DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền

Avatar

 

Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015), bao gồm:

- Đại diện theo pháp luật;

- Đại diện theo uỷ quyền.

Tiêu chí

Đại diện theo pháp luật

Đại diện theo uỷ quyền

Căn cứ pháp lý

Điều 136, Điều 137 BLDS 2015

Điều 138 BLDS 2015

Khái niệm

Là đại diện được thực hiện do pháp luật quy định hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

Là đại diện được thực hiện theo sự ủy quyền của người được đại diện và người đại diện

Căn cứ xác lập quan hệ đại diện

Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật

 

Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện

Năng lực hành vi dân sự của người đại diện

năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Không đòi hỏi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (khoản 3 Điều 138 BLDS 2015)

Hình thức đại diện

Do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

Do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản như hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền,…

Xác định thời hạn đại diện

Xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật

Xác định theo văn bản ủy quyền

Phạm vi được đại diện

Rộng hơn

Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Hẹp hơn

Người đại diện chỉ được xác lập các giao dịch trong phạm vi được uỷ quyền (bao gồm nội dung giao dịch và thời hạn được ủy quyền)

 

Chấm dứt đại diện

Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

Người được đại diện là cá nhân chết;

Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

Căn cứ khác

Theo thỏa thuận;

Thời hạn ủy quyền đã hết;

Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

 Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 BLDS 2015;

Căn cứ khác

Việc phân biệt giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền giúp tránh nhầm lẫn, từ đó nắm rõ và bảo vệ tốt hơn các quyền lợi của mình trong quan hệ dân sự.

  •  31913
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…