Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định tại Điều 601 của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể: - Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Ví dụ: - Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; - Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước bằng tài sản hợp pháp, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường trong trường hợp chủ sở hữu có điều kiện bồi thường. - Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. - Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: + Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; + Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. (Trách nhiệm bồi thường Điều 595 của BLDS) - Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì giải quyết như sau: + Chủ sở hữu chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. + Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp và người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải liên đới bồi thường thiệt hại. Như vậy, người được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chịu trách nhiệm liên đới hoặc 2 bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại trừ một số trường hợp do luật quy định khác.
Bồi thường khi vi phạm kỷ luật
Vi phạm kỷ luật trong bồi thường trách nhiệm do lỗi cố tình phải bồi thường 100% mức thiệt hại tại thời điểm gây ra Căn cứ Điều 361 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ 1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. 2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.” Đồng thời, Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 4. Thiệt hại khác do luật quy định.” Bên cạnh đó, Điều 13 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Điều 13. Bồi thường thiệt hại Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác thì cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự (ở đây là quyền về tài sản) bị xâm phạm thì được bồi thường toàn bộ thiệt hại. Mặt khác, Điều 117 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Điều 117. Kỷ luật lao động Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.” Đồng thời, Điều 129 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Điều 129. Bồi thường thiệt hại 1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này. 2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.” Bên cạnh đó, Điều 130 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Điều 130. Xử lý bồi thường thiệt hại 1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động. 2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại.” Như vậy, trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động là loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng với người lao động bằng cách bắt buộc người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc vi phạm hợp đồng trách nhiệm gây ra. Trách nhiệm vật chất chỉ phát sinh khi hành vi vi phạm làm thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động và tài sản bị thiệt hại phải thuộc quyền quản lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ hoặc chế biến của người lao động. Ngoài ra, mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động mà người sử dụng lao động xem xét, quyết định mức bồi thường.
Nhà ở sập, trách nhiệm thuộc về bên thuê hay chủ sở hữu?
Vừa mới đây một vụ tai nạn sập nhà xảy ra tại cửa hàng Circle K Quận 4, TP.HCM đã khiến nhiều người thương vong. Vụ tai nạn xảy ra bất ngờ và nhiều người bị kẹt bên trong. Đến giữa trưa đã đưa được tất cả những người bị kẹt bên trong đến bệnh viện. Tại các thành phố lớn nhiều cửa hàng tiện lợi được thuê từ nhà, chung cư của nhiều hộ dân để kinh doanh mà không xây lại để giữ nét hoài cổ của căn nhà được thuê. Vậy trong trường hợp nhà ở xuống cấp dẫn đến sập nhà gây thiệt hại về người và tài sản thì trách nhiệm bồi thường thuộc về bên thuê hay chủ sở hữu căn nhà? 1. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm do nhà ở gây ra? Không loại trừ trường hợp tai nạn do nhà cửa gây ra thì tại Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra được xác định như sau: Theo đó, các đối tượng là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Do đó, tùy thuộc vào quá trình chuyển giao sở hữu thì cả chủ sở hữu hay người được giao quản lý sử dụng phải có trách nhiệm đối với nhà ở mà mình đang sử dụng. Ngoài ra, khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định trên thì Bộ luật Dân sự 2015 không xác định thứ tự chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra. 2. Cửa hàng là bên thuê nhà thì có chịu trách nhiệm thiệt hại? Theo như vụ việc sáng ngày 18/10/2023, phía bên cơ quan công an có xác định điều tra ban đầu dẫn đến trần nhà cửa hàng Circle K bị sập là do công trình đã xuống cấp, các giá đỡ trên gác không được chắc chắn mà phía cửa hàng lại làm kho chứa đồ với hàng tá hàng hóa dự trữ dẫn đến quá tải. Từ dữ kiện trên, cho chúng ta thấy trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý (nghĩa vụ kiểm tra tình trạng, khắc phục hư hỏng,...) thì ở đây chính là quản lý của cửa hàng Circle K. Nếu chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải bồi thường. Nếu do người khác chiếm hữu, sử dụng và do họ đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp khác khi công trình đã đến giai đoạn xuống cấp mà bên cho thuê không thông báo giải thích và có yêu cầu sửa chữa công trình nhà ở trước đó với bên Circle K thì khi xảy ra thiệt hại cũng có một phần trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra. 3. Khi nào loại trừ trách nhiệm do công trình xây dựng gây ra? Căn cứ khoản 2 Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trường hợp người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Theo quy định trên, thì vẫn cần phải có kết luận chính thức của cơ quan điều tra để biết được nguyên nhân chính dẫn đến vụ sập nhà Quận 4, trong trường hợp mà do lỗi hoàn toàn của nhà ở khi phát sinh một sự kiện nào khác mà dẫn đến sập nhà thì được xem là sự kiện bất khả kháng thì bên chủ sở hữu hay bên được giao quản lý không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, nếu khách hàng tại cửa hàng Circle K mà có hành vi phá hoại dẫn đến sự cố công trình sập trần nhà được cơ quan điều tra xác định lỗi hoàn toàn thuộc về khách hàng gây ra thì cũng không cần phải bồi thường. Như vậy, tùy thuộc vào tình hình và kết luận điều tra xác minh vụ việc mới có thể biết được trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, tuy nhiên trước mắt bên phía cửa hàng Circle K sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hỗ trợ trước cho các nạn nhân bị thiệt hại.
Khó xử: Lỗi do học sinh, phụ huynh hay nhà trường phải bồi thường?
Trong thời gian học tại cơ sở phổ thông, không ít trường hợp học sinh gây thiệt hại khi còn đang đi học và được sự quản lý trực tiếp của nhà trường và sự giáo dục, quản lý của gia đình. Khi đó, vấn đề trách nhiệm bồi thường được đặt lên bàn cân rằng phụ huynh của học sinh sẽ là người trực tiếp bồi thường thiệt hại hay trách nhiệm đó sẽ thuộc về phía nhà trường? 1. Trách nhiệm bồi thường là của ai? Hiện nay, học sinh tại Việt Nam được chia theo 3 bậc phổ thông với độ tuổi trung bình khác nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện bồi thường thì căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 phân biệt đối tượng thực hiện bồi thường gồm người dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi. 1.1 Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra Cụ thể tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì: Người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý. Trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người phải bồi thường. Đồng thời, theo Điều 11 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có giải thích về bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học, trực tiếp quản lý như sau: Thời gian trường học trực tiếp quản lý là trong phạm vi thời gian và không gian mà trường học đã tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, dạy dỗ người chưa đủ 15 tuổi. Do đó, nếu thuộc phạm vi này thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường. Trường hợp nhà trường chứng minh được thiệt hại do học sinh gây ra không thuộc phạm vi quản lý thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về phụ huynh học sinh. 1.2 Bồi thường thiệt hại do người từ 15 đến 18 tuổi trở lên gây ra Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại căn cứ khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 2. Thời hiệu khởi kiện quyền lợi bị xâm hại Trong trường hợp phía nhà trường và phụ huynh không thể thỏa thuận để dẫn đến kết quả cuối cùng thì có thể đưa ra Tòa án xét xử. Tuy nhiên, cũng cần chú ý về thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp này. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện Theo đó, tại Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015 bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau: - Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, Điều 5 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP cũng lý giải về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước hoặc sau ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực) và đương sự khởi kiện từ ngày 01/01/2017, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đều là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời điểm người có quyền yêu cầu biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là khi họ nhận ra được hoặc có thể khẳng định được về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp người có quyền yêu cầu phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường, nếu có thiệt hại xảy ra thì người đó biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc trường hợp pháp luật có quy định phải biết. Như vậy, trường hợp mà học sinh gây nên thiệt hại còn tùy thuộc vào phạm vi thuộc quản lý của nhà trường hay không, nếu học sinh dưới 15 tuổi mà trong phạm vi của nhà trường thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường, ngược lại sẽ do phụ huynh học sinh chịu trách nhiệm. Trường hợp học sinh đó trên 15 đến 18 tuổi thì phải tự chịu trách nhiệm chính.
TANDTC hướng dẫn xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ngoài hợp đồng
Hội đồng Thẩm phán TANDTC vừa có Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể, trường hợp bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm ngoài hợp đồng được xác định như sau: (1) Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 được xác định như sau: * Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: - Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở. - Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án. - Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. * Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định như sau: -Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút. -Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại. Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày. * Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 được xác định như sau: - Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có). - Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. - Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại. (2) Mức bồi thường do tính mạng bị xâm phạm Đối với quy định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được xác định như sau: Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 được xác định như sau: * Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đó chết. *Chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với các khoản tiền: mua quan tài; chi phí hỏa táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ. *Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết được xác định như sau: - Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng. - Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm về sức khỏe. - Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Xem thêm Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có hiệu lực ngày 01/01/2023 thay thế Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.
Giết người nhưng sau đó tự sát, gia đình nạn nhân liệu có được bồi thường?
Có rất nhiều trường hợp khi thực hiện hành vi giết người nhưng sau đó tự sát xét về trách nhiệm hình sự thì trong trường hợp vụ việc chỉ có một người duy nhất là hung thủ và có kết luận là người này đã chết mà không cần tái thẩm đối với người khác thì Viện kiểm sát không khởi tố vụ án hình sự. Ngoài ra, nếu có căn cứ xác định trong vụ án còn có những đồng phạm khác hỗ trợ hung thủ thực hiện hành vi phạm tội thì những người này phải chịu trách nhiệm hình sự theo phán quyết của Tòa án. Tuy nhiên, đối với vấn đề bồi thường về mặt dân sự cho gia đình nạn nhân như thế nào. Tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, thì những người hưởng thừa kế của họ vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Cụ thể: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: - Chi phí hợp lý cho việc mai táng. - Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. - Thiệt hại khác do luật quy định. Ngoài ra, phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Hiện hành, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Như vậy mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho người nhà nạn nhân tối đa là 149.000.000 đồng.
Chính phủ “chốt” mức tiền hỗ trợ các hộ bị thiệt hại do thiên tai vừa qua
Ngày 5/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP ngày 5/11/2020 về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 trên địa bàn một số địa phương miền Trung và Tây Nguyên. Theo đó, thực hiện hỗ trợ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chịu tác động nghiêm trọng bởi thiên tai gây ra trong tháng 10/2020, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum với mức hỗ trợ như sau: - Đối với nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn: Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ. - Đối với nhà bị hư hỏng nặng: Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ. Căn cứ mức độ thiệt hại về nhà ở và mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương, địa phương chủ động sử dụng ngân sách của mình và huy động thêm nguồn lực hợp pháp khác để quyết định mức hỗ trợ phù hợp. Trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các văn bản hướng dẫn. Xem chi tiết Nghị quyết: TẠI ĐÂY
Thử súng làm chết 1 người: Nhiều “hình phạt” đang đợi
Thử súng làm chết người - Ảnh minh họa Mua súng về để bắn chim nhưng khi thử súng lại không biết bên trong vẫn còn đạn và vô tình bắn tử vong người khác, như vậy người bắn sẽ đối mặt với những trách nhiệm gì? Thứ nhất, phạm tội Vô ý làm chết người Bộ luật Hình sự 2015 có quy định: “Điều 128. Tội vô ý làm chết người 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” Ở đây người bắn súng không có chủ đích muốn tước đi mạng sống của người khác, tuy nhiên hậu quả trên thực tế đã xảy ra và người này bắt buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Với tội này mức án có thể lên đến 5 năm tù. Thứ hai, phạm các tội liên quan đến Sử dụng vũ khí trái phép Hành vi sử dụng súng này hoàn toàn là trái phép vì không nằm trong phạm vi công vụ, nhiệm vụ vì chưa biết được tính chất loại vũ khí người này sử dụng, những tội mà người này có thể phải đối mặt là: - Tội sử dụng vũ khí quân dụng: Mức phạt đến 12 năm tù giam khi làm chết người (Khoản 2 Điều 304 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) - Tội sử dụng trái phép súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ: Mức phạt đến 5 năm tù giam khi làm chết người (Khoản 2 Điều 306 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) Đối với những tội này, khi hành vi vi phạm làm chết nhiều hơn 1 người, tùy mức độ mà hình phạt có thể tăng lên. Thứ ba, bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Quy định tại điều 591 và 593 Bộ luật dân sự 2015 quy định khi tính mạng của một người bị xâm phạm, người gây thiệt hại phải: - Thanh toán các chi phí mai táng, cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng - Bồi dưỡng về tinh thần bằng cách thỏa thuận với gia đình người bị thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì Tòa sẽ xét xử và đưa ra mức bồi thường (cao nhất bằng 100 lần mức lương cơ sở) - Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi - Cấp dưỡng hết đời nếu con của người bị thiệt hại đã thành niên nhưng không có khả năng lao động Thứ tư, đối mặt với Tòa án lương tâm, dư luận xã hội Đối với những hành vi làm chết người do thiếu cẩn trọng, đặc biệt khi bản thân lại có chức vụ, chức danh và đã được đào tạo sử dụng súng, việc bị xã hội lên án, chê trách là điều không thể tránh khỏi. Kể cả khi dư luận lắng xuống, sự ám ảnh trong lương tâm của người phạm tội có thể đi theo họ suốt đời.
Bồi thường thiệt hại về tinh thần ngoài hợp đồng
Theo khoản 2 điều 591 BLDS 2015 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe ,danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm,... Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì người được nhận là những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân. Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì người bị thiệt hại đương nhiên được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân,... Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Đang đi qua ngõ nhà của cô hàng xóm, chó trong nhà cô ấy nhào vào cắn. Làm hại bạn phải đi chích nhừa, tiềm phòng các loại. Không lẽ đây là họa trên trời rơi xuống??? Thực tế việc cuộc sống, từ chó, mèo, trâu, bò, gà vịt đều là những con vật thân quen trong cuộc sống gia đình người Việt. Chúng là những động vật đã được con người thuân hóa, chăm sóc. Nhiều khi xuất phát từ bản tính bản năng của chúng hoặc do trách nhiệm quản lý của con người mà nhiều tình huống oái oăm cũng như tai nạn thương tâm đã xảy ra. Năm 2009 có một vụ việc thương tâm thế này: Anh A trên đường chở con đi học về. Đi ngang qua đoạn đường có đồng cỏ đang chăn thả bò. Do ông D sơ xuất đã để bò chạy vọt ra lòng đường. Anh A do bất ngờ, không kịp thời điều khiển được tay lái đã dẫn đến tai nạn thương tâm của bố con anh A. Vụ việc xảy ra thật sự bất ngờ. Sự ra đi của anh A và cháu bé để lại một nỗi đau không thể xóa mờ cho vợ con cũng như gia đình anh. Thực tế, rất nhiều tai nạn xảy ra mà nguyên nhân từ xúc vật đã gây ra. Do đó cũng gây ra nhiều thiệt hại từ lớn đến nhỏ cho xã hội. Như vậy, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này? Điều 625 BLDS năm 2005 qui định: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” Theo đó, nếu bồi thường thiệt hại sẽ do chủ sở hữu súc vật gây ra mà lỗi là hoàn toàn do chủ sở hữu thì việc bồi thường thiệt hại sẽ do chủ sở hữu súc vật chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu việc ra thiệt hại do lỗi của nười thứ ba thì người thứ ba sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu việc gây ra thiệt hại là hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì họ phải tự chịu trách nhiệm về phần lỗi của mình. Ngoài ra, nếu họ có một phần lỗi thì việc bồi thường sẽ dựa vào tỷ lệ phần lỗi của chủ sở hữu và người bị thiệt hại. Cụ thể, nếu A bị chó nhà bà B cắn. Mặc dù A biết chó nhà bà B là chó dữ, bà B đã có biển cảnh báo và nhốt chó vào chuồng. Nhưng A vẫn cố tình chọc ghẹo thì A phải chịu trách nhiệm trước phần lỗi của mình. Do đó, việc xem xét ai phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, không đơn giản chỉ phụ thuộc vào việc ai là chủ sở hữu. Mà phải dựa trên cơ sở xác định như sau: Có lỗi Có hành vi nguy hiểm cho xã hội Có thiệt hại thực tế xảy ra trên thực tế Có mối quan hệ tương quan giữa hành vi và hậu quả xảy ra. Minh Trang
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định tại Điều 601 của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể: - Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường. Ví dụ: - Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; - Thỏa thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước bằng tài sản hợp pháp, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường trong trường hợp chủ sở hữu có điều kiện bồi thường. - Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. - Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: + Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; + Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. (Trách nhiệm bồi thường Điều 595 của BLDS) - Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây thiệt hại thì giải quyết như sau: + Chủ sở hữu chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. + Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp và người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải liên đới bồi thường thiệt hại. Như vậy, người được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chịu trách nhiệm liên đới hoặc 2 bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại trừ một số trường hợp do luật quy định khác.
Bồi thường khi vi phạm kỷ luật
Vi phạm kỷ luật trong bồi thường trách nhiệm do lỗi cố tình phải bồi thường 100% mức thiệt hại tại thời điểm gây ra Căn cứ Điều 361 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ 1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. 2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.” Đồng thời, Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 4. Thiệt hại khác do luật quy định.” Bên cạnh đó, Điều 13 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Điều 13. Bồi thường thiệt hại Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác thì cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự (ở đây là quyền về tài sản) bị xâm phạm thì được bồi thường toàn bộ thiệt hại. Mặt khác, Điều 117 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Điều 117. Kỷ luật lao động Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.” Đồng thời, Điều 129 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Điều 129. Bồi thường thiệt hại 1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này. 2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.” Bên cạnh đó, Điều 130 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Điều 130. Xử lý bồi thường thiệt hại 1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động. 2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại.” Như vậy, trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động là loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng với người lao động bằng cách bắt buộc người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc vi phạm hợp đồng trách nhiệm gây ra. Trách nhiệm vật chất chỉ phát sinh khi hành vi vi phạm làm thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động và tài sản bị thiệt hại phải thuộc quyền quản lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ hoặc chế biến của người lao động. Ngoài ra, mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động mà người sử dụng lao động xem xét, quyết định mức bồi thường.
Nhà ở sập, trách nhiệm thuộc về bên thuê hay chủ sở hữu?
Vừa mới đây một vụ tai nạn sập nhà xảy ra tại cửa hàng Circle K Quận 4, TP.HCM đã khiến nhiều người thương vong. Vụ tai nạn xảy ra bất ngờ và nhiều người bị kẹt bên trong. Đến giữa trưa đã đưa được tất cả những người bị kẹt bên trong đến bệnh viện. Tại các thành phố lớn nhiều cửa hàng tiện lợi được thuê từ nhà, chung cư của nhiều hộ dân để kinh doanh mà không xây lại để giữ nét hoài cổ của căn nhà được thuê. Vậy trong trường hợp nhà ở xuống cấp dẫn đến sập nhà gây thiệt hại về người và tài sản thì trách nhiệm bồi thường thuộc về bên thuê hay chủ sở hữu căn nhà? 1. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm do nhà ở gây ra? Không loại trừ trường hợp tai nạn do nhà cửa gây ra thì tại Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra được xác định như sau: Theo đó, các đối tượng là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Do đó, tùy thuộc vào quá trình chuyển giao sở hữu thì cả chủ sở hữu hay người được giao quản lý sử dụng phải có trách nhiệm đối với nhà ở mà mình đang sử dụng. Ngoài ra, khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định trên thì Bộ luật Dân sự 2015 không xác định thứ tự chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra. 2. Cửa hàng là bên thuê nhà thì có chịu trách nhiệm thiệt hại? Theo như vụ việc sáng ngày 18/10/2023, phía bên cơ quan công an có xác định điều tra ban đầu dẫn đến trần nhà cửa hàng Circle K bị sập là do công trình đã xuống cấp, các giá đỡ trên gác không được chắc chắn mà phía cửa hàng lại làm kho chứa đồ với hàng tá hàng hóa dự trữ dẫn đến quá tải. Từ dữ kiện trên, cho chúng ta thấy trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý (nghĩa vụ kiểm tra tình trạng, khắc phục hư hỏng,...) thì ở đây chính là quản lý của cửa hàng Circle K. Nếu chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải bồi thường. Nếu do người khác chiếm hữu, sử dụng và do họ đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp khác khi công trình đã đến giai đoạn xuống cấp mà bên cho thuê không thông báo giải thích và có yêu cầu sửa chữa công trình nhà ở trước đó với bên Circle K thì khi xảy ra thiệt hại cũng có một phần trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra. 3. Khi nào loại trừ trách nhiệm do công trình xây dựng gây ra? Căn cứ khoản 2 Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trường hợp người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Theo quy định trên, thì vẫn cần phải có kết luận chính thức của cơ quan điều tra để biết được nguyên nhân chính dẫn đến vụ sập nhà Quận 4, trong trường hợp mà do lỗi hoàn toàn của nhà ở khi phát sinh một sự kiện nào khác mà dẫn đến sập nhà thì được xem là sự kiện bất khả kháng thì bên chủ sở hữu hay bên được giao quản lý không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, nếu khách hàng tại cửa hàng Circle K mà có hành vi phá hoại dẫn đến sự cố công trình sập trần nhà được cơ quan điều tra xác định lỗi hoàn toàn thuộc về khách hàng gây ra thì cũng không cần phải bồi thường. Như vậy, tùy thuộc vào tình hình và kết luận điều tra xác minh vụ việc mới có thể biết được trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, tuy nhiên trước mắt bên phía cửa hàng Circle K sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hỗ trợ trước cho các nạn nhân bị thiệt hại.
Khó xử: Lỗi do học sinh, phụ huynh hay nhà trường phải bồi thường?
Trong thời gian học tại cơ sở phổ thông, không ít trường hợp học sinh gây thiệt hại khi còn đang đi học và được sự quản lý trực tiếp của nhà trường và sự giáo dục, quản lý của gia đình. Khi đó, vấn đề trách nhiệm bồi thường được đặt lên bàn cân rằng phụ huynh của học sinh sẽ là người trực tiếp bồi thường thiệt hại hay trách nhiệm đó sẽ thuộc về phía nhà trường? 1. Trách nhiệm bồi thường là của ai? Hiện nay, học sinh tại Việt Nam được chia theo 3 bậc phổ thông với độ tuổi trung bình khác nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện bồi thường thì căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 phân biệt đối tượng thực hiện bồi thường gồm người dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi. 1.1 Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra Cụ thể tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì: Người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý. Trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người phải bồi thường. Đồng thời, theo Điều 11 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có giải thích về bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học, trực tiếp quản lý như sau: Thời gian trường học trực tiếp quản lý là trong phạm vi thời gian và không gian mà trường học đã tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, dạy dỗ người chưa đủ 15 tuổi. Do đó, nếu thuộc phạm vi này thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường. Trường hợp nhà trường chứng minh được thiệt hại do học sinh gây ra không thuộc phạm vi quản lý thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về phụ huynh học sinh. 1.2 Bồi thường thiệt hại do người từ 15 đến 18 tuổi trở lên gây ra Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại căn cứ khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 2. Thời hiệu khởi kiện quyền lợi bị xâm hại Trong trường hợp phía nhà trường và phụ huynh không thể thỏa thuận để dẫn đến kết quả cuối cùng thì có thể đưa ra Tòa án xét xử. Tuy nhiên, cũng cần chú ý về thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp này. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện Theo đó, tại Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015 bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau: - Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, Điều 5 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP cũng lý giải về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước hoặc sau ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực) và đương sự khởi kiện từ ngày 01/01/2017, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đều là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời điểm người có quyền yêu cầu biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là khi họ nhận ra được hoặc có thể khẳng định được về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp người có quyền yêu cầu phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường, nếu có thiệt hại xảy ra thì người đó biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc trường hợp pháp luật có quy định phải biết. Như vậy, trường hợp mà học sinh gây nên thiệt hại còn tùy thuộc vào phạm vi thuộc quản lý của nhà trường hay không, nếu học sinh dưới 15 tuổi mà trong phạm vi của nhà trường thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường, ngược lại sẽ do phụ huynh học sinh chịu trách nhiệm. Trường hợp học sinh đó trên 15 đến 18 tuổi thì phải tự chịu trách nhiệm chính.
TANDTC hướng dẫn xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ngoài hợp đồng
Hội đồng Thẩm phán TANDTC vừa có Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể, trường hợp bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm ngoài hợp đồng được xác định như sau: (1) Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 được xác định như sau: * Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: - Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại; thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở. - Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án. - Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút là các chi phí cho việc phục hồi, hỗ trợ, thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. * Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được xác định như sau: -Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo mức tiền lương, tiền công của người bị thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút. -Trường hợp người bị thiệt hại có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công được xác định căn cứ vào mức tiền lương, tiền công trung bình của 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra. Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thì căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương thì thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại. Ngày lương tối thiểu vùng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày. * Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 được xác định như sau: - Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại điều trị (nếu có). - Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. - Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại. (2) Mức bồi thường do tính mạng bị xâm phạm Đối với quy định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được xác định như sau: Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 được xác định như sau: * Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đó chết. *Chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với các khoản tiền: mua quan tài; chi phí hỏa táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ. *Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết được xác định như sau: - Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng. - Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm về sức khỏe. - Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Xem thêm Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có hiệu lực ngày 01/01/2023 thay thế Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.
Giết người nhưng sau đó tự sát, gia đình nạn nhân liệu có được bồi thường?
Có rất nhiều trường hợp khi thực hiện hành vi giết người nhưng sau đó tự sát xét về trách nhiệm hình sự thì trong trường hợp vụ việc chỉ có một người duy nhất là hung thủ và có kết luận là người này đã chết mà không cần tái thẩm đối với người khác thì Viện kiểm sát không khởi tố vụ án hình sự. Ngoài ra, nếu có căn cứ xác định trong vụ án còn có những đồng phạm khác hỗ trợ hung thủ thực hiện hành vi phạm tội thì những người này phải chịu trách nhiệm hình sự theo phán quyết của Tòa án. Tuy nhiên, đối với vấn đề bồi thường về mặt dân sự cho gia đình nạn nhân như thế nào. Tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, thì những người hưởng thừa kế của họ vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Cụ thể: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: - Chi phí hợp lý cho việc mai táng. - Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. - Thiệt hại khác do luật quy định. Ngoài ra, phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Hiện hành, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Như vậy mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho người nhà nạn nhân tối đa là 149.000.000 đồng.
Chính phủ “chốt” mức tiền hỗ trợ các hộ bị thiệt hại do thiên tai vừa qua
Ngày 5/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP ngày 5/11/2020 về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 trên địa bàn một số địa phương miền Trung và Tây Nguyên. Theo đó, thực hiện hỗ trợ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chịu tác động nghiêm trọng bởi thiên tai gây ra trong tháng 10/2020, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum với mức hỗ trợ như sau: - Đối với nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn: Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ. - Đối với nhà bị hư hỏng nặng: Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ. Căn cứ mức độ thiệt hại về nhà ở và mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương, địa phương chủ động sử dụng ngân sách của mình và huy động thêm nguồn lực hợp pháp khác để quyết định mức hỗ trợ phù hợp. Trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các văn bản hướng dẫn. Xem chi tiết Nghị quyết: TẠI ĐÂY
Thử súng làm chết 1 người: Nhiều “hình phạt” đang đợi
Thử súng làm chết người - Ảnh minh họa Mua súng về để bắn chim nhưng khi thử súng lại không biết bên trong vẫn còn đạn và vô tình bắn tử vong người khác, như vậy người bắn sẽ đối mặt với những trách nhiệm gì? Thứ nhất, phạm tội Vô ý làm chết người Bộ luật Hình sự 2015 có quy định: “Điều 128. Tội vô ý làm chết người 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” Ở đây người bắn súng không có chủ đích muốn tước đi mạng sống của người khác, tuy nhiên hậu quả trên thực tế đã xảy ra và người này bắt buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Với tội này mức án có thể lên đến 5 năm tù. Thứ hai, phạm các tội liên quan đến Sử dụng vũ khí trái phép Hành vi sử dụng súng này hoàn toàn là trái phép vì không nằm trong phạm vi công vụ, nhiệm vụ vì chưa biết được tính chất loại vũ khí người này sử dụng, những tội mà người này có thể phải đối mặt là: - Tội sử dụng vũ khí quân dụng: Mức phạt đến 12 năm tù giam khi làm chết người (Khoản 2 Điều 304 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) - Tội sử dụng trái phép súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ: Mức phạt đến 5 năm tù giam khi làm chết người (Khoản 2 Điều 306 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) Đối với những tội này, khi hành vi vi phạm làm chết nhiều hơn 1 người, tùy mức độ mà hình phạt có thể tăng lên. Thứ ba, bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Quy định tại điều 591 và 593 Bộ luật dân sự 2015 quy định khi tính mạng của một người bị xâm phạm, người gây thiệt hại phải: - Thanh toán các chi phí mai táng, cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng - Bồi dưỡng về tinh thần bằng cách thỏa thuận với gia đình người bị thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì Tòa sẽ xét xử và đưa ra mức bồi thường (cao nhất bằng 100 lần mức lương cơ sở) - Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi - Cấp dưỡng hết đời nếu con của người bị thiệt hại đã thành niên nhưng không có khả năng lao động Thứ tư, đối mặt với Tòa án lương tâm, dư luận xã hội Đối với những hành vi làm chết người do thiếu cẩn trọng, đặc biệt khi bản thân lại có chức vụ, chức danh và đã được đào tạo sử dụng súng, việc bị xã hội lên án, chê trách là điều không thể tránh khỏi. Kể cả khi dư luận lắng xuống, sự ám ảnh trong lương tâm của người phạm tội có thể đi theo họ suốt đời.
Bồi thường thiệt hại về tinh thần ngoài hợp đồng
Theo khoản 2 điều 591 BLDS 2015 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe ,danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm,... Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì người được nhận là những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân. Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì người bị thiệt hại đương nhiên được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân,... Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Đang đi qua ngõ nhà của cô hàng xóm, chó trong nhà cô ấy nhào vào cắn. Làm hại bạn phải đi chích nhừa, tiềm phòng các loại. Không lẽ đây là họa trên trời rơi xuống??? Thực tế việc cuộc sống, từ chó, mèo, trâu, bò, gà vịt đều là những con vật thân quen trong cuộc sống gia đình người Việt. Chúng là những động vật đã được con người thuân hóa, chăm sóc. Nhiều khi xuất phát từ bản tính bản năng của chúng hoặc do trách nhiệm quản lý của con người mà nhiều tình huống oái oăm cũng như tai nạn thương tâm đã xảy ra. Năm 2009 có một vụ việc thương tâm thế này: Anh A trên đường chở con đi học về. Đi ngang qua đoạn đường có đồng cỏ đang chăn thả bò. Do ông D sơ xuất đã để bò chạy vọt ra lòng đường. Anh A do bất ngờ, không kịp thời điều khiển được tay lái đã dẫn đến tai nạn thương tâm của bố con anh A. Vụ việc xảy ra thật sự bất ngờ. Sự ra đi của anh A và cháu bé để lại một nỗi đau không thể xóa mờ cho vợ con cũng như gia đình anh. Thực tế, rất nhiều tai nạn xảy ra mà nguyên nhân từ xúc vật đã gây ra. Do đó cũng gây ra nhiều thiệt hại từ lớn đến nhỏ cho xã hội. Như vậy, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này? Điều 625 BLDS năm 2005 qui định: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.” Theo đó, nếu bồi thường thiệt hại sẽ do chủ sở hữu súc vật gây ra mà lỗi là hoàn toàn do chủ sở hữu thì việc bồi thường thiệt hại sẽ do chủ sở hữu súc vật chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu việc ra thiệt hại do lỗi của nười thứ ba thì người thứ ba sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu việc gây ra thiệt hại là hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì họ phải tự chịu trách nhiệm về phần lỗi của mình. Ngoài ra, nếu họ có một phần lỗi thì việc bồi thường sẽ dựa vào tỷ lệ phần lỗi của chủ sở hữu và người bị thiệt hại. Cụ thể, nếu A bị chó nhà bà B cắn. Mặc dù A biết chó nhà bà B là chó dữ, bà B đã có biển cảnh báo và nhốt chó vào chuồng. Nhưng A vẫn cố tình chọc ghẹo thì A phải chịu trách nhiệm trước phần lỗi của mình. Do đó, việc xem xét ai phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, không đơn giản chỉ phụ thuộc vào việc ai là chủ sở hữu. Mà phải dựa trên cơ sở xác định như sau: Có lỗi Có hành vi nguy hiểm cho xã hội Có thiệt hại thực tế xảy ra trên thực tế Có mối quan hệ tương quan giữa hành vi và hậu quả xảy ra. Minh Trang