DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn chi tiết mức tăng phụ cấp thu hút với công chức, viên chức

Avatar

 

Nhằm khuyến khích những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về làm việc ở những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi, chẳng hạn được nhận các loại phụ cấp thu hút. Bài viết sẽ cung cung một số thông tin chi tiết về phụ cấp thu hút này.

Phụ cấp thu hút là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, phụ cấp thu hút là phụ cấp được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong quân đội, công an, cơ yếu công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Điều kiện để được áp dụng phụ cấp thu hút là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP nêu rõ, thời gian hưởng là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn không quá 5 năm (60 tháng).

Trong đó, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm:

- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1.

- Các xã thuộc khu vực III ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn.

- Các thôn đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP cũng quy định, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại nơi này, bao gồm:

- Thời gian làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội;

- Thời gian làm việc trong Quân đội, Công an và cơ yếu.

Lưu ý: Nếu thời gian đứt quãng chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn.

Xem bài viết liên quan: Thông tư 06/2023/TT-BLĐTBXH: Mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng áp dụng từ 01/7/2023

Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn tính mức lương, phụ cấp trong cơ quan, ĐVSN công lập từ 01/7/2023

Cách tính thời gian thực tế để hưởng phụ cấp thu hút

Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP hướng dẫn 2 cách tính thời gian thực tế, như sau:

- Tính theo tháng: Có từ hơn nửa tháng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính cả tháng; Ngược lại sẽ không tính;

- Tính theo năm: Dưới 03 tháng thì không tính là làm việc tại nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn; Từ đủ 03 - 06 tháng thì được tính bằng nửa năm công tác; Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.

Trong đó, thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở vùng không có điều kiện đặc biệt khó khăn từ trên 01 tháng; nghỉ không lương liên tục từ 01 tháng trở lên; thời gian bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giam, tạm giữ… thì không tính vào thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn.

Như vậy, có thể khẳng định, công chức chỉ có thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 05 năm (đủ 60 tháng).

Phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng của cán bộ, công chức

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thu hút là 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định)  sẽ do đơn vị tự thực hiện chi trả (đối tượng thuộc danh sách trả lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị nào do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó chi trả).

Ngoài ra công chức, viên chức còn được cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 5 năm (60 tháng).

Theo đó, mức hưởng phụ cấp thu hút cho cán bộ, công chức, viên chức được tính theo công thức: 

Mức hưởng = 70% mức lương + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

- Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm. Như vậy, mức phụ cấp là 900.000 đồng/tháng.

- Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm. Mức phụ cấp là 1.260.000 đồng/tháng.

- Mức 1,0 áp dụng đối với công chức, viên chức có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên. Mức phụ cấp là 1.800.000 đồng/tháng.

Công chức viên chức, lần đầu về công tác sẽ nhận được trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trong đó:

(1) Mức lương hiện hưởng

Mức lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

- Hệ số: Căn cứ vào từng ngạch công chức cụ thể sẽ được hưởng hệ số khác nhau (Hệ số cụ thể của từng ngạch công chức được nêu tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP);

- Mức lương cơ sở: Căn cứ Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2023 trở đi là 1,8 triệu đồng/tháng thay vì mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng/tháng.

(2) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Theo quy định tại Thông tư 02/2005/TT-BNV, phụ cấp chức vụ lãnh đạo được tính theo công thức:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số x Mức lương cơ sở

Tương tự như mức lương hiện hưởng, hệ số của phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũng căn cứ vào từng chức vụ cụ thể, ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

(3) Phụ cấp thâm niên vượt khung

Theo Thông tư 04/2005/TT-BNV, mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính theo công thức:

Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng

Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên được tính hưởng thêm 1%.

Lưu ý: Phụ cấp thâm niên vượt khung không áp dụng với chuyên gia cao cấp và cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.

Ngoài ra, mức phụ cấp cụ thể phụ thuộc vào thời gian, thâm niên làm việc cụ thể như sau:

Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở (18 triệu đồng) tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp: 

Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilomet đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách); Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình (21,6 triệu đồng/lần).

Ngoài ra, công chức, viên chức còn được nhận tiền trợ cấp mua và vận chuyển nước ngọt và sạch. Định mức tiêu chuẩn: 6 mét khối/người/tháng. Chi phí mua và vận chuyển 1 mét khối nước ngọt và sạch đến nơi ở và nơi làm việc của đối tượng được hưởng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Xem bài viết liên quan: Hôm nay, Thông tư 41/2023/TT-BQP hướng dẫn mức lương cơ sở trong quân đội chính thức có hiệu lực

Chính sách mới về Lao động - Tiền lương và Thuế - Phí có hiệu lực từ tháng 8/2023

Sẽ trả đủ lương hưu, trợ cấp hằng tháng và phần chênh lệch theo mức mới từ ngày 14/8/2023

  •  6026
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…