#CUSTOMER_NAME#,
Ngày 17/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết
240/NQ-CP về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024, trong đó thông qua đề nghị xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Thông qua đề nghị xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
Theo đó, Chính phủ thống nhất thông qua 06 đề nghị xây dựng luật và 01 dự án pháp lệnh bao gồm:
- Dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi);
- Đề nghị xây dựng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú;
- Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự;
- Đề nghị xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi);
- Đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Đồng thời, giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện:
- Tập trung chỉ đạo, soạn thảo kịp thời, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật, Pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và Kỳ họp thứ 8, tránh tình trạng nợ đọng văn bản.
Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, đề xuất phân công cụ thể các Phó Thủ tướng, các Bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương triển khai thi hành các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua và chuẩn bị tốt các dự án cho Kỳ họp tới;
- Tiếp tục rà soát các luật, văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện những vướng mắc, lạc hậu so với thực tiễn hoặc những vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh để đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật;
- Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ngành mình, địa phương mình; tập trung đầu tư các nguồn lực, cơ sở vật chất, con người, sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả; chủ động phát hiện các điểm nghẽn, vướng mắc trong thực thi pháp luật và chủ động phương án tháo gỡ.
Quán triệt các yêu cầu đổi mới trong quy trình, siết chặt kỷ luật kỷ cương, kiểm soát quyền lực trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục tình trạng hoãn, rút, chậm hay không bảo đảm chất lượng trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Bộ Tư pháp tập trung đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khác; rà soát bảo đảm quy định của Luật đơn giản, sát thực tiễn; nghiên cứu quy định Nghị quyết của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật.
Xem chi tiết tại Nghị quyết
240/NQ-CP ngày 17/12/2024.