DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tổ chức họp báo? Mức xử phạt ra sao?

Avatar

 

Theo Luật Báo chí 2016 thì cơ quan, tổ chức, công dân đều có quyền tổ chức họp báo tuy nhiên phải tuân thủ theo các bước thủ tục theo quy định và không thực hiện những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến những hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức họp báo.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức họp báo

Căn cứ tại Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức họp báo bao gồm:

(1) Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có nội dung:

- Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;

- Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

- Gây chiến tranh tâm lý.

(2) Đăng, phát thông tin có nội dung:

- Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; 

- Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; 

- Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;

- Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

(3) Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

(4) Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
(5) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

(6) Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

(7) Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

(8) Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Xem thêm bài viết: Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?

(9) Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

(10) In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.

(11) Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.

(12) Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

(13) Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều 9 Luật Báo chí 2016.

Mức xử phạt vi phạm quy định về họp báo

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về họp báo như sau:

- Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng đối với hành vi họp báo nhưng không thông báo trước bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời gian quy định.

- Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận hoặc không đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

- Phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với hành vi họp báo khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ.

- Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

- Phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung kích động bạo lực.

- Phạt tiền từ 140-200 triệu đồng đối với hành vi họp báo có nội dung gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định 119/2020/NĐ-CP.

Xem thêm bài viết: Cá nhân có được tự ý tổ chức họp báo hay không?

  •  355
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…