DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Người nghiện ma túy có phải là tội phạm không?

Avatar

 

Hiện nay, tệ nạn ma túy đang ngày càng phức tạp và nguy hiểm, người dân cần cảnh giác và phòng chống các đối tượng này rủ rê hay dụ dỗ. Ngoài ra, mang túy mang lại nhiều hệ lụy khôn lường đối với người dùng và cả bề mặt của xã hội. Vậy người nghiện ma túy có phải là tội phạm hay không?

Căn cứ Khoản 8 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy 2021 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) có quy định:

Tệ nạn ma túy là việc sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người nghiện ma túy có phải tội phạm không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành (Bộ luật Hình sự năm 2015) thì “người nghiện ma túy” không phải là tội phạm. Tuy nhiên, người nghiện ma túy có thể bị xử lý vi phạm hành chính và bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

“Nếu người nghiện ma túy đi mua ma túy về sử dụng mà bị Công an bắt” thì tùy theo các yếu tố cấu thành tội phạm, khối lượng ma túy mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

- Trường hợp “người nghiện ma túy đi mua ma túy về sử dụng mà bị Công an bắt” có khối lượng ma túy trên mức để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015;

- Trường hợp “người nghiện ma túy đi mua ma túy về sử dụng mà bị Công an bắt” có khối lượng ma túy dưới mức để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 21, Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Tham khảo:

Đối với Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, người phạm tội phải đối diện với mức xử phạt như thế nào?

Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà người phạm tội có thể đối diện với các mức phạt khác nhau, cao nhất có thể bị tử hình.

Xem thêm bài viết Vận chuyển ma túy mà không biết thì có bị truy cứu TNHS? Căn cứ trả tự do cho nghi phạm là gì?

  •  2597
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…