Các trường hợp không được ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
07/11/2024 16:15 PM

Bài viết sau có nội dung về các trường hợp không được ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định trong Thông tư 30/2014/TT-NHNN.

Các trường hợp không được ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các trường hợp không được ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Hình từ Internet)

1. Các trường hợp không được ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-NHNN thì các trường hợp không được ủy thác, nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ủy thác, nhận ủy thác cho vay đối với đối tượng ủy thác thuộc các trường hợp không được cấp tín dụng quy định tại Điều 126, Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được ủy thác, nhận ủy thác cho thuê tài chính.

- Tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng thương mại), chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ủy thác, nhận ủy thác góp vốn, mua cổ phần.

Ngân hàng thương mại không được ủy thác, nhận ủy thác góp vốn, mua cổ phần đối với các đối tượng ủy thác thuộc các trường hợp không được góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 5 Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Tổ chức tín dụng (trừ công ty tài chính), chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ủy thác, nhận ủy thác đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh.

- Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được ủy thác, nhận ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được ủy thác, nhận ủy thác mua trái phiếu của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.

2.  Các nội dung trong hợp đồng ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Hợp đồng ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có tối thiểu các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 30/2014/TT-NHNN bao gồm:

- Tên, địa chỉ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác;

- Đối tượng ủy thác: Phải quy định đích danh hoặc các thông tin cụ thể đủ để xác định được đối tượng ủy thác.

Đối với trường hợp ủy thác mua trái phiếu, ngoài việc quy định đích danh hoặc các thông tin để xác định được tổ chức phát hành, phải quy định cụ thể loại trái phiếu, thời hạn của trái phiếu;

- Mục đích ủy thác;

- Phạm vi, nội dung ủy thác;

- Thời hạn ủy thác;

- Phí ủy thác;

- Vốn ủy thác; thời gian giao vốn ủy thác;

- Đồng tiền thực hiện ủy thác (nếu có);

- Quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác, trong đó phải quy định rõ bên ủy thác chịu mọi rủi ro và hưởng mọi lợi ích từ hoạt động ủy thác, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác;

- Chấm dứt hợp đồng trước hạn;

- Xử lý tranh chấp.

Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2014/TT-NHNN, hợp đồng ủy thác có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Thông tư 30/2014/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 639

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]