Trong đó, phê duyệt 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 3 nêu tại các phụ lục kèm theo bao gồm:
- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 03 “Các chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và các sai sót” (Phụ lục I);
- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 04 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” (Phụ lục II);
- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 19 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng và tài sản tiềm tàng” (Phụ lục III);
- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 32 “Thoả thuận nhượng quyên dịch vụ - Bên cấp quyền” (Phụ lục IV);
- Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 43 “Thuê tài sản” (Phụ lục V).
Đơn cử tại Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 03 “Các chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và các sai sót” nêu rõ:
Trong trường hợp không có văn bản pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán công Việt Nam quy định cụ thể cho một giao dịch, sự kiện thì lãnh đạo đơn vị phải xây dựng chính sách kế toán cho riêng đơn vị. Chính sách kế toán phải mang lại các thông tin liên quan tới trách nhiệm giải trình và nhu cầu ra quyết định của người sử dụng báo cáo, trình bày đáng tin cậy tình hình tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền của đơn vị phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu dễ hiểu, kịp thời, có thể so sánh được và khả năng có thể xác minh, trong đó tính đến các hạn chế đối với các thông tin trong các báo cáo tài chính cho mục đích chung và sự cân bằng giữa các đặc điểm định tính này.
Theo quy định trên, khi xây dựng chính sách kế toán, lãnh đạo đơn vị phải tham khảo và xem xét khả năng áp dụng các nguồn thông tin theo thứ tự sau:
- Các quy định và hướng dẫn trong các văn bản pháp luật và chuẩn mực kế toán công Việt Nam đề cập đến các vấn đề tương tự và có liên quan;
- Các định nghĩa, tiêu chí ghi nhận và xác định giá trị tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí được trình bày trong Khung khái niệm cho Báo cáo tài chính cho mục đích chung trong khu vực công.
Xem thêm chi tiết tại Quyết định 1351/QĐ-BTC năm 2024.