Theo đó, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp phải đáp ứng các nội dung cụ thể như sau:
- Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết của tố chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước,…
- Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
- Thông tin mô tả hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo RCEP bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp,…
- Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước,…
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi RCEP có hiệu lực;…
- Yêu cầu cụ thể việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 07/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 08/5/2022.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY