DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bị chó cắn, ai đền đây!!!

Avatar

 
 
Đang đi qua ngõ nhà của cô hàng xóm, chó trong nhà cô ấy nhào vào cắn. Làm hại bạn phải đi chích nhừa, tiềm phòng các loại. Không lẽ đây là họa trên trời rơi xuống???  
 
Thực tế việc cuộc sống, từ chó, mèo, trâu, bò, gà vịt đều là những con vật thân quen trong cuộc sống gia đình người Việt. Chúng là những động vật đã được con người thuân hóa, chăm sóc. 
 
Nhiều khi xuất phát từ bản tính bản năng của chúng hoặc do trách nhiệm quản lý của con người mà nhiều tình huống oái oăm cũng như tai nạn thương tâm đã xảy ra. 
 
Năm 2009 có một vụ việc thương tâm thế này: Anh A trên đường chở con đi học về. Đi ngang qua đoạn đường có đồng cỏ đang chăn thả bò. Do ông D sơ xuất đã để bò chạy vọt ra lòng đường. Anh A do bất ngờ, không kịp thời điều khiển được tay lái đã dẫn đến tai nạn thương tâm của bố con anh A. 
 
Vụ việc xảy ra thật sự bất ngờ. Sự ra đi của anh A và cháu bé để lại một nỗi đau không thể xóa mờ cho vợ con cũng như gia đình anh. 
 
Thực tế, rất nhiều tai nạn xảy ra mà nguyên nhân từ xúc vật đã gây ra. Do đó cũng gây ra nhiều thiệt hại từ lớn đến nhỏ cho xã hội. 
 
Như vậy, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này? 
 
              
 
Điều 625 BLDS năm 2005 qui định:
 
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
 
Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
 
Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
 
Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
 
Theo đó, nếu bồi thường thiệt hại sẽ do chủ sở hữu súc vật gây ra mà lỗi là hoàn toàn do chủ sở hữu thì việc bồi thường thiệt hại sẽ do chủ sở hữu súc vật chịu trách nhiệm. 
 
Tuy nhiên, nếu việc ra thiệt hại do lỗi của nười thứ ba thì người thứ ba sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. 
 
Nếu việc gây ra thiệt hại là hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì họ phải tự chịu trách nhiệm về phần lỗi của mình. Ngoài ra, nếu họ có một phần lỗi thì việc bồi thường sẽ dựa vào tỷ lệ phần lỗi của chủ sở hữu và người bị thiệt hại. 
 
Cụ thể, nếu A bị chó nhà bà B cắn. Mặc dù A biết chó nhà bà B là chó dữ, bà B đã có biển cảnh báo và nhốt chó vào chuồng. Nhưng A vẫn cố tình chọc ghẹo thì A phải chịu trách nhiệm trước phần lỗi của mình. 
 
Do đó, việc xem xét ai phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, không đơn giản chỉ phụ thuộc vào việc ai là chủ sở hữu. Mà phải dựa trên cơ sở xác định như sau: 
  • Có lỗi 
  • Có hành vi nguy hiểm cho xã hội
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra trên thực tế
  • Có mối quan hệ tương quan giữa hành vi và hậu quả xảy ra. 
Minh Trang 
  •  4612
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…