DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khó xử: Lỗi do học sinh, phụ huynh hay nhà trường phải bồi thường?

Avatar

 
Trong thời gian học tại cơ sở phổ thông, không ít trường hợp học sinh gây thiệt hại khi còn đang đi học và được sự quản lý trực tiếp của nhà trường và sự giáo dục, quản lý của gia đình. 
 
Khi đó, vấn đề trách nhiệm bồi thường được đặt lên bàn cân rằng phụ huynh của học sinh sẽ là người trực tiếp bồi thường thiệt hại hay trách nhiệm đó sẽ thuộc về phía nhà trường?
 
kho-xu-loi-do-hoc-sinh-phu-huynh-hay-nha-truong-phai-boi-thuong
 
1. Trách nhiệm bồi thường là của ai?
 
Hiện nay, học sinh tại Việt Nam được chia theo 3 bậc phổ thông với độ tuổi trung bình khác nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện bồi thường thì căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 phân biệt đối tượng thực hiện bồi thường gồm người dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi.
 
1.1 Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra
 
Cụ thể tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì:
 
Người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
 
Tuy nhiên, trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý. Trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người phải bồi thường.
 
Đồng thời, theo Điều 11 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có giải thích về bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học, trực tiếp quản lý như sau:
 
Thời gian trường học trực tiếp quản lý là trong phạm vi thời gian và không gian mà trường học đã tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, dạy dỗ người chưa đủ 15 tuổi. Do đó, nếu thuộc phạm vi này thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường.
 
Trường hợp nhà trường chứng minh được thiệt hại do học sinh gây ra không thuộc phạm vi quản lý thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về phụ huynh học sinh.
 
1.2 Bồi thường thiệt hại do người từ 15 đến 18 tuổi trở lên gây ra
 
Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại căn cứ khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
 
Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
 
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
 
2. Thời hiệu khởi kiện quyền lợi bị xâm hại
 
Trong trường hợp phía nhà trường và phụ huynh không thể thỏa thuận để dẫn đến kết quả cuối cùng thì có thể đưa ra Tòa án xét xử. Tuy nhiên, cũng cần chú ý về thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp này.
 
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện
 
Theo đó, tại Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015 bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:
 
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
 
Ngoài ra, Điều 5 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP cũng lý giải về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
 
Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước hoặc sau ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực) và đương sự khởi kiện từ ngày 01/01/2017, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đều là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
 
Thời điểm người có quyền yêu cầu biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là khi họ nhận ra được hoặc có thể khẳng định được về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
 
Trường hợp người có quyền yêu cầu phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường, nếu có thiệt hại xảy ra thì người đó biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc trường hợp pháp luật có quy định phải biết.
 
Như vậy, trường hợp mà học sinh gây nên thiệt hại còn tùy thuộc vào phạm vi thuộc quản lý của nhà trường hay không, nếu học sinh dưới 15 tuổi mà trong phạm vi của nhà trường thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường, ngược lại sẽ do phụ huynh học sinh chịu trách nhiệm. Trường hợp học sinh đó trên 15 đến 18 tuổi thì phải tự chịu trách nhiệm chính.
  •  726
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…