Đóng tiền BHXH dựa trên mức lương 100 triệu đồng/tháng được không?
Trường hợp tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động lên đến mức 100 triệu đồng/tháng thì có phải người lao động sẽ đóng tiền BHXH dựa trên mức lương đó không? (1) Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định thế nào? Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định như sau: - Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở. - Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo rằng tất cả các yếu tố liên quan đến thu nhập của người lao động đều được tính toán đúng đắn. Điều này không chỉ giúp người lao động có cơ hội được hưởng các quyền lợi BHXH đầy đủ mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. (2) Đóng tiền BHXH dựa trên mức lương 100 triệu đồng/tháng được không? Liên quan đến vấn đề này, khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau: Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở. Theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 2,34 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức tiền lương tháng đóng BHXH cao nhất là: 2,34 x 20 = 46,8 triệu đồng. Do đó, trường hợp người lao động nhận lương tháng lên đến 100 triệu đồng/tháng thì chỉ được đóng BHXH tối đa ở mức tiền lương 46,8 triệu đồng tháng mà thôi. (3) Từ ngày 01/7/2025, mức tiền lương đóng BHXH cao nhất có thay đổi không? Theo điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng. Theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ BHXH. Mức tham chiếu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH. Bên cạnh đó, khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng nêu rõ, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó. Đồng thời, tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83-KL/TW có quy định: “…nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.” Căn cứ theo các quy định trên, dự kiến sau năm 2026 mới bãi bỏ mức lương cơ sở, do đó mức tiền lương đóng BHXH cao nhất từ ngày 01/7/2025 đến trước năm 2026 vẫn là 20 lần so với mức lương cơ sở (trường hợp chưa bãi bỏ mức lương cơ sở) và vẫn là 46,8 triệu đồng, chưa có khác biệt so với quy định hiện hành.
Có phải mức lương cơ sở 2,34 triệu chỉ được áp dụng đến năm 2026?
Gần đây, thông tin về mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng chỉ áp dụng đến năm 2026 đang được nhiều người quan tâm. Liệu mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng có thực sự chỉ được áp dụng đến năm 2026? Tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83/KL-TW năm 2024 của Ban Chấp hành Trung ương có quy định , Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị. (1) Có phải mức lương cơ sở 2,34 triệu chỉ được áp dụng đến năm 2026? Theo quy định tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83/KL-TW, Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo Ban Kinh tế Trung ương và ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới để trình Trung ương xem xét sau năm 2026. Như vậy, khi thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới vào năm 2026 thì sẽ bãi bỏ việc lãnh lương theo mức lương cơ sở 2,34 triệu hiện tại. Tuy nhiên, Bộ Chính trị giao cho Ban Kinh tế Trung ương đề xuất thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới và trình Trung ương xem xét sau năm 2026 nhưng phải thực hiện sau khi đánh giá tính phù hợp, khả thi của việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW. Do đó, việc áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu đến năm 2026 chỉ đang dừng lại ở chủ trương của Bộ Chính trị, cần phải xem xét thêm các yếu tố về tính khả thi, sự phù hợp và sau khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị thì mới thực hiện được. Trước đó, do tình hình thực tiễn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng bảng lương và danh mục vị trí việc làm, tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức được tăng lên từ 1,8 triệu đồng thành 2,34 triệu đồng và tạm hoãn việc cải cách tiền lương (áp dụng từ ngày 01/7/2024). Do vậy, việc thực hiện cải cách tiền lương và trả lương dựa trên Bảng lương theo vị trí việc làm sẽ được thực hiện trong thời gian sắp tới, theo tinh thần của Kết luận 83/KL-TW thì sau năm 2026 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng và thực hiện triệt để cải cách tiền lương. (2) Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW là gì? Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 yêu cầu thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp, chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Đồng thời, bổ sung tiền thưởng, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp. Cùng với đó, xây dựng, ban hành hệ thống 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, như sau: - 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã. - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương. - 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm). - 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an. - 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay). Ngoài ra, Nghị quyết 27-NQ/TW sẽ gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề). Tổng kết lại, nếu việc xây dựng 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp trên được hoàn thiện, phù hợp và khả thi thì sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW vào năm 2026. Trên tinh thần đó, việc áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng để tính tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị bãi bỏ vào năm 2026.
Thông tư 07/2024/TT-BNV: Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở từ 01/7/2024
Ngày 05/7/2024, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội. Trong đó quy định rõ 09 đối tượng áp dụng và cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí. 09 đối tượng áp dụng mức lương cơ sở mới từ 01/7/2024 1. Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 2. Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (bao gồm cả trường hợp quy định tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019). 3. Cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn được hưởng lương theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 4. Người hưởng lương làm việc trong chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ). 5. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. 6. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành. 7. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. 8. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 9. Các đối tượng sau đây được áp dụng Thông tư này để tính toán xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật: - Cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng (trong nước và ngoài nước) thuộc danh sách trả lương của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; - Người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kể cả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; - Cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam. Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí (1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 va 9 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV: Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định 73/2024/NĐ-CP) để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau: 2) Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV: Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau: Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01/7/2024 = Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí theo quy định (3) Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP. (4) Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV: - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an; - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV. Xem thêm chi tiết tại Thông tư 07/2024/TT-BNV có hiệu lực kể từ ngày 05/7/2024. Chế độ quy định tại Thông tư 07/2024/TT-BNV được thực hiện từ 01/7/2024. Thông tư 07/2024/TT-BNV thay thế Thông tư 10/2023/TT-BNV ngày 26/6/2023.
Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục có bị ảnh hưởng khi tăng lương cơ sở?
Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP tăng mức lương cơ sở. Vậy việc tăng lương cơ sở này tác động như thế nào đến điều kiện hưởng BHYT 05 năm liên tục? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục gồm những gì? Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định người bệnh tham gia BHYT sẽ được hưởng chế độ BHYT 05 năm liên tục nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau: - Đã tham gia BHYT từ đủ 05 năm liên tục. Thời điểm tham gia đủ 05 năm liên tục ở đây được ghi nhận trực tiếp trên thẻ BHYT. Theo đó, các lần khám, chữa bệnh kể từ thời điểm này sẽ được xem xét để tính hưởng BHYT 05 năm liên tục. - Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Số tiền cùng chi trả/chi phí đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh có BHYT phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ BHYT. - Đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Theo đó, khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như đã nêu trên, người bệnh sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi thanh toán của quỹ này. (2) Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục có bị ảnh hưởng khi tăng lương cơ sở? Ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP có nêu rõ từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Theo đó, vì mức lương cơ sở nêu trên tăng nên giới hạn về mức chi phí đồng chi trả của các lần khám, chữa bệnh cũng theo đó mà tăng theo. Đồng nghĩa với việc người bệnh phải có chi phí đồng chi trả của những đợt khám, chữa bệnh đúng tuyến trước đó trong năm lớn hơn 14,04 triệu đồng thì mới có thể được xem xét hưởng BHYT 05 năm liên tục. (3) Hồ sơ đề nghị thanh toán tiền BHYT hiện nay gồm những gì? Căn cứ Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp như sau: - Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) bao gồm: + Thẻ bảo hiểm y tế. + Giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. + Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán. - Hóa đơn và các chứng từ có liên quan. Theo đó, sau khi đã chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ như đã nêu trên, người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú. Tại đây, khi tiếp nhận, cơ quan BHXH cấp huyện sẽ lập giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì sẽ hướng dẫn bổ sung đầy đủ. Tiếp đến, trong thời hạn là 40 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán cơ quan BHXH sẽ hoàn thành việc giám định BHYT và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp. Trường hợp không thanh toán thì cơ quan BHXH sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, để được thanh toán tiền BHYT, người bệnh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán và thực hiện theo trình tự như đã nêu trên.
Mức đóng BHYT hộ gia đình tăng theo lương cơ sở mới
Vừa qua theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở đã tăng từ 1,8 triệu đồng lên thành 2,34 triệu đồng. Đi cùng với tăng lương cơ sở, mức đóng và mức hưởng BHYT hộ gia đình cũng tăng theo. Mức đóng BHYT hộ gia đình tăng theo lương cơ sở mới Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau: - Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; - Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; - Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định trên được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. Trong đó, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Như vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình từ tháng 7/2024 trở đi có thể tính được như sau: Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình Tỷ lệ đóng BHYT hộ gia đình Mức đóng BHYT hộ gia đình trước 01/7/2024 (Đơn vị: đồng/năm) Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2024 (Đơn vị: đồng/năm) Người thứ nhất 4,5% 972,000 1,263,600 Người thứ hai 70% mức đóng của người thứ nhất 680,400 884,520 Người thứ ba 60%mức đóng của người thứ nhất 583,200 758,160 Người thứ tư 50% mức đóng của người thứ nhất 486,000 631,800 Người thứ năm trở đi 40% mức đóng của người thứ nhất 388,800 505,440 Tăng mức hưởng BHYT hộ gia đình theo lương cơ sở mới Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: - 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 8, 9, 11, 17 và 20 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP; - 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các đối tượng theo quy định. - 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã; - 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở; - 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; - 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, các khoản 12, 18 và 19 Điều 3 và các khoản 1, 2 và 5 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP -80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác; - Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Như vậy, từ ngày 1/7/2024, chi phí một lần khám bệnh dưới 351,000 đồng thì sẽ được BHYT chi trả 100% (trước đây là dưới 270,000).
Hôm nay, Thông tư 41/2023/TT-BQP hướng dẫn mức lương cơ sở trong quân đội chính thức có hiệu lực
Hôm nay, ngày 12/8/2023, Thông tư 41/2023/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng chính thức có hiệu lực. Ngày 28/6/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 41/2023/TT-BQP, trong đó hướng dẫn cách tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp. Xem chi tiết các đối tượng áp dụng Thông tư này tại bài viết: Thông tư 41/2023/TT-BQP: Cách tính mức lương, phụ cấp với người hưởng lương quân hàm thuộc BQP Hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp của người hưởng lương quân hàm thuộc Bộ Quốc phòng Mức lương cơ sở: 1.800.000 đồng/tháng. Cách tính mức lương, phụ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp của các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau: - Mức lương Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng - Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp quân hàm thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng - Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng - Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở + Đối với người hưởng lương Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định + Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân hàm binh nhì (tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định - Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ % + Đối với người hưởng lương Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2023 x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định + Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định - Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở Mức trợ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định Xem bài viết liên quan: Bảng lương của sĩ quan quân đội tăng lên bao nhiêu từ ngày 01/7/2023 Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp trong cơ quan, ĐVSN công lập từ 01/7/2023 Bên cạnh đó, các mức lương, phụ cấp, trợ cấp của sĩ quan, người hưởng lương cấp hàm cơ yêu, quân nhân chuyên nghiệp, người hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu được quy định tại các Bảng của Phụ lục I. Xem và tải Phụ lục I https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/06/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20I.docx Đối với viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP được áp dụng cách tính mức lương, phụ cấp, trợ cấp đã vừa nêu trên. Lưu ý: Các khoản phụ cấp, trợ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể, giữ nguyên theo quy định hiện hành. Đối với các tổ chức thực hiện: (1) Áp dụng hướng dẫn tại Thông tư 41/2023/TT-BQP, các cơ quan, đơn vị lập bảng lương, phụ cấp, cấp phát cho các đối tượng được hưởng. (2) Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 41/2023/TT-BQP có quyết định điều động công tác sang cơ quan, đơn vị khác trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận đối tượng căn cứ vào yếu tố ghi trong “Giấy giới thiệu cung cấp tài chính” hoặc “Giấy thôi trả lương” của đơn vị cũ, lập danh sách cấp phát, truy lĩnh phần chênh lệch theo quy định. (3) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận dụng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP được áp dụng mức lương cơ sở tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương và mức phụ cấp lương làm căn cứ tính đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định của pháp luật về lao động cho các đối tượng được hưởng. Nguồn kinh phí thực hiện do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự bảo đảm. (4) Khi cấp phát tiền lương cho các đối tượng được hưởng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tính thu các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật hiện hành (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân (nếu có)). Xem chi tiết tại Thông tư 41/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/8/2023.
Thông tư 41/2023/TT-BQP: Cách tính mức lương, phụ cấp với người hưởng lương quân hàm thuộc BQP
Ngày 28/6/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 41/2023/TT-BQP Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Theo đó, quy định các đối tượng áp dụng và hướng dẫn chi tiết cách tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp, cụ thể: Các đối tượng áp dụng tại Thông tư 41/2023/TT-BQP - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng và công chức quốc phòng. - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí (sau đây viết tắt là học viên cơ yếu). - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cách tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp (1) Mức lương cơ sở: 1.800.000 đồng/tháng. Xem bài viết liên quan: Bảng lương của sĩ quan quân đội tăng lên bao nhiêu từ ngày 01/7/2023 (2) Cách tính mức lương, phụ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp của các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau: - Mức lương Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng - Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp quân hàm thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng - Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng - Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở + Đối với người hưởng lương Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định + Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân hàm binh nhì (tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định - Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ % + Đối với người hưởng lương Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2023 x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định + Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định - Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở Mức trợ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định Xem bài viết liên quan: Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp trong cơ quan, ĐVSN công lập từ 01/7/2023 Bên cạnh đó, các mức lương, phụ cấp, trợ cấp của sĩ quan, người hưởng lương cấp hàm cơ yêu, quân nhân chuyên nghiệp, người hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu được quy định tại các Bảng của Phụ lục I. Xem và tải Phụ lục I https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/06/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20I.docx Đối với viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP được áp dụng cách tính mức lương, phụ cấp, trợ cấp đã vừa nêu trên. Lưu ý: Các khoản phụ cấp, trợ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể, giữ nguyên theo quy định hiện hành. Xem chi tiết tại Thông tư 41/2023/TT-BQP có hiệu lực từ 12/8/2023 và thay thế Thông tư 79/2019/TT-BQP.
Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp trong cơ quan, ĐVSN công lập từ 01/7/2023
Mới đây, ngày 26/6/2023, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 10/2023/TT-BNV về hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của đảng, nhà nước, mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và xã hội. Theo đó, tại Thông tư 10/2023/TT-BNV quy định cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí cụ thể như sau: (1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV : Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau: Xem bài viết liên quan: Bảng lương của sĩ quan quân đội tăng lên bao nhiêu từ ngày 01/7/2023 - Công thức tính mức lương: Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng - Công thức tính mức phụ cấp: + Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng + Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2023 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2023 (nếu có) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định + Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành. - Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có): Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có) (2) Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV: Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau: Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí theo quy định (3) Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV: - Từ ngày 01/7/2023, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/ 2019 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP. - Từ ngày 01/8/2023, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP. (4) Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV: - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an; - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV. Xem bài viết liên quan: Bảng lương cơ sở của công chức áp dụng từ 01/7/2023 Tham khảo: 09 đối tượng được áp dụng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 Cụ thể, người được hưởng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng thuộc Nghị định 24/2023/NĐ-CP bao gồm: (1) Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019). (2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019). (3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019). (4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. (5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi bởi Nghị định 33/2012/NĐ-CP). (6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. (7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân. (8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. (9) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. Xem chi tiết tại Thông tư 10/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Thông tư 04/2019/TT-BNV.
Mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công chức, viên chức năm 2023
Sắp tới đây sẽ áp dụng tăng mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức điều này sẽ kéo theo rất nhiều tích cực trong các chế độ mà công chức, viên chức trong đó có chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 1. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì? Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có giải thích về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. - Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. 2. Năm 2023 mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công chức, viên chức có tăng hay không? Hiện nay mức lương cơ sở được áp dụng theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP là từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, Điều 33 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 26/12/2022 có quy định về thực hiện chính sách tiền lương từ ngày 01/07/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Từ quy định này dẫn đến mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công chức, viên chức cũng tăng theo cụ thể như sau: 3. Tăng mức hưởng trợ cấp một lần Mức trợ cấp một lần được quy định tại Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: - Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, cụ thể hiện nay trợ cấp một lần đang ở mức 7.450.000 đồng nhưng từ ngày 01/7/2023 sẽ là mức 9.000.000 đồng. - Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (bằng 745.000 đồng và sẽ tăng lên thành 900.000 đồng từ ngày 01/7/2023). 4. Tăng mức hưởng trợ cấp hằng tháng Mức hưởng trợ cấp hằng tháng được quy định tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: - Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở (hiện nay bằng 447.000 đồng và từ tháng 7/2023 là 540.000 đồng). - Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở (hiện nay bằng 29.800 đồng và từ tháng 7/2023 là 36.000 đồng); Tăng mức hưởng trợ cấp phục vụ Căn cứ quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hằng tháng (nêu ở mục 2) còn được hưởng trợ cấp phục vụ hằng tháng bằng mức lương cơ sở. Như vậy, mức trợ cấp phục vụ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 Tăng mức hưởng trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Căn cứ quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2014,người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở (hiện nay là 53.640.000 đồng và sẽ tăng lên thành 64.800.000 đồng từ ngày 01/7/2023). Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật Căn cứ quy định tại Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức hưởng một ngày trong trường hợp này bằng: - 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình, tức là mức hưởng hiện nay bằng 372.500 đồng/ngày nhưng từ ngày 01/7/2023 sẽ là 450.000 đồng/ngày. - 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, tức là mức hưởng hiện nay bằng 596.000 đồng và sẽ tăng lên mức 720.000 đồng từ ngày 01/7/2023. Như vậy, từ ngày 01/07/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Từ quy định này dẫn đến mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công chức, viên chức cũng tăng theo.
Mức lương sĩ quan quân đội nhân dân năm 2023 là bao nhiêu?
Trong năm 2023 khi chính sách cải cách tiền lương cơ sở chính thức được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) trong thời gian tới. Vậy tiền lương sĩ quan quân đội nhân dân ở các cấp bậc có thay đổi gì không? Theo Nghị quyết 27/NQ-TW thì từ 01/7/2023, Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, do đó bảng lương của sĩ quan quân đội từ 01/7/2023 sẽ tăng so với quy định cũ. Bảng lương sĩ quan quân đội theo cấp bậc quân hàm được thực hiện theo Mục 2 Bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Mức lương cơ sở từ 01/07/2023 là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023) Như vậy, mức lương sĩ quan quân đội theo từng lần nâng lương năm 2023 sẽ có 02 mức cụ thể như sau: Bậc lương Nhóm 1 Nhóm 2 Hệ số Mức lương Hệ số Mức lương Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp Bậc 1 3,85 6.930.000 3,65 6.570.000 Bậc 2 4,2 7.560.000 4,0 7.200.000 Bậc 3 4,55 8.190.000 4,35 7.830.000 Bậc 4 4,9 8.820.000 4,7 8.460.000 Bậc 5 5,25 9.450.000 5,05 9.090.000 Bậc 6 5,6 10.080.000 5,4 9.720.000 Bậc 7 5,95 10.710.000 5,75 10.350.000 Bậc 8 6,3 11.340.000 6,1 10.980.000 Bậc 9 6,65 11.970.000 6,45 11.610.000 Bậc 10 7,0 12.600.000 6,8 12.240.000 Bậc 11 7,35 13.230.000 7,15 12.870.000 Bậc 12 7,7 13.860.000 7,5 13.500.000 Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp Bậc 1 3,5 6.300.000 3,2 5.760.000 Bậc 2 3,8 6.840.000 3,5 6.300.000 Bậc 3 4,1 7.380.000 3,8 6.840.000 Bậc 4 4,4 7.920.000 4,1 7.380.000 Bậc 5 4,7 8.460.000 4,4 7.920.000 Bậc 6 5,0 9.000.000 4,7 8.460.000 Bậc 7 5,3 9.540.000 5,0 9.000.000 Bậc 8 5,6 10.080.000 5,3 9.540.000 Bậc 9 5,9 10.620.000 5,6 10.080.000 Bậc 10 6,2 11.160.000 5,9 10.620.000 Quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp Bậc 1 3,2 5.760.000 2,95 5.310.000 Bậc 2 3,45 6.210.000 3,2 5.760.000 Bậc 3 3,7 6.660.000 3,45 6.210.000 Bậc 4 3,95 7.110.000 3,7 6.660.000 Bậc 5 4,2 7.560.000 3,95 7.110.000 Bậc 6 4,45 8.010.000 4,0 7.560.000 Bậc 7 4,7 8.460.000 4,45 8.010.000 Bậc 8 4,95 8.910.000 4,7 8.460.000 Bậc 9 5,2 9.360.000 4,95 8.910.000 Bậc 10 5,45 9.810.000 5,2 9.360.000 Bảng lương quân đội theo cấp bậc quân hàm Cấp bậc quân hàm Hệ số lương Mức lương đến 30/6/2023 (Đơn vị: VNĐ) Mức lương từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) Đại tướng 10,40 15.496.000 18.720.000 Thượng tướng 9,80 14.602.000 17.640.000 Trung tướng 9,20 13.708.000 16.560.000 Thiếu tướng 8,60 12.814.000 15.480.000 Đại tá 8,00 11.920.000 14.400.000 Thượng tá 7,30 10.877.000 13.140.000 Trung tá 6,60 9.834.000 11.880.000 Thiếu tá 6,00 8.940.000 10.800.000 Đại úy 5,40 8.046.000 9.720.000 Thượng úy 5,00 7.450.000 9.000.000 Trung úy 4,60 6.854.000 8.280.000 Thiếu úy 4,20 6.258.000 7.560.000 Thượng sĩ 3,80 5.662.000 6.840.000 Trung sĩ 3,50 5.215.000 6.300.000 Hạ sĩ 3,20 4.768.000 5.760.000 Bảng lương sĩ quan quân đội theo từng lần nâng lương Cấp bậc quân hàm Hệ số nâng lương lần 1 Mức lương nâng lần 1 đến 30/6/2023 (Đơn vị: VNĐ) Mức lương nâng lần 1 từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) Hệ số nâng lương lần 2 Mức lương nâng lần 2 đến 30/6/2023 (Đơn vị: VNĐ) Mức lương nâng lần 2 từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) Đại tướng 11 16.390.000 19.800.000 - - - Thượng tướng 10,4 15.496.000 18.720.000 - - - Trung tướng 9,8 14.602.000 17.640.000 - - - Thiếu tướng 9,2 13.708.000 16.560.000 - - - Đại tá 8,4 12.516.000 15.120.000 8,6 12.814.000 15.480.000 Thượng tá 7,7 11.473.000 13.860.000 8,1 12.069.000 14.580.000 Trung tá 7 10.430.000 12.600.000 7,4 11.026.000 13.320.000 Thiếu tá 6,4 9.536.000 11.520.000 6,8 10.132.000 12.240.000 Đại úy 5,8 8.642.000 10.440.000 6,2 9.238.000 11.160.000 Thượng úy 5,35 7.971.500 9.630.000 5,7 8.493.000 10.260.000 Ghi chú: Cấp bậc quân hàm từ Thiếu tướng trở lên không thực hiện nâng lương lần 1 và lần 2.
Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở hiện nay
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu? Mức lương cơ sở là bao nhiêu? Phân biệt lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng. Theo điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Thì mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau: Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: Mức 4.180.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; Mức 3.710.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; Mức 3.250.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; Mức 2.920.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Mức lương có cơ sở: hiện nay 01 tháng 7 năm 2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng (Nghị định 72/2018/NĐ-CP) Mức lương cơ sở tăng 1.490 000 đồng/ tháng đây là mức lương cơ sở mới nhất theo quy định áp dụng dối với cán bộ công chức viên chức VÀO NGAY 1/7/2019
Nghị định 72/2018/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức
>>> Cán bộ, công chức nên biết 17 thay đổi này từ ngày 01/7/2018 Ngày 15/05/2018, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 72/2018/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Theo đó, mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 01/7/2018 là 1.390.000 đồng/tháng Đây là cơ sở để tính mức lương trong bảng lương, phụ cấp và thực hiện các chế độ khác cũng như tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí. Đồng thời, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: * Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 được cấp có thẩm quyền giao. * Sử dụng nguồn 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng giao. * Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có). * Sử dụng nguồn dư (nếu có) sau khi đảm bảo nhu cầu điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở từ các nguồn: - Tiết kiệm 10% chi thường theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao năm 2017 và kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ tài chính của các đơn vụ sự nghiệp công lập. - 1 phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. - 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2018 so với năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao. * Đối với một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện các quy định trên mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 thì ngân sách trung ương bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện. Nghị định 72/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 47/2017/NĐ-CP.
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở áp dụng từ 01/7/2018
Trong lúc chờ đợi Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, mình xin post Dự thảo của Thông tư này. Theo đó, tương tự các năm trước, công thức tính các mức lương, phụ cấp tương tự như của các năm trước, điểm đáng chú ý là việc thay đổi mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng, do vậy, kết quả tính toán sẽ khác trước, bao gồm: - Mức lương thực hiện từ 01/7/2018 - Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở - Mức phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) - Mức phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành - Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu… Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội tại file đính kèm.
BIỂU ĐỒ SỰ THAY ĐỔI TIỀN LƯƠNG QUA CÁC NĂM
Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2016. Theo đó, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng. Quy định này được áp dụng từ ngày 01/7/2017. Cùng với sự kiện này, hãy xem sự thay đổi của mức lương cơ sở trong mười năm qua. BẢNG 1. Mức lương cơ sở qua các năm Năm áp dụng Mức lương cơ sở Văn bản áp dụng 01/10/2006 – 31/12/2007 450.000 đồng/tháng. Nghị định 94/2006/NĐ-CP 01/01/2008 – 30/4/2009 540.000 đồng/tháng. Nghị định 166/2007/NĐ-CP 01/5/2009 – 30/04/2010 650.000 đồng/tháng. Nghị định 33/2009/NĐ-CP 01/5/2010 – 30/04/2011 730.000 đồng/tháng. Nghị định 28/2010/NĐ-CP 1/5/2011 – 30/04/2012 830.000 đồng/tháng. Nghị định 22/2011/NĐ-CP 1/5/2012 – 30/6/2013 1.050.000 đồng/tháng Nghị định 31/2012/NĐ-CP 1/7/2013 - 30/04/2016 1.150.000 đồng/tháng Nghị định 66/2013/NĐ-CP 1/5/2016 – 30/6/2017 1.210.000 đồng/tháng Nghị định 47/2016/NĐ-CP Từ 01/7/2017 1.300.000 đồng/tháng Nghị quyết 27/2016/QH14 BẢNG 2. Mức lương tối thiểu vùng qua các năm Từ ngày 01/01/2017, mức lương tối thiểu đối với các vùng sẽ có sự điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 153/2016/NĐ-CP. Theo đó, tăng từ 3.500.000 đối với vùng 1 lên 3.750.000; từ 3.100.000 lên 3320000 đối với vùng 2; từ 2.700.000 lên 2.900.000 đối với vùng 3; từ 2.400.000 lên 2.580.000 đối với vùng 4. Năm áp dụng Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Văn bản áp dụng 01/01/2010 – 31/12/2010 980.000 880.000 810.000 730.000 Nghị định 97/2009/NĐ-CP 01/01/2011 – 01/10/2011 1.350.000 1.200.000 1.050.000 830.000 Nghị định 108/2010/NĐ-CP 01/10/2011 – 31/12/2012 2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000 Nghị định 70/2011/NĐ-CP 01/01/2013 – 31/12/2013 2.350.000 2.100.000 1.800.000 1.650.000 Nghị định 103/2012/NĐ-CP 01/01/2014 – 31/12/2014 2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000 Nghị định 182/2013/NĐ-CP 01/01/2015 – 31/12/2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 Nghị định 103/2014//NĐ-CP 1/1/2016 – 31/12/2016 3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000 Nghị định 122/2015/NĐ-CP Từ 01/01/2017 3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000 Nghị định 153/2016/NĐ-CP
So sánh mức lương cơ sở của các nước trên thế giới
Nhân dịp chuẩn bị có đề xuất tăng mức lương cơ sở 2017, mình có tìm và tổng hợp mức lương cơ sở của các nước trên thế giới. Quả là bất ngờ với mức lương của nước mình, các bạn nhỉ? Mà nói đúng ra việc so sánh này chỉ mang tính tương đối thôi, vì còn phải so sánh thêm các điều kiện nữa. Chẳng hạn như mức lương cơ bản (nghĩa là chưa tính bậc, nhân hệ số…) có đủ đáp ứng cho cuộc sống hiện tại của những cán bộ, công chức, viên chức không? Như mức lương cơ sở ở mình thì cái chắc là thấy không đảm bảo đáp ứng cuộc sống rồi đó. STT Quốc gia Mức lương cơ bản 1 Trung Quốc Cấp thấp: 215 USD Cấp cao: 1.850 USD 2 Mỹ 1.513 USD 3 Hàn Quốc 4.333 USD 4 Nhật Bản 1.342 USD 5 Việt Nam 54.36 USD
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở từ 01/5/2016
Ối dào, giờ này gần hết tháng 5/2016 rồi, mà chưa nghe tăm hơi của Nghi định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức đâu thì nay lại ra thêm Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở từ 01/5/2016. Thấy nội dung Thông tư này cũng khá hay nên mình giới thiệu qua sơ cho các bạn nắm nhé. Đầu tiên là hướng dẫn cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí Một là đối với cán bộ, công chức hưởng lương NSNN làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương, tỉnh, huyện và đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; công chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ đơn vị sự nghiệp công lập; cán bộ, công, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định đến làm việc tại hội, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP và Nghị định 29/2013/NĐ-CP; giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Quyết định 60/2011/QĐ-TTg: Mức lương thực hiện từ 01/5/2016 = mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng. Phụ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức phụ cấp thực hiện từ 01/5/2016 = mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng. Phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Mức phụ cấp thực hiện từ 01/5/2016 = [mức lương thực hiện từ 01/5/2016 + mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 01/5/2016 (nếu có) + mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ 01/5/2016] x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định. Phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên quy định hiện hành Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ 01/5/2016 = mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng x hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có) Hai là đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được hưởng hoạt động phí Mức lương thực hiện từ 01/5/2016 = mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng x hệ số hoạt động phí theo quy định. Ba là, đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố Từ 01/5/2016, quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố được tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định 29/2013/NĐ-CP. Bốn là, người làm việc trong tổ chức cơ yếu Nếu làm việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì theo hướng dẫn của các Bộ này. Nếu làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thì thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính như mục Một. Thứ hai là trả lời cho câu hỏi cán bô, công viên chức có hệ số lương từ 2.34 trở xuống đã được tăng lương tại Nghị định 17/2015/NĐ-CP thì áp dụng mức lương cơ sở mới này như thế nào? Đó nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5/2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4/2016. Mức chênh lệch này không dùng tính đóng BHXH, BHYT, BHTN và các loại phụ cấp lương. Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở từ 01/5/2016 mình có đính kèm file ở dưới, các bạn có thể tải về xem chi tiết nha.
Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp đối với cán bộ, công nhân viên chức
Mấy bác ơi, sáng nay đọc được bài báo này “Đề xuất tăng lương hưu và trợ cấp thêm 8% cho một số đối tượng”. Mà trong bài báo có nhắc đến Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp đối với cán bộ, công nhân viên chức, nhưng em tìm mãi không thấy có bản chính của Dự thảo này, nên bác nào có up lên dùm e nhá. Em cám ơn nhiều. Trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn tăng lương hưu và trợ cấp thêm 8% cho người lao động nghỉ hưu và bắt đầu hưởng trợ cấp hàng tháng khi nghỉ hưu từ ngày 01/01/2015 tới trước 01/5/2016. Còn thời điểm điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng. Các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% lương hưu, trợ cấp theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP thì vẫn giữ nguyên mức hưởng, không thay đổi. Người lao động có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu từ 01/5/2016 trở đi, lương hưu được tính trên mức lương cơ sở mới 1.210.000 đồng/tháng theo cách tính quy định tại Luật BHXH. “Được tính trên mức lương cơ sở mới 1.210.000 đồng/tháng..” vậy mà giờ chưa thấy cái Nghị định hướng dẫn mức lương cơ sở ở đâu??
Hiểu đúng về việc tăng lương từ ngày 01/5/2016
>>> Xem thêm: Nghị định 47/2016/NĐ-CP hướng dẫn mức lương cơ sở từ 01/5/2016 Tại Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh tiền lương như sau: “…Từ ngày 01 tháng 5 năm 2016, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng; riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015…” Đến nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành nội dung trên nên nhiều người thắc mắc (ai được tăng lương, tăng bao nhiêu?...), mỗi người hiểu một kiểu khác nhau. Vậy hiểu như thế nào cho đúng? Tôi lập chủ đề này và xin được chia sẻ cách hiểu của mình như sau: 1. Đối với những đối tượng có hệ số lương từ 2.34 trở xuống đã được tăng 8% lương từ ngày 01/01/2015 thì sẽ không được tăng lương từ ngày 01/5/2016 (tiền lương giữ nguyên như hiện hành). 2. Đối với những đối tượng có hệ số lương từ 2.34 trở xuống nhưng chưa được tăng 8% lương từ ngày 01/01/2015 thì sẽ được tăng lương từ ngày 01/5/2016 (việc tăng lương này dựa trên sự tăng lương cơ sở - tăng khoảng 5%). 3. Đối với những đối tượng có hệ số lương trên 2.34 sẽ được tăng lương từ ngày 01/5/2016 (việc tăng lương này dựa trên sự tăng lương cơ sở - tăng khoảng 5%). 4. Lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công sẽ không được tăng từ ngày 01/5/2016 (tiền lương, trợ cấp được giữ như hiện hành). Rất mong nhận được sự chia sẻ từ quý thành viên Dân Luật về vấn đề này! Trân trọng cảm ơn!
Nghị định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công viên chức
Từ ngày 01/5/2016, các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ áp dụng mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng theo Nghị định mới. Như vậy, mức lương cơ sở mới tăng 60.000 đồng/tháng so với trước (tức là tăng 5.2% so với mức lương cơ sở cũ áp dụng theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP) Cụ thể, mức lương cơ sở này dùng làm căn cứ: - Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định pháp luật đối với các đối tượng áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Điều 2 Nghị định. - Tính mức hoạt động phí theo quy định pháp luật. - Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đối với các đối tượng ở các cơ quan, đơn vị được hưởng hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng theo quy định của cấp có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh giảm hệ số tiền lương tăng thêm hiện hưởng, cụ thể: Hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng từ ngày 01/5/2016 = Hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng hiện hưởng / 1.0522 Cũng từ ngày 01/5/2016, Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định 17/2015/NĐ-CP quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2.34 trở xuống hết hiệu lực. Đối với người có hệ số lương từ 2.34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm tại Nghị định 17/2015/NĐ-CP nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh cộng các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng mà thấp hơn tổng tiền lương cộng tiền lương tăng thêm theo Nghị định 17 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng tại thời điểm tháng 4/2016. Mức chênh lệch này không dùng để tính đóng BHXH, BHYT. Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Nghị định năm 2016 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lựơng vũ trang.
Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở
Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở là 02 loại lương cơ bản thường được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm. Tuy nhiên, đa phần hiện nay, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn về mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở, và tự đặt ra câu hỏi rằng liệu mình thuộc đối tượng áp dụng mức lương nào? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt được mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở và đối tượng nào áp dụng mức lương nào. Tiêu chí Mức lương tối thiểu vùng Mức lương cơ sở Định nghĩa Là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp (DN) và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: + Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất. + Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề. Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. Bản chất Mức lương làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, đồng thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp. Nguyên tắc áp dụng - DN hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó. - Nếu DN có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó. - Nếu DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên các địa bàn khác nhau, DN hoạt động trên địa bàn thành lập mới từ 01 hay nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất. - Nếu DN hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới. Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này. Đối tượng áp dụng - DN thành lập, hoạt động theo Luật DN. - Hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác) - Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước… (Xem thêm đơn vị sự nghiệp công lập là gì tại đây) Đối tượng được áp dụng Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãm tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động - Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã. - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Lưu ý: một số trường hợp, người làm việc vẫn có thể thỏa thuận để được hưởng mức lương theo chế độ lương tối thiểu vùng. - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập . - Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù. - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. - Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân. - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. - Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. Chu kỳ thay đổi Thông thường, 01 năm, mức lương tối thiểu vùng thay đổi một lần. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi này. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Đóng tiền BHXH dựa trên mức lương 100 triệu đồng/tháng được không?
Trường hợp tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động lên đến mức 100 triệu đồng/tháng thì có phải người lao động sẽ đóng tiền BHXH dựa trên mức lương đó không? (1) Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định thế nào? Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định như sau: - Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở. - Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo rằng tất cả các yếu tố liên quan đến thu nhập của người lao động đều được tính toán đúng đắn. Điều này không chỉ giúp người lao động có cơ hội được hưởng các quyền lợi BHXH đầy đủ mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. (2) Đóng tiền BHXH dựa trên mức lương 100 triệu đồng/tháng được không? Liên quan đến vấn đề này, khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau: Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở. Theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 2,34 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức tiền lương tháng đóng BHXH cao nhất là: 2,34 x 20 = 46,8 triệu đồng. Do đó, trường hợp người lao động nhận lương tháng lên đến 100 triệu đồng/tháng thì chỉ được đóng BHXH tối đa ở mức tiền lương 46,8 triệu đồng tháng mà thôi. (3) Từ ngày 01/7/2025, mức tiền lương đóng BHXH cao nhất có thay đổi không? Theo điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng. Theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ BHXH. Mức tham chiếu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH. Bên cạnh đó, khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng nêu rõ, khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó. Đồng thời, tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83-KL/TW có quy định: “…nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.” Căn cứ theo các quy định trên, dự kiến sau năm 2026 mới bãi bỏ mức lương cơ sở, do đó mức tiền lương đóng BHXH cao nhất từ ngày 01/7/2025 đến trước năm 2026 vẫn là 20 lần so với mức lương cơ sở (trường hợp chưa bãi bỏ mức lương cơ sở) và vẫn là 46,8 triệu đồng, chưa có khác biệt so với quy định hiện hành.
Có phải mức lương cơ sở 2,34 triệu chỉ được áp dụng đến năm 2026?
Gần đây, thông tin về mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng chỉ áp dụng đến năm 2026 đang được nhiều người quan tâm. Liệu mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng có thực sự chỉ được áp dụng đến năm 2026? Tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83/KL-TW năm 2024 của Ban Chấp hành Trung ương có quy định , Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị. (1) Có phải mức lương cơ sở 2,34 triệu chỉ được áp dụng đến năm 2026? Theo quy định tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83/KL-TW, Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo Ban Kinh tế Trung ương và ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới để trình Trung ương xem xét sau năm 2026. Như vậy, khi thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới vào năm 2026 thì sẽ bãi bỏ việc lãnh lương theo mức lương cơ sở 2,34 triệu hiện tại. Tuy nhiên, Bộ Chính trị giao cho Ban Kinh tế Trung ương đề xuất thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới và trình Trung ương xem xét sau năm 2026 nhưng phải thực hiện sau khi đánh giá tính phù hợp, khả thi của việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW. Do đó, việc áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu đến năm 2026 chỉ đang dừng lại ở chủ trương của Bộ Chính trị, cần phải xem xét thêm các yếu tố về tính khả thi, sự phù hợp và sau khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị thì mới thực hiện được. Trước đó, do tình hình thực tiễn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng bảng lương và danh mục vị trí việc làm, tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức được tăng lên từ 1,8 triệu đồng thành 2,34 triệu đồng và tạm hoãn việc cải cách tiền lương (áp dụng từ ngày 01/7/2024). Do vậy, việc thực hiện cải cách tiền lương và trả lương dựa trên Bảng lương theo vị trí việc làm sẽ được thực hiện trong thời gian sắp tới, theo tinh thần của Kết luận 83/KL-TW thì sau năm 2026 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng và thực hiện triệt để cải cách tiền lương. (2) Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW là gì? Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 yêu cầu thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp, chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Đồng thời, bổ sung tiền thưởng, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp. Cùng với đó, xây dựng, ban hành hệ thống 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, như sau: - 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã. - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương. - 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm). - 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an. - 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay). Ngoài ra, Nghị quyết 27-NQ/TW sẽ gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề). Tổng kết lại, nếu việc xây dựng 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp trên được hoàn thiện, phù hợp và khả thi thì sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW vào năm 2026. Trên tinh thần đó, việc áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng để tính tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị bãi bỏ vào năm 2026.
Thông tư 07/2024/TT-BNV: Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở từ 01/7/2024
Ngày 05/7/2024, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội. Trong đó quy định rõ 09 đối tượng áp dụng và cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí. 09 đối tượng áp dụng mức lương cơ sở mới từ 01/7/2024 1. Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 2. Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (bao gồm cả trường hợp quy định tại khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019). 3. Cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn được hưởng lương theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 4. Người hưởng lương làm việc trong chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ). 5. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. 6. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành. 7. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. 8. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. 9. Các đối tượng sau đây được áp dụng Thông tư này để tính toán xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật: - Cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng (trong nước và ngoài nước) thuộc danh sách trả lương của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; - Người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kể cả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; - Cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam. Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí (1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 va 9 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV: Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định 73/2024/NĐ-CP) để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau: 2) Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV: Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau: Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01/7/2024 = Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí theo quy định (3) Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP. (4) Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV: - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an; - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV. Xem thêm chi tiết tại Thông tư 07/2024/TT-BNV có hiệu lực kể từ ngày 05/7/2024. Chế độ quy định tại Thông tư 07/2024/TT-BNV được thực hiện từ 01/7/2024. Thông tư 07/2024/TT-BNV thay thế Thông tư 10/2023/TT-BNV ngày 26/6/2023.
Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục có bị ảnh hưởng khi tăng lương cơ sở?
Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP tăng mức lương cơ sở. Vậy việc tăng lương cơ sở này tác động như thế nào đến điều kiện hưởng BHYT 05 năm liên tục? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục gồm những gì? Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định người bệnh tham gia BHYT sẽ được hưởng chế độ BHYT 05 năm liên tục nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau: - Đã tham gia BHYT từ đủ 05 năm liên tục. Thời điểm tham gia đủ 05 năm liên tục ở đây được ghi nhận trực tiếp trên thẻ BHYT. Theo đó, các lần khám, chữa bệnh kể từ thời điểm này sẽ được xem xét để tính hưởng BHYT 05 năm liên tục. - Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Số tiền cùng chi trả/chi phí đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh có BHYT phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ BHYT. - Đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Theo đó, khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như đã nêu trên, người bệnh sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi thanh toán của quỹ này. (2) Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục có bị ảnh hưởng khi tăng lương cơ sở? Ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP có nêu rõ từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Theo đó, vì mức lương cơ sở nêu trên tăng nên giới hạn về mức chi phí đồng chi trả của các lần khám, chữa bệnh cũng theo đó mà tăng theo. Đồng nghĩa với việc người bệnh phải có chi phí đồng chi trả của những đợt khám, chữa bệnh đúng tuyến trước đó trong năm lớn hơn 14,04 triệu đồng thì mới có thể được xem xét hưởng BHYT 05 năm liên tục. (3) Hồ sơ đề nghị thanh toán tiền BHYT hiện nay gồm những gì? Căn cứ Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp như sau: - Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) bao gồm: + Thẻ bảo hiểm y tế. + Giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. + Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán. - Hóa đơn và các chứng từ có liên quan. Theo đó, sau khi đã chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ như đã nêu trên, người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú. Tại đây, khi tiếp nhận, cơ quan BHXH cấp huyện sẽ lập giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì sẽ hướng dẫn bổ sung đầy đủ. Tiếp đến, trong thời hạn là 40 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán cơ quan BHXH sẽ hoàn thành việc giám định BHYT và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp. Trường hợp không thanh toán thì cơ quan BHXH sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, để được thanh toán tiền BHYT, người bệnh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán và thực hiện theo trình tự như đã nêu trên.
Mức đóng BHYT hộ gia đình tăng theo lương cơ sở mới
Vừa qua theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở đã tăng từ 1,8 triệu đồng lên thành 2,34 triệu đồng. Đi cùng với tăng lương cơ sở, mức đóng và mức hưởng BHYT hộ gia đình cũng tăng theo. Mức đóng BHYT hộ gia đình tăng theo lương cơ sở mới Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau: - Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; - Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; - Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định trên được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. Trong đó, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Như vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình từ tháng 7/2024 trở đi có thể tính được như sau: Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình Tỷ lệ đóng BHYT hộ gia đình Mức đóng BHYT hộ gia đình trước 01/7/2024 (Đơn vị: đồng/năm) Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2024 (Đơn vị: đồng/năm) Người thứ nhất 4,5% 972,000 1,263,600 Người thứ hai 70% mức đóng của người thứ nhất 680,400 884,520 Người thứ ba 60%mức đóng của người thứ nhất 583,200 758,160 Người thứ tư 50% mức đóng của người thứ nhất 486,000 631,800 Người thứ năm trở đi 40% mức đóng của người thứ nhất 388,800 505,440 Tăng mức hưởng BHYT hộ gia đình theo lương cơ sở mới Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: - 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 8, 9, 11, 17 và 20 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP; - 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các đối tượng theo quy định. - 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã; - 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở; - 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; - 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, các khoản 12, 18 và 19 Điều 3 và các khoản 1, 2 và 5 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP -80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác; - Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Như vậy, từ ngày 1/7/2024, chi phí một lần khám bệnh dưới 351,000 đồng thì sẽ được BHYT chi trả 100% (trước đây là dưới 270,000).
Hôm nay, Thông tư 41/2023/TT-BQP hướng dẫn mức lương cơ sở trong quân đội chính thức có hiệu lực
Hôm nay, ngày 12/8/2023, Thông tư 41/2023/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng chính thức có hiệu lực. Ngày 28/6/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 41/2023/TT-BQP, trong đó hướng dẫn cách tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp. Xem chi tiết các đối tượng áp dụng Thông tư này tại bài viết: Thông tư 41/2023/TT-BQP: Cách tính mức lương, phụ cấp với người hưởng lương quân hàm thuộc BQP Hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp của người hưởng lương quân hàm thuộc Bộ Quốc phòng Mức lương cơ sở: 1.800.000 đồng/tháng. Cách tính mức lương, phụ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp của các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau: - Mức lương Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng - Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp quân hàm thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng - Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng - Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở + Đối với người hưởng lương Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định + Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân hàm binh nhì (tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định - Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ % + Đối với người hưởng lương Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2023 x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định + Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định - Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở Mức trợ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định Xem bài viết liên quan: Bảng lương của sĩ quan quân đội tăng lên bao nhiêu từ ngày 01/7/2023 Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp trong cơ quan, ĐVSN công lập từ 01/7/2023 Bên cạnh đó, các mức lương, phụ cấp, trợ cấp của sĩ quan, người hưởng lương cấp hàm cơ yêu, quân nhân chuyên nghiệp, người hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu được quy định tại các Bảng của Phụ lục I. Xem và tải Phụ lục I https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/06/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20I.docx Đối với viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP được áp dụng cách tính mức lương, phụ cấp, trợ cấp đã vừa nêu trên. Lưu ý: Các khoản phụ cấp, trợ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể, giữ nguyên theo quy định hiện hành. Đối với các tổ chức thực hiện: (1) Áp dụng hướng dẫn tại Thông tư 41/2023/TT-BQP, các cơ quan, đơn vị lập bảng lương, phụ cấp, cấp phát cho các đối tượng được hưởng. (2) Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 41/2023/TT-BQP có quyết định điều động công tác sang cơ quan, đơn vị khác trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận đối tượng căn cứ vào yếu tố ghi trong “Giấy giới thiệu cung cấp tài chính” hoặc “Giấy thôi trả lương” của đơn vị cũ, lập danh sách cấp phát, truy lĩnh phần chênh lệch theo quy định. (3) Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận dụng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP được áp dụng mức lương cơ sở tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương và mức phụ cấp lương làm căn cứ tính đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định của pháp luật về lao động cho các đối tượng được hưởng. Nguồn kinh phí thực hiện do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự bảo đảm. (4) Khi cấp phát tiền lương cho các đối tượng được hưởng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tính thu các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật hiện hành (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân (nếu có)). Xem chi tiết tại Thông tư 41/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 12/8/2023.
Thông tư 41/2023/TT-BQP: Cách tính mức lương, phụ cấp với người hưởng lương quân hàm thuộc BQP
Ngày 28/6/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 41/2023/TT-BQP Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Theo đó, quy định các đối tượng áp dụng và hướng dẫn chi tiết cách tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp, cụ thể: Các đối tượng áp dụng tại Thông tư 41/2023/TT-BQP - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng và công chức quốc phòng. - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí (sau đây viết tắt là học viên cơ yếu). - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cách tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp (1) Mức lương cơ sở: 1.800.000 đồng/tháng. Xem bài viết liên quan: Bảng lương của sĩ quan quân đội tăng lên bao nhiêu từ ngày 01/7/2023 (2) Cách tính mức lương, phụ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp của các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau: - Mức lương Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng - Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp quân hàm thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng - Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng - Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở + Đối với người hưởng lương Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định + Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân hàm binh nhì (tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định - Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ % + Đối với người hưởng lương Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2023 x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định + Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định - Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở Mức trợ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định Xem bài viết liên quan: Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp trong cơ quan, ĐVSN công lập từ 01/7/2023 Bên cạnh đó, các mức lương, phụ cấp, trợ cấp của sĩ quan, người hưởng lương cấp hàm cơ yêu, quân nhân chuyên nghiệp, người hưởng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu được quy định tại các Bảng của Phụ lục I. Xem và tải Phụ lục I https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/06/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20I.docx Đối với viên chức quốc phòng, công chức quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP được áp dụng cách tính mức lương, phụ cấp, trợ cấp đã vừa nêu trên. Lưu ý: Các khoản phụ cấp, trợ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể, giữ nguyên theo quy định hiện hành. Xem chi tiết tại Thông tư 41/2023/TT-BQP có hiệu lực từ 12/8/2023 và thay thế Thông tư 79/2019/TT-BQP.
Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp trong cơ quan, ĐVSN công lập từ 01/7/2023
Mới đây, ngày 26/6/2023, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 10/2023/TT-BNV về hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của đảng, nhà nước, mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và xã hội. Theo đó, tại Thông tư 10/2023/TT-BNV quy định cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí cụ thể như sau: (1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV : Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau: Xem bài viết liên quan: Bảng lương của sĩ quan quân đội tăng lên bao nhiêu từ ngày 01/7/2023 - Công thức tính mức lương: Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng - Công thức tính mức phụ cấp: + Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng + Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2023 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2023 (nếu có) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định + Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành. - Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có): Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có) (2) Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV: Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau: Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí theo quy định (3) Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV: - Từ ngày 01/7/2023, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/ 2019 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP. - Từ ngày 01/8/2023, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP. (4) Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BNV: - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an; - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV. Xem bài viết liên quan: Bảng lương cơ sở của công chức áp dụng từ 01/7/2023 Tham khảo: 09 đối tượng được áp dụng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 Cụ thể, người được hưởng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng thuộc Nghị định 24/2023/NĐ-CP bao gồm: (1) Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019). (2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019). (3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019). (4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. (5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi bởi Nghị định 33/2012/NĐ-CP). (6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. (7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân. (8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. (9) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. Xem chi tiết tại Thông tư 10/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Thông tư 04/2019/TT-BNV.
Mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công chức, viên chức năm 2023
Sắp tới đây sẽ áp dụng tăng mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức điều này sẽ kéo theo rất nhiều tích cực trong các chế độ mà công chức, viên chức trong đó có chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 1. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì? Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có giải thích về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. - Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. 2. Năm 2023 mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công chức, viên chức có tăng hay không? Hiện nay mức lương cơ sở được áp dụng theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP là từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, Điều 33 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 26/12/2022 có quy định về thực hiện chính sách tiền lương từ ngày 01/07/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Từ quy định này dẫn đến mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công chức, viên chức cũng tăng theo cụ thể như sau: 3. Tăng mức hưởng trợ cấp một lần Mức trợ cấp một lần được quy định tại Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: - Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, cụ thể hiện nay trợ cấp một lần đang ở mức 7.450.000 đồng nhưng từ ngày 01/7/2023 sẽ là mức 9.000.000 đồng. - Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (bằng 745.000 đồng và sẽ tăng lên thành 900.000 đồng từ ngày 01/7/2023). 4. Tăng mức hưởng trợ cấp hằng tháng Mức hưởng trợ cấp hằng tháng được quy định tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: - Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở (hiện nay bằng 447.000 đồng và từ tháng 7/2023 là 540.000 đồng). - Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở (hiện nay bằng 29.800 đồng và từ tháng 7/2023 là 36.000 đồng); Tăng mức hưởng trợ cấp phục vụ Căn cứ quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hằng tháng (nêu ở mục 2) còn được hưởng trợ cấp phục vụ hằng tháng bằng mức lương cơ sở. Như vậy, mức trợ cấp phục vụ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 Tăng mức hưởng trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Căn cứ quy định tại Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2014,người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở (hiện nay là 53.640.000 đồng và sẽ tăng lên thành 64.800.000 đồng từ ngày 01/7/2023). Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật Căn cứ quy định tại Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức hưởng một ngày trong trường hợp này bằng: - 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình, tức là mức hưởng hiện nay bằng 372.500 đồng/ngày nhưng từ ngày 01/7/2023 sẽ là 450.000 đồng/ngày. - 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, tức là mức hưởng hiện nay bằng 596.000 đồng và sẽ tăng lên mức 720.000 đồng từ ngày 01/7/2023. Như vậy, từ ngày 01/07/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Từ quy định này dẫn đến mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công chức, viên chức cũng tăng theo.
Mức lương sĩ quan quân đội nhân dân năm 2023 là bao nhiêu?
Trong năm 2023 khi chính sách cải cách tiền lương cơ sở chính thức được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) trong thời gian tới. Vậy tiền lương sĩ quan quân đội nhân dân ở các cấp bậc có thay đổi gì không? Theo Nghị quyết 27/NQ-TW thì từ 01/7/2023, Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, do đó bảng lương của sĩ quan quân đội từ 01/7/2023 sẽ tăng so với quy định cũ. Bảng lương sĩ quan quân đội theo cấp bậc quân hàm được thực hiện theo Mục 2 Bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Mức lương cơ sở từ 01/07/2023 là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023) Như vậy, mức lương sĩ quan quân đội theo từng lần nâng lương năm 2023 sẽ có 02 mức cụ thể như sau: Bậc lương Nhóm 1 Nhóm 2 Hệ số Mức lương Hệ số Mức lương Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp Bậc 1 3,85 6.930.000 3,65 6.570.000 Bậc 2 4,2 7.560.000 4,0 7.200.000 Bậc 3 4,55 8.190.000 4,35 7.830.000 Bậc 4 4,9 8.820.000 4,7 8.460.000 Bậc 5 5,25 9.450.000 5,05 9.090.000 Bậc 6 5,6 10.080.000 5,4 9.720.000 Bậc 7 5,95 10.710.000 5,75 10.350.000 Bậc 8 6,3 11.340.000 6,1 10.980.000 Bậc 9 6,65 11.970.000 6,45 11.610.000 Bậc 10 7,0 12.600.000 6,8 12.240.000 Bậc 11 7,35 13.230.000 7,15 12.870.000 Bậc 12 7,7 13.860.000 7,5 13.500.000 Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp Bậc 1 3,5 6.300.000 3,2 5.760.000 Bậc 2 3,8 6.840.000 3,5 6.300.000 Bậc 3 4,1 7.380.000 3,8 6.840.000 Bậc 4 4,4 7.920.000 4,1 7.380.000 Bậc 5 4,7 8.460.000 4,4 7.920.000 Bậc 6 5,0 9.000.000 4,7 8.460.000 Bậc 7 5,3 9.540.000 5,0 9.000.000 Bậc 8 5,6 10.080.000 5,3 9.540.000 Bậc 9 5,9 10.620.000 5,6 10.080.000 Bậc 10 6,2 11.160.000 5,9 10.620.000 Quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp Bậc 1 3,2 5.760.000 2,95 5.310.000 Bậc 2 3,45 6.210.000 3,2 5.760.000 Bậc 3 3,7 6.660.000 3,45 6.210.000 Bậc 4 3,95 7.110.000 3,7 6.660.000 Bậc 5 4,2 7.560.000 3,95 7.110.000 Bậc 6 4,45 8.010.000 4,0 7.560.000 Bậc 7 4,7 8.460.000 4,45 8.010.000 Bậc 8 4,95 8.910.000 4,7 8.460.000 Bậc 9 5,2 9.360.000 4,95 8.910.000 Bậc 10 5,45 9.810.000 5,2 9.360.000 Bảng lương quân đội theo cấp bậc quân hàm Cấp bậc quân hàm Hệ số lương Mức lương đến 30/6/2023 (Đơn vị: VNĐ) Mức lương từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) Đại tướng 10,40 15.496.000 18.720.000 Thượng tướng 9,80 14.602.000 17.640.000 Trung tướng 9,20 13.708.000 16.560.000 Thiếu tướng 8,60 12.814.000 15.480.000 Đại tá 8,00 11.920.000 14.400.000 Thượng tá 7,30 10.877.000 13.140.000 Trung tá 6,60 9.834.000 11.880.000 Thiếu tá 6,00 8.940.000 10.800.000 Đại úy 5,40 8.046.000 9.720.000 Thượng úy 5,00 7.450.000 9.000.000 Trung úy 4,60 6.854.000 8.280.000 Thiếu úy 4,20 6.258.000 7.560.000 Thượng sĩ 3,80 5.662.000 6.840.000 Trung sĩ 3,50 5.215.000 6.300.000 Hạ sĩ 3,20 4.768.000 5.760.000 Bảng lương sĩ quan quân đội theo từng lần nâng lương Cấp bậc quân hàm Hệ số nâng lương lần 1 Mức lương nâng lần 1 đến 30/6/2023 (Đơn vị: VNĐ) Mức lương nâng lần 1 từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) Hệ số nâng lương lần 2 Mức lương nâng lần 2 đến 30/6/2023 (Đơn vị: VNĐ) Mức lương nâng lần 2 từ 01/7/2023 (Đơn vị: VNĐ) Đại tướng 11 16.390.000 19.800.000 - - - Thượng tướng 10,4 15.496.000 18.720.000 - - - Trung tướng 9,8 14.602.000 17.640.000 - - - Thiếu tướng 9,2 13.708.000 16.560.000 - - - Đại tá 8,4 12.516.000 15.120.000 8,6 12.814.000 15.480.000 Thượng tá 7,7 11.473.000 13.860.000 8,1 12.069.000 14.580.000 Trung tá 7 10.430.000 12.600.000 7,4 11.026.000 13.320.000 Thiếu tá 6,4 9.536.000 11.520.000 6,8 10.132.000 12.240.000 Đại úy 5,8 8.642.000 10.440.000 6,2 9.238.000 11.160.000 Thượng úy 5,35 7.971.500 9.630.000 5,7 8.493.000 10.260.000 Ghi chú: Cấp bậc quân hàm từ Thiếu tướng trở lên không thực hiện nâng lương lần 1 và lần 2.
Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở hiện nay
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu? Mức lương cơ sở là bao nhiêu? Phân biệt lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng. Theo điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Thì mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau: Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: Mức 4.180.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; Mức 3.710.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; Mức 3.250.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; Mức 2.920.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Mức lương có cơ sở: hiện nay 01 tháng 7 năm 2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng (Nghị định 72/2018/NĐ-CP) Mức lương cơ sở tăng 1.490 000 đồng/ tháng đây là mức lương cơ sở mới nhất theo quy định áp dụng dối với cán bộ công chức viên chức VÀO NGAY 1/7/2019
Nghị định 72/2018/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức
>>> Cán bộ, công chức nên biết 17 thay đổi này từ ngày 01/7/2018 Ngày 15/05/2018, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 72/2018/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Theo đó, mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 01/7/2018 là 1.390.000 đồng/tháng Đây là cơ sở để tính mức lương trong bảng lương, phụ cấp và thực hiện các chế độ khác cũng như tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí. Đồng thời, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: * Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 được cấp có thẩm quyền giao. * Sử dụng nguồn 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng giao. * Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có). * Sử dụng nguồn dư (nếu có) sau khi đảm bảo nhu cầu điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở từ các nguồn: - Tiết kiệm 10% chi thường theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao năm 2017 và kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh tự chủ tài chính của các đơn vụ sự nghiệp công lập. - 1 phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. - 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2018 so với năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ giao. * Đối với một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện các quy định trên mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 thì ngân sách trung ương bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện. Nghị định 72/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 47/2017/NĐ-CP.
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở áp dụng từ 01/7/2018
Trong lúc chờ đợi Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, mình xin post Dự thảo của Thông tư này. Theo đó, tương tự các năm trước, công thức tính các mức lương, phụ cấp tương tự như của các năm trước, điểm đáng chú ý là việc thay đổi mức lương cơ sở từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng, do vậy, kết quả tính toán sẽ khác trước, bao gồm: - Mức lương thực hiện từ 01/7/2018 - Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở - Mức phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) - Mức phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành - Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu… Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội tại file đính kèm.
BIỂU ĐỒ SỰ THAY ĐỔI TIỀN LƯƠNG QUA CÁC NĂM
Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2016. Theo đó, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng. Quy định này được áp dụng từ ngày 01/7/2017. Cùng với sự kiện này, hãy xem sự thay đổi của mức lương cơ sở trong mười năm qua. BẢNG 1. Mức lương cơ sở qua các năm Năm áp dụng Mức lương cơ sở Văn bản áp dụng 01/10/2006 – 31/12/2007 450.000 đồng/tháng. Nghị định 94/2006/NĐ-CP 01/01/2008 – 30/4/2009 540.000 đồng/tháng. Nghị định 166/2007/NĐ-CP 01/5/2009 – 30/04/2010 650.000 đồng/tháng. Nghị định 33/2009/NĐ-CP 01/5/2010 – 30/04/2011 730.000 đồng/tháng. Nghị định 28/2010/NĐ-CP 1/5/2011 – 30/04/2012 830.000 đồng/tháng. Nghị định 22/2011/NĐ-CP 1/5/2012 – 30/6/2013 1.050.000 đồng/tháng Nghị định 31/2012/NĐ-CP 1/7/2013 - 30/04/2016 1.150.000 đồng/tháng Nghị định 66/2013/NĐ-CP 1/5/2016 – 30/6/2017 1.210.000 đồng/tháng Nghị định 47/2016/NĐ-CP Từ 01/7/2017 1.300.000 đồng/tháng Nghị quyết 27/2016/QH14 BẢNG 2. Mức lương tối thiểu vùng qua các năm Từ ngày 01/01/2017, mức lương tối thiểu đối với các vùng sẽ có sự điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 153/2016/NĐ-CP. Theo đó, tăng từ 3.500.000 đối với vùng 1 lên 3.750.000; từ 3.100.000 lên 3320000 đối với vùng 2; từ 2.700.000 lên 2.900.000 đối với vùng 3; từ 2.400.000 lên 2.580.000 đối với vùng 4. Năm áp dụng Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Văn bản áp dụng 01/01/2010 – 31/12/2010 980.000 880.000 810.000 730.000 Nghị định 97/2009/NĐ-CP 01/01/2011 – 01/10/2011 1.350.000 1.200.000 1.050.000 830.000 Nghị định 108/2010/NĐ-CP 01/10/2011 – 31/12/2012 2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000 Nghị định 70/2011/NĐ-CP 01/01/2013 – 31/12/2013 2.350.000 2.100.000 1.800.000 1.650.000 Nghị định 103/2012/NĐ-CP 01/01/2014 – 31/12/2014 2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000 Nghị định 182/2013/NĐ-CP 01/01/2015 – 31/12/2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 Nghị định 103/2014//NĐ-CP 1/1/2016 – 31/12/2016 3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000 Nghị định 122/2015/NĐ-CP Từ 01/01/2017 3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000 Nghị định 153/2016/NĐ-CP
So sánh mức lương cơ sở của các nước trên thế giới
Nhân dịp chuẩn bị có đề xuất tăng mức lương cơ sở 2017, mình có tìm và tổng hợp mức lương cơ sở của các nước trên thế giới. Quả là bất ngờ với mức lương của nước mình, các bạn nhỉ? Mà nói đúng ra việc so sánh này chỉ mang tính tương đối thôi, vì còn phải so sánh thêm các điều kiện nữa. Chẳng hạn như mức lương cơ bản (nghĩa là chưa tính bậc, nhân hệ số…) có đủ đáp ứng cho cuộc sống hiện tại của những cán bộ, công chức, viên chức không? Như mức lương cơ sở ở mình thì cái chắc là thấy không đảm bảo đáp ứng cuộc sống rồi đó. STT Quốc gia Mức lương cơ bản 1 Trung Quốc Cấp thấp: 215 USD Cấp cao: 1.850 USD 2 Mỹ 1.513 USD 3 Hàn Quốc 4.333 USD 4 Nhật Bản 1.342 USD 5 Việt Nam 54.36 USD
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở từ 01/5/2016
Ối dào, giờ này gần hết tháng 5/2016 rồi, mà chưa nghe tăm hơi của Nghi định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức đâu thì nay lại ra thêm Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở từ 01/5/2016. Thấy nội dung Thông tư này cũng khá hay nên mình giới thiệu qua sơ cho các bạn nắm nhé. Đầu tiên là hướng dẫn cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí Một là đối với cán bộ, công chức hưởng lương NSNN làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương, tỉnh, huyện và đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; công chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ đơn vị sự nghiệp công lập; cán bộ, công, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định đến làm việc tại hội, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP và Nghị định 29/2013/NĐ-CP; giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Quyết định 60/2011/QĐ-TTg: Mức lương thực hiện từ 01/5/2016 = mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng. Phụ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức phụ cấp thực hiện từ 01/5/2016 = mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng x hệ số phụ cấp hiện hưởng. Phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Mức phụ cấp thực hiện từ 01/5/2016 = [mức lương thực hiện từ 01/5/2016 + mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 01/5/2016 (nếu có) + mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ 01/5/2016] x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định. Phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên quy định hiện hành Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ 01/5/2016 = mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng x hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có) Hai là đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được hưởng hoạt động phí Mức lương thực hiện từ 01/5/2016 = mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng x hệ số hoạt động phí theo quy định. Ba là, đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố Từ 01/5/2016, quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố được tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định 29/2013/NĐ-CP. Bốn là, người làm việc trong tổ chức cơ yếu Nếu làm việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì theo hướng dẫn của các Bộ này. Nếu làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thì thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính như mục Một. Thứ hai là trả lời cho câu hỏi cán bô, công viên chức có hệ số lương từ 2.34 trở xuống đã được tăng lương tại Nghị định 17/2015/NĐ-CP thì áp dụng mức lương cơ sở mới này như thế nào? Đó nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5/2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4/2016. Mức chênh lệch này không dùng tính đóng BHXH, BHYT, BHTN và các loại phụ cấp lương. Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở từ 01/5/2016 mình có đính kèm file ở dưới, các bạn có thể tải về xem chi tiết nha.
Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp đối với cán bộ, công nhân viên chức
Mấy bác ơi, sáng nay đọc được bài báo này “Đề xuất tăng lương hưu và trợ cấp thêm 8% cho một số đối tượng”. Mà trong bài báo có nhắc đến Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp đối với cán bộ, công nhân viên chức, nhưng em tìm mãi không thấy có bản chính của Dự thảo này, nên bác nào có up lên dùm e nhá. Em cám ơn nhiều. Trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn tăng lương hưu và trợ cấp thêm 8% cho người lao động nghỉ hưu và bắt đầu hưởng trợ cấp hàng tháng khi nghỉ hưu từ ngày 01/01/2015 tới trước 01/5/2016. Còn thời điểm điều chỉnh tính từ tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng. Các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% lương hưu, trợ cấp theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP thì vẫn giữ nguyên mức hưởng, không thay đổi. Người lao động có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu từ 01/5/2016 trở đi, lương hưu được tính trên mức lương cơ sở mới 1.210.000 đồng/tháng theo cách tính quy định tại Luật BHXH. “Được tính trên mức lương cơ sở mới 1.210.000 đồng/tháng..” vậy mà giờ chưa thấy cái Nghị định hướng dẫn mức lương cơ sở ở đâu??
Hiểu đúng về việc tăng lương từ ngày 01/5/2016
>>> Xem thêm: Nghị định 47/2016/NĐ-CP hướng dẫn mức lương cơ sở từ 01/5/2016 Tại Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh tiền lương như sau: “…Từ ngày 01 tháng 5 năm 2016, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng; riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015…” Đến nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành nội dung trên nên nhiều người thắc mắc (ai được tăng lương, tăng bao nhiêu?...), mỗi người hiểu một kiểu khác nhau. Vậy hiểu như thế nào cho đúng? Tôi lập chủ đề này và xin được chia sẻ cách hiểu của mình như sau: 1. Đối với những đối tượng có hệ số lương từ 2.34 trở xuống đã được tăng 8% lương từ ngày 01/01/2015 thì sẽ không được tăng lương từ ngày 01/5/2016 (tiền lương giữ nguyên như hiện hành). 2. Đối với những đối tượng có hệ số lương từ 2.34 trở xuống nhưng chưa được tăng 8% lương từ ngày 01/01/2015 thì sẽ được tăng lương từ ngày 01/5/2016 (việc tăng lương này dựa trên sự tăng lương cơ sở - tăng khoảng 5%). 3. Đối với những đối tượng có hệ số lương trên 2.34 sẽ được tăng lương từ ngày 01/5/2016 (việc tăng lương này dựa trên sự tăng lương cơ sở - tăng khoảng 5%). 4. Lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công sẽ không được tăng từ ngày 01/5/2016 (tiền lương, trợ cấp được giữ như hiện hành). Rất mong nhận được sự chia sẻ từ quý thành viên Dân Luật về vấn đề này! Trân trọng cảm ơn!
Nghị định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công viên chức
Từ ngày 01/5/2016, các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ áp dụng mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng theo Nghị định mới. Như vậy, mức lương cơ sở mới tăng 60.000 đồng/tháng so với trước (tức là tăng 5.2% so với mức lương cơ sở cũ áp dụng theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP) Cụ thể, mức lương cơ sở này dùng làm căn cứ: - Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định pháp luật đối với các đối tượng áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Điều 2 Nghị định. - Tính mức hoạt động phí theo quy định pháp luật. - Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đối với các đối tượng ở các cơ quan, đơn vị được hưởng hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng theo quy định của cấp có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh giảm hệ số tiền lương tăng thêm hiện hưởng, cụ thể: Hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng từ ngày 01/5/2016 = Hệ số tiền lương tăng thêm hàng tháng hiện hưởng / 1.0522 Cũng từ ngày 01/5/2016, Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định 17/2015/NĐ-CP quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2.34 trở xuống hết hiệu lực. Đối với người có hệ số lương từ 2.34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm tại Nghị định 17/2015/NĐ-CP nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh cộng các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng mà thấp hơn tổng tiền lương cộng tiền lương tăng thêm theo Nghị định 17 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng tại thời điểm tháng 4/2016. Mức chênh lệch này không dùng để tính đóng BHXH, BHYT. Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Nghị định năm 2016 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lựơng vũ trang.
Phân biệt mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở
Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở là 02 loại lương cơ bản thường được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm. Tuy nhiên, đa phần hiện nay, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn về mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở, và tự đặt ra câu hỏi rằng liệu mình thuộc đối tượng áp dụng mức lương nào? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt được mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở và đối tượng nào áp dụng mức lương nào. Tiêu chí Mức lương tối thiểu vùng Mức lương cơ sở Định nghĩa Là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp (DN) và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: + Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất. + Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề. Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. Bản chất Mức lương làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, đồng thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp. Nguyên tắc áp dụng - DN hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó. - Nếu DN có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó. - Nếu DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên các địa bàn khác nhau, DN hoạt động trên địa bàn thành lập mới từ 01 hay nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất. - Nếu DN hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới. Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này. Đối tượng áp dụng - DN thành lập, hoạt động theo Luật DN. - Hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác) - Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước… (Xem thêm đơn vị sự nghiệp công lập là gì tại đây) Đối tượng được áp dụng Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãm tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động - Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã. - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Lưu ý: một số trường hợp, người làm việc vẫn có thể thỏa thuận để được hưởng mức lương theo chế độ lương tối thiểu vùng. - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập . - Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù. - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. - Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân. - Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. - Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. Chu kỳ thay đổi Thông thường, 01 năm, mức lương tối thiểu vùng thay đổi một lần. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi này. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.