02 phương thức phân công thẩm phán giải quyết án

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
04/01/2023 11:01 AM

02 phương thức phân công thẩm phán giải quyết án được quy định tại Thông tư 01/2022/TT-TANDTC.

02 phương thức phân công thẩm phán giải quyết án

02 phương thức phân công thẩm phán giải quyết án

1. Phương thức phân công thẩm phán giải quyết án chỉ định

Phân công giải quyết án chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Phân công Thẩm phán giải quyết án theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm khi thuộc một trong các trường hợp:

+ Vụ án hình sự phức tạp liên quan đến yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

+ Vụ việc liên quan đến bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; chính trị, đối ngoại, an ninh, tôn giáo, dân tộc, nhân sĩ, trí thức được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

- Phân công Thẩm phán làm thành viên Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.

- Phân công Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn dưới 01 tháng theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Chánh án Tòa án.

- Phân công giải quyết án trong trường hợp thay đổi Thẩm phán hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC.

2. Phương thức phân công thẩm phán giải quyết án ngẫu nhiên

- Vụ việc không thuộc trường hợp phân công giải quyết án chỉ định thì phải được phân công giải quyết án ngẫu nhiên.

- Căn cứ Danh sách Thẩm phán và Danh sách vụ việc, tại mỗi lần phân công, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo trình tự sau đây cho đến khi hết Danh sách vụ việc:

+ Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ít hơn sẽ được phân công trước;

+ Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết nhiều hơn trước;

+ Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau; số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc quá hạn luật định ít hơn trước;

+ Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết, vụ việc đang tạm đình chỉ, vụ việc quá hạn luật định ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trọng thời hạn 01 năm kể từ ngày phân công ít hơn trước;

+ Trường hợp các Thẩm phán có tiêu chí tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có tên đứng trước trong bảng chữ cái tiếng Việt trước;

+ Trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc thuộc hướng dẫn tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC thì phải phân công vụ việc tiếp theo trong Danh sách vụ việc.

- Lần phân công giải quyết án tiếp theo, căn cứ vào Danh sách Thẩm phán đã được cập nhật thông tin đến thời điểm phân công án để tiếp tục phân công giải quyết ăn bằng phương thức ngẫu nhiên.

Ví dụ: Tòa án huyện Y có 05 Thẩm phán trong Danh sách Thẩm phán. Thẩm phân A đang giải quyết 10 vụ việc, trong đó, có 03 vụ việc đang tạm đình chị, 02 vụ việc quá hạn luật định; 02 vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán B đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 03 vụ việc đang tạm đình chi, không có vụ việc quả hạn luật định, không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán C đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 01 vụ việc đang tạm đình chỉ, không có vụ việc quả hạn luật định; không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán D đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 01 vụ việc đang tạm đình chỉ, có 01 vụ việc quá hạn luật định, không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phản Đ đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, không có vụ việc đang tạm đình chỉ, có 01 vụ việc quá hạn luật định, có 01 vụ việc bị hủy sửa.

Ngày 01/12/2022, Tòa án thụ lý 09 vụ việc được đánh số từ 01 đến 09. Danh sách Thẩm phán được sắp xếp theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC là Thẩm phán A, B, C, D, Đ. Chánh án Tòa án quyết định phân công giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo thứ tự như sau:

- Lần 1: Thẩm phán A vụ án số 01; Thẩm phán B vụ án số 02; Thẩm phán C vụ án số 03; Thẩm phán D vụ án số 04; Thẩm phán Đ vụ án số 05.

- Lần 2: Thẩm phán A vụ án số 06; Thẩm phán B vụ án số 07; Thẩm phán C vụ án số 08; Thẩm phán D vụ án số 09.

Ngày 03/12/2022, Tòa án thụ lý 11 vụ việc được đánh số từ 10 đến 20. Danh sách Thẩm phán được sắp xếp theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC là Thẩm phán A, Đ, B, D, C (do Thẩm phán D có thêm 01 vụ việc tạm đình chị). Chánh án Tòa án quyết định phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo thử tự như sau:

- Lần 1: Thẩm phán Á vụ án số 10; Thẩm phán Đ vụ án số 11; Thẩm phân B vụ án số 12; Thẩm phán D vụ án số 13; Thẩm phán C vụ án số 14.

- Lần 2: Thẩm phán A vụ án số 15; Thẩm phán Đ vụ án số 16: Thẩm phản B vụ án số 17; Thẩm phán D vụ án số 18; Thẩm phán C vụ án số 19,

- Lần 3: Thẩm phán Á vụ án số 20.

Thông tư 01/2022/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.

 

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,434

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn