Khởi tố Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM
Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an khởi tố và bắt giam ông Bùi Thanh Tân, sinh năm 1970, trú Phường 6, Quận 4, TPHCM về tội Nhận hối lộ. Ông Tân là Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM. Cùng bị khởi tố và bắt giam về tội danh trên còn có Lê Thanh Tùng (sinh năm 1977, trú Quận 12, TPHCM), Trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị. Dự án 4 chịu trách nhiệm quản lý giai đoạn 2 của Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, với tổng vốn đầu tư 8.200 tỷ đồng. Ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM Trước đó, do ông Bùi Thanh Tân đã vắng mặt tại cơ quan trong thời gian dài. Ngày 1/10, Chủ tịch UBND TPHCM đã quyết định phân công ông Trần Như Quốc Bảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án, phụ trách lãnh đạo và điều hành hoạt động của ban, bao gồm các giao dịch tài chính và nhiệm vụ của Giám đốc. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM đóng vai trò chủ đầu tư các công trình hạ tầng đô thị như cấp thoát nước, chống ngập, công viên, cây xanh, chiếu sáng và các dự án khác sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng. (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) Link bài viết: https://baochinhphu.vn/khoi-to-giam-doc-ban-quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung-ha-tang-do-thi-tphcm-102241016082238817.htm
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần không?
Giám đốc là một chức danh cấp cao của công ty. Vậy giám đốc công ty cổ phần có ký hợp đồng lao động không hay sẽ làm việc theo cơ chế nào khác? Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần không? Theo điểm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định một trong những quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị công ty cổ phần là: - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; - Quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; - Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó; Theo khoản 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. - Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Như vậy, dù là Giám đốc công ty cổ phần thì cũng bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với công ty. Đồng thời, người ký hợp đồng lao động với Giám đốc là Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Giám đốc công ty cổ phần có bắt buộc phải là thành viên của Hội đồng quản trị không? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: - Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. - Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Như vậy, Giám đốc công ty cổ phần không bắt buộc phải là thành viên của Hội đồng quản trị công ty cổ phần mà có thể là người được Hội đồng quản trị thuê về để làm Giám đốc. Giám đốc công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ gì? Theo khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: - Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; - Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; - Tuyển dụng lao động; - Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; - Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Như vậy, giám đốc công ty sẽ có những quyền theo quy định pháp luật như trên. Ngoài ra tùy theo Điều lệ công ty, Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị mà Giám đốc còn có thể có các quyền và nghĩa vụ khác.
Giáo viên công tác lâu năm có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật trường?
Có thể thấy trong đơn vị là công lập, cụ thể trường học trung học cơ sở, chức năng nhiệm vụ Hiệu trưởng quy định khá rõ nét. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những trường hợp không thường xuyên thường trực tại nhà trường, giả sử Hiệu trưởng đi vắng thì ủy quyền lại cho giáo viên công tác lâu năm làm chủ tịch hội đồng kỷ luật được không? Giáo viên công tác lâu năm có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật trường? Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định các hội đồng khác trong nhà trường như sau: 1. Hội đồng thi đua và khen thưởng Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng do hiệu trưởng thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng gồm: bí thư cấp ủy, phó hiệu trưởng, đại diện hội đồng trường, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp. 2. Hội đồng kỷ luật - Hội đồng kỷ luật học sinh được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. - Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thực hiện theo quy định của pháp luật. Do đó, hiện tại không thấy quy định ủy quyền hay cho phép thực hiện thay vào đó thì Hội đồng kỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm. Quy định về Tổ chuyên môn trong trường học hiện nay? Căn cứ Điều 14 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chuyên môn như sau: 1. Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng. 2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: - Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. - Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt. - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công. 3. Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn. Trên đây là quy định về tổ chuyên môn trong trường học theo quy định mới.
Thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
Muốn làm Hiệu trưởng trường đại học phải có trình độ ở mức nào? Thạc sĩ đã đủ tiêu chuẩn làm Hiệu trưởng trường đại học chưa? Cụ thể qua bài viết sau đây. Hiệu trưởng là chức danh gì? Theo khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau: - Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. - Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm. - Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học. Như vậy, hiệu trưởng trường đại học là chức danh quản lý, điều hành các hoạt động của trường đại học. Đối với trường đại học công lập thì khi bổ nhiệm hiệu trưởng phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận, đối với trường đại học tư thục thì không cần bước này. Thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không? Theo khoản 2 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 đã quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học như sau: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật; - Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, dù là trường đại học công lập hay tư thục thì hiệu trưởng cũng phải có trình độ tiến sĩ trở lên. Theo đó, thạc sĩ sẽ không được làm hiệu trưởng trường đại học. Phân hiệu trường đại học có hiệu trưởng không? Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định về phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam như sau: Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Giáo dục đại học và quy định hiện hành của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và thực hiện một số quy định cụ thể sau đây: - Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có giám đốc, phó giám đốc phân hiệu và các đơn vị phục vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động của phân hiệu;tổ chức và hoạt động của phân hiệu được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do cơ sở giáo dục đại học quy định. Như vậy, phân hiệu trường đại học chỉ có chức danh giám đốc, phó giám đốc phân hiệu và các đơn vị phục vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động của phân hiệu và không có chức danh hiệu trưởng.
Năm 2024 Giám đốc Công ty đấu giá hợp danh có bắt buộc phải làm đấu giá viên?
Doanh nghiệp đấu giá tài sản? Năm 2024 Giám đốc Công ty đấu giá hợp danh có bắt buộc phải làm đấu giá viên? Nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản? Doanh nghiệp đấu giá tài sản? Tại Điều 23 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định về Doanh nghiệp đấu giá tài sản như sau: - Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân do chủ doanh nghiệp lựa chọn, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “doanh nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh”. - Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản: + Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên; + Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản. - Những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định tại Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Năm 2024 Giám đốc Công ty đấu giá hợp danh có bắt buộc phải làm đấu giá viên? Tại điểm a Khoản 3 Điều 23 Luật đấu giá tài sản 2016 nêu trên, Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên. Như vậy, đối với công ty hợp danh thì Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên. Nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản? Tại Khoản 2 Điều 24 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định Tổ chức đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây: - Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản; - Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; - Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng; - Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; - Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật; - Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; - Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá; - Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên; - Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 của Luật này; - Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức; - Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động; - Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh tổ chức đấu giá tài sản phải đảm bảo các nghĩa vụ nêu trên
Người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty có ký HĐLĐ không?
Vấn đề sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là trong vai trò giám đốc doanh nghiệp, luôn là một chủ đề nóng hổi. Một trong những câu hỏi thường gặp là liệu người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty có ký HĐLĐ không? Việc bổ nhiệm người lao động nước ngoài làm giám đốc tại công ty không loại trừ yêu cầu ký kết HĐLĐ. Điều này đảm bảo rằng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên đều được pháp luật bảo vệ và điều chỉnh. (1) Người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty có ký HĐLĐ không? Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đề cập đến trình tự cấp giấy phép lao động: Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. Theo đó, tại điểm a và điểm i Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau: Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài theo các hình thức sau đây: + Thực hiện hợp đồng lao động. + Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật. Như vậy, người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty sẽ phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. (2) Điều kiện để người nước ngoài trở thành giám đốc công ty Việt Nam Người nước ngoài làm giám đốc được coi là lao động nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 như sau: - Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam. - Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019. + Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. + Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài phải đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc theo Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định. - Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ. Tóm lại, người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty sẽ phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Người lao động nước ngoài muốn trở thành giám đốc công ty phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể cũng như tiêu chuẩn về điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc.
Thẩm quyền bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng trong công ty cổ phần
Kế toán trưởng là người có vai trò thế nào trong công ty? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng trong công ty cổ phần? Cụ thể qua bài viết sau đây. Kế toán trưởng có phải là một chức danh quản lý không? Theo Điều 53 Luật Kế toán 2015 quy định kế toán trưởng: - Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. - Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định trên còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán. - Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ. - Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng. Như vậy, là một chức danh quản lý cấp cao, đứng đầu bộ phận của một doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hoặc cơ quan. Kế toán trưởng là một chức danh đứng đầu trong bộ phận kế toán. Thẩm quyền bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng trong công ty cổ phần Theo điểm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, điểm đ khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định trong công ty cổ phần như sau: - Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ: + Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; + Quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; + Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó; - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Như vậy, thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh người quản lý quan trọng sẽ thuộc về Hội đồng quản trị. Theo đó, Hội đồng quản trị sẽ được bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng trong công ty cổ phần. Kế toán trưởng trong công ty cổ phần có quyền và trách nhiệm gì? Theo Điều 55 Luật Kế toán 2015 quy định trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng trong công ty không thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau: - Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây: + Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán; + Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán 2015; + Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán. + Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. - Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. Như vậy, kế toán trưởng trong công ty cổ phần cũng sẽ có các quyền và trách nhiệm theo quy định trên.
Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng?
Thông thường người đứng đầu chỉ đạo, điều hành các hoạt động của một ngôi trường sẽ là Hiệu trưởng. Vậy tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng? Cơ sở giáo dục đại học là gì? Theo Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về cơ sở giáo dục đại học như sau: - Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. - Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm: + Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu; + Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động. Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học. Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Như vậy, tại Việt Nam sẽ có các cơ sở giáo dục đại học là đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Các cơ sở này được chia thành công lập và tư thục. Trong đó có 2 đối tượng đặc biệt khác là Đại học quốc gia và Đại học vùng, có chức năng thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng? Để thành lập cơ sở giáo dục đại học kể cả công lập hay tư thục, cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 87 và thực hiện các thủ tục tại Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP. Trong đó, các cơ sở giáo dục đại học tư thục trước hết sẽ là một doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định và các doanh nghiệp này được phép mở thêm một hoạt động kinh doanh dưới hình thức giáo dục đại học tư thục. Theo đó, người đứng đầu doanh nghiệp lúc này cũng sẽ được đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tư thục, và người đứng đầu sẽ được gọi là Giám đốc. Đối với đối tượng đặc biệt là ĐHQG, theo Điều 8 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau: - Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. - Đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia. Theo đó, ĐHQG không chỉ là nơi đào tạo mà còn là nơi nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Cùng với đó, Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP đã quy định chi tiết các thành viên của Hội đồng Đại học Quốc gia, trong đó Giám đốc ĐHQG là người đứng đầu Hội đồng còn người đứng đầu các trường đại học thành viên sẽ được gọi là Hiệu trưởng. Chính vì vậy, ĐHQG là đại học công lập nhưng Giám đốc sẽ đứng đầu, các cơ sở giáo dục đại học công lập khác thì sẽ là Hiệu trưởng đứng đầu. Các cơ sở giáo dục tư thục thì người đứng đầu có thể là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc tùy vào quy định của chủ đầu tư. Giám đốc ĐHQG có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Theo Điều 6 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định Giám đốc ĐHQG là người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Ban hành các quy định nội bộ trong Đại học quốc gia theo thẩm quyền; - Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của Đại học Quốc gia theo thẩm quyền được giao trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Đại học quốc gia; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc Đại học quốc gia; - Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia; - Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Đại học quốc gia; - Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia; - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra về các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định; - Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong Đại học quốc gia; - Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Đại học quốc gia và Ban Giám đốc trước Hội đồng Đại học quốc gia; - Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Đại học quốc gia; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán; - Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi đảm nhiệm chức vụ Giám đốc ĐHQG, người đứng đầu ĐHQG cũng sẽ là người đại diện cho ĐHQG trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của ĐHQG theo quy định của pháp luật và có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trên.
Qua việc Tổng giám đốc TVSI bị miễn nhiệm: Quyết định miễn nhiệm là gì?
Ngày 28/02, Tổng giám đốc và Phó giám đốc Công ty chứng khoán Tân Việt - một trong những đơn vị môi giới trái phiếu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vừa bị cho miễn nhiệm. Vậy quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc là gì? Bị miễn nhiệm khi nào? Quy trình miễn nhiệm như thế nào? (1) Quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc là gì? Căn cứ theo Khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có giải thích về “miễn nhiệm” như sau: “Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.” Như vậy, quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc là văn bản do chủ thể có thẩm quyền của tổ chức, đơn vị tiến hành buộc thôi giữ chức vụ đối với Tổng giám đốc/giám đốc đang làm việc tại tổ chức, đơn vị do mình quản lý. (2) Giám đốc/Tổng giám đốc bị miễn nhiệm khi nào? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 102 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về những trường hợp mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị miễn nhiệm như sau: - Có đơn xin nghỉ việc. - Không đáp ứng được những điều kiện quy định tại Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020. Người có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là Hội đồng quản trị, việc đưa ra quyết định miễn nhiệm được liệt kê là một trong những quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể: “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó” Như vậy, trường hợp Giám đốc/Tổng giám đốc có đơn xin nghỉ việc hoặc không đáp ứng được những điều kiện thì Hội đồng quản trị có quyền miễn nhiệm người cũ và bổ nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc mới ngay tại cuộc họp. (3) Quy trình miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc Để ra quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc, doanh nghiệp cần tiến hành tổ chức cuộc họp Hội đồng quản trị được quy định theo Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: - Triệu tập họp: + Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc. + Gửi thông báo mời họp chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày họp (hoặc theo quy định tại Điều lệ công ty). - Yêu cầu về số lượng thành viên dự họp: + Cuộc họp được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên dự họp. Trường hợp không đủ số lượng, triệu tập họp lần thứ hai trong vòng 07 ngày (hoặc theo quy định tại Điều lệ công ty). Cuộc họp lần thứ hai được tiến hành nếu có hơn một phần hai số thành viên dự họp. - Hình thức tham dự và biểu quyết: + Tham dự trực tiếp và biểu quyết tại cuộc họp. + Ủy quyền cho người khác theo quy định tại Khoản 10 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020. + Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức tương tự. + Gửi phiếu biểu quyết qua thư, fax, thư điện tử (phải đựng trong phong bì kín, chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất 1 giờ trước khi khai mạc). - Hình thức thông qua quyết định: + Biểu quyết tại cuộc họp. + Lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. - Ra quyết định: quyết định được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành (trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ cao hơn). Trường hợp số phiếu ngang nhau, quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị. - Lưu trữ biên bản: + Ghi lại cuộc họp bằng biên bản. + Lưu giữ biên bản và tài liệu sử dụng trong cuộc họp tại trụ sở chính của công ty. Xem và Tải về Mẫu Quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/01/quyet-dinh-mien-nhiem-giam-doc-tong-giam-doc.doc Tổng kết lại, Quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc là văn bản do chủ thể có thẩm quyền của tổ chức, đơn vị tiến hành buộc thôi giữ chức vụ đối với Giám đốc/Tổng giám đốc đang làm việc tại tổ chức, đơn vị. Để ra quyết định miễn nhiệm cần tổ chức họp Hội đồng quản trị, quyết định chỉ được thông qua khi được đa số thành viên tham dự cuộc họp tán thành. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Giám đốc là người quản lý công ty muốn đơn phương chấm đứt HĐLĐ thì phải báo trước mấy ngày?
Việc thuê giám đốc, tổng giám đốc theo hình thức hợp đồng lao động, đối với những người có năng lực trong lĩnh vực về quản lý doanh nghiệp cho mình đã ngày trở nên phổ biển. Những người này cũng như người lao động khác đều cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, tuy nhiên công việc của họ khá đặc thù, vậy thì họ muốn nghỉ thì phải báo trước bao nhiêu ngày? 1. Giám đốc là người quản lý công ty muốn đơn phương chấm đứt HĐLĐ thì phải báo trước mấy ngày? Giám đốc là người quản lý công ty được xem là người quản lý doanh nghiệp theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. Giám đốc cũng là công việc đặc thù được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người giữ chức danh Giám đốc này được thực hiện theo quy định của Chính phủ, cụ thể tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định: Ngành, nghề, công việc đặc thù và thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 và điểm d khoản 2 Điều 36 của Bộ luật Lao động như sau: (1) Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm: - Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay; - Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài; - Trường hợp khác do pháp luật quy định. (2) Khi người lao động làm ngành, nghề, công việc tại (1) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động này thì thời hạn báo trước như sau: - Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên; - Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Giám đốc là người quản lý công ty khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước: - Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên; - Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng. 2. Người lao động làm công việc bình thường thì muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải báo trước mấy ngày? Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: - Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; - Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; - Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; Nếu như thuộc những trường hợp sau đây thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước: - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này; - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này; - Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này; - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có kiêm nhiệm kế toán được không?
Để cắt giảm bớt các chi phí vận hành của công ty, giám đốc công ty TNHH một thành viên đã kiêm nhiệm kế toán. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp giám đốc công ty TNHH một thành viên kiêm nhiệm kế toán. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây. Người quản lý doanh nghiệp bao gồm những ai? Người quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm: - Chủ doanh nghiệp tư nhân; - Thành viên hợp danh; - Chủ tịch Hội đồng thành viên; - Thành viên Hội đồng thành viên, - Chủ tịch công ty; - Chủ tịch Hội đồng quản trị; - Thành viên Hội đồng quản trị; - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty. =>>Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xem là người quản lý doanh nghiệp. Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có được kiêm nhiệm kế toán của công ty không? Căn cứ theo khoản 7 Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định hành vi bị cấm trong hoạt động kế toán như sau: “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu”. Đồng thời, căn cứ theo Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về những người không được làm kế toán, bao gồm: - Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật Kế toán 2015, cụ thể: + Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. =>>Theo quy định này, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu vẫn được kiêm nhiệm kế toán của công ty. Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể kiêm nhiệm kế toán công ty. Tuy nhiên, để kiêm nhiệm kế toán thì giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của người làm kế toán quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán 2015 như sau: - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. =>>Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được kiêm nhiệm kế toán công ty nếu đáp ứng các tiêu chuẩn của người làm kế toán nêu trên.
Nhiệm kỳ của Giám đốc, Phó giám độc công ty TNHH MTV, công ty cổ phần
Giám đốc Công ty TNHH MTV có thể nhiều hơn 2 nhiệm kỳ hay không? Trong luật không có quy định về thời hạn, nhiệm kỳ làm việc của các phó giám đốc của công ty TNHH MTV và công ty Cổ phần không? Giám đốc Công ty TNHH MTV có thể nhiều hơn 2 nhiệm kỳ hay không? Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về Giám đốc, tổng giám đốc của công ty TNHH MTV thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy, tại các quy định khác có nêu rõ số lượng nhiệm kỳ mà cá nhân có thể nắm giữ, trường hợp Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV không nhắc đến thì ta có thể hiểu rằng, 01 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại công ty TNHH MTV được bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ không quá 05 năm và chỉ có thể có 01 nhiệm kỳ. Trong luật không có quy định về thời hạn, nhiệm kỳ làm việc của các phó giám đốc của công ty TNHH MTV và công ty Cổ phần không? - Tại Công ty TNHH MTV: Theo khoản 2 Điều 82 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: + Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; + Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; + Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Tuyển dụng lao động; + Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động. Như vậy, Phó giám đốc công ty TNHH MTV do Giám đốc, Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Pháp luật không có quy định chi tiết về chức danh này, do đó, nếu điều lệ công ty có quy định thì thực hiện theo điều lệ công ty. - Tại Công ty Cổ phần: Căn cứ khoản 3 Điều 162 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: + Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; + Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; + Tuyển dụng lao động; + Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Như vậy, cũng gióng như quy định trong công ty TNHH MTV, Công ty Cổ phần thì Phó giám đốc cũng do Giám đốc, Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Trong pháp luật cũng không quy định về thời gian bổ nhiệm hay số lượng nhiệm kỳ, do đó, việc bổ nhiệm và giữ chức vụ Phó giám đốc sẽ do điều lệ công ty quy định.
Giám đốc truy cập vào máy tính tại công ty để xem tin nhắn trên zalo có vi phạm gì không?
Căn cứ Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác." => Theo đó, dữ liệu chat zalo của nhân viên là bí mật cá nhân, công ty không được tự ý thu thập, truy cập xem thông tin ạ. Nếu anh muốn kiểm soát thông tin nhân viên trao đổi với khách hàng thì anh nên tạo tài khoản zalo của công ty để nhân viên sử dụng tài khoản công ty trao đổi với khách hoặc có thỏa thuận với nhân viên về việc công ty có quyền truy cập, kiểm tra thông tin nội dung chat qua zalo giữa nhân viên và khách hàng anh nhé. Hành vi tự ý truy cập, thu thập thông tin của người khác có thể bị xử phạt theo Khoản 2 Điều 80 hoặc Khoản 1 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: "Điều 80. Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác; ... Điều 84. Vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó; ..."
Không biết chữ vẫn được làm giám đốc trung tâm đăng kiểm?
Những ngày qua sự việc một giám đốc trung tâm đăng kiểm tại Nhà Bè TP.HCM được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an về việc kiểm định chất lượng lãnh đạo tại các trung tâm đăng kiểm thì có phát hiện trường hợp một giám đốc trung tâm đăng kiểm không biết đọc chữ và chỉ mới học hết lớp 3 cách đây 50 năm. Sự việc này gây hoang mang dư luận và có ý kiến cho rằng việc cấp phép và bổ nhiệm quy trình trở thành giám đốc tại trung tâm đăng kiểm có dễ dàng đến vậy? 1. Điều kiện trở thành lãnh đạo trung tâm đăng kiểm Để trở thành lãnh đạo tại trung tâm đăng kiểm thì người được bổ nhiệm phải đáp ứng được Điều 24 Nghị định 139/2018/NĐ-CP để trở thành lãnh đạo đơn vị đăng kiểm: Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định của đơn vị đăng kiểm và ký giấy chứng nhận kiểm định. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phải là đăng kiểm viên xe cơ giới đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo ghi nhận một đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam lý giải, trung tâm đăng kiểm hoạt động như một doanh nghiệp, sẽ có nhiều lãnh đạo cùng điều hành. Quy định trên được áp dụng với lãnh đạo chịu trách nhiệm chuyên môn, tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và ký giấy chứng nhận kiểm định xe. Việc lựa chọn lãnh đạo trung tâm là do doanh nghiệp đầu tư thực hiện. Do đó, bên cạnh các đơn vị làm tốt vẫn còn có đơn vị lựa chọn lãnh đạo chưa có năng lực. Thực tế, việc này không ảnh hưởng đến chất lượng của trung tâm vì người này chỉ là nhà đầu tư và quản lý tài chính, còn quyền điều hành chuyên môn trên giấy tờ sẽ do phó giám đốc thực hiện. 2. Tại sao sự việc một người chưa đủ trình độ phổ thông có làm giám đốc? Nguyên nhân người này trở thành giám đốc trung tâm đăng kiểm do công an huyện Nhà Bè điều tra bước đầu cho là ông này được lên làm giám đốc là để khấu trừ nợ mà ông Tài cho Chủ tịch HĐQT Công ty lập ra Trung tâm Đăng kiểm 50-17D mượn. Đặc biệt, Công an TP.HCM còn xác định có khoảng 120 phương tiện xe ô tô không đảm bảo tiêu chuẩn được Trung tâm Đăng kiểm 50-17D đăng kiểm rồi Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe đưa vào hoạt động dạy lái xe; có nguy cơ gây nguy hiểm cho hoạt động dạy học lái xe tại trường. Và đây cũng là nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo học viên và chất lượng của học viên khi được cấp giấy phép lái xe. Qua đó, có thể thấy việc hành vi trên đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, thiếu trách nhiệm; vi phạm công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra… của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, phân cấp để xử lý theo quy định. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và chất lượng của cơ quan nhà nước trong việc kiểm định cấp phép. 3. Xử lý bước đầu trung tâm kiểm định Trước khi tiếp tục mở rộng điều tra thì trung tâm kiểm định sẽ bị tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới theo Điều 10 Nghị định 139/2018/NĐ-CP. (1) Đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ từng dây chuyền kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: - Không đảm bảo một trong các điều kiện, yêu cầu, quy định tại Nghị định này và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm; - Có 02 lượt đăng kiểm viên bị tạm đình chỉ trong thời gian 12 tháng liên tục. - Phân công đăng kiểm viên kiểm định không phù hợp nội dung giấy chứng nhận đăng kiểm viên. (2) Đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định xe cơ giới từ 01 tháng - 03 tháng một trong các trường hợp sau: - Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, thẩm quyền. - Có từ 03 lượt đăng kiểm viên trở lên bị tạm đình chỉ hoặc từ 02 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục. - Có từ 02 lượt dây chuyền bị tạm đình chỉ trở lên trong thời gian 12 tháng liên tục. - Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị kiểm tra đã bị hư hỏng, không bảo đảm tính chính xác, chưa được kiểm tra, đánh giá theo quy định. (3) Tùy theo trường hợp và mức độ vi phạm, các đơn vị đăng kiểm còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trung tâm kiểm định còn bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới khi rơi vào một trong các trường hợp sau: - Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới được cấp do gian lận, làm giả các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu. - Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới bị cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung. - Ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới quá 12 tháng liên tục. - Bị tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định xe cơ giới quá hai lần trong thời gian 12 tháng liên tục. - Có từ 05 lượt đăng kiểm viên trở lên bị tạm đình chỉ hoặc từ 03 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục. - Đơn vị đăng kiểm bị giải thể. Như vậy, trung tâm kiểm tại huyện Nhà Bè TP.HCM sẽ bị đình chỉ hoạt động để điều tra hoạt động bổ nhiệm giám đốc và có gian lận, nhận hối lộ trong việc bổ nhiệm người không có đủ trình độ, chất lượng chuyên môn vào làm lãnh đạo, vấn đề này sẽ được cơ quan công an phối hợp điều tra để truy tố hình sự.
Giám đốc công ty đã tham gia BHXH được hơn 20 năm có dừng tham gia BHXH được không?
1. Giám đốc có cần phải tham gia BHXH bắt buộc hay không? Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: (1) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; (2) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; (3) Cán bộ, công chức, viên chức; (4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; (5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; (6) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; (7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; (8) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; (9) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Do đó, nếu Giám đốc (người quản lý doanh nghiệp) có hưởng tiền lương thì cũng thuộc trường hợp phải đóng BHXH bắt buộc. 2. Sau khi tham gia BHXH hơn 20 năm, giám đốc có được dừng đóng BHXH không? Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau: (1) Đối với người lao động thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trừ trường hợp (3), khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019; - Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021; - Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; - Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Như vậy, khi Giám đốc có 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí, không đi làm việc có thể lựa chọn như sau: - Chờ đến khi đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu; - Tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tăng tỷ lệ % lương hưu.
Điều kiện bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp quy định ra sao?
Hiện nay, đang xét xử vụ án Alibaba với số lượng người bị lừa đảo lên đến con số hàng ngàn. Với cách thức thực hiện vô cùng phức tạp và quy mô. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra và xét xử cho thấy nhiều giám đốc và thành viên của công ty này chỉ mới học hết cấp ba và không hề có bằng cấp đại học hoặc tương đương. Vậy theo quy định pháp luật thì để trở thành giám đốc các loại hình doanh nghiệp thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? 1. Điều kiện bổ nhiệm giám đốc công ty TNHH hai thành viên Tại thị trường kinh doanh hiện nay, công ty TNHH hai thành viên là loại hình doanh nghiệp hoạt động khá mạnh và có quy mô. Vì vậy, căn cứ Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc như sau: - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức nhà nước, người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị truy cứu hình sự, người bị cấm kinh doanh… - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định. - Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định các mục trên Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ. 2. Điều kiện bổ nhiệm giám đốc trong doanh nghiệp nhà nước Trường hợp bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc trong doanh nghiệp nhà nước thì phải đáp ứng được điều kiện và tiêu chuẩn của Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức nhà nước, người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị truy cứu hình sự, người bị cấm kinh doanh… - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty. - Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty. - Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác. - Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. - Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. 3. Điều kiện bổ nhiệm Giám đốc công ty cổ phần Khác với những loại hình doanh nghiệp khác thì tiêu chuẩn bổ nhiệm Giám đốc, tổng giám đốc của công ty cổ phần cần phải đáp ứng điều kiện của Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Đặc biệt, đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. - Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ. - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty. 4. Tiêu chuẩn trở thành Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp có tổ chức hoạt động đơn giản vì vậy, quản lý doanh nghiệp tư nhân sẽ là giám đốc theo Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tại sao chi phí lương của Giám đốc công ty TNHH MTV không được đưa vào chi phí hợp lý?
Cho tôi hỏi: Tại sao chi phí lương của Giám đốc công ty TNHH MTV không được đưa vào chi phí hợp lý?
Thay đổi giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV có phải đổi giấy ĐKKD?
Công ty tôi có 3 thành viên. Tôi là chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc. Nay tôi muốn giao chức Giám đốc cho người khác thì thủ tục thế nào, có phải đổi đăng ký kinh doanh không ?
Giám đốc của công ty TNHH một thành viên có được kiêm kế toán trưởng không?
Tại Điều 52 Luật kế toán 2015 quy định những người không được làm kế toán như sau: 1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. 2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. 3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định. 4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định. Theo Khoản 1 Điều 54 Luật kế toán 2015 quy định kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này; b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên; c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng. Như vậy, theo những quy định trên thì giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn có thể kiêm kế toán trưởng nếu như có đủ tiêu chuẩn và điều kiện của một kế toán trưởng theo quy định của luật đã được nêu trên.
Tiêu chuẩn để trở thành Giám đốc trong doanh nghiệp nhà nước?
Theo Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành Giám đốc trong doanh nghiệp nhà nước gồm có: (i) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này; (ii) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty; (iii) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty; (iv) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác; (v) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác; và (vi) Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Trong đó, các trường hợp không được trở thành Giám đốc doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; - Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Như vậy, để trở thành Giám đốc doanh nghiệp nhà nước Anh/Chị cần đảm những điều kiện nêu trên.
Khởi tố Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM
Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an khởi tố và bắt giam ông Bùi Thanh Tân, sinh năm 1970, trú Phường 6, Quận 4, TPHCM về tội Nhận hối lộ. Ông Tân là Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM. Cùng bị khởi tố và bắt giam về tội danh trên còn có Lê Thanh Tùng (sinh năm 1977, trú Quận 12, TPHCM), Trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị. Dự án 4 chịu trách nhiệm quản lý giai đoạn 2 của Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, với tổng vốn đầu tư 8.200 tỷ đồng. Ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM Trước đó, do ông Bùi Thanh Tân đã vắng mặt tại cơ quan trong thời gian dài. Ngày 1/10, Chủ tịch UBND TPHCM đã quyết định phân công ông Trần Như Quốc Bảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án, phụ trách lãnh đạo và điều hành hoạt động của ban, bao gồm các giao dịch tài chính và nhiệm vụ của Giám đốc. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM đóng vai trò chủ đầu tư các công trình hạ tầng đô thị như cấp thoát nước, chống ngập, công viên, cây xanh, chiếu sáng và các dự án khác sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng. (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) Link bài viết: https://baochinhphu.vn/khoi-to-giam-doc-ban-quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung-ha-tang-do-thi-tphcm-102241016082238817.htm
Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần không?
Giám đốc là một chức danh cấp cao của công ty. Vậy giám đốc công ty cổ phần có ký hợp đồng lao động không hay sẽ làm việc theo cơ chế nào khác? Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần không? Theo điểm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định một trong những quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị công ty cổ phần là: - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; - Quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; - Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó; Theo khoản 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. - Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Như vậy, dù là Giám đốc công ty cổ phần thì cũng bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với công ty. Đồng thời, người ký hợp đồng lao động với Giám đốc là Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Giám đốc công ty cổ phần có bắt buộc phải là thành viên của Hội đồng quản trị không? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: - Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. - Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Như vậy, Giám đốc công ty cổ phần không bắt buộc phải là thành viên của Hội đồng quản trị công ty cổ phần mà có thể là người được Hội đồng quản trị thuê về để làm Giám đốc. Giám đốc công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ gì? Theo khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: - Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; - Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; - Tuyển dụng lao động; - Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; - Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Như vậy, giám đốc công ty sẽ có những quyền theo quy định pháp luật như trên. Ngoài ra tùy theo Điều lệ công ty, Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị mà Giám đốc còn có thể có các quyền và nghĩa vụ khác.
Giáo viên công tác lâu năm có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật trường?
Có thể thấy trong đơn vị là công lập, cụ thể trường học trung học cơ sở, chức năng nhiệm vụ Hiệu trưởng quy định khá rõ nét. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những trường hợp không thường xuyên thường trực tại nhà trường, giả sử Hiệu trưởng đi vắng thì ủy quyền lại cho giáo viên công tác lâu năm làm chủ tịch hội đồng kỷ luật được không? Giáo viên công tác lâu năm có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật trường? Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định các hội đồng khác trong nhà trường như sau: 1. Hội đồng thi đua và khen thưởng Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng do hiệu trưởng thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng gồm: bí thư cấp ủy, phó hiệu trưởng, đại diện hội đồng trường, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp. 2. Hội đồng kỷ luật - Hội đồng kỷ luật học sinh được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. - Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thực hiện theo quy định của pháp luật. Do đó, hiện tại không thấy quy định ủy quyền hay cho phép thực hiện thay vào đó thì Hội đồng kỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm. Quy định về Tổ chuyên môn trong trường học hiện nay? Căn cứ Điều 14 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chuyên môn như sau: 1. Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng. 2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: - Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. - Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt. - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công. 3. Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn. Trên đây là quy định về tổ chuyên môn trong trường học theo quy định mới.
Thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
Muốn làm Hiệu trưởng trường đại học phải có trình độ ở mức nào? Thạc sĩ đã đủ tiêu chuẩn làm Hiệu trưởng trường đại học chưa? Cụ thể qua bài viết sau đây. Hiệu trưởng là chức danh gì? Theo khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau: - Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. - Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm. - Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học. Như vậy, hiệu trưởng trường đại học là chức danh quản lý, điều hành các hoạt động của trường đại học. Đối với trường đại học công lập thì khi bổ nhiệm hiệu trưởng phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận, đối với trường đại học tư thục thì không cần bước này. Thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không? Theo khoản 2 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 đã quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học như sau: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật; - Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, dù là trường đại học công lập hay tư thục thì hiệu trưởng cũng phải có trình độ tiến sĩ trở lên. Theo đó, thạc sĩ sẽ không được làm hiệu trưởng trường đại học. Phân hiệu trường đại học có hiệu trưởng không? Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định về phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam như sau: Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Giáo dục đại học và quy định hiện hành của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và thực hiện một số quy định cụ thể sau đây: - Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có giám đốc, phó giám đốc phân hiệu và các đơn vị phục vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động của phân hiệu;tổ chức và hoạt động của phân hiệu được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do cơ sở giáo dục đại học quy định. Như vậy, phân hiệu trường đại học chỉ có chức danh giám đốc, phó giám đốc phân hiệu và các đơn vị phục vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động của phân hiệu và không có chức danh hiệu trưởng.
Năm 2024 Giám đốc Công ty đấu giá hợp danh có bắt buộc phải làm đấu giá viên?
Doanh nghiệp đấu giá tài sản? Năm 2024 Giám đốc Công ty đấu giá hợp danh có bắt buộc phải làm đấu giá viên? Nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản? Doanh nghiệp đấu giá tài sản? Tại Điều 23 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định về Doanh nghiệp đấu giá tài sản như sau: - Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân do chủ doanh nghiệp lựa chọn, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “doanh nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh”. - Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản: + Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên; + Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản. - Những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định tại Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Năm 2024 Giám đốc Công ty đấu giá hợp danh có bắt buộc phải làm đấu giá viên? Tại điểm a Khoản 3 Điều 23 Luật đấu giá tài sản 2016 nêu trên, Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên. Như vậy, đối với công ty hợp danh thì Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên. Nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản? Tại Khoản 2 Điều 24 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định Tổ chức đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây: - Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản; - Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; - Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng; - Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; - Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật; - Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; - Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá; - Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên; - Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 của Luật này; - Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức; - Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của doanh nghiệp đăng ký hoạt động; - Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh tổ chức đấu giá tài sản phải đảm bảo các nghĩa vụ nêu trên
Người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty có ký HĐLĐ không?
Vấn đề sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là trong vai trò giám đốc doanh nghiệp, luôn là một chủ đề nóng hổi. Một trong những câu hỏi thường gặp là liệu người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty có ký HĐLĐ không? Việc bổ nhiệm người lao động nước ngoài làm giám đốc tại công ty không loại trừ yêu cầu ký kết HĐLĐ. Điều này đảm bảo rằng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên đều được pháp luật bảo vệ và điều chỉnh. (1) Người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty có ký HĐLĐ không? Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đề cập đến trình tự cấp giấy phép lao động: Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. Theo đó, tại điểm a và điểm i Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau: Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài theo các hình thức sau đây: + Thực hiện hợp đồng lao động. + Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật. Như vậy, người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty sẽ phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. (2) Điều kiện để người nước ngoài trở thành giám đốc công ty Việt Nam Người nước ngoài làm giám đốc được coi là lao động nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 như sau: - Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam. - Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019. + Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. + Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài phải đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc theo Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định. - Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ. Tóm lại, người lao động nước ngoài là giám đốc được bổ nhiệm tại công ty sẽ phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Người lao động nước ngoài muốn trở thành giám đốc công ty phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể cũng như tiêu chuẩn về điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc.
Thẩm quyền bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng trong công ty cổ phần
Kế toán trưởng là người có vai trò thế nào trong công ty? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng trong công ty cổ phần? Cụ thể qua bài viết sau đây. Kế toán trưởng có phải là một chức danh quản lý không? Theo Điều 53 Luật Kế toán 2015 quy định kế toán trưởng: - Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. - Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định trên còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán. - Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ. - Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng. Như vậy, là một chức danh quản lý cấp cao, đứng đầu bộ phận của một doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hoặc cơ quan. Kế toán trưởng là một chức danh đứng đầu trong bộ phận kế toán. Thẩm quyền bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng trong công ty cổ phần Theo điểm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, điểm đ khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định trong công ty cổ phần như sau: - Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ: + Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; + Quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; + Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó; - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Như vậy, thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh người quản lý quan trọng sẽ thuộc về Hội đồng quản trị. Theo đó, Hội đồng quản trị sẽ được bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng trong công ty cổ phần. Kế toán trưởng trong công ty cổ phần có quyền và trách nhiệm gì? Theo Điều 55 Luật Kế toán 2015 quy định trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng trong công ty không thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau: - Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây: + Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán; + Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán 2015; + Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán. + Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. - Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. Như vậy, kế toán trưởng trong công ty cổ phần cũng sẽ có các quyền và trách nhiệm theo quy định trên.
Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng?
Thông thường người đứng đầu chỉ đạo, điều hành các hoạt động của một ngôi trường sẽ là Hiệu trưởng. Vậy tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng? Cơ sở giáo dục đại học là gì? Theo Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về cơ sở giáo dục đại học như sau: - Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. - Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm: + Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu; + Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động. Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học. Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Như vậy, tại Việt Nam sẽ có các cơ sở giáo dục đại học là đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Các cơ sở này được chia thành công lập và tư thục. Trong đó có 2 đối tượng đặc biệt khác là Đại học quốc gia và Đại học vùng, có chức năng thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng? Để thành lập cơ sở giáo dục đại học kể cả công lập hay tư thục, cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 87 và thực hiện các thủ tục tại Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP. Trong đó, các cơ sở giáo dục đại học tư thục trước hết sẽ là một doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định và các doanh nghiệp này được phép mở thêm một hoạt động kinh doanh dưới hình thức giáo dục đại học tư thục. Theo đó, người đứng đầu doanh nghiệp lúc này cũng sẽ được đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tư thục, và người đứng đầu sẽ được gọi là Giám đốc. Đối với đối tượng đặc biệt là ĐHQG, theo Điều 8 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau: - Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. - Đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia. Theo đó, ĐHQG không chỉ là nơi đào tạo mà còn là nơi nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Cùng với đó, Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP đã quy định chi tiết các thành viên của Hội đồng Đại học Quốc gia, trong đó Giám đốc ĐHQG là người đứng đầu Hội đồng còn người đứng đầu các trường đại học thành viên sẽ được gọi là Hiệu trưởng. Chính vì vậy, ĐHQG là đại học công lập nhưng Giám đốc sẽ đứng đầu, các cơ sở giáo dục đại học công lập khác thì sẽ là Hiệu trưởng đứng đầu. Các cơ sở giáo dục tư thục thì người đứng đầu có thể là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc tùy vào quy định của chủ đầu tư. Giám đốc ĐHQG có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Theo Điều 6 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định Giám đốc ĐHQG là người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Ban hành các quy định nội bộ trong Đại học quốc gia theo thẩm quyền; - Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của Đại học Quốc gia theo thẩm quyền được giao trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Đại học quốc gia; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc Đại học quốc gia; - Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia; - Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Đại học quốc gia; - Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia; - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra về các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định; - Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong Đại học quốc gia; - Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Đại học quốc gia và Ban Giám đốc trước Hội đồng Đại học quốc gia; - Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Đại học quốc gia; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán; - Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi đảm nhiệm chức vụ Giám đốc ĐHQG, người đứng đầu ĐHQG cũng sẽ là người đại diện cho ĐHQG trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của ĐHQG theo quy định của pháp luật và có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trên.
Qua việc Tổng giám đốc TVSI bị miễn nhiệm: Quyết định miễn nhiệm là gì?
Ngày 28/02, Tổng giám đốc và Phó giám đốc Công ty chứng khoán Tân Việt - một trong những đơn vị môi giới trái phiếu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vừa bị cho miễn nhiệm. Vậy quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc là gì? Bị miễn nhiệm khi nào? Quy trình miễn nhiệm như thế nào? (1) Quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc là gì? Căn cứ theo Khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có giải thích về “miễn nhiệm” như sau: “Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.” Như vậy, quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc là văn bản do chủ thể có thẩm quyền của tổ chức, đơn vị tiến hành buộc thôi giữ chức vụ đối với Tổng giám đốc/giám đốc đang làm việc tại tổ chức, đơn vị do mình quản lý. (2) Giám đốc/Tổng giám đốc bị miễn nhiệm khi nào? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 102 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về những trường hợp mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị miễn nhiệm như sau: - Có đơn xin nghỉ việc. - Không đáp ứng được những điều kiện quy định tại Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020. Người có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là Hội đồng quản trị, việc đưa ra quyết định miễn nhiệm được liệt kê là một trong những quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể: “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó” Như vậy, trường hợp Giám đốc/Tổng giám đốc có đơn xin nghỉ việc hoặc không đáp ứng được những điều kiện thì Hội đồng quản trị có quyền miễn nhiệm người cũ và bổ nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc mới ngay tại cuộc họp. (3) Quy trình miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc Để ra quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc, doanh nghiệp cần tiến hành tổ chức cuộc họp Hội đồng quản trị được quy định theo Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: - Triệu tập họp: + Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc. + Gửi thông báo mời họp chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày họp (hoặc theo quy định tại Điều lệ công ty). - Yêu cầu về số lượng thành viên dự họp: + Cuộc họp được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên dự họp. Trường hợp không đủ số lượng, triệu tập họp lần thứ hai trong vòng 07 ngày (hoặc theo quy định tại Điều lệ công ty). Cuộc họp lần thứ hai được tiến hành nếu có hơn một phần hai số thành viên dự họp. - Hình thức tham dự và biểu quyết: + Tham dự trực tiếp và biểu quyết tại cuộc họp. + Ủy quyền cho người khác theo quy định tại Khoản 10 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020. + Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức tương tự. + Gửi phiếu biểu quyết qua thư, fax, thư điện tử (phải đựng trong phong bì kín, chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất 1 giờ trước khi khai mạc). - Hình thức thông qua quyết định: + Biểu quyết tại cuộc họp. + Lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. - Ra quyết định: quyết định được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành (trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ cao hơn). Trường hợp số phiếu ngang nhau, quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị. - Lưu trữ biên bản: + Ghi lại cuộc họp bằng biên bản. + Lưu giữ biên bản và tài liệu sử dụng trong cuộc họp tại trụ sở chính của công ty. Xem và Tải về Mẫu Quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/01/quyet-dinh-mien-nhiem-giam-doc-tong-giam-doc.doc Tổng kết lại, Quyết định miễn nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc là văn bản do chủ thể có thẩm quyền của tổ chức, đơn vị tiến hành buộc thôi giữ chức vụ đối với Giám đốc/Tổng giám đốc đang làm việc tại tổ chức, đơn vị. Để ra quyết định miễn nhiệm cần tổ chức họp Hội đồng quản trị, quyết định chỉ được thông qua khi được đa số thành viên tham dự cuộc họp tán thành. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Giám đốc là người quản lý công ty muốn đơn phương chấm đứt HĐLĐ thì phải báo trước mấy ngày?
Việc thuê giám đốc, tổng giám đốc theo hình thức hợp đồng lao động, đối với những người có năng lực trong lĩnh vực về quản lý doanh nghiệp cho mình đã ngày trở nên phổ biển. Những người này cũng như người lao động khác đều cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, tuy nhiên công việc của họ khá đặc thù, vậy thì họ muốn nghỉ thì phải báo trước bao nhiêu ngày? 1. Giám đốc là người quản lý công ty muốn đơn phương chấm đứt HĐLĐ thì phải báo trước mấy ngày? Giám đốc là người quản lý công ty được xem là người quản lý doanh nghiệp theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. Giám đốc cũng là công việc đặc thù được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người giữ chức danh Giám đốc này được thực hiện theo quy định của Chính phủ, cụ thể tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định: Ngành, nghề, công việc đặc thù và thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 và điểm d khoản 2 Điều 36 của Bộ luật Lao động như sau: (1) Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm: - Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay; - Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài; - Trường hợp khác do pháp luật quy định. (2) Khi người lao động làm ngành, nghề, công việc tại (1) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động này thì thời hạn báo trước như sau: - Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên; - Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Giám đốc là người quản lý công ty khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước: - Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên; - Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng. 2. Người lao động làm công việc bình thường thì muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải báo trước mấy ngày? Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: - Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; - Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; - Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; Nếu như thuộc những trường hợp sau đây thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước: - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này; - Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này; - Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; - Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này; - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; - Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có kiêm nhiệm kế toán được không?
Để cắt giảm bớt các chi phí vận hành của công ty, giám đốc công ty TNHH một thành viên đã kiêm nhiệm kế toán. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp giám đốc công ty TNHH một thành viên kiêm nhiệm kế toán. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây. Người quản lý doanh nghiệp bao gồm những ai? Người quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm: - Chủ doanh nghiệp tư nhân; - Thành viên hợp danh; - Chủ tịch Hội đồng thành viên; - Thành viên Hội đồng thành viên, - Chủ tịch công ty; - Chủ tịch Hội đồng quản trị; - Thành viên Hội đồng quản trị; - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty. =>>Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xem là người quản lý doanh nghiệp. Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có được kiêm nhiệm kế toán của công ty không? Căn cứ theo khoản 7 Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định hành vi bị cấm trong hoạt động kế toán như sau: “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu”. Đồng thời, căn cứ theo Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về những người không được làm kế toán, bao gồm: - Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật Kế toán 2015, cụ thể: + Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. =>>Theo quy định này, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu vẫn được kiêm nhiệm kế toán của công ty. Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể kiêm nhiệm kế toán công ty. Tuy nhiên, để kiêm nhiệm kế toán thì giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của người làm kế toán quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán 2015 như sau: - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. =>>Như vậy, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được kiêm nhiệm kế toán công ty nếu đáp ứng các tiêu chuẩn của người làm kế toán nêu trên.
Nhiệm kỳ của Giám đốc, Phó giám độc công ty TNHH MTV, công ty cổ phần
Giám đốc Công ty TNHH MTV có thể nhiều hơn 2 nhiệm kỳ hay không? Trong luật không có quy định về thời hạn, nhiệm kỳ làm việc của các phó giám đốc của công ty TNHH MTV và công ty Cổ phần không? Giám đốc Công ty TNHH MTV có thể nhiều hơn 2 nhiệm kỳ hay không? Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về Giám đốc, tổng giám đốc của công ty TNHH MTV thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy, tại các quy định khác có nêu rõ số lượng nhiệm kỳ mà cá nhân có thể nắm giữ, trường hợp Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV không nhắc đến thì ta có thể hiểu rằng, 01 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại công ty TNHH MTV được bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ không quá 05 năm và chỉ có thể có 01 nhiệm kỳ. Trong luật không có quy định về thời hạn, nhiệm kỳ làm việc của các phó giám đốc của công ty TNHH MTV và công ty Cổ phần không? - Tại Công ty TNHH MTV: Theo khoản 2 Điều 82 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: + Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; + Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; + Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; + Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Tuyển dụng lao động; + Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động. Như vậy, Phó giám đốc công ty TNHH MTV do Giám đốc, Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Pháp luật không có quy định chi tiết về chức danh này, do đó, nếu điều lệ công ty có quy định thì thực hiện theo điều lệ công ty. - Tại Công ty Cổ phần: Căn cứ khoản 3 Điều 162 Luât doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: + Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; + Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; + Tuyển dụng lao động; + Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; + Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Như vậy, cũng gióng như quy định trong công ty TNHH MTV, Công ty Cổ phần thì Phó giám đốc cũng do Giám đốc, Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Trong pháp luật cũng không quy định về thời gian bổ nhiệm hay số lượng nhiệm kỳ, do đó, việc bổ nhiệm và giữ chức vụ Phó giám đốc sẽ do điều lệ công ty quy định.
Giám đốc truy cập vào máy tính tại công ty để xem tin nhắn trên zalo có vi phạm gì không?
Căn cứ Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác." => Theo đó, dữ liệu chat zalo của nhân viên là bí mật cá nhân, công ty không được tự ý thu thập, truy cập xem thông tin ạ. Nếu anh muốn kiểm soát thông tin nhân viên trao đổi với khách hàng thì anh nên tạo tài khoản zalo của công ty để nhân viên sử dụng tài khoản công ty trao đổi với khách hoặc có thỏa thuận với nhân viên về việc công ty có quyền truy cập, kiểm tra thông tin nội dung chat qua zalo giữa nhân viên và khách hàng anh nhé. Hành vi tự ý truy cập, thu thập thông tin của người khác có thể bị xử phạt theo Khoản 2 Điều 80 hoặc Khoản 1 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: "Điều 80. Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác; ... Điều 84. Vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó; ..."
Không biết chữ vẫn được làm giám đốc trung tâm đăng kiểm?
Những ngày qua sự việc một giám đốc trung tâm đăng kiểm tại Nhà Bè TP.HCM được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an về việc kiểm định chất lượng lãnh đạo tại các trung tâm đăng kiểm thì có phát hiện trường hợp một giám đốc trung tâm đăng kiểm không biết đọc chữ và chỉ mới học hết lớp 3 cách đây 50 năm. Sự việc này gây hoang mang dư luận và có ý kiến cho rằng việc cấp phép và bổ nhiệm quy trình trở thành giám đốc tại trung tâm đăng kiểm có dễ dàng đến vậy? 1. Điều kiện trở thành lãnh đạo trung tâm đăng kiểm Để trở thành lãnh đạo tại trung tâm đăng kiểm thì người được bổ nhiệm phải đáp ứng được Điều 24 Nghị định 139/2018/NĐ-CP để trở thành lãnh đạo đơn vị đăng kiểm: Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định của đơn vị đăng kiểm và ký giấy chứng nhận kiểm định. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phải là đăng kiểm viên xe cơ giới đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo ghi nhận một đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam lý giải, trung tâm đăng kiểm hoạt động như một doanh nghiệp, sẽ có nhiều lãnh đạo cùng điều hành. Quy định trên được áp dụng với lãnh đạo chịu trách nhiệm chuyên môn, tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và ký giấy chứng nhận kiểm định xe. Việc lựa chọn lãnh đạo trung tâm là do doanh nghiệp đầu tư thực hiện. Do đó, bên cạnh các đơn vị làm tốt vẫn còn có đơn vị lựa chọn lãnh đạo chưa có năng lực. Thực tế, việc này không ảnh hưởng đến chất lượng của trung tâm vì người này chỉ là nhà đầu tư và quản lý tài chính, còn quyền điều hành chuyên môn trên giấy tờ sẽ do phó giám đốc thực hiện. 2. Tại sao sự việc một người chưa đủ trình độ phổ thông có làm giám đốc? Nguyên nhân người này trở thành giám đốc trung tâm đăng kiểm do công an huyện Nhà Bè điều tra bước đầu cho là ông này được lên làm giám đốc là để khấu trừ nợ mà ông Tài cho Chủ tịch HĐQT Công ty lập ra Trung tâm Đăng kiểm 50-17D mượn. Đặc biệt, Công an TP.HCM còn xác định có khoảng 120 phương tiện xe ô tô không đảm bảo tiêu chuẩn được Trung tâm Đăng kiểm 50-17D đăng kiểm rồi Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe đưa vào hoạt động dạy lái xe; có nguy cơ gây nguy hiểm cho hoạt động dạy học lái xe tại trường. Và đây cũng là nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo học viên và chất lượng của học viên khi được cấp giấy phép lái xe. Qua đó, có thể thấy việc hành vi trên đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, thiếu trách nhiệm; vi phạm công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra… của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, phân cấp để xử lý theo quy định. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và chất lượng của cơ quan nhà nước trong việc kiểm định cấp phép. 3. Xử lý bước đầu trung tâm kiểm định Trước khi tiếp tục mở rộng điều tra thì trung tâm kiểm định sẽ bị tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới theo Điều 10 Nghị định 139/2018/NĐ-CP. (1) Đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ từng dây chuyền kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: - Không đảm bảo một trong các điều kiện, yêu cầu, quy định tại Nghị định này và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm; - Có 02 lượt đăng kiểm viên bị tạm đình chỉ trong thời gian 12 tháng liên tục. - Phân công đăng kiểm viên kiểm định không phù hợp nội dung giấy chứng nhận đăng kiểm viên. (2) Đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định xe cơ giới từ 01 tháng - 03 tháng một trong các trường hợp sau: - Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, thẩm quyền. - Có từ 03 lượt đăng kiểm viên trở lên bị tạm đình chỉ hoặc từ 02 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục. - Có từ 02 lượt dây chuyền bị tạm đình chỉ trở lên trong thời gian 12 tháng liên tục. - Thực hiện kiểm định khi tình trạng thiết bị kiểm tra đã bị hư hỏng, không bảo đảm tính chính xác, chưa được kiểm tra, đánh giá theo quy định. (3) Tùy theo trường hợp và mức độ vi phạm, các đơn vị đăng kiểm còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trung tâm kiểm định còn bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới khi rơi vào một trong các trường hợp sau: - Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới được cấp do gian lận, làm giả các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu. - Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới bị cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung. - Ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới quá 12 tháng liên tục. - Bị tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định xe cơ giới quá hai lần trong thời gian 12 tháng liên tục. - Có từ 05 lượt đăng kiểm viên trở lên bị tạm đình chỉ hoặc từ 03 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục. - Đơn vị đăng kiểm bị giải thể. Như vậy, trung tâm kiểm tại huyện Nhà Bè TP.HCM sẽ bị đình chỉ hoạt động để điều tra hoạt động bổ nhiệm giám đốc và có gian lận, nhận hối lộ trong việc bổ nhiệm người không có đủ trình độ, chất lượng chuyên môn vào làm lãnh đạo, vấn đề này sẽ được cơ quan công an phối hợp điều tra để truy tố hình sự.
Giám đốc công ty đã tham gia BHXH được hơn 20 năm có dừng tham gia BHXH được không?
1. Giám đốc có cần phải tham gia BHXH bắt buộc hay không? Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: (1) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; (2) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; (3) Cán bộ, công chức, viên chức; (4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; (5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; (6) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; (7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; (8) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; (9) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Do đó, nếu Giám đốc (người quản lý doanh nghiệp) có hưởng tiền lương thì cũng thuộc trường hợp phải đóng BHXH bắt buộc. 2. Sau khi tham gia BHXH hơn 20 năm, giám đốc có được dừng đóng BHXH không? Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau: (1) Đối với người lao động thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trừ trường hợp (3), khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019; - Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021; - Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; - Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Như vậy, khi Giám đốc có 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí, không đi làm việc có thể lựa chọn như sau: - Chờ đến khi đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu; - Tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tăng tỷ lệ % lương hưu.
Điều kiện bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp quy định ra sao?
Hiện nay, đang xét xử vụ án Alibaba với số lượng người bị lừa đảo lên đến con số hàng ngàn. Với cách thức thực hiện vô cùng phức tạp và quy mô. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra và xét xử cho thấy nhiều giám đốc và thành viên của công ty này chỉ mới học hết cấp ba và không hề có bằng cấp đại học hoặc tương đương. Vậy theo quy định pháp luật thì để trở thành giám đốc các loại hình doanh nghiệp thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? 1. Điều kiện bổ nhiệm giám đốc công ty TNHH hai thành viên Tại thị trường kinh doanh hiện nay, công ty TNHH hai thành viên là loại hình doanh nghiệp hoạt động khá mạnh và có quy mô. Vì vậy, căn cứ Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc như sau: - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức nhà nước, người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị truy cứu hình sự, người bị cấm kinh doanh… - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định. - Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định các mục trên Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ. 2. Điều kiện bổ nhiệm giám đốc trong doanh nghiệp nhà nước Trường hợp bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc trong doanh nghiệp nhà nước thì phải đáp ứng được điều kiện và tiêu chuẩn của Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức nhà nước, người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị truy cứu hình sự, người bị cấm kinh doanh… - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty. - Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty. - Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác. - Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. - Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. 3. Điều kiện bổ nhiệm Giám đốc công ty cổ phần Khác với những loại hình doanh nghiệp khác thì tiêu chuẩn bổ nhiệm Giám đốc, tổng giám đốc của công ty cổ phần cần phải đáp ứng điều kiện của Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Đặc biệt, đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: - Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. - Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ. - Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty. 4. Tiêu chuẩn trở thành Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp có tổ chức hoạt động đơn giản vì vậy, quản lý doanh nghiệp tư nhân sẽ là giám đốc theo Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tại sao chi phí lương của Giám đốc công ty TNHH MTV không được đưa vào chi phí hợp lý?
Cho tôi hỏi: Tại sao chi phí lương của Giám đốc công ty TNHH MTV không được đưa vào chi phí hợp lý?
Thay đổi giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV có phải đổi giấy ĐKKD?
Công ty tôi có 3 thành viên. Tôi là chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc. Nay tôi muốn giao chức Giám đốc cho người khác thì thủ tục thế nào, có phải đổi đăng ký kinh doanh không ?
Giám đốc của công ty TNHH một thành viên có được kiêm kế toán trưởng không?
Tại Điều 52 Luật kế toán 2015 quy định những người không được làm kế toán như sau: 1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. 2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. 3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định. 4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định. Theo Khoản 1 Điều 54 Luật kế toán 2015 quy định kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này; b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên; c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng. Như vậy, theo những quy định trên thì giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn có thể kiêm kế toán trưởng nếu như có đủ tiêu chuẩn và điều kiện của một kế toán trưởng theo quy định của luật đã được nêu trên.
Tiêu chuẩn để trở thành Giám đốc trong doanh nghiệp nhà nước?
Theo Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành Giám đốc trong doanh nghiệp nhà nước gồm có: (i) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này; (ii) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty; (iii) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty; (iv) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác; (v) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác; và (vi) Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Trong đó, các trường hợp không được trở thành Giám đốc doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; - Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Như vậy, để trở thành Giám đốc doanh nghiệp nhà nước Anh/Chị cần đảm những điều kiện nêu trên.