Giá vàng ngày vía Thần Tài qua các năm? Hoạt động kinh doanh vàng cần tuân thủ các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Theo đó, giá vàng ngày vía Thần Tài qua các năm như sau:
- Ngày vía Thần Tài 2018 (25/2), giá vàng nhẫn loại 1 đến 5 chỉ được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 37,2 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
- Ngày vía Thần Tài năm tiếp (14/2/2019), giá kim loại quý này chỉ nhích nhẹ lên mức 37,25 triệu đồng/lượng. Tức, mua vàng ngày vía Thần Tài năm 2018 và bán sau 1 năm sẽ lỗ 350.000 đồng/lượng.
- Ngày vía Thần Tài năm 2020 (3/2), vàng nhẫn tại SJC đã vọt lên ngưỡng 44,45 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 7,2 triệu đồng/lượng chỉ sau một năm.
- Ngày vía Thần Tài năm 2021 (21/2), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh thêm 10,45 triệu đồng/lượng, lên mức 54,9 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
- Ngày vía Thần Tài 2022 (10/2), giá vàng giảm 700.000 đồng/lượng còn 54,2 triệu đồng/lượng.
- Ngày vía Thần Tài năm 2023 (31/1) giá nhẫn trơn quay lại đà tăng nhẹ, lên mức 55,5 triệu đồng/lượng.
- Ngày vía Thần Tài 2024 (19/2) nhẫn tròn trơn vào đà tăng giá dữ dội, ghi nhận mức 64,7 triệu đồng/lượng.
- Bảng giá vàng hôm nay 6/2/2025 mới nhất như sau:
Giá vàng hôm nay |
Ngày 6/2/2025 (Triệu đồng) |
Chênh lệch (nghìn đồng/lượng) |
||
Mua vào |
Bán ra |
Mua vào |
Bán ra |
|
SJC tại Hà Nội |
88 |
91 |
+400 |
+900 |
Tập đoàn DOJI |
88 |
91 |
+400 |
+900 |
Mi Hồng |
87,7 |
89 |
+100 |
- |
PNJ |
88 |
81 |
+400 |
+900 |
Vietinbank Gold |
91 |
+900 |
||
Bảo Tín Minh Châu |
88 |
91 |
+400 |
+900 |
Phú Quý |
88 |
91 |
+400 |
+900 |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo đó, hoạt động kinh doanh vàng cần tuân thủ các nguyên tắc được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP bao gồm:
- Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
- Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
- Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Trên đây là phần nội dung nói về “Giá vàng ngày vía Thần Tài qua các năm? Hoạt động kinh doanh vàng cần tuân thủ các nguyên tắc nào?”