Các trường hợp bộ phận kiểm toán nội bộ phải báo cáo đột xuất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
20/05/2023 17:10 PM

Cho tôi hỏi trong các trường hợp nào bộ phận kiểm toán nội bộ phải báo cáo đột xuất? - Hồng Trâm (Bến Tre)

Các trường hợp bộ phận kiểm toán nội bộ phải báo cáo đột xuất

Các trường hợp bộ phận kiểm toán nội bộ phải báo cáo đột xuất (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Các trường hợp bộ phận kiểm toán nội bộ phải báo cáo đột xuất

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp bộ phận kiểm toán nội bộ phải báo cáo đột xuất bao gồm:

- Trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị phải báo cáo ngày cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP;

- Thông báo kịp thời cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định;

- Sau khi đã thông báo cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.

2. Quy định về tham vấn chuyên môn trong quá trình kiểm toán

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định tham vấn chuyên môn trong quá trình kiểm toán như sau:

- Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.

3. Quy định về lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ

Theo Điều 18 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về việc lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ như sau:

- Hồ sơ, tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán phải được ghi chép thành văn bản, lưu theo trình tự để các cá nhân, tổ chức (có trình độ chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của đơn vị) có thẩm quyền khai thác có thể hiểu được các công việc, kết quả thực hiện cuộc kiểm toán.

- Báo cáo kiểm toán và hồ sơ, tài liệu kiểm toán phải được lưu trữ tại đơn vị theo các quy định của pháp luật về lưu trữ.

4. Quy định về đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ

Theo Điều 19 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ như sau:

- Đơn vị phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.

Đánh giá nội bộ đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm toán và việc tự đánh giá lại hàng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.

- Kết quả đánh giá nội bộ hàng năm phải được báo cáo cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.

- Đơn vị có thể thuê tổ chức bên ngoài có chuyên môn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 968

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn