Đề xuất: Các bệnh được vượt tuyến bảo hiểm y tế mới nhất mà không cần giấy chuyển viện

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
07/09/2024 10:24 AM

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có đề xuất các bệnh được vượt tuyến bảo hiểm y tế.

Đề xuất các bệnh được vượt tuyến bảo hiểm y tế mới nhất

Trong dự thảo Thông tư quy định chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

**Việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế căn cứ vào tình trạng bệnh của người bệnh, khả năng đáp ứng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định theo yêu cầu chuyên môn và quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

**Các trường hợp chuyển người bệnh khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế theo trình tự bao gồm:

- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp khám bệnh, chữa bệnh;

- Chuyển người bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh thấp lên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cao hơn liền kề.

Đề xuất các bệnh vượt tuyến bảo hiểm y tế mới nhất

Đề xuất các bệnh vượt tuyến bảo hiểm y tế mới nhất (Hình từ internet)

**Các trường hợp chuyển người bệnh khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế không theo trình tự:

- Cấp cứu;

- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

- Chuyển người bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cao hơn xuống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn;

- Chuyển người bệnh từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh thấp lên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cao hơn trong trường hợp đã được xác định bệnh quy định tại (*).

- Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, du lịch hoặc lưu trú tại địa phương khác mà khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp với cơ sở đăng ký ban đầu.

- Người bệnh đã được chẩn đoán xác định mắc một trong các bệnh quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này (bệnh hiếm, lao, phong, tâm thần, huyết học …) (*)

Cụ thể, danh mục các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được khám chữa bệnh tại cấp chuyên sâu không qua cơ sở ban đầu bao gồm:

STT

Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp

Mã bệnh

Ghi chú

I

Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

1

Lao

A15

 

2

Bệnh phong

A30

 

3

HIV/AIDS

B20

 

4

Di chứng viêm não

B94

 

5

Bệnh Ký sinh trùng

-

 

II

U tân sinh

6

Ung Thư

 

 

III

Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch

7

Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia)

D56

 

8

Suy tủy xương

D60-D64

 

9

Thiếu máu bất sản tủy

-

 

10

Bệnh hemophillia

D66, D67

 

IV

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa

11

Rối loạn chuyển hóa

-

 

V

Bệnh hệ thần kinh

12

Động kinh

G40

 

13

Bại não

G80

 

14

Liệt tứ chi ở trẻ em dưới 6 tuổi

G82

 

15

Dị tật não

Q00-Q07

 

16

Não úng thủy

Q03

 

VI

Bệnh mắt và phần phụ của mắt

VIII

Bệnh hệ tuần hoàn

17

Nhồi máu cơ tim cấp

I21

 

18

Đột quỵ

I64

 

19

Suy tim

I50

 

20

Bệnh van tim có chỉ định phẫu thuật

-

 

21

Bệnh tim bẩm sinh

-

 

22

Tăng huyết áp có biến chứng

-

 

23

Thuyên tắc huyết khối động mạch

-

 

24

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

-

 

IX

Bệnh hệ hô hấp

25

Hen phế quản

J45

 

26

COPD

J44

 

X

Bệnh hệ tiêu hóa

XI

Bệnh da và mô dưới da

27

Pemphigus

L10

 

XII

Bệnh hệ cơ - xương - khớp và mô liên kết

28

Trượt đốt sống

M43.0

 

29

Viêm cột sống dính khớp

M45

 

30

Viêm xương tự miễn

-

 

XIII

Bệnh hệ sinh dục - Tiết niệu

31

Suy thận

N17-N19

 

32

Suy thận mạn

N18

 

33

Thiểu sản thận

-

 

34

Hội chứng viêm thận mạn

N03

 

XIV

Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản

XV

Vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài

35

Di chứng do vết thương chiến tranh

Y89.1

 

XVI

Bệnh của tai và xương chũm

36

Nghe kém ở trẻ em dưới 6 tuổi

-

 

XVII

Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường về nhiễm sắc thể

37

Hội chứng Turner

Q96

 

XVIII

Rối loạn tâm thần và hành vi

38

Tâm thần phân liệt

F20

 

 

Chưa xác định chuyên khoa/ tên chương ICD-10

39

Hội chứng prader willi

-

 

40

Bệnh tổ chức liên kết tự miễn hỗn hợp (mixed connective tissue disease)

-

 

41

Các trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc chống thải ghép sau ghép mô, bộ phận cơ thể người

-

 

42

Bệnh tim (có can thiệp, sau phẫu thuật van tim, sau đặt stent tim, sau đặt máy tạo nhịp)
 

-

 

Như vậy sắp tới sẽ có nhiều bệnh được vượt tuyến bảo hiểm y tế mà không cần giấy chuyển viện.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,326

Bài viết về

Bảo hiểm y tế

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn