Trong đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể nhân dân chú trọng thực hiện 8 nội dung sau đây:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trong tình hình mới.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào DTTS và miền núi, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước.
- Phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi; bảo đảm quốc phòng - an ninh; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc.
Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT nhận định: “Văn bản này được xem là tiền đề để các cơ quan Nhà nước ban hành quy định mới hiện thực hóa chính sách phát triển với đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, nâng cao chất lượng đời sống, văn hóa, xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt, là đồng bào tại vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn”.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt.
- Phát triển đồng bộ các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc.
- Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức đảng; tăng cường phát triển đảng viên là người DTTS.
- Đổi mới phương thức xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Xem thêm chi tiết tại Kết luận 65-KL/TW được ban hành ngày 30/10/2019.