem những ai "được quyền" tham gia hỏi cung, lấy lời khai của bị can theo quy định của pháp luật. - Và có lẽ, các luật sư cũng quá tập trung vào mục đích "hủy bản án sơ thẩm do vi phạm thủ tục tố tụng" mà ít quan tâm đế các vấn đề khác. 4/ Cơ quan cảnh sát điều tra và nhiệm vụ phòng chống tội phạm. - THP có đơn tố cáo trước khi Võ Văn Minh nhận tiền từ THP, và nhiệm vụ của họ lúc này là tổ chức, rình rập và bắt quả tang để xử lý. - Người ta thường nói "phòng hơn chống", ngay khi nhận được đơn tố cáo, nếu Công an tổ chức xác minh, triệu tập Minh lên làm việc thì có lẽ Nhà nước không tốn cơm tốn chi phí cho một phạm nhân, không mang đến cho một gia đình sự chia rẽ lớn, một mất mát về lao động chính, thu nhập chính cho một gia đình, làm phân chia một tế bào của xã hội. Bản thân Minh, chưa biết tốt xấu ra sao, nhưng vào trại giam 7 năm, khi ra đời sẽ là một con người khác, ai chịu trách nhiệm đây? Và tất nhiên, nếu thì ai cũng nói được, mọi việc được ngăn chặn kịp thời, THP đã không đến nổi muốn chạy trốn khỏi phiên tòa. 5/ Trao đổi giữa Võ Văn Minh và THP không được xem là giao dịch dân sự vì trái pháp luật! - Có lẽ, đây là một nhận định chủ yếu để kết tội Võ Văn Minh, nhưng bản thân tôi thấy rằng nhận định này không thực sự thuyết phục dư luận. Nếu nói trái pháp luật, thì cần chỉ rõ trái pháp luật ở đâu? Hay nếu người tiêu dụng nhận biết sản phẩm lỗi, nếu liên hệ với nhà sản xuất mà không liên hệ với cơ quan có thẩm quyền là trái pháp luật? - Xem lại một chút quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng: Điều 9. Nghĩa vụ của người tiêu dùng 1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ. 2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. + Theo quy định này, thì Minh đã thông tin cho nhà sản xuất, là tổ chức liên quan chính yếu biết để giải quyết. Còn việc giải quyết "nhiều lần thỏa thuận" để chuyển từ 1 tỷ xuống còn 500 triệu đồng, lập giấy biên nhận tiền ký cùng Minh là cách lựa chọn của THP, điều đó có nghĩa THP - Một doanh nghiệp lớn với những luật sư chuyên biệt muốn thỏa thuận để "giấu" sản phẩm bị nghi ngờ "có lỗi". Sự việc vỡ lỡ, người tiêu dùng "tẩy chay" THP là ngoài kế hoạch ban đầu của họ. Tất cả đều không thông báo cho người có thẩm quyền liên quan đến sản phẩm (quản lý thị trường, Hội bảo vệ người tiêu dùng,...), THP thì thông báo cho "người có thẩm quyền" nhưng không về sản phẩm lỗi, mà về hành vi của người tiêu dùng. + Một điều cần nói nữa, chính là "nghĩa vụ" này của Võ Văn Minh đã phát sinh hay chưa? Minh có thực sự biết rằng sản phẩm lỗi này "không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng"? Việc Minh nhiều lần thương thảo (trong đó có thể có việc yêu sách trao đổi chai nước = số tiền lớn), phải chăng cũng là một cách để Minh xác định rằng sản phẩm này thực sự không đảm bảo an toàn, đe dọa gây thiệt hại... Thực tế, việc xác định sản phẩm đảm bảo an toàn hay không phụ thuộc vào cơ quan có chức năng thẩm định, kiểm định, Võ Văn Minh chỉ thấy và nhận định bằng cảm quan mà thôi. + Thông báo, thông tin cho nhà sản xuất lỗi của sản phẩm, và thương lượng với họ để thu hồi sản phẩm này là trái pháp luật? + Nếu (lại nếu), Minh thông tin cho Hội bảo vệ người tiêu dùng thì họ sẽ làm gì, được gì? Khi sự việc xảy ra rùm beng trong một thời gian dài mà họ cũng không có ý kiến? + Pháp luật có quy định "thời hạn" mà người tiêu dùng phải thông tin cho cơ quan có thẩm quyền không kể từ khi phát hiện sản phẩm không an toàn? Minh có quyền lựa chọn thông tin này sau 7 năm hay không? - Và giả sử cứ cho rằng, giao dịch này trái pháp luật, có nghĩa là Minh cưỡng đoạt tài sản của THP? Không phải mọi giao dịch trái pháp luật, trái đạo đức xã hội đều vi phạm pháp luật hình sự. Tội cưỡng đoạt tài sản là "đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản... ", nếu điều này xảy ra (có đe dọa dùng vũ lực/dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác), có nghĩa là không có sự thỏa thuận và cũng không cần Minh ký vào biên nhận tiền THP soạn sẵn. Theo chủ quan của tôi, thứ nhất, THP đã báo công an trước đó thì không có chuyện THP "sợ", tức là không bị uy hiếp tinh thần đến mức phải giao tài sản. Thứ hai, nếu giao dịch xảy ra thì THP có lợi, Minh cũng có lợi, người bất lợi trong trường hợp này chỉ có thể là người tiêu dùng, nhưng để chứng minh bất lợi cho người tiêu dùng không đơn giản. - Cuối cùng, việc làm của Minh là thái quá, nhưng tinh thần phù hợp với quy định tại Điều 31 Luật bảo vệ người tiêu dùng: Điều 31. Thương lượng 1. Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Và quyền yêu cầu thương lượng của Võ Văn Minh được giải quyết bằng một bản án 7 năm tù.
Vụ án con ruồi: Lỗi Tân Hiệp Phát hay lỗi luật sư?
Kết thúc phiên tòa xét xử vụ án con ruồi đến nay gần 01 tuần, nhưng dân tình vẫn chưa hết căm phẫn về mức án tù dành cho anh Minh – người phát hiện có con ruồi trong chai nước Number 1 và yêu cầu Tân Hiệp Phát bồi thường 500 triệu. Sau khi Tòa tuyên án anh Minh với 7 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản, tiếp sau đó, Tân Hiệp Phát dính líu đến hàng loạt scandal về chất lượng các chai nước Dr.Thanh. Nhiều nơi đã có công văn yêu cầu người dân không sử dụng sản phẩm Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát, có công ty cũng ra quy định cấm sử dụng các sản phẩm của Tân Hiệp Phát….mục đích hướng đến là bảo vệ sức khỏe của mọi người. Khỏi phải nói, nhiều người không yêu cầu, họ vẫn một mực quả quyết rằng: “Từ nay sẽ không sử dụng của Tân Hiệp Phát”. Theo nhận định của các vị luật sư, chuyên gia pháp lý thì hành động ứng xử của Tân Hiệp Phát thực sự thiếu khôn ngoan và đây là thứ không thể tha thứ được”. Ông bà ta có câu “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”, người tiêu dùng ghét Tân Hiệp Phát ghét luôn cả luật sư của Tân Hiệp Phát và dưới đây là bằng chứng: Vậy trong vụ này, lỗi ở Tân Hiệp Phát hay lỗi ở luật sư? Tân Hiệp Phát có lỗi vì hành động ứng xử thiếu khôn ngoan với người tiêu dùng, đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Còn phía luật sư của Tân Hiệp Phát – liệu có lỗi trong vụ này, khi đại diện Tân Hiệp Phát tham gia tố tụng một cách thiếu khôn ngoan? Về phía quan điểm của mình, luật sư là người đứng ra đại diện cho thân chủ của mình tham gia tố tụng. Đã là người chịu trách nhiệm đứng ra đại diện cho thân chủ tham gia tố tụng thì họ có trách nhiệm làm tốt vai trò của mình, theo dân gian hay gọi là “ra trận là phải thắng”. Nhưng thiết nghĩ có phải vụ nào luật sư cũng nhận làm đại diện tham gia tố tụng không? Việc nhận các vụ án này phản ánh năng lực và quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của vị luật sư đó. Trong trường hợp như vụ Tân Hiệp Phát đã xảy ra, nếu có một Tân Hiệp Phát tương tự thì các vị luật sư này phải hành xử như thế nào để vừa khéo léo với khách hàng, vừa phù hợp với quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp? Các bạn Dân Luật cho mình ý kiến với
Vụ Number 1 có ruồi: Bị cáo Minh vô tội?
Ngày 17/12/2015, TAND tỉnh Tiền Giang khép lại phiên xét xử sơ thẩm vụ “Number 1 có ruồi” với bản án “Bị cáo Minh bị phạt 7 năm tù giam”. Nhưng câu chuyện dường như chỉ mới bắt đầu chứ chưa phải là kết thúc, tôi tin rằng ở phiên tòa phúc thẩm anh Minh sẽ được tuyên vô tội. Có lẽ, vì “điều gì đó” mà ở phiên tòa sơ thẩm Hội đồng xét xử đã quên đi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 nên vội vàng đưa ra bản án kết tội anh Minh. Tại Khoản 6 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định quyền của người tiêu dùng như sau: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.” Điều này có nghĩa anh Võ Văn Minh có quyền yêu cầu Công ty TNHH Tân Hiệp Phát bồi thường thiệt hại. - Anh Minh bị thiệt hại gì? Thiệt hại thực tế có thể chưa có, nhưng thiệt hại có thể xảy ra chúng ta dễ dàng nhìn thấy được (nếu không may anh Minh không phát hiện trong chai Number 1 có ruồi nên anh uống, hoặc bán cho khách hàng uống và dẫn đến anh hoặc khách hàng chết... thì thiệt hại sẽ to lớn đến mức nào? – Câu hỏi này xin nhường cho Công ty TNHH Tân Hiệp Phát, Hội đồng xét xử sơ thẩm trả lời và Nhân dân đánh giá câu trả lời của họ). - Yêu cầu bồi thường bao nhiêu là hợp lý? Pháp luật hiện hành không có quy định mức bồi thường tối đa là bao nhiêu; đồng thời thiệt hại có thể dẫn đến chết người thì anh Minh có thể đòi Công ty TNHH Tân Hiệp Phát bồi thường 1 tỷ hay 100 tỷ đồng cũng không có gì là vô lý. Bởi mạng người không thể đánh đổi bằng tiền. Mặt khác, đây là vấn đề dân sự nên anh Minh đòi bồi thường nhiều thì Công ty TNHH Tân Hiệp Phát có thể thương lượng với mức thấp hơn cho thuận cả đôi bên. - Anh Minh nói rằng: “Nếu Tân Hiệp Phát không chấp nhận sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương và đăng tải thông tin này rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, in 5.000 tờ rơi nêu lại sự việc nhằm làm mất uy tín, thương hiệu, thị trường kinh doanh của công ty này”. Đây không phải là lời đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản mà là một cách để anh bảo vệ chính anh và người tiêu dùng; cũng như là cách để anh thương lượng nhằm nhận được khoản bồi thường hợp lý nhất; anh Minh hoàn toàn được quyền này. Bởi Khoản 7 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau: “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” Với những căn cứ pháp lý nêu trên thì anh Minh hoàn toàn được phép đòi Công ty TNHH Tân Hiệp Phát bồi thường thiệt hại là 500 triệu đồng. Tôi hi vọng, ở phiên xét xử phúc thẩm Hội đồng xét xử sẽ tuyên anh Minh vô tội; đồng thời yêu cầu bồi thường oan, sai cho anh Minh. Chai nước là vật chứng của vụ án – Ảnh Vietnamnet Theo cáo trạng của cơ quan công tố xác định, anh Minh cùng chị gái là Võ Thị Thảo thuê mặt bằng bán bún riêu tại ngã ba An Cư (xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Ngoài bán bún, chị Thảo còn bán thêm các loại nước ngọt, trong đó có Number 1.Ngày 3/12/2014, trong lúc lấy chai Number 1 loại 350ml, là sản phẩm của công ty TNHH TM - DV Tân Hiệp Phát ra bán cho khách, ông Minh phát hiện trong chai nước có con ruồi chết bên trong nên đem cất giấu. Hai ngày sau, anh Minh gọi điện đến báo cho công ty Tân Hiệp Phát biết và yêu cầu công ty này giao 1 tỷ đồng để đổi lấy chai nước cũng như sự im lặng. Ngoài ra, ông Minh còn dọa nếu Tân Hiệp Phát không chấp nhận sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương và đăng tải thông tin này rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, in 5.000 tờ rơi nêu lại sự việc nhằm làm mất uy tín, thương hiệu, thị trường kinh doanh của công ty này. Nhận được thông tin, ban giám đốc công ty đã 3 lần cử nhân viên xuống gặp ông Minh để thương lượng nhưng bất thành, một trong những cuộc đối thoại ấy đã được nhân viên công ty bí mật ghi âm. Cáo trạng nêu rõ: “Trước sự đe dọa của Minh làm cho Ban giám đốc công ty Tân Hiệp Phát lo sợ bị ảnh hưởng đến uy tín của công ty nên buộc phải đồng ý giao cho Minh 500 triệu đồng”. Ngày 27/1/2015, bà Trần Ngọc Bích - Giám đốc công ty đã phân công 3 nhân viên đến quán giải khát Hương Quê tại ấp Hậu Vĩnh, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để giao cho tiền cho Minh. Đặc biệt, khi nhận số tiền 500 triệu đồng, ông Minh có làm biên nhận cho nhân viên công ty và đem tiền bỏ vào cốp xe. Lúc này, cơ quan CSĐT công an tỉnh Tiền Giang đã ập vào bắt quả tang. Với hành vi trên, ông Minh đã bị khởi tố, truy tố về tội “cưỡng đoạt tài sản” theo Điểm a Khoản 4 Điều 135 bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 12-20 năm tù.
CHIA SẺ KIẾN THỨC ĐỊNH TỘI DANH QUA "VỤ ÁN CON RUỒI"
Luật sư Đoàn Khắc Độ Vụ án “con ruồi 500 triệu” với bản án 7 năm tù đối với Võ Văn Minh có nhiều luồng ý kiến pháp lý trái chiều trong giới chuyên gia cũng như người dân. Các luật sư bào chữa cho bị cáo Minh và một số chuyên gia pháp luật cho rằng hành vi của anh Minh không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản, mà đó là thỏa thuận dân sự với Tân Hiệp Phát để mua lại chai nước có con ruồi. Hành vi của Võ Văn Minh có phải "thỏa thuận" hợp pháp hay không? “Theo tôi, cần đánh giá sự việc một cách toàn diện, đúng bản chất, không cắt khúc cái sự “thỏa thuận” ra khỏi tổng thể của sự việc. Nếu cho rằng thỏa thuận giữa anh Minh và Tân Hiệp Phát là hợp đồng dân sự thì rõ ràng đối tượng của hợp đồng này là “sự im lặng”. Hay nói một cách khác, anh Minh nhận 500 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát để giữ im lặng về chai nước có con ruồi. Liệu “hợp đồng” này có phù hợp với quy định của pháp luật? Chúng ta biết rằng, không phải thỏa thuận nào cũng là hợp đồng. Một thỏa thuận được xem là hợp đồng, trước hết, nó phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự (BLDS). Một thỏa thuận mà trái với pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì không thể là hợp đồng. Xét dưới góc độ đạo đức xã hội, hành vi đòi 500 triệu để đổi lấy sự im lặng thì cũng không chấp nhận được. Anh Minh có biết rằng, anh im lặng để lấy 500 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát, nhưng chính sự im lặng của anh có thể gián tiếp làm cho rất nhiều người dân khác bị ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe vì những chai nước không đảm bảo chất lượng này không? Xét dưới góc độ pháp lý, anh Minh có thực hiện đúng các quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng hay chưa? Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) và Luật An toàn thực phẩm (Luật ATTP) quy định cho nhà sản xuất nghĩa vụ đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm đảm bảo chất lượng. Đồng thời, luật cũng quy định cho người tiêu dùng nghĩa vụ phải thực hiện khi phát hiện sản phẩm kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, khoản 2, Điều 9 Luật BVQLNTD quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng: “Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng”. Điểm b, khoản 2, Điều 9 Luật ATTP quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm: “Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Ở đây, khi phát hiện chai nước có ruồi, anh Minh không thực hiện các quy định vừa nêu trên mà gọi điện cho Công ty Tân Hiệp Phát buộc công ty này phải giao cho Minh 1 tỉ đồng rồi hạ xuống 500 triệu đồng để đổi lấy chai nước có con ruồi và sự im lặng. Nếu không sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng, đăng tải trên báo chí, chương trình 60s và in phát 5.000 tờ rơi. Chưa xét đến quan hệ pháp luật hình sự, hành vi của anh Minh cũng đã vi phạm các quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng vừa nêu ở trên. Theo quy định tại khoản 1, Điều 55 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Điều 31 Luật BVQLNTD; Điều 605 BLDS, thì anh Minh có quyền thương lượng với Tân Hiệp Phát để giải quyết việc đổi trả, đền bù, bồi thường chai nước có con ruồi. Nhưng cần lưu ý rằng, thương lượng phải dựa trên cơ sở quyền, lợi ích hợp pháp của anh Minh bị xâm hại và phải hoàn toàn tự nguyên, không được đe dọa, ép buộc. Tuy nhiên anh Minh yêu cầu Tân Hiệp Phát đưa tiền không dựa trên cơ sở thiệt hại do quyền, lợi ích bị xâm phạm và đồng thời có sự đe dọa: “kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng, đăng tải trên báo chí, chương trình 60s và in phát 5.000 tờ rơi”. Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng hành vi của anh Minh đã vượt quá phạm vi của một thỏa thuận trong giao dịch dân sự. Hành vi của Võ Văn Minh có cấu thành tội “cưỡng đoạt tài sản? Luồng ý kiến thứ 2 cho rằng, Tân Hiệp Phát là pháp nhân (không phải là “người”) không có “tinh thần” nên không phải là đối tượng bị tác động bởi hành vi đe dọa của anh Minh. Do đó anh Minh không phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Theo tôi, Tân Hiệp Phát là pháp nhân nhưng sự hoạt động của pháp nhân này là do con người điều hành. 500 triệu là tài sản của pháp nhân nhưng để định đoạt 500 triệu đồng này phải do người có trách nhiệm trong pháp nhân đó quyết định. Hành vi của anh Minh là đe dọa tinh thần của người có trách nhiệm đối với 500 triệu đồng này (người này có thể không phải chủ sở hữu). Và người có trách nhiệm này sẽ quyết định có giao tiền cho anh Minh hay không. Theo cấu thành của tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS) thì người bị đe dọa có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc cũng có thể là người có trách nhiệm về tài sản. Có ý kiến khác cho rằng, đại diện của Tân Hiệp Phát không thừa nhận chai nước có ruồi là của mình, thì Tân Hiệp Phát không lo sợ mất uy tín. Do đó anh Minh không thể làm cho Tân Hiệp Phát lo sợ nên không phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Theo tôi, tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, thể hiện rõ trong điều luật bởi cụm từ “nhằm chiếm đoạt tài sản”. Người thực hiện tội phạm chỉ cần có hành vi “uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản” thì tội phạm đã hoàn thành. Do đó yếu tố có chiếm đoạt được tiền hay không, hay là người bị hại có lo lắng, sợ hãi hay không cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc. Lời đe dọa của anh Minh có thể làm cho người có trách nhiệm của Tân Hiệp Phát lo sợ hoặc cũng có thể không. Cấu thành của tội cưỡng đoạt tài sản không bắt buộc người bị đe dọa phải lo sợ. Khi anh Minh gọi điện yêu cầu Tân Hiệp Phát giao tiền và nghĩ rằng Tân Hiệp Phát lo sợ mất uy tín nên sẽ giao tiền, thì tội phạm đã hoàn thành. Tôi cũng như bao nhiêu người dân khác trong cả nước, rất thông cảm, chia sẻ và đau xót cho trường hợp của anh Minh. Nhưng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Ai vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lý".
Võ Văn Minh - Cái kết đắng cho tất cả!
Vậy là phiên tòa phúc thẩm xét xử Võ Văn Minh đổi "con ruồi" lấy 500 triệu đồng đã đi qua. Một vụ án kéo dài với nhiều diễn biến mà cả những người ngoài cuộc vẫn thấp thỏm đợi chờ, đợi chờ một bản án thấu lý, đạt tình, dù có tội hay không có tội. Một người ngoài cuộc, và cũng không làm nghề luật sư, bản thân tôi có cách nhìn bình thường của một người dân không biết luật. 1/ Hướng xử lý của Tân Hiệp Phát? - Trong khi ở nhiều quốc gia khác, không phải đơn thuần là một con ruồi to tát, chỉ cần một chú kiến đâu đó vương vãi trên/trong một chiếc bánh quy trị giá 500 đồng, thì bản thân nhà sản xuất chưa cần biết con kiến đó "từ đâu tới", họ vẫn đình chỉ lưu hành hoặc tạm dừng toàn bộ lô sản phẩm, thu hồi để kiểm tra, xác minh,... Trong đa số trường hợp, người phát hiện ra con kiến mà báo cho họ (chưa cần báo cho ai khác), cũng được thưởng hơn cái giá 7 năm tù hoặc 500 triệu đồng! - THP, một Doanh nghiệp Việt Nam có truyền thống "tố cáo - báo công an" lặp lại, và mới nhất là với Võ Văn Minh, một cách làm tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng ngay phiên tòa sơ thẩm. Tại sao lại có sự tréo ngoe giữa cách hành xử ở nước khác với nước ta như vậy? Cái lỗi bắt đầu từ đâu đó xa lắm, nhưng gần hơn là lòng tham (từ nhiều phía) và cách hành xử mà thôi. Với Võ Văn Minh, có lẽ 500 triệu đồng sẽ là miếng keo dán miệng bịt con ruồi suốt đời; còn với THP, họ cũng muốn sự việc được phanh phui ra nhằm mục đích quảng bá được hình ảnh mà không mất chi phí quảng cáo (như hiện nay), và răn đe những kẻ có lòng tham khác!. Tất nhiên, chỉ 1 trong hai đạt mục đích, đó là THP, nhưng mục đích chính thì ngược lại, vì rất nhiều người quay lưng với sản phẩm của họ, trong đó có tôi. Trong khi nhiều người nghi ngờ sản phẩm của họ, trong đó có Võ Văn Minh thì bản thân họ đã chối bay chối biến để rồi Điều 22 Luật bảo vệ người tiêu dùng không được thực thi. 2/ Hội bảo vệ người tiêu dùng ở đâu trong vụ án này? - Nói đến Hội bảo vẹ người tiêu dùng, thật khó xác định họ đang "nằm" ở đâu trong vụ án con ruồi bạc tỷ này. Không lên tiếng, không tham gia, không có bất kỳ một động thái nào để thể hiện vai trò chức trách của mình. - Trong khi rất nhiều câu hỏi của HĐXX đưa ra cho bị cáo, kể cả cho luật sư bào chữa, những câu hỏi mà ít khi người tiêu dùng/luật sư cập nhật đến để giải mã vụ án, cần sự phối hợp, hỗ trợ từ họ, họ không có mặt; hay nói đúng hơn, các cơ quan tiến hành tố tụng không tham khảo nên họ cũng dễ dàng "bỏ qua" khiến cho "ai muốn làm gì thì làm". 3/ Vai trò của luật sư bào chữa miễn phí? - Vụ án có rất nhiều luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho bị cáo Minh, tôi tin họ đã cố gắng làm tất cả những gì có thể. Nhưng qua thông tin từ báo chí, bản thân tôi thấy các luật sư thiếu một chút lý luận, cụ thể là tại http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/vo-van-minh-van-linh-7-nam-tu-3465241.html?utm_source=home&utm_medium=box_phapluat_home&utm_campaign=boxtracking. - Sao lại để bản án nhận định thế này: "các luật sư nói cán bộ điều tra vi phạm tố tụng nhưng không nêu rõ vi phạm điều khoản nào nên không có căn cứ xem xét." Sao lại không khẳng định rằng quyền của luật sư bên bị hại theo quy định tại Điều 59 BLTTHS không có quy định quyền của họ về vấn đề này!. Cần thiết thì hỏi ngược lại xem những ai "được quyền" tham gia hỏi cung, lấy lời khai của bị can theo quy định của pháp luật. - Và có lẽ, các luật sư cũng quá tập trung vào mục đích "hủy bản án sơ thẩm do vi phạm thủ tục tố tụng" mà ít quan tâm đế các vấn đề khác. 4/ Cơ quan cảnh sát điều tra và nhiệm vụ phòng chống tội phạm. - THP có đơn tố cáo trước khi Võ Văn Minh nhận tiền từ THP, và nhiệm vụ của họ lúc này là tổ chức, rình rập và bắt quả tang để xử lý. - Người ta thường nói "phòng hơn chống", ngay khi nhận được đơn tố cáo, nếu Công an tổ chức xác minh, triệu tập Minh lên làm việc thì có lẽ Nhà nước không tốn cơm tốn chi phí cho một phạm nhân, không mang đến cho một gia đình sự chia rẽ lớn, một mất mát về lao động chính, thu nhập chính cho một gia đình, làm phân chia một tế bào của xã hội. Bản thân Minh, chưa biết tốt xấu ra sao, nhưng vào trại giam 7 năm, khi ra đời sẽ là một con người khác, ai chịu trách nhiệm đây? Và tất nhiên, nếu thì ai cũng nói được, mọi việc được ngăn chặn kịp thời, THP đã không đến nổi muốn chạy trốn khỏi phiên tòa. 5/ Trao đổi giữa Võ Văn Minh và THP không được xem là giao dịch dân sự vì trái pháp luật! - Có lẽ, đây là một nhận định chủ yếu để kết tội Võ Văn Minh, nhưng bản thân tôi thấy rằng nhận định này không thực sự thuyết phục dư luận. Nếu nói trái pháp luật, thì cần chỉ rõ trái pháp luật ở đâu? Hay nếu người tiêu dụng nhận biết sản phẩm lỗi, nếu liên hệ với nhà sản xuất mà không liên hệ với cơ quan có thẩm quyền là trái pháp luật? - Xem lại một chút quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng: Điều 9. Nghĩa vụ của người tiêu dùng 1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ. 2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. + Theo quy định này, thì Minh đã thông tin cho nhà sản xuất, là tổ chức liên quan chính yếu biết để giải quyết. Còn việc giải quyết "nhiều lần thỏa thuận" để chuyển từ 1 tỷ xuống còn 500 triệu đồng, lập giấy biên nhận tiền ký cùng Minh là cách lựa chọn của THP, điều đó có nghĩa THP - Một doanh nghiệp lớn với những luật sư chuyên biệt muốn thỏa thuận để "giấu" sản phẩm bị nghi ngờ "có lỗi". Sự việc vỡ lỡ, người tiêu dùng "tẩy chay" THP là ngoài kế hoạch ban đầu của họ. Tất cả đều không thông báo cho người có thẩm quyền liên quan đến sản phẩm (quản lý thị trường, Hội bảo vệ người tiêu dùng,...), THP thì thông báo cho "người có thẩm quyền" nhưng không về sản phẩm lỗi, mà về hành vi của người tiêu dùng. + Một điều cần nói nữa, chính là "nghĩa vụ" này của Võ Văn Minh đã phát sinh hay chưa? Minh có thực sự biết rằng sản phẩm lỗi này "không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng"? Việc Minh nhiều lần thương thảo (trong đó có thể có việc yêu sách trao đổi chai nước = số tiền lớn), phải chăng cũng là một cách để Minh xác định rằng sản phẩm này thực sự không đảm bảo an toàn, đe dọa gây thiệt hại... Thực tế, việc xác định sản phẩm đảm bảo an toàn hay không phụ thuộc vào cơ quan có chức năng thẩm định, kiểm định, Võ Văn Minh chỉ thấy và nhận định bằng cảm quan mà thôi. + Thông báo, thông tin cho nhà sản xuất lỗi của sản phẩm, và thương lượng với họ để thu hồi sản phẩm này là trái pháp luật? + Nếu (lại nếu), Minh thông tin cho Hội bảo vệ người tiêu dùng thì họ sẽ làm gì, được gì? Khi sự việc xảy ra rùm beng trong một thời gian dài mà họ cũng không có ý kiến? + Pháp luật có quy định "thời hạn" mà người tiêu dùng phải thông tin cho cơ quan có thẩm quyền không kể từ khi phát hiện sản phẩm không an toàn? Minh có quyền lựa chọn thông tin này sau 7 năm hay không? - Và giả sử cứ cho rằng, giao dịch này trái pháp luật, có nghĩa là Minh cưỡng đoạt tài sản của THP? Không phải mọi giao dịch trái pháp luật, trái đạo đức xã hội đều vi phạm pháp luật hình sự. Tội cưỡng đoạt tài sản là "đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản... ", nếu điều này xảy ra (có đe dọa dùng vũ lực/dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác), có nghĩa là không có sự thỏa thuận và cũng không cần Minh ký vào biên nhận tiền THP soạn sẵn. Theo chủ quan của tôi, thứ nhất, THP đã báo công an trước đó thì không có chuyện THP "sợ", tức là không bị uy hiếp tinh thần đến mức phải giao tài sản. Thứ hai, nếu giao dịch xảy ra thì THP có lợi, Minh cũng có lợi, người bất lợi trong trường hợp này chỉ có thể là người tiêu dùng, nhưng để chứng minh bất lợi cho người tiêu dùng không đơn giản. - Cuối cùng, việc làm của Minh là thái quá, nhưng tinh thần phù hợp với quy định tại Điều 31 Luật bảo vệ người tiêu dùng: Điều 31. Thương lượng 1. Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Và quyền yêu cầu thương lượng của Võ Văn Minh được giải quyết bằng một bản án 7 năm tù.
Vụ án con ruồi: Lỗi Tân Hiệp Phát hay lỗi luật sư?
Kết thúc phiên tòa xét xử vụ án con ruồi đến nay gần 01 tuần, nhưng dân tình vẫn chưa hết căm phẫn về mức án tù dành cho anh Minh – người phát hiện có con ruồi trong chai nước Number 1 và yêu cầu Tân Hiệp Phát bồi thường 500 triệu. Sau khi Tòa tuyên án anh Minh với 7 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản, tiếp sau đó, Tân Hiệp Phát dính líu đến hàng loạt scandal về chất lượng các chai nước Dr.Thanh. Nhiều nơi đã có công văn yêu cầu người dân không sử dụng sản phẩm Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát, có công ty cũng ra quy định cấm sử dụng các sản phẩm của Tân Hiệp Phát….mục đích hướng đến là bảo vệ sức khỏe của mọi người. Khỏi phải nói, nhiều người không yêu cầu, họ vẫn một mực quả quyết rằng: “Từ nay sẽ không sử dụng của Tân Hiệp Phát”. Theo nhận định của các vị luật sư, chuyên gia pháp lý thì hành động ứng xử của Tân Hiệp Phát thực sự thiếu khôn ngoan và đây là thứ không thể tha thứ được”. Ông bà ta có câu “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”, người tiêu dùng ghét Tân Hiệp Phát ghét luôn cả luật sư của Tân Hiệp Phát và dưới đây là bằng chứng: Vậy trong vụ này, lỗi ở Tân Hiệp Phát hay lỗi ở luật sư? Tân Hiệp Phát có lỗi vì hành động ứng xử thiếu khôn ngoan với người tiêu dùng, đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Còn phía luật sư của Tân Hiệp Phát – liệu có lỗi trong vụ này, khi đại diện Tân Hiệp Phát tham gia tố tụng một cách thiếu khôn ngoan? Về phía quan điểm của mình, luật sư là người đứng ra đại diện cho thân chủ của mình tham gia tố tụng. Đã là người chịu trách nhiệm đứng ra đại diện cho thân chủ tham gia tố tụng thì họ có trách nhiệm làm tốt vai trò của mình, theo dân gian hay gọi là “ra trận là phải thắng”. Nhưng thiết nghĩ có phải vụ nào luật sư cũng nhận làm đại diện tham gia tố tụng không? Việc nhận các vụ án này phản ánh năng lực và quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của vị luật sư đó. Trong trường hợp như vụ Tân Hiệp Phát đã xảy ra, nếu có một Tân Hiệp Phát tương tự thì các vị luật sư này phải hành xử như thế nào để vừa khéo léo với khách hàng, vừa phù hợp với quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp? Các bạn Dân Luật cho mình ý kiến với
Vụ Number 1 có ruồi: Bị cáo Minh vô tội?
Ngày 17/12/2015, TAND tỉnh Tiền Giang khép lại phiên xét xử sơ thẩm vụ “Number 1 có ruồi” với bản án “Bị cáo Minh bị phạt 7 năm tù giam”. Nhưng câu chuyện dường như chỉ mới bắt đầu chứ chưa phải là kết thúc, tôi tin rằng ở phiên tòa phúc thẩm anh Minh sẽ được tuyên vô tội. Có lẽ, vì “điều gì đó” mà ở phiên tòa sơ thẩm Hội đồng xét xử đã quên đi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 nên vội vàng đưa ra bản án kết tội anh Minh. Tại Khoản 6 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định quyền của người tiêu dùng như sau: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.” Điều này có nghĩa anh Võ Văn Minh có quyền yêu cầu Công ty TNHH Tân Hiệp Phát bồi thường thiệt hại. - Anh Minh bị thiệt hại gì? Thiệt hại thực tế có thể chưa có, nhưng thiệt hại có thể xảy ra chúng ta dễ dàng nhìn thấy được (nếu không may anh Minh không phát hiện trong chai Number 1 có ruồi nên anh uống, hoặc bán cho khách hàng uống và dẫn đến anh hoặc khách hàng chết... thì thiệt hại sẽ to lớn đến mức nào? – Câu hỏi này xin nhường cho Công ty TNHH Tân Hiệp Phát, Hội đồng xét xử sơ thẩm trả lời và Nhân dân đánh giá câu trả lời của họ). - Yêu cầu bồi thường bao nhiêu là hợp lý? Pháp luật hiện hành không có quy định mức bồi thường tối đa là bao nhiêu; đồng thời thiệt hại có thể dẫn đến chết người thì anh Minh có thể đòi Công ty TNHH Tân Hiệp Phát bồi thường 1 tỷ hay 100 tỷ đồng cũng không có gì là vô lý. Bởi mạng người không thể đánh đổi bằng tiền. Mặt khác, đây là vấn đề dân sự nên anh Minh đòi bồi thường nhiều thì Công ty TNHH Tân Hiệp Phát có thể thương lượng với mức thấp hơn cho thuận cả đôi bên. - Anh Minh nói rằng: “Nếu Tân Hiệp Phát không chấp nhận sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương và đăng tải thông tin này rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, in 5.000 tờ rơi nêu lại sự việc nhằm làm mất uy tín, thương hiệu, thị trường kinh doanh của công ty này”. Đây không phải là lời đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản mà là một cách để anh bảo vệ chính anh và người tiêu dùng; cũng như là cách để anh thương lượng nhằm nhận được khoản bồi thường hợp lý nhất; anh Minh hoàn toàn được quyền này. Bởi Khoản 7 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau: “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” Với những căn cứ pháp lý nêu trên thì anh Minh hoàn toàn được phép đòi Công ty TNHH Tân Hiệp Phát bồi thường thiệt hại là 500 triệu đồng. Tôi hi vọng, ở phiên xét xử phúc thẩm Hội đồng xét xử sẽ tuyên anh Minh vô tội; đồng thời yêu cầu bồi thường oan, sai cho anh Minh. Chai nước là vật chứng của vụ án – Ảnh Vietnamnet Theo cáo trạng của cơ quan công tố xác định, anh Minh cùng chị gái là Võ Thị Thảo thuê mặt bằng bán bún riêu tại ngã ba An Cư (xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Ngoài bán bún, chị Thảo còn bán thêm các loại nước ngọt, trong đó có Number 1.Ngày 3/12/2014, trong lúc lấy chai Number 1 loại 350ml, là sản phẩm của công ty TNHH TM - DV Tân Hiệp Phát ra bán cho khách, ông Minh phát hiện trong chai nước có con ruồi chết bên trong nên đem cất giấu. Hai ngày sau, anh Minh gọi điện đến báo cho công ty Tân Hiệp Phát biết và yêu cầu công ty này giao 1 tỷ đồng để đổi lấy chai nước cũng như sự im lặng. Ngoài ra, ông Minh còn dọa nếu Tân Hiệp Phát không chấp nhận sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương và đăng tải thông tin này rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, in 5.000 tờ rơi nêu lại sự việc nhằm làm mất uy tín, thương hiệu, thị trường kinh doanh của công ty này. Nhận được thông tin, ban giám đốc công ty đã 3 lần cử nhân viên xuống gặp ông Minh để thương lượng nhưng bất thành, một trong những cuộc đối thoại ấy đã được nhân viên công ty bí mật ghi âm. Cáo trạng nêu rõ: “Trước sự đe dọa của Minh làm cho Ban giám đốc công ty Tân Hiệp Phát lo sợ bị ảnh hưởng đến uy tín của công ty nên buộc phải đồng ý giao cho Minh 500 triệu đồng”. Ngày 27/1/2015, bà Trần Ngọc Bích - Giám đốc công ty đã phân công 3 nhân viên đến quán giải khát Hương Quê tại ấp Hậu Vĩnh, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang để giao cho tiền cho Minh. Đặc biệt, khi nhận số tiền 500 triệu đồng, ông Minh có làm biên nhận cho nhân viên công ty và đem tiền bỏ vào cốp xe. Lúc này, cơ quan CSĐT công an tỉnh Tiền Giang đã ập vào bắt quả tang. Với hành vi trên, ông Minh đã bị khởi tố, truy tố về tội “cưỡng đoạt tài sản” theo Điểm a Khoản 4 Điều 135 bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 12-20 năm tù.