08/07/2022 16:24

Các tiêu chí phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai

Các tiêu chí phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai

Tranh chấp đất đai và tranh chấp về đất đai là hai khái niệm khiến khá nhiều người nhầm lẫn. Mặc dù việc phân biệt hai khái niệm này là rất quan trọng để xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.

 

Tiêu chí

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp về đất đai

Khái niệm

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

(Khái niệm này không thực sự rõ ràng nên không ít người bị nhầm trong việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai.)

 Tranh chấp về đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai ví như di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất.

Hiểu rằng tất cả những tranh chấp gì có liên quan tới đất đai, bao gồm cả tranh chấp đất đai

Bản chất

Tranh chấp về xác định ai là người có quyền hợp pháp đối với đất đai

Tranh chấp về đất đai bao gồm tranh chấp đất đai và các tranh chấp sau:

- Tranh chấp hợp đồng, giao dịch liên quan tới đất đai;

- Tranh chấp về hôn nhân và gia đình nhưng có đối tượng là đất đai (ví dụ vợ chồng phân chia tài sản chung là nhà đất)

- Tranh chấp về thừa kế di sản là quyền sử dụng đất ....

Các loại tranh chấp phổ biến

- Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cá nhân khác hoặc với Nhà nước

- Tranh chấp giữa những người sử dụng chung đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

- Tranh chấp giữa 2 cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp

 

Tranh chấp về giao dịch đất đai, thừa kế đất đai

Hòa giải tại UBND cấp xã

 Bắt buộc

Không bắt buộc

Trình tự khởi kiện

Sau khi đã hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì:

- Đương sự có Giấy chứng nhận QSD đất  hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án.

- Đương sự không có Giấy chứng nhận QSD đất hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai hình thức:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh;

+ Khởi kiện tại Tòa án.

 Có quyền khởi kiện tại Tòa án mà không cần thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

Thời hiệu khởi kiện

Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu không tính thời hiệu khởi kiện

- Tranh chấp về thừa kế: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản

- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

- Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp;

- UBND cấp huyện;

- UBND cấp tỉnh.

- Tòa án.

Luật điều chỉnh

- Luật Đất đai năm 2013;

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

- Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Luật Đất đai năm 2013;

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Nguyễn Sáng
19970

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]