Hướng dẫn sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
06/07/2024 12:45 PM

Nội dung bài viết hướng dẫn sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dựa trên quy định pháp luật hiện hành.

Hướng dẫn sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng, chi  nhánh ngân hàng nước ngoài mới nhất

Hướng dẫn sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng, chi  nhánh ngân hàng nước ngoài mới nhất (hình ảnh từ Internet)

1. Vốn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tại Điều 4 Nghị định 93/2017/NĐ-CP quy định vốn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

* Vốn chủ sở hữu:

- Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;

- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá;

- Thặng dư vốn cổ phần;

- Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính;

- Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý;

- Vốn khác thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

* Vốn huy động:

- Vốn huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân; vốn huy động thông qua phát hành các loại giấy tờ có giá;

- Vốn nhận ủy thác đầu tư;

- Vốn vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước;

- Vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

* Vốn khác theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng, chi  nhánh ngân hàng nước ngoài mới nhất

Tại Điều 6 Nghị định 93/2017/NĐ-CP hướng dẫn sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng, chi  nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn hoạt động để kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán. Tổ chức tín dụng phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước, việc mua sắm, đầu tư tài sản cố định còn phải thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Việc điều động vốn, tài sản giữa các chi nhánh hoặc giữa các công ty thành viên độc lập của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp ghi trên sổ sách kế toán. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

3. Quy định về bảo đảm an toàn vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tại Điều 8 Nghị định 93/2017/NĐ-CP quy định Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động như sau:

- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định tại Nghị định 93/2017/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Trường hợp không đạt hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong thời gian tối đa là 01 tháng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các giải pháp khắc phục để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định bao gồm:

+ Giải pháp chuyển nhượng vốn đầu tư ra bên ngoài;

+ Giải pháp tăng vốn điều lệ; vốn được cấp;

+ Các giải pháp khác.

- Mua bảo hiểm tài sản đối với các tài sản quy định phải mua bảo hiểm.

- Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, các quy định pháp luật khác có liên quan và công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và chi nhánh.

- Xử lý giá trị tài sản tổn thất theo đúng quy định tại Điều 12 Nghị định 93/2017/NĐ-CP.

- Hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh khoản dự phòng rủi ro theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024, pháp luật về doanh nghiệp và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.

Tô Quốc Trình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn