Có được cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân xuất ngũ được tính từ khi nhập ngũ đến năm 2000?
Bộ Quốc phòng trả lời cử tri về việc cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân xuất ngũ được tính từ khi nhập ngũ đến năm 2000. Vừa qua, Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn 742/BDN ngày 14/6/2023, với nội dung: “Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trước ngày 01/01/1995 đã được tính là thời gian đóng BHXH. Đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung thời gian để tính cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ xuất ngũ về địa phương được tính từ thời điểm nhập ngũ đến năm 2000 (theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc) thì quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trước ngày 01/01/1995 đã được tính là thời gian đóng BHXH” Theo đó, Bộ Quốc phòng có câu trả lời như sau: Theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Chương I Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân (ban hành kèm theo Nghị định 45-CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ), thì: Đối với quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí (bản thân không phải đóng BHXH) được hưởng hai chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất. Song, tại điểm 2 Công văn 993/BHXH-CĐCS ngày 26/4/2002 của BHXH Việt Nam về tính thời gian công tác hưởng BHXH đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội sau ngày 15/12/1993, quy định: Kể từ ngày 01/01/1995 trở đi theo quy định tại Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 45-CP ngày 15/7/1995, đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí bản thân không phải đóng BHXH. Do vậy, thời gian phục vụ tại ngũ không được tính để hưởng BHXH. Đối chiếu với quy định nêu trên thì thời gian từ ngày 01/01/1995, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thuộc diện hưởng sinh hoạt phí, bản thân không phải đóng BHXH; do đó, thời gian từ khi nhập ngũ đến năm 2000 theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang chưa được tính là thời gian công tác có tham gia đóng BHXH để hưởng các chế độ BHXH sau này. Bộ Quốc phòng tiếp thu nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang và gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu. Trên đây là trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị của cử tri về việc cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân xuất ngũ được tính từ khi nhập ngũ đến năm 2000. Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Vấn đề phép năm tồn chưa dùng hết sau 3 năm cộng dồn
Xin chào Cộng đồng TVPL, Theo khoản 4, điều 113, Bộ luật Lao động 2019, thì: "Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần." Tôi có thắc mắc, nếu sau 3 năm cộng dồn, mà phép năm của NLĐ vẫn chưa dùng hết, thì số phép năm tồn này, công ty sẽ xử lý như thế nào? Trả tiền cho NLĐ, 1 ngày PN tương đương lương 100% của 1 ngày làm việc, hay không phải trả gì hết? Xin cảm ơn!
Cộng dồn thời gian tham gia BHXH
Chào cả nhà! Mình muốn tham khảo ý kiến cả nhà về vấn đề cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu. Trước đây chú mình có thời gian 5 năm tham gia phục vụ cho quân đội nhân dân, sau đó chú mình xin phục viên để công tác tại đơn vị khác (ngoài quân đội) nhưng chưa được hưởng chế độ trợ cấp một lần. Hiện nay chú mình đã công tác tại một đơn vị khác và tham gia đóng BHXH được 14 năm, nếu tính thời gian phục vụ quân đội 5 năm nữa là 19 năm, nếu được cơ quan BHXH tính cộng dồn thì sẽ tham gia BHXH tự nguyện thêm 1 năm nữa để được hưởng chế độ hưu. Chú mình tham gia quân đội tại một tỉnh khác, về nộp quyết định phục viên tại nơi chú sinh sống là một tỉnh khác. Sau này, khi cần làm thủ tục cộng dồn thời gian tham gia BHXH nêu trên, chú mình đến đơn vị nộp quyết định phục viên để xin sao lục thì họ nói không còn lưu giữ nữa vì thời gian quá lâu, sau đó họ làm một giấy xác nhận và giới thiệu đến đơn vị mà chú mình đã tham gia phục vụ quân đội để họ sao lục lại quyết định phục viên. Tại đơn vị cũ, họ cũng không còn lưu giữ quyết định này, sau đó họ mới làm một giấy xác nhận cho chú mình là đã từng tham gia phục vụ tại đơn vị trong thời hạn 5 năm và chưa được nhận trợ cấp một lần. Chú mình mang những giấy tờ có liên quan đến cơ quan BHXH để họ tính chế độ cộng dồn thời gian đóng, nhưng họ không đồng ý với giấy xác nhận mà nói là có quyết định phục viên họ mới làm. Mình muốn hỏi, cơ quan BHXH làm như vậy đúng không? Căn cứ vào văn bản pháp luật nào? Văn bản nào quy định cụ thể vấn đề phải có quyết định phục viên mới được làm thủ tục cộng dồn thời gian tham gia BHXH. Rất mong sự tư vấn của cả nhà, xin chân thành cảm ơn.
Điều kiện thuận lợi hơn để có hộ khẩu thành phố
“Trường hợp tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú được tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ ở đó” – Nội dung này được đề cập tại điều 8 Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú. Như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân ở nhà thuê (thường xuyên thay đổi chỗ ở) vẫn đủ điều kiện về thời gian tạm trú để có hộ khẩu thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ: - Ông A thuê nhà trọ tại số nhà 123 đường N quận Bình Thạnh (tạm trú tại đây 6 tháng); - Sau đó chuyển trọ đến số nhà 929 đường N quận Bình Thạnh (tạm trú tại đây 10 tháng); - Sau đó chuyển trọ đến số nhà 45 đường R quận Bình Thạnh (tạm trú 7 tháng); - Sau đó chuyển trọ đến số nhà 138 đường T quận Bình Thạnh, ông A chỉ cần tạm trú thêm 1 tháng nữa thì đã đáp ứng đủ điều kiện tạm trú liên tục tại quận Bình Thạnh 24 tháng. Tải toàn văn dự thảo bên dưới.
Có được cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân xuất ngũ được tính từ khi nhập ngũ đến năm 2000?
Bộ Quốc phòng trả lời cử tri về việc cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân xuất ngũ được tính từ khi nhập ngũ đến năm 2000. Vừa qua, Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn 742/BDN ngày 14/6/2023, với nội dung: “Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trước ngày 01/01/1995 đã được tính là thời gian đóng BHXH. Đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung thời gian để tính cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ xuất ngũ về địa phương được tính từ thời điểm nhập ngũ đến năm 2000 (theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc) thì quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trước ngày 01/01/1995 đã được tính là thời gian đóng BHXH” Theo đó, Bộ Quốc phòng có câu trả lời như sau: Theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Chương I Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân (ban hành kèm theo Nghị định 45-CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ), thì: Đối với quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí (bản thân không phải đóng BHXH) được hưởng hai chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất. Song, tại điểm 2 Công văn 993/BHXH-CĐCS ngày 26/4/2002 của BHXH Việt Nam về tính thời gian công tác hưởng BHXH đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội sau ngày 15/12/1993, quy định: Kể từ ngày 01/01/1995 trở đi theo quy định tại Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 45-CP ngày 15/7/1995, đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí bản thân không phải đóng BHXH. Do vậy, thời gian phục vụ tại ngũ không được tính để hưởng BHXH. Đối chiếu với quy định nêu trên thì thời gian từ ngày 01/01/1995, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thuộc diện hưởng sinh hoạt phí, bản thân không phải đóng BHXH; do đó, thời gian từ khi nhập ngũ đến năm 2000 theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang chưa được tính là thời gian công tác có tham gia đóng BHXH để hưởng các chế độ BHXH sau này. Bộ Quốc phòng tiếp thu nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang và gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu. Trên đây là trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị của cử tri về việc cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân xuất ngũ được tính từ khi nhập ngũ đến năm 2000. Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Vấn đề phép năm tồn chưa dùng hết sau 3 năm cộng dồn
Xin chào Cộng đồng TVPL, Theo khoản 4, điều 113, Bộ luật Lao động 2019, thì: "Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần." Tôi có thắc mắc, nếu sau 3 năm cộng dồn, mà phép năm của NLĐ vẫn chưa dùng hết, thì số phép năm tồn này, công ty sẽ xử lý như thế nào? Trả tiền cho NLĐ, 1 ngày PN tương đương lương 100% của 1 ngày làm việc, hay không phải trả gì hết? Xin cảm ơn!
Cộng dồn thời gian tham gia BHXH
Chào cả nhà! Mình muốn tham khảo ý kiến cả nhà về vấn đề cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu. Trước đây chú mình có thời gian 5 năm tham gia phục vụ cho quân đội nhân dân, sau đó chú mình xin phục viên để công tác tại đơn vị khác (ngoài quân đội) nhưng chưa được hưởng chế độ trợ cấp một lần. Hiện nay chú mình đã công tác tại một đơn vị khác và tham gia đóng BHXH được 14 năm, nếu tính thời gian phục vụ quân đội 5 năm nữa là 19 năm, nếu được cơ quan BHXH tính cộng dồn thì sẽ tham gia BHXH tự nguyện thêm 1 năm nữa để được hưởng chế độ hưu. Chú mình tham gia quân đội tại một tỉnh khác, về nộp quyết định phục viên tại nơi chú sinh sống là một tỉnh khác. Sau này, khi cần làm thủ tục cộng dồn thời gian tham gia BHXH nêu trên, chú mình đến đơn vị nộp quyết định phục viên để xin sao lục thì họ nói không còn lưu giữ nữa vì thời gian quá lâu, sau đó họ làm một giấy xác nhận và giới thiệu đến đơn vị mà chú mình đã tham gia phục vụ quân đội để họ sao lục lại quyết định phục viên. Tại đơn vị cũ, họ cũng không còn lưu giữ quyết định này, sau đó họ mới làm một giấy xác nhận cho chú mình là đã từng tham gia phục vụ tại đơn vị trong thời hạn 5 năm và chưa được nhận trợ cấp một lần. Chú mình mang những giấy tờ có liên quan đến cơ quan BHXH để họ tính chế độ cộng dồn thời gian đóng, nhưng họ không đồng ý với giấy xác nhận mà nói là có quyết định phục viên họ mới làm. Mình muốn hỏi, cơ quan BHXH làm như vậy đúng không? Căn cứ vào văn bản pháp luật nào? Văn bản nào quy định cụ thể vấn đề phải có quyết định phục viên mới được làm thủ tục cộng dồn thời gian tham gia BHXH. Rất mong sự tư vấn của cả nhà, xin chân thành cảm ơn.
Điều kiện thuận lợi hơn để có hộ khẩu thành phố
“Trường hợp tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú được tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ ở đó” – Nội dung này được đề cập tại điều 8 Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú. Như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân ở nhà thuê (thường xuyên thay đổi chỗ ở) vẫn đủ điều kiện về thời gian tạm trú để có hộ khẩu thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ: - Ông A thuê nhà trọ tại số nhà 123 đường N quận Bình Thạnh (tạm trú tại đây 6 tháng); - Sau đó chuyển trọ đến số nhà 929 đường N quận Bình Thạnh (tạm trú tại đây 10 tháng); - Sau đó chuyển trọ đến số nhà 45 đường R quận Bình Thạnh (tạm trú 7 tháng); - Sau đó chuyển trọ đến số nhà 138 đường T quận Bình Thạnh, ông A chỉ cần tạm trú thêm 1 tháng nữa thì đã đáp ứng đủ điều kiện tạm trú liên tục tại quận Bình Thạnh 24 tháng. Tải toàn văn dự thảo bên dưới.