1. Giảm thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpĐó là quy định tại Nghị định
78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (DN). Cụ thể:
- Giảm thời hạn cấp Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký DN, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký DN của Phòng Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên DN yêu cầu đăng ký không đúng quy định, Phòng ĐKKD phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập DN hoặc DN trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Phòng ĐKKD ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký DN đối với mỗi một bộ hồ sơ do DN nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký DN.
- Người thành lập DN hoặc DN có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo nếu quá thời hạn nêu trên mà:
+ Không được cấp GCN đăng ký DN, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký DN.
+ Không được thay đổi nội dung đăng ký DN trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN.
+ Không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký DN.
Nghị định
78/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2015.
2. Điều kiện kinh doanh bất động sảnTheo Nghị định
76/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Phải thành lập DN theo quy định pháp luật về DN hoặc hợp tác xã (HTX) theo quy định pháp luật về HTX và phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng (trước đây là 6 tỷ đồng), trừ các trường hợp sau:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên quy định tại Điều 5 Nghị định này.
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản quy định tại Chương IV Luật Kinh doanh bất động sản.
- DN, HTX kinh doanh bất động sản thuộc diện có vốn pháp định theo quy định trên phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số vốn pháp định.
- Mức vốn pháp định nêu trên được xác định căn cứ vào số vốn điều lệ của DN, HTX theo quy định pháp luật về DN, pháp luật về HTX.
DN, HTX không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận về mức vốn pháp định.
Nghị định
76/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2015 và thay thế Nghị định
153/2007/NĐ-CP .
3. Công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức DNNNTừ ngày 05/11/2015, Nghị định
81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có hiệu lực.
Theo đó, việc công bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của DN được quy định như sau:
- DN phải xây dựng báo cáo theo các nội dung quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Nghị định này.
DN công bố trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của DN, đồng thời gửi báo cáo đến cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch Đầu tư để công bố theo quy định không muộn hơn ngày 20/6 của năm liền sau năm báo cáo.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước phải công bố báo cáo trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của DN.
- Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố báo cáo trên cổng thông tin DN của Bộ (http://www.business.gov.vn) trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được báo cáo của DN.
Nghị định
81/2015/NĐ-CP thay thế Quyết định
36/2014/QĐ-TTg .
4. Hồ sơ thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn Ngày 10/9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định
77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Theo đó, hồ sơ đề nghị thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn gồm:
- Tờ trình cấp có thẩm quyền về kế hoạch đầu tư công trung hạn.
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn theo nội dung quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
- Báo cáo thẩm định trong nội bộ của cơ quan, đơn vị.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các chương trình, dự án mới.
- Ý kiến của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp đối với dự thảo kế hoạch đầu tư công trung hạn do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định tại Nghị định này.
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Nghị định
77/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2015.
5. Làm giả văn bằng, chứng chỉ phạt đến 20 triệu đồngQuy định này được đề cập tại Nghị định
79/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp sẽ bị xử phạt tiền theo các mức sau:
- Từ 1 – 3 triệu đồng với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử hoặc tại trụ sở chính, phân hiệu, cơ sở đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
-Từ 3 – 5 triệu đồng với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác.
- Từ 5 – 7 triệu đồng với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS).
- Từ 7 – 10 triệu đồng với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức bị truy cứu TNHS.
- Từ 10 – 20 triệu đồng với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ mà chưa đến mức bị truy cứu TNHS.
Nghị định
79/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2015 và thay thế Nghị định
148/2013/NĐ-CP .
6. Cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lýTheo Nghị định
80/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định
14/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
07/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý, việc bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý (TGPL) có những thay đổi như sau:
- Người có bằng cử nhân luật, đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư, đang làm việc tại các Trung tâm TGPL nhà nước, được cử tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ; nếu đạt yêu cầu kiểm tra khóa bồi dưỡng thì được Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL theo quy định.
Người đã từng là luật sư hoặc được miễn khóa đào tạo nghề luật sư theo Luật Luật sư, đang làm việc tại các Trung tâm TGPL nhà nước, được cử tham dự kiểm tra bồi dưỡng; nếu đạt yêu cầu kiểm tra thì được Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL theo quy định.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình, thời gian các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL cho các chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý; ban hành Quy chế tổ chức, kiểm tra và cấp chứng chỉ các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL.
Nghị định
80/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/11/2015.
7. Chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừngTheo Nghị định
75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020, chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng được quy định như sau:
- Về đối tượng rừng khoán bảo vệ được hỗ trợ:
+ Diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.
+ Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý.
+ Diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
- Về đối tượng và hạn mức nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ:
+ Đối tượng: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định này.
+ Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ theo quy định tối đa là 30 héc-ta (ha) một hộ gia đình.
- Về quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán:
+ Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm.
+ Được hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành.
Nghị định
75/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/11/2015.
8. Tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dânNgày 09/9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định
74/2015/NĐ-CP về Phòng không nhân dân.
Theo đó, tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được quy định như sau:
- Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm:
+ Lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không.
+ Lực lượng ngụy trang, sơ tán, phòng tránh.
+ Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không.
+ Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân.
+ Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cứu sập.
- Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổ chức thành các tổ (đội) từ lực lượng của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang địa phương và toàn dân tham gia, trong đó lực lượng Dân quân tự vệ và Bộ đội địa phương là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thành lập các tổ (đội) chuyên môn phòng không nhân dân theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Nghị định
74/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2015 và thay thế Nghị định
65/2002/NĐ-CP .