Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không ban hành mẫu cố định đối với Thông báo tăng giá sản phẩm.
Tuy nhiên, mẫu thông báo sản phẩm thường do các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh ban hành, gửi đến đối tượng là khách hàng do đó cần phải đảm bảo trang trọng, chuyên nghiệp và nên được bảo đảm tiêu chuẩn của một văn bản hành chính theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Mẫu thông báo tăng giá hàng hóa, dịch vụ (cập nhật năm 2023) (Hình từ Internet)
* Mẫu thông báo tăng giá sản phẩm gồm một số nội dung sau:
- Thông tin đầy đủ tên của công ty, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Lời chào và lời cảm ơn đến khách hàng khi đã và đang sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua.
- Lý do doanh nghiệp cần thực hiện việc tăng giá cho sản phẩm
- Thông tin cụ thể về việc tăng giá sản phẩm, dịch vụ: Sản phẩm hoặc dịch vụ nào sẽ tăng giá? Tăng giá bao nhiêu, tăng giá như thế nào?...
- Thời gian chính thức áp dụng tăng giá để khách hàng nắm được.
- Lời cảm ơn đối với khách hàng của doanh nghiệp.
- Chữ ký của giám đốc công ty theo con dấu pháp lý của công ty để xác thực thông báo tăng giá của doanh nghiệp.
Một số mẫu thông báo tăng giá sản phẩm, dịch vụ có thể tham khảo như sau:
Mẫu số 1 |
Mẫu số 2 |
Mẫu số 3 |
Theo Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
+ Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.