Chi nhánh được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với một đơn vị khác để thực hiện dự án không?
Hợp đồng BCC là gì? Đối tượng tham gia hợp đồng BCC gồm những ai? Chi nhánh được ký hợp đồng BCC với một đơn vị khác để thực hiện dự án không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Hợp đồng BBC là gì? Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 có giải thích, hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Theo đó, hợp đồng BCC cho phép các nhà đầu tư hợp tác trong một lĩnh vực cụ thể mà vẫn giữ nguyên quyền sở hữu và quản lý của mình. Hợp đồng BCC phù hợp với những doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn hợp tác trong một dự án cụ thể mà không muốn ràng buộc vào một cấu trúc pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công của hợp đồng, các bên cần phải thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Có thể thấy, hợp đồng BCC là một công cụ hữu ích trong việc tạo ra cơ hội hợp tác giữa các nhà đầu tư mà không cần phải thành lập một tổ chức mới. Nó mang lại nhiều lợi ích như tính linh hoạt và khả năng chia sẻ rủi ro, nhưng cũng cần phải được quản lý cẩn thận để tránh các tranh chấp phát sinh. (2) Đối tượng tham gia hợp đồng BCC gồm những ai? Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020, đối tượng tham gia ký kết hợp đồng BCC được quy định bao gồm: - Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. - Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư 2020. Như vậy, hợp đồng BCC mở ra cơ hội hợp tác đa dạng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh mà không cần thành lập tổ chức kinh tế mới. (3) Chi nhánh được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với một đơn vị khác để thực hiện dự án không? Liên quan đến vấn đề này, theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.” Bên cạnh đó, tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có quy định: - Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. - Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. - Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. - Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. - Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. - Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, tuy chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không phải là pháp nhân nhưng chi nhánh có thể thực hiện chức năng đại diện doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh có quyền thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của doanh nghiệp trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Tuy nhiên, người đứng đầu chi nhánh không tự động có quyền đại diện cho chi nhánh trong việc ký kết hợp đồng BCC; quyền này chỉ phát sinh khi được ủy quyền bởi người đại diện của công ty. Phạm vi ủy quyền sẽ do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Ngoài ra, trong mọi trường hợp, công ty có quyền hủy bỏ ủy quyền đã cấp cho người đứng đầu chi nhánh. Tổng kết lại, chi nhánh doanh nghiệp hoàn toàn được phép ký kết hợp đồng BCC nếu việc ký kết này nằm trong phạm vi công việc được doanh nghiệp ủy quyền.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì xác định doanh thu thế nào?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? xác định doanh thu của hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào? Thủ tục xin cấp GCN đăng ký đầu tư ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên. (1) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.” Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020 thì một Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường sẽ có những nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; - Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Ngoài những nội dung đã nêu trên các bên tham gia còn có quyền thỏa thuận những nội dung khác mà không trái với quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên tham gia còn được sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định. Như vậy, Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là Hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng thường được các nhà đầu tư sử dụng để không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mà vẫn có thể hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định. Xem và Tải về Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/02/hop-dong-hop-tac-kinh-doanh.docx (2) Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì xác định doanh thu thế nào? Việc xác định doanh thu của Hợp đồng hợp tác kinh doanh được phân thành các trường hợp được quy định tại Điểm n Khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau: - Chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ: doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng. - Chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm: doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng. - Chia kết quả bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Trường hợp này các bên phải cử ra một bên làm đại diện để: + Xuất hóa đơn. + Ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia. + Trong trường hợp này, các bên sẽ tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định. - Chia kết quả bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Đối với trường hợp này, các bên tham gia phải cử ra một bên làm đại diện để: + Xuất hóa đơn. + Ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho bên còn lại. (3) Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi ký hợp đồng BCC với nhà đầu tư nước ngoài Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Đầu tư 2020 có quy định khi nhà đầu tư trong nước thực hiện việc ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể về thủ tục và giấy tờ mà nhà đầu tư cần chuẩn bị như sau: Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: quy định tại Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau: - Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư: + Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định. + Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, Thủ tướng Chính phủ sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu: + Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị. + Điều kiện: Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư 2020. Dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư: Ban quản lý khu kinh tế sẽ quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: quy định tại Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau: - Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: + Nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020. + Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư. + Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 01 tỉnh: Nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện dự án. + Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 tỉnh trở lên: Nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành. - Đối với dự án đầu tư đã triển khai: Thay thế đề xuất dự án đầu tư bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: + Dự án không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. + Có địa điểm thực hiện dự án được xác định hợp lệ. Phù hợp với quy hoạch theo quy định. + Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư, số lượng lao động sử dụng (nếu có). Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. - Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Áp dụng cho dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Tổng kết lại, Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là Hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng thường được các nhà đầu tư sử dụng để không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mà vẫn có thể hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định. Việc xác định doanh thu Hợp đồng hợp tác kinh doanh dựa theo các yếu tố như lợi nhuận trước/sau thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh thu và kết quả kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh dịch vụ vận tải là gì?
Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng đã gửi Công văn số 1792/SGTVT-QLVTPTNL đề nghị Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn nội dung liên quan đến hoạt động hợp tác kinh doanh vận tải của Công ty TNHH Grab với một số doanh nghiệp trên địa bàn. Theo đó hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải của các hợp tác xã ký với Grab thể hiện Grab sẽ tham gia xác định giá cước và điều hành lái xe theo sự ủy quyền của các hợp tác xã. Về bản chất, việc tham gia quyết định giá cước và điều hành lái xe chứng minh hoạt động của Grab tại địa bàn Đà Nẵng là hoạt động của một đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng điện tử. Nội dung Công văn nêu rõ: Trong công tác quản lý vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng điện tử, hiện đang có 2 quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, Công ty TNHH Grab hiện chỉ được Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, Công ty TNHH Grab không đặt trụ sở chi nhánh tại Đà Nẵng và chưa được Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng cấp giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định nên hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty TNHH Grab tại Đà Nẵng là sai quy định. Quan điểm thứ hai cho rằng, Công ty TNHH Grab đã được Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép kinh doanh vận tải và ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đơn vị kinh doanh vận tải đã được Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng cấp phép, vì vậy hoạt động của Công ty TNHH Grab trên địa bàn Đà Nẵng là đúng quy định. Việc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh là áp dụng theo điểm d, khoản 3, Điều 34, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ô tô. Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hiện nay tại Bộ Luật dân sự 2015 đã có những quy định cụ thể hơn về hợp đồng hợp tác khác rất nhiều so với Bộ luật dân sự 2005. Tại Điều 504 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau: – Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. – Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản. Như vậy có thể hiểu hợp đồng hợp tác là sự thảo thuận giữa các bên về việc góp vốn để thực hiện một số công việc nhằm cùng hưởng lợi nhuận và sẻ chia rủi ro. Việc giao kết hợp đồng hợp tác giữa các chủ thể sẽ tạo thành một tổ chức gọi là tổ hợp tác. Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định thêm về những vấn đề xung quanh hợp đồng hợp tác như sau: Ngoài ra, Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh được là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.” Hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải Hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải chỉ được xác lập khi mà đơn vị kinh doanh vận tải được quy định theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: “Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.” Qua đó, có thể thấy hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải là hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, cung ứng dịch vụ ở đây là dịch vụ vận tải, cũng có các thỏa thuận để phân chia lợi nhuận, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ trong quá trình vận tải. Như vậy, việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh giúp các bên không phải thành lập tổ chức kinh tế chung để quản lý hoạt động kinh doanh,sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc thành lập và vận hành một pháp nhân mới,không phải phụ thuộc vào quyết định của đối tác khi nhà đầu tư muốn chuyển nhượng hoặc bán đi phần của mình trong một số trường hợp cụ thể,khi dự án kết thúc, nhà đầu tư cũng không phải lo lắng về vấn đề giải thể.
Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thì người này có phải trực tiếp khai thuế?
Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức là một trong những hình thức phổ biến trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Đây là hợp đồng hợp tác đặc biệt khi giữa một bên là cá nhân và một bên là tổ chức. Vậy cá nhân có phải trực tiếp khai thuế? 1. Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp theo hình thức nào? Doanh nghiệp có thể hợp tác kinh doanh với cá nhân thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020. Tại khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2020 có quy định về nội dung của hợp đồng BCC bao gồm: - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; - Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. 2. Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khai thuế ra sao? Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm: - Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. - Tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba được tổ chức tín dụng ủy quyền khai thác tài sản bảo đảm thực hiện khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN đối với hoạt động khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý thay cho người nộp thuế có tài sản đảm bảo. - Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh. Đồng thời khai thay và nộp thay thuế TNCN cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019. Mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định. - Tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán; cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn. Cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán. Thời điểm khai thuế thay và nộp thuế thay được thực hiện khi cá nhân phát sinh chuyển nhượng chứng khoán cùng loại, chuyển nhượng vốn, rút vốn. Cụ thể như sau: - Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Tổ chức thuê tài sản của cá nhân mà trong hợp đồng cho thuê quy định tổ chức là người nộp thuế thay cho cá nhân thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Bên mua bất động sản mà trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có thoả thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán (trừ trường hợp được miễn thuế, không phải nộp thuế hoặc tạm thời chưa phải nộp thuế); bên thứ ba có liên quan được phép bán tài sản của cá nhân theo quy định của pháp luật thì bên mua, bên thứ ba có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Tổ chức phát hành thực hiện thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì tổ chức phát hành khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân chuyển nhượng vốn theo quy định. - Tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thực hiện khai số tiền phí, lệ phí đã thu được với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Như vậy, cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thì cá nhân không trực tiếp khai thuế, doanh nghiệp có trách nhiệm khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh.
Ký "Hợp đồng đặt cọc" trước khi ký "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" dự án BĐS
Kính gửi luật sư. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau đây: Hiện công ty tôi dự định ký kết "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" với đối tác là Công ty A (hiện đang là chủ đầu tư dự án BĐS) để phát triển dự án BĐS này. Dự án BĐS hiện đã có 1 số hồ sơ pháp lý cơ bản như: quy hoạch 1/500, GCN QSD đất, GPXD hạng mục hạ tầng, Phê duyệt Thiết kế cơ sở các hạng mục xây dựng (như nhà thấp tầng, biệt thự..) của Bộ xây dựng. Tuy nhiên dự án BĐS hiện chưa hoàn thiện nghĩa vụ nộp thuế và chưa được cấp Giấy phép xây dựng. Vì vậy, phía Công ty A đề nghị 2 bên ký "Hợp đồng đặt cọc" nhằm: "đảm bảo việc các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng Hợp tác kinh doanh để phát triển dự án trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm Công ty A (chủ đầu tư) đủ điều kiện ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật". Theo đó, ngay khi được chấp thuận huy động vốn (có điều khoản: Công ty A sẽ cung cấp văn bản chấp thuận huy động vốn từ cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật) thì 2 bên sẽ tiến hành ký kết "Hợp đồng hợp tác kinh doanh". Đề nghị Luật sư trả lời giúp: Việc ký kết Hợp đồng đặt cọc với các mục đích như trên, trong điều kiện pháp lý dự án BĐS như vậy, có được phép theo quy định của pháp luật hay không? và Công ty tôi có gặp rủi ro là gì? Cảm ơn Luật sư.
Cá nhân cho vay vốn/ghóp vốn hợp tác kinh doanh
Kính chào Luật sư ạ, Em có vấn đề cần nhờ Luật sư tư vấn giúp ạ: - Có 2 đối tác là Cá nhân người Hàn Quốc (Mr. A) và Cá nhân người Việt Nam (Mr. B), góp vốn để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Thuốc lá. - Trong đó, Mr. A : 70% và Mr. B là 30%. Tổng vốn góp là khoảng 10 triệu USD. - Mr B rủ có người bạn là cá nhân người Hàn Quốc (Mr.C) chung tiền cùng trong phần góp vố góp 30% của mình (Mr. A: 20% và Mr. C: 10%). Tương tự như Mr A vay tiền của Mr C ạ. Trong các Hồ sơ pháp lý của Công ty không có tên và trách nhiệm hay thông tin góp vốn của Mr C. -> Em muốn hỏi là, nếu trong quá trình kinh doanh mà Mr C không muốn hợp tác với Mr B nữa và muốn rút 10% của mình về. Tuy nhiên Mr C sợ rằng lúc đó Mr B không trả lại 10% đó cho Mr C thì trước khi ký kết Hợp tác kinh doanh Mr C nên làm thủ tục và quy trình gì để có thể bảo vệ 10% của mình và dễ dàng rút về sau này ạ? Em xin chân thành cảm ơn ạ, HOANG LANH,
Các vấn đề về thuế và kế toán đối với hợp đồng Hợp tác kinh doanh
Em chào Anh Chị! Em có vấn đề cần Anh Chị trợ giúp ạ. Công ty em là công ty Cổ phần, Chúng em có ký 1 hợp đồng Hợp tác kinh doanh chiếu phim tại tỉnh Lạng Sơn chi tiết như sau: - Bên A (Rạp chiếu bóng Lạng Sơn) phụ trách mặt bằng, pháp lý. - Công ty em (Bên B) phụ trách đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng phòng chiếu phim, mua tài sản, thiết bị chiếu phim và phụ trách chuyên môn để vận hành máy phục vụ việc chiếu phim trong thời gian hợp đồng. - Hai bên đồng ý cử Bên A làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, nộp thuế GTGT, thuế khoán (tổng thuế suất phải nộp là 7% trên doanh thu chiếu phim), chi trả chi phí cho chủ phim sau đó phân chia doanh thu còn lại cho từng bên. Mỗi bên tự chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí của mình trong quá trình thực hiện Hợp đồng, bên A chi trả các chi phí liên quan đến hoạt động chiếu phim ( điện, nước, lương nhân viên). => E muốn hỏi Anh chị như sau: 1, Hợp đồng không đề cập đến việc hai bên góp vốn mà chỉ là hai bên hợp tác đầu tư nên bên em không hạch toán góp vốn giá trị bên em đã đầu tư. Do đó đối với chi phí đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng phòng chiếu phim , chúng em hạch toán vào TSCĐ, CCDC và phân bổ khấu hao => điều này có đúng không? 2, Chúng em không phát sinh thuế đầu ra, thế thì với số thuế GTGT đầu vào chúng tôi sẽ hạch toán vào chi phí hay vẫn tính vào thuế GTGT được khấu trừ. Nếu được tính vào chi phí thì chi phí đó được tính phân bổ hay hạch toán như thế nào? Em đã hỏi bên cơ quan thuế thì họ yêu cầu bên em phải xuất toàn bộ giá trị tài sản mà bên em đã đầu tư dưới hình thức xuất góp vốn ( xuất cả phần thuế mà khi bên em đầu tư ban đầu có phát sinh thuế GTGT đầu vào). Họ cho rằng bên em không xuất hóa đơn, không chịu thuế GTGT đầu vào nên thuế GTGT đầu vào mà bên em đầu tư ban đầu phải chuyển lại cho bên A là bên xuất hóa đơn. Bên A sẽ là bên tính khấu hao toàn bộ tài sản vốn góp ( bao gồm cả phần vốn góp là tài sản đầu tư ban đầu của bên em). Nhưng theo em hiểu thì việc góp vốn không phải xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi trên phải thu khác. Sau này khi nhận lại vốn góp thì ghi giảm khoản phải thu đó. Anh Chị giải đáp giúp em trường hợp này xem bên em phải làm thế nào ạ. Nếu như phải làm Phụ lục Hợp đồng chuyển thành hai bên góp vốn thì em có phải xuất hóa đơn không và hạch toán thế nào ạ. Em Cảm ơn Anh chị nhiều!
Xin chào Xin vui lòng cho hỏi . Công ty tôi là công ty TNHH 100% vốn Nhà nước....Trường hợp công ty tôi muốn ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh với các Nhà đầu tư trong nước để đầu tư nâng cấp 01 hệ thống về công nghệ, thì xin cho hỏi, trình tự thủ tục và thẩm quyền thực hiện Hợp đồng này được quy định chi tiết ở đâu? Xin cám ơn.
Chi nhánh được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với một đơn vị khác để thực hiện dự án không?
Hợp đồng BCC là gì? Đối tượng tham gia hợp đồng BCC gồm những ai? Chi nhánh được ký hợp đồng BCC với một đơn vị khác để thực hiện dự án không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Hợp đồng BBC là gì? Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 có giải thích, hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Theo đó, hợp đồng BCC cho phép các nhà đầu tư hợp tác trong một lĩnh vực cụ thể mà vẫn giữ nguyên quyền sở hữu và quản lý của mình. Hợp đồng BCC phù hợp với những doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn hợp tác trong một dự án cụ thể mà không muốn ràng buộc vào một cấu trúc pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công của hợp đồng, các bên cần phải thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Có thể thấy, hợp đồng BCC là một công cụ hữu ích trong việc tạo ra cơ hội hợp tác giữa các nhà đầu tư mà không cần phải thành lập một tổ chức mới. Nó mang lại nhiều lợi ích như tính linh hoạt và khả năng chia sẻ rủi ro, nhưng cũng cần phải được quản lý cẩn thận để tránh các tranh chấp phát sinh. (2) Đối tượng tham gia hợp đồng BCC gồm những ai? Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020, đối tượng tham gia ký kết hợp đồng BCC được quy định bao gồm: - Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. - Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư 2020. Như vậy, hợp đồng BCC mở ra cơ hội hợp tác đa dạng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh mà không cần thành lập tổ chức kinh tế mới. (3) Chi nhánh được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với một đơn vị khác để thực hiện dự án không? Liên quan đến vấn đề này, theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.” Bên cạnh đó, tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có quy định: - Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. - Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. - Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. - Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. - Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. - Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, tuy chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không phải là pháp nhân nhưng chi nhánh có thể thực hiện chức năng đại diện doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh có quyền thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của doanh nghiệp trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Tuy nhiên, người đứng đầu chi nhánh không tự động có quyền đại diện cho chi nhánh trong việc ký kết hợp đồng BCC; quyền này chỉ phát sinh khi được ủy quyền bởi người đại diện của công ty. Phạm vi ủy quyền sẽ do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Ngoài ra, trong mọi trường hợp, công ty có quyền hủy bỏ ủy quyền đã cấp cho người đứng đầu chi nhánh. Tổng kết lại, chi nhánh doanh nghiệp hoàn toàn được phép ký kết hợp đồng BCC nếu việc ký kết này nằm trong phạm vi công việc được doanh nghiệp ủy quyền.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì xác định doanh thu thế nào?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? xác định doanh thu của hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào? Thủ tục xin cấp GCN đăng ký đầu tư ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên. (1) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.” Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020 thì một Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường sẽ có những nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; - Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Ngoài những nội dung đã nêu trên các bên tham gia còn có quyền thỏa thuận những nội dung khác mà không trái với quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên tham gia còn được sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định. Như vậy, Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là Hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng thường được các nhà đầu tư sử dụng để không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mà vẫn có thể hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định. Xem và Tải về Mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/02/hop-dong-hop-tac-kinh-doanh.docx (2) Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì xác định doanh thu thế nào? Việc xác định doanh thu của Hợp đồng hợp tác kinh doanh được phân thành các trường hợp được quy định tại Điểm n Khoản 3 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau: - Chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ: doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng. - Chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm: doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng. - Chia kết quả bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp: thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Trường hợp này các bên phải cử ra một bên làm đại diện để: + Xuất hóa đơn. + Ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia. + Trong trường hợp này, các bên sẽ tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định. - Chia kết quả bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Đối với trường hợp này, các bên tham gia phải cử ra một bên làm đại diện để: + Xuất hóa đơn. + Ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho bên còn lại. (3) Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi ký hợp đồng BCC với nhà đầu tư nước ngoài Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Đầu tư 2020 có quy định khi nhà đầu tư trong nước thực hiện việc ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể về thủ tục và giấy tờ mà nhà đầu tư cần chuẩn bị như sau: Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: quy định tại Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau: - Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư: + Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định. + Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, Thủ tướng Chính phủ sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu: + Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị. + Điều kiện: Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư 2020. Dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư: Ban quản lý khu kinh tế sẽ quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: quy định tại Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau: - Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: + Nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020. + Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư. + Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 01 tỉnh: Nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện dự án. + Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 tỉnh trở lên: Nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành. - Đối với dự án đầu tư đã triển khai: Thay thế đề xuất dự án đầu tư bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: + Dự án không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. + Có địa điểm thực hiện dự án được xác định hợp lệ. Phù hợp với quy hoạch theo quy định. + Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư, số lượng lao động sử dụng (nếu có). Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. - Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Áp dụng cho dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Thực hiện theo quy định tại Điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Tổng kết lại, Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là Hợp đồng BCC là một dạng hợp đồng thường được các nhà đầu tư sử dụng để không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mà vẫn có thể hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định. Việc xác định doanh thu Hợp đồng hợp tác kinh doanh dựa theo các yếu tố như lợi nhuận trước/sau thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh thu và kết quả kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh dịch vụ vận tải là gì?
Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng đã gửi Công văn số 1792/SGTVT-QLVTPTNL đề nghị Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn nội dung liên quan đến hoạt động hợp tác kinh doanh vận tải của Công ty TNHH Grab với một số doanh nghiệp trên địa bàn. Theo đó hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải của các hợp tác xã ký với Grab thể hiện Grab sẽ tham gia xác định giá cước và điều hành lái xe theo sự ủy quyền của các hợp tác xã. Về bản chất, việc tham gia quyết định giá cước và điều hành lái xe chứng minh hoạt động của Grab tại địa bàn Đà Nẵng là hoạt động của một đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng điện tử. Nội dung Công văn nêu rõ: Trong công tác quản lý vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng điện tử, hiện đang có 2 quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, Công ty TNHH Grab hiện chỉ được Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, Công ty TNHH Grab không đặt trụ sở chi nhánh tại Đà Nẵng và chưa được Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng cấp giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định nên hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty TNHH Grab tại Đà Nẵng là sai quy định. Quan điểm thứ hai cho rằng, Công ty TNHH Grab đã được Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép kinh doanh vận tải và ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đơn vị kinh doanh vận tải đã được Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng cấp phép, vì vậy hoạt động của Công ty TNHH Grab trên địa bàn Đà Nẵng là đúng quy định. Việc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh là áp dụng theo điểm d, khoản 3, Điều 34, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ô tô. Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hiện nay tại Bộ Luật dân sự 2015 đã có những quy định cụ thể hơn về hợp đồng hợp tác khác rất nhiều so với Bộ luật dân sự 2005. Tại Điều 504 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau: – Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. – Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản. Như vậy có thể hiểu hợp đồng hợp tác là sự thảo thuận giữa các bên về việc góp vốn để thực hiện một số công việc nhằm cùng hưởng lợi nhuận và sẻ chia rủi ro. Việc giao kết hợp đồng hợp tác giữa các chủ thể sẽ tạo thành một tổ chức gọi là tổ hợp tác. Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định thêm về những vấn đề xung quanh hợp đồng hợp tác như sau: Ngoài ra, Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh được là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.” Hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải Hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải chỉ được xác lập khi mà đơn vị kinh doanh vận tải được quy định theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: “Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.” Qua đó, có thể thấy hợp đồng hợp tác kinh doanh vận tải là hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, cung ứng dịch vụ ở đây là dịch vụ vận tải, cũng có các thỏa thuận để phân chia lợi nhuận, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ trong quá trình vận tải. Như vậy, việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh giúp các bên không phải thành lập tổ chức kinh tế chung để quản lý hoạt động kinh doanh,sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc thành lập và vận hành một pháp nhân mới,không phải phụ thuộc vào quyết định của đối tác khi nhà đầu tư muốn chuyển nhượng hoặc bán đi phần của mình trong một số trường hợp cụ thể,khi dự án kết thúc, nhà đầu tư cũng không phải lo lắng về vấn đề giải thể.
Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thì người này có phải trực tiếp khai thuế?
Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức là một trong những hình thức phổ biến trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Đây là hợp đồng hợp tác đặc biệt khi giữa một bên là cá nhân và một bên là tổ chức. Vậy cá nhân có phải trực tiếp khai thuế? 1. Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp theo hình thức nào? Doanh nghiệp có thể hợp tác kinh doanh với cá nhân thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020. Tại khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2020 có quy định về nội dung của hợp đồng BCC bao gồm: - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; - Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. 2. Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khai thuế ra sao? Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm: - Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. - Tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba được tổ chức tín dụng ủy quyền khai thác tài sản bảo đảm thực hiện khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN đối với hoạt động khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý thay cho người nộp thuế có tài sản đảm bảo. - Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh. Đồng thời khai thay và nộp thay thuế TNCN cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019. Mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định. - Tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán; cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn. Cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán. Thời điểm khai thuế thay và nộp thuế thay được thực hiện khi cá nhân phát sinh chuyển nhượng chứng khoán cùng loại, chuyển nhượng vốn, rút vốn. Cụ thể như sau: - Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Tổ chức thuê tài sản của cá nhân mà trong hợp đồng cho thuê quy định tổ chức là người nộp thuế thay cho cá nhân thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Bên mua bất động sản mà trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có thoả thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán (trừ trường hợp được miễn thuế, không phải nộp thuế hoặc tạm thời chưa phải nộp thuế); bên thứ ba có liên quan được phép bán tài sản của cá nhân theo quy định của pháp luật thì bên mua, bên thứ ba có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Tổ chức phát hành thực hiện thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì tổ chức phát hành khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân chuyển nhượng vốn theo quy định. - Tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thực hiện khai số tiền phí, lệ phí đã thu được với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Như vậy, cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thì cá nhân không trực tiếp khai thuế, doanh nghiệp có trách nhiệm khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh.
Ký "Hợp đồng đặt cọc" trước khi ký "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" dự án BĐS
Kính gửi luật sư. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau đây: Hiện công ty tôi dự định ký kết "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" với đối tác là Công ty A (hiện đang là chủ đầu tư dự án BĐS) để phát triển dự án BĐS này. Dự án BĐS hiện đã có 1 số hồ sơ pháp lý cơ bản như: quy hoạch 1/500, GCN QSD đất, GPXD hạng mục hạ tầng, Phê duyệt Thiết kế cơ sở các hạng mục xây dựng (như nhà thấp tầng, biệt thự..) của Bộ xây dựng. Tuy nhiên dự án BĐS hiện chưa hoàn thiện nghĩa vụ nộp thuế và chưa được cấp Giấy phép xây dựng. Vì vậy, phía Công ty A đề nghị 2 bên ký "Hợp đồng đặt cọc" nhằm: "đảm bảo việc các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng Hợp tác kinh doanh để phát triển dự án trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm Công ty A (chủ đầu tư) đủ điều kiện ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật". Theo đó, ngay khi được chấp thuận huy động vốn (có điều khoản: Công ty A sẽ cung cấp văn bản chấp thuận huy động vốn từ cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật) thì 2 bên sẽ tiến hành ký kết "Hợp đồng hợp tác kinh doanh". Đề nghị Luật sư trả lời giúp: Việc ký kết Hợp đồng đặt cọc với các mục đích như trên, trong điều kiện pháp lý dự án BĐS như vậy, có được phép theo quy định của pháp luật hay không? và Công ty tôi có gặp rủi ro là gì? Cảm ơn Luật sư.
Cá nhân cho vay vốn/ghóp vốn hợp tác kinh doanh
Kính chào Luật sư ạ, Em có vấn đề cần nhờ Luật sư tư vấn giúp ạ: - Có 2 đối tác là Cá nhân người Hàn Quốc (Mr. A) và Cá nhân người Việt Nam (Mr. B), góp vốn để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Thuốc lá. - Trong đó, Mr. A : 70% và Mr. B là 30%. Tổng vốn góp là khoảng 10 triệu USD. - Mr B rủ có người bạn là cá nhân người Hàn Quốc (Mr.C) chung tiền cùng trong phần góp vố góp 30% của mình (Mr. A: 20% và Mr. C: 10%). Tương tự như Mr A vay tiền của Mr C ạ. Trong các Hồ sơ pháp lý của Công ty không có tên và trách nhiệm hay thông tin góp vốn của Mr C. -> Em muốn hỏi là, nếu trong quá trình kinh doanh mà Mr C không muốn hợp tác với Mr B nữa và muốn rút 10% của mình về. Tuy nhiên Mr C sợ rằng lúc đó Mr B không trả lại 10% đó cho Mr C thì trước khi ký kết Hợp tác kinh doanh Mr C nên làm thủ tục và quy trình gì để có thể bảo vệ 10% của mình và dễ dàng rút về sau này ạ? Em xin chân thành cảm ơn ạ, HOANG LANH,
Các vấn đề về thuế và kế toán đối với hợp đồng Hợp tác kinh doanh
Em chào Anh Chị! Em có vấn đề cần Anh Chị trợ giúp ạ. Công ty em là công ty Cổ phần, Chúng em có ký 1 hợp đồng Hợp tác kinh doanh chiếu phim tại tỉnh Lạng Sơn chi tiết như sau: - Bên A (Rạp chiếu bóng Lạng Sơn) phụ trách mặt bằng, pháp lý. - Công ty em (Bên B) phụ trách đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng phòng chiếu phim, mua tài sản, thiết bị chiếu phim và phụ trách chuyên môn để vận hành máy phục vụ việc chiếu phim trong thời gian hợp đồng. - Hai bên đồng ý cử Bên A làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, nộp thuế GTGT, thuế khoán (tổng thuế suất phải nộp là 7% trên doanh thu chiếu phim), chi trả chi phí cho chủ phim sau đó phân chia doanh thu còn lại cho từng bên. Mỗi bên tự chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí của mình trong quá trình thực hiện Hợp đồng, bên A chi trả các chi phí liên quan đến hoạt động chiếu phim ( điện, nước, lương nhân viên). => E muốn hỏi Anh chị như sau: 1, Hợp đồng không đề cập đến việc hai bên góp vốn mà chỉ là hai bên hợp tác đầu tư nên bên em không hạch toán góp vốn giá trị bên em đã đầu tư. Do đó đối với chi phí đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, xây dựng phòng chiếu phim , chúng em hạch toán vào TSCĐ, CCDC và phân bổ khấu hao => điều này có đúng không? 2, Chúng em không phát sinh thuế đầu ra, thế thì với số thuế GTGT đầu vào chúng tôi sẽ hạch toán vào chi phí hay vẫn tính vào thuế GTGT được khấu trừ. Nếu được tính vào chi phí thì chi phí đó được tính phân bổ hay hạch toán như thế nào? Em đã hỏi bên cơ quan thuế thì họ yêu cầu bên em phải xuất toàn bộ giá trị tài sản mà bên em đã đầu tư dưới hình thức xuất góp vốn ( xuất cả phần thuế mà khi bên em đầu tư ban đầu có phát sinh thuế GTGT đầu vào). Họ cho rằng bên em không xuất hóa đơn, không chịu thuế GTGT đầu vào nên thuế GTGT đầu vào mà bên em đầu tư ban đầu phải chuyển lại cho bên A là bên xuất hóa đơn. Bên A sẽ là bên tính khấu hao toàn bộ tài sản vốn góp ( bao gồm cả phần vốn góp là tài sản đầu tư ban đầu của bên em). Nhưng theo em hiểu thì việc góp vốn không phải xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi trên phải thu khác. Sau này khi nhận lại vốn góp thì ghi giảm khoản phải thu đó. Anh Chị giải đáp giúp em trường hợp này xem bên em phải làm thế nào ạ. Nếu như phải làm Phụ lục Hợp đồng chuyển thành hai bên góp vốn thì em có phải xuất hóa đơn không và hạch toán thế nào ạ. Em Cảm ơn Anh chị nhiều!
Xin chào Xin vui lòng cho hỏi . Công ty tôi là công ty TNHH 100% vốn Nhà nước....Trường hợp công ty tôi muốn ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh với các Nhà đầu tư trong nước để đầu tư nâng cấp 01 hệ thống về công nghệ, thì xin cho hỏi, trình tự thủ tục và thẩm quyền thực hiện Hợp đồng này được quy định chi tiết ở đâu? Xin cám ơn.