Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính gồm 24 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 4 tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ, cụ thể như sau:
(i) Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Vụ Ngân sách nhà nước.
+ Vụ Đầu tư.
+ Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
+ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
+ Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
+ Vụ Hợp tác quốc tế.
+ Vụ Pháp chế.
+ Vụ Tổ chức cán bộ.
+ Thanh tra.
+ Văn phòng.
+ Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
+ Cục Quản lý công sản.
+ Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
+ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
+ Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
+ Cục Quản lý giá.
+ Cục Tin học và Thống kê tài chính.
+ Cục Tài chính doanh nghiệp.
+ Cục Kế hoạch - Tài chính.
+ Tổng cục Thuế.
+ Tổng cục Hải quan.
+ Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
+ Kho bạc Nhà nước.
+ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
So với Nghị định 87/2017/NĐ-CP , không còn quy định về Vụ Chính sách thuế và Vụ Thi đua - Khen thưởng mà thay vào đó là Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
Trong đó, Vụ Ngân sách nhà nước có 4 phòng (giảm 1 phòng); Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có 4 phòng; Vụ Đầu tư có 4 phòng; Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có 4 phòng; Vụ Pháp chế có 5 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 7 phòng (tăng 2 phòng); Vụ Hợp tác quốc tế có 4 phòng.
(ii) Các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ Tài chính gồm:
+ Viện Chiến lược và chính sách tài chính.
+ Thời báo Tài chính Việt Nam.
+ Tạp chí Tài chính.
+ Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Nghị định 14/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2023 và thay thế Nghị định 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017.