Trong đó, công tác quản lý công trình đường thủy nội địa bao gồm các nội dung:
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất công trình nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng và vi phạm về bảo vệ công trình, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.
- Quan trắc, theo dõi tình hình mực nước, chế độ thủy văn; (Hiện hành còn bao gồm chế độ khí tượng)
Theo dõi hành trình, lưu lượng phương tiện vận tải thủy và tổng hợp số liệu dưới dạng báo cáo; vẽ biểu đồ.
- Theo dõi số vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, phối hợp xác định nguyên nhân, thiệt hại ban đầu của vụ tai nạn; phối hợp để tìm kiếm, cứu nạn. (Hiện hành còn bao gồm giải quyết tai nạn giao thông theo thẩm quyền).
- Lập hồ sơ các vị trí nguy hiểm, các vật chướng ngại, theo dõi và xử lý.
- Tổ chức đảm bảo giao thông; thông tin liên lạc; phòng chống thiên tai và xử lý các sự cố bất thường liên quan đến công trình.
- Tổ chức, phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng.
- Cập nhật các dữ liệu có liên quan về công trình.
Thông tư 21/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/11/2022 và thay thế Thông tư 01/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019.