Đề xuất quy định hướng dẫn về đo đạc lập bản đồ địa chính

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
25/07/2024 18:45 PM

Nội dung đề xuất quy định hướng dẫn về đo đạc lập bản đồ địa chính được nêu tại dự thảo Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đề xuất quy định hướng dẫn về đo đạc lập bản đồ địa chính

Đề xuất quy định hướng dẫn về đo đạc lập bản đồ địa chính (Hình từ internet)

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính.

Đề xuất quy định hướng dẫn về đo đạc lập bản đồ địa chính

Theo dự thảo Thông tư, đã đề xuất các quy định về đo đạc lập bản đồ địa chính, sau đây là đơn cử một số quy định đã được đề cập:

* Phương pháp thành lập bản đồ địa chính

- Phương pháp đo vẽ trực tiếp được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính theo quy định sau:

+ Phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ;

+ Phương pháp sử dụng công nghệ GNSS đo tĩnh được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000;

+ Phương pháp sử dụng công nghệ GNSS đo động được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và 1:10000.

- Phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và 1:10000.

- Khi áp dụng phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này và sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp quy định tại khoản 2 Điều 9 dự thảo Thông tư phải nêu rõ phạm vi, chỉ tiêu kỹ thuật và giải pháp thực hiện trong thiết kế kỹ thuật - dự toán, phương án nhiệm vụ.

- Trường hợp sử dụng phương pháp thành lập bản đồ địa chính ngoài các quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 9 dự thảo Thông tư thì phải đảm bảo đồng thời quy định sau:

+ Phương pháp thành lập bản đồ địa chính đó đã được thực nghiệm ở tại tối thiểu 03 khu vực khác nhau tại khu đo dự kiến sử dụng phương pháp đó hoặc khu vực có thửa đất tương đồng về loại đất và mật độ với khu đo, mỗi khu vực có quy mô tối thiểu 200 ha;

+ Độ chính xác đo vẽ bản đồ  địa chính bằng phương pháp đó sau khi kiểm tra bằng phương pháp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 dự thảo Thông tư của tối thiểu 70% số điểm đo và số thửa đất đạt độ chính xác theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 10 dự thảo Thông tư;

+ Có báo cáo về kết quả thực nghiệm, trong đó thể hiện rõ quy trình, quy phạm, các bước thực hiện đo đạc, chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu và tính khả thi về điều kiện áp dụng và kinh phí thực hiện; báo cáo về kết quả thực nghiệm được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận bằng văn bản.

(Điều 9 dự thảo Thông tư)

* Chỉnh lý bản đồ địa chính

- Chỉnh lý thửa đất trên bản đồ địa chính thực hiện theo quy định sau:

+ Ranh giới, kích thước cạnh và diện tích thửa đất có thay đổi giữa bản đồ địa chính đang quản lý so với hiện trạng sử dụng sau khi đo đạc lại hoặc so với Giấy chứng nhận đã cấp hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà có thay đổi vượt quá hạn sai quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 dự thảo Thông tư thì thực hiện chỉnh lý lên bản đồ địa chính.

Việc chỉnh lý loại đất được thực hiện đồng bộ với việc chỉnh lý ranh giới, kích thước cạnh và diện tích thửa đất;

+ Việc đo đạc xác định ranh giới, kích thước cạnh và tính diện tích phục vụ chỉnh lý bản đồ địa chính ngoài sử dụng phương pháp như phương pháp thành lập bản đồ địa chính quy định tại Điều 9 dự thảo Thông tư được sử dụng các phương pháp đo đạc đơn giản để thực hiện như: giao hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ tài liệu khác và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm toạ độ từ lưới khống chế đo vẽ, điểm trạm đo trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng, địa vật cố định khác có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa, nhưng phải đảm bảo hạn sai khi chỉnh lý không vượt quá hạn sai quy định cho bản đồ địa chính được chỉnh lý.

Khi chỉnh lý bản đồ địa chính, ranh giới mới của thửa đất thể hiện bằng màu đỏ; ranh giới cũ được chuyển thành lớp riêng trên bản đồ địa chính dạng số, được gạch bỏ bằng mực đỏ đối với nơi chỉ sử dụng bản đồ địa chính giấy;

+ Trường hợp chỉnh bản đồ địa chính mà phát sinh thửa đất mới thì số thứ tự thửa đất cũ bị hủy bỏ, số thứ tự thửa đất mới được đánh số tiếp theo số thứ tự thửa đất lớn nhất trong tờ bản đồ.

Khi chỉnh lý thửa đất trong trường hợp quy định tại điểm này phải lập bảng các thửa đất chỉnh lý ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ, trừ trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính trong cơ sở dữ liệu địa chính. Nội dung bảng các thửa đất chỉnh lý thể hiện số thứ tự thửa đất phát sinh thêm, số thứ tự gốc của thửa đất thêm và số thứ tự của thửa đất lân cận, thửa đất bị bỏ đi.

 Trường hợp thu hồi một phần thửa đất theo quy định của pháp luật mà phần thu hồi không tạo thành thửa đất mới và phần diện tích còn lại không bị chia cắt thành nhiều thửa đất khác thì phần diện tích còn lại không bị thu hồi được giữ nguyên số thứ tự thửa đất đã thể hiện trên bản đồ địa chính.

+ Khi thửa đất có thay đổi về tên người dụng đất, người quản lý đất và số định danh cá nhân, số giấy tờ thành lập pháp nhân, tình trạng pháp lý thì chỉnh lý trong sổ mục kê đất đai;

+ Việc chỉnh lý bản đồ địa chính khi thực hiện tách thửa đất, hợp thửa đất thì thực hiện theo kết quả đăng ký biến động đất đai đối với thửa đất sau khi tách thửa, hợp thửa.

- Chỉnh lý các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính thực hiện theo quy định sau:

+ Khi phát sinh trong tờ bản đồ địa chính mới do chia mảnh, đánh số hiệu mảnh hoặc do văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền có nội dung dẫn đến thay đổi số thứ tự tờ bản đồ địa chính thì số thứ tự tờ bản đồ địa chính cũ bị hủy bỏ, số thứ tự tờ bản đồ mới được đánh số tiếp theo số thứ tự tờ bản đồ lớn nhất đã có trong đơn vị hành chính cấp xã, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

+ Trường hợp chia tách hoặc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã thì số thứ tự của tờ bản đồ ở xã giữ nguyên mã số đơn vị hành chính được giữ lại, số thứ tự của các tờ bản đồ ở phần đơn vị hành chính còn lại được đánh số tiếp theo số thứ tự tờ bản lớn nhất của xã giữ nguyên mã số đơn vị hành chính đối với trường hợp sáp nhập xã đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 7 dự thảo Thông tư;

+ Các yếu tố trình bày ngoài khung bản đồ; điểm khống chế toạ độ, độ cao; mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp; các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; nhà ở và công trình xây dựng khác; địa vật, công trình có ý nghĩa định hướng cao; mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật; ghi chú thuyết minh; dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao nếu có thay đổi thì chỉnh lý trên bản đồ địa chính cho phù hợp.

- Việc chỉnh lý thông tin thửa đất trên bản đồ địa chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 dự thảo Thông tư phải thực hiện đồng bộ cùng với việc chỉnh lý sổ mục kê đất đai.

(Điều 18 dự thảo Thông tư)

Xem thêm nội dung tại dự thảo Thông tư.

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn