Biện pháp và hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
09/11/2022 16:01 PM

Hiện nay, việc bảo vệ biên giới quốc gia sẽ được thực hiện theo hình thức và biện pháp như thế nào? - Kim Chi (Tây Ninh)

Biện pháp và hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Biện pháp và hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Biên giới quốc gia là gì?

Theo Điều 1 Luật Biên giới quốc gia 2003 thì biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo khoản 1 Điều 20 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 bao gồm:

- Vận động quần chúng;

- Pháp luật;

- Ngoại giao;

- Kinh tế;

- Khoa học - kỹ thuật;

- Nghiệp vụ;

- Vũ trang.

3. Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:

- Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:

+ Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;

+ Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng diễn ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội một số địa bàn ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp; 

Địa bàn ngoại biên, khu vực biên giới đang tiến hành diễn tập quân sự, an ninh, trật tự, xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới; khi lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới đề nghị;

+ Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.

- Thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được quy định như sau:

+ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Biên phòng Việt Nam 2020, báo cáo ngay Bộ Quốc phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình bao gồm:

++ Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;

++ Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng diễn ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội một số địa bàn ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp; 

Địa bàn ngoại biên, khu vực biên giới đang tiến hành diễn tập quân sự, an ninh, trật tự, xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới; khi lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới đề nghị;

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Luật Biên phòng Việt Nam 2020:

Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 20,393

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn