Bản án về tranh chấp quyết định sa thải, thanh toán tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm y tế, tiền chia lợi nhuận số 84/2023/LĐ-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 84/2023/LĐ-PT NGÀY 13/01/2023 VỀ TRANH CHẤP QUYẾT ĐỊNH SA THẢI, THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG, TIỀN BẢO HIỂM XÃ HỘI, TIỀN BẢO HIỂM Y TẾ, TIỀN CHIA LỢI NHUẬN

Trong các ngày 06 tháng 01 đến ngày 13 tháng 01 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm c Nguyễn Minh H1 hai vụ án thụ lý số 55/2022/TLPT-LĐ ngày 15 tháng 11 năm 2022 về việc “Yêu cầu hủy Quyết định sa thải, thanh toán tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm y tế, tiền chia lợi nhuận”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 2185/2022/LĐ-ST ngày 17/6/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Đức,Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 6184/2022/QĐ-PT ngày 07 tháng 12 năm 2022, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Ngọc H, sinh năm 1977; Địa chỉ: Ấp Rừng Sến, xã B, huyện H, tỉnh Long An. (Có mặt) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Trần Công T - luật sư Công ty Luật TNHH A thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (Có mặt) - Bị đơn: Công ty cổ phần K ; Trụ sở: 77 Nguyễn Cơ Thạch, phường Đ, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền: Công ty Luật TNHH L - Ông Nguyễn Minh T, sinh năm 1990 hoặc ông Nguyễn Võ Quốc T, sinh năm 1997; Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà I, số 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, phường S, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh. (Có mặt) - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Đinh Quang L – Luật sư Công ty Luật L thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (Vắng mặt) - Người kháng cáo: nguyên đơn ông Nguyễn Ngọc H

NỘI DUNG VỤ ÁN

- Nguyên đơn ông Nguyễn Ngọc H trình bày:

Nguyên đơn ông Nguyễn Ngọc H là người chuyên xây dựng thiết kế các công trình nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh. Qua quen biết với ông Nguyễn Duy K giám đốc Công ty cổ phần K (sau đây gọi tắt là Công ty K), Nguyễn Minh H1 đã đề nghị ông H về làm việc với Công ty K. Qua thỏa thuận ngày 01 tháng 7 năm 2018, ông H và Công ty cổ phần K có ký 01 hợp đồng lao động số 01.2018/HĐLĐ ngày 01 tháng 7 năm 2018 không xác định thời hạn , với địa điểm làm việc tại số 77 đường Nguyễn Cơ Thạch, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh chính là trụ sở của Công ty, công việc chính là trưởng thi công công trình các cửa hàng cho Bách hóa Xanh và những công trình khác của Viettel, Techcombank.

Công việc cụ thể: được toàn quyền phụ trách và điều hành việc thi công Điện máy Xanh và Bách hóa Xanh toàn khu vực miền Nam. Mức lương cơ bản là 15 triệu đồng/tháng.

Công ty sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho ông H, mức tiền đóng bảo hiểm là từ tất cả các khoản thu nhập gộp gồm lương và toàn bộ thu nhập, để thay mặt người lao động chi trả cho cơ quan bảo hiểm xã hội (Khoản 3.1 Điều 3 và Điều 5 của hợp đồng). Cùng ngày Công ty tiếp tục ký một phụ lục hợp đồng số 01.2018/HĐLĐ ngày 01 tháng 7 năm 2018 với ông H, trong đó đã nêu rằng thay đổi một số nội dung của hợp đồng mà hai bên đã ký kết như sau:

Tại Điều 3 khoản 3.1 điểm i) Trong trường hợp viêc thi công công trình chuỗi Bách hóa Xanh phát sinh lợi nhuận và sau khi đã chuyển 15% cho người sử dụng lao động (chưa VAT), thì người lao động được hưởng 33.33% lợi nhuận còn lại. Thời gian hưởng lợi nhuận 6 tháng/lần.

Song song đó, cũng cùng ngày đó, Công ty K sau khi ký hợp đồng lao động, thì Công ty này có ông Nguyễn Duy K đại diện đã ký tiếp cùng ông Nguyễn Minh H1 và ông Nguyễn Ngọc H đã ký một hợp đồng hợp tác ba bên nhằm thi công các hạng mục công trình xây dựng sửa chữa Bách hóa Xanh, TGDĐ, Điện máy Xanh toàn bộ khu vực miền Nam. Thời gian thực hiện: bắt đầu từ ngày 01/7/2018 cho đến khi chủ đầu tư không có kế hoạch xây dựng, sửa chữa trong vòng 3 tháng, kể từ ngày kết thúc công trình gần nhất, hoặc 3 năm tính từ ngày hợp đồng này được ký kết hoặc một trong các bên có muốn chấm dứt việc hợp tác theo quy định của hợp đồng này.

Về phân chia lợi nhuận: Công ty K được giữ lại 15 % giá trị của mỗi hợp đồng ký với khách hàng.

Số còn lại lợi nhuận thu được từ công trình Bách hóa Xanh phát sinh lợi nhuận sẽ được chia cho Nguyễn Minh H1, ông H1 và ông H mỗi người 33,33%. Thời gian chia lợi nhuận 6 tháng/1 lần. Tiền lợi nhuận được nhận là 30% lợi nhuận mỗi người được nhận, 70% còn lại được dùng để tái đầu tư dưới sự thống nhất của ba bên.

Để ràng buộc nhau, các bên còn thỏa thuận rằng nếu có ai tách ra thi công riêng với đơn vị khác để xây dựng công trình Bách hóa Xanh, TGDĐ, Điện máy Xanh toàn khu vực Miền Nam, sẽ bị mất 100% lợi nhuận chưa được phân chia.

Ngày 11 tháng 9 năm 2018, Công ty K đã họp hội đồng thành viên xét duyệt cho việc phân chia lợi nhuận của 3 người gồm Nguyễn Minh H1hang, ông H, và ông Hiền như thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác nói trên. Các thành viên hội đồng quản trị đã quyết định và đóng dấu biên bản.

Quá trình thực hiện hợp đồng lao động: theo ông H từ ngày 18/7/2018 đến ngày 01/12/2018, các bên đã phân chia lợi nhuận, và đã nhận cùng nhau số tiền mỗi người là 2.282.059.392 đồng.

Do ông H chưa nhận được khoản tiền lương mỗi tháng 15.000.000 đồng, từ ngày 01/7/2018 và Công ty không trả tiền này cũng như không mua bảo hiểm cho ông nên ông H đã gửi văn bản xin chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty vào tháng 10 năm 2019, và có đơn khiếu kiện.

Tại Phòng Lao động Thương binh Xã hội Quận, phía bị đơn Công ty K đã xuất trình Quyết định sa thải 3107/2018/QĐ-TGĐ ngày 31 tháng 7 năm 2018, với lý do ông H nghỉ việc cộng dồn 5 ngày trong tháng, và Nguyễn Minh H1hông có đến cơ quan làm việc. Bản thân ông H không nhận được Quyết định sa thải này cho đến nay. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông H yêu cầu Tòa án xử:

1. Hủy Quyết định sa thải số 3107/2018/QĐ-TGĐ ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Công ty cổ phần K vì Công ty cổ phần K đã ban hành quyết định trái pháp luật. Công ty phải trả cho ông 02 tháng tiền lương là 30.000.000 đồng, do cho ông nghỉ việc sai. Ông đồng ý nghỉ việc Công ty từ ngày 01/11/2019, không làm việc nữa.

2. Buộc Công ty trả lương 14 tháng từ tháng 7 năm 2018 đến hết tháng 10 năm 2019 với số tiền 210.000.000 đồng.

3. Buộc Công ty thanh toán tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tháng 7 năm 2018 đến hết tháng 10 năm 2019 là 45.150.000 đồng.

4. Buộc Công ty thanh toán tiền lợi nhuận từ tháng 1 năm 2019 đến hết tháng 10 năm 2019 là 3.660.326.449 đồng Tổng cộng 3.945.476.449 đồng. Thanh toán 01 lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật.

- Đại diện theo ủy quyền của Công ty cổ phần K trình bày: Bà Nguyễn Trần Trà M trình bày:

Về nội dung hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng lao động, ông Nguyễn Ngọc H trình bày là đúng. Tuy nhiên bà trình bày rõ thêm như sau: Sau khi Công ty và ông Nguyễn Ngọc H ký kết hợp đồng lao động cũng như phụ lục hợp đồng lao động vào ngày 01 tháng 7 năm 2018 cũng như hợp đồng hợp tác ba bên ngày 01 tháng 7 năm 2018 giữa ông Nguyễn Ngọc H, ông Nguyễn Minh H1, Công ty cổ phần K, ông Nguyễn Ngọc H đã không 01 ngày vào Công ty làm việc, từ đó Công ty đã ban hành Quyết định về việc sa thải nhân viên và chấm dứt hợp đồng lao động số 3107/2018/QĐ-TGĐ ngày 31 tháng 7 năm 2018 đối với ông Nguyễn Ngọc H, tuy nhiên vì ông Nguyễn Ngọc H không đến Công ty làm việc, Công ty cũng không thể liên hệ được với ông Nguyễn Ngọc H để giao Quyết định sa thải mà Công ty ban hành. Từ đó, Công ty đã ban hành Quyết định về việc thu hồi quyết định số 3107/2018/QĐ-TGĐ về việc sa thải nhân viên và chấm dứt hợp đồng lao động số 3019/2018/QĐ-TGĐ ngày 02 tháng 08 năm 2018 có nội dung thu hồi và hủy bỏ Quyết định sa thải cũng như toàn bộ hồ sơ sa thải trên. Công ty khẳng định ông Nguyễn Ngọc H không đến Công ty làm việc. Do đó Công ty không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Ngọc H.

Án sơ thẩm đã tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn ông Nguyễn Ngọc H:

1. Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Ngọc H về việc yêu cầu hủy Quyết định sa thải nhân viên và chấm dứt hợp đồng lao động số 3107/2018/QĐ- TGĐ ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Công ty cổ phần K.

2. Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Ngọc H về việc yêu cầu Công ty cổ phần K phải trả tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm y tế và 02 tháng tiền lương do Công ty cổ phần K ban hành Quyết định sa thải số 3107/2018/QĐ-TGĐ ngày 31 tháng 7 năm 2018 trái pháp luật.

3. Dành quyền khởi kiện yêu cầu Công ty cổ phần K thanh toán tiền lợi nhuận theo phụ lục hợp đồng lao động số 01.2018/HĐLĐ ngày 01 tháng 7 năm 2018 cho ông Nguyễn Ngọc H khi ông Nguyễn Ngọc H có yêu cầu.

Hai bên thi hành tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo đối với các đương sự. Ngày 28/6/2022, ông Nguyễn Ngọc H kháng cáo bản án sơ thẩm yêu cầu Tòa phúc thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện: Vì án sơ thẩm nhận định đối tượng khởi kiện không còn nên bác yêu cầu của Nguyên đơn về hủy Quyết định sa thải và yêu cầu trả 02 tháng tiền lương do sa thải là không đúng quy định.

Tại cơ quan hòa giải lao động, Công ty K mới đưa ra Quyết định sa thải, và toàn bộ thủ tục tiến hành sa thải ông H ngày 31/7/2018, vì ông H nghỉ việc không có lý do chính đáng, cung cấp các văn bản có liên quan đến trình tự thủ tục sa thải và quyết định số 3107/2018. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại cấp sơ thẩm bị đơn lại cung cấp quyết định thu hồi Quyết định sa thải và trình bày thiếu sót trong việc lưu trữ hồ sơ. Hiện nay Công ty mới biết được quyết định thu hồi Quyết định sa thải này để nộp cho Tòa. Việc bị đơn cung cấp hồ sơ và chứng cứ là không thống nhất, mâu thuẫn với nhau nhằm mục đích để đối phó với các yêu cầu của nguyên đơn.

- Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn ông Nguyễn Ngọc H và Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn Luật sư Trần Công Thìn trình bày: Đề nghị Tòa phúc thẩm sửa án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Đồng thời còn cho rằng Tòa sơ thẩm bỏ qua chứng cứ 13 công trình thi công mà ông H đã làm từ ngày 01/7/2018 đến tháng 12/2019, Công ty đã báo thu nhập chịu thuế trên doanh thu 22.720.071.000 đồng. Không xem xét các chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp tại sao kê của Sacombank, bị đơn đã chuyển khoản cho nguyên đơn 22 lần tiền trị giá 2.735.419.453 đồng đã chứng minh cho việc thi công Bách hóa Xanh của ông trong suốt 6 tháng đầu tiên khi ký hợp đồng lao động. Nguyên đơn yêu cầu tòa phúc thẩm sửa án sơ thẩm, xác định Quyết định sa thải của Công ty là không đúng và yêu cầu thanh toán số tiền là 3.945.746.449 đồng, bao gồm tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Tiền lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hợp đồng lao động dựa trên cơ sở thu nhập chịu thuế của Công ty, báo về Chi cục thuế Thành phố Thủ Đức để tính thuế. Lấy tỷ lệ hưởng là 33.33% trên doanh thu của 6 tháng cuối cùng của Công ty để tính.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn trình bày: Công ty chưa từng giao cho ông H Quyết định sa thải hay bắt buộc ông H phải thực hiện theo quyết định. Ông H không bị ảnh hưởng bởi Quyết định sa thải và quyết định này đã không còn tồn tại trước khi Ông H khởi kiện. Việc Ông H không đến nơi làm việc từ khi ký Hợp đồng lao động là do ý chí chủ quan của cá nhân ông. Vì vậy, Nguyên đơn yêu cầu hủy Quyết định sa thải và bồi thường thiệt hại 02 tháng tiền lương không có cơ sở. Phụ lục Hợp đồng lao động là một phần không tách rời của Hợp đồng lao động, ông H không đến làm việc, không thực hiện Hợp đồng lao động nênkhông tạo ra bất kỳ lợi nhuận từ các công trình Bách Hóa Xanh nên không được chia lợi nhuận.

Vic phân chia lợi nhuận nêu trên là do các bên thực hiện theo Hợp đồng hợp tác ba bên được ký vào ngày 01/7/2018 không liên quan đến việc phân chia lợi nhuận từ Hợp đồng lao động hay Phụ Lục Hợp đồng lao động nên không thuộc nội dung của vụ án tranh chấp lao động. Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ Khoản 1 Điều 308 Bộ Luật Tố tụng Dân sự bác kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc tuân thủ pháp luật ở giai đoạn xét xử phúc thẩm:

Về tố tụng: thẩm phán và hội đồng xét xử đã chấp hành đúng quy định pháp luật tại bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung vụ án: căn cứ bảng tổng hợp doanh thu phân chia lợi nhuận cho ông Nguyễn Duy K và ông Nguyễn Ngọc H có đóng dấu Công ty K K đã cho thấy ông H có làm việc cho Công ty này từ ngày 01/7/2018 , và nhận tiền phân chia lợi nhuận 6 tháng đầu tiên của hợp đồng là 2.282.059.392 đồng của 13 công trình mà ông H đã tham gia thi công.

Biên bản ngày 11/9/2018 cũng do chính hội đồng quản trị của Công ty này họp và quyết định phân chia lợi nhuận cho ông H, nên xác định của bản án sơ thẩm cho rằng Nguyễn Minh H1 không chứng minh được ông có làm việc tại Công ty như chấm công hay chứng minh có thi công công trình là không đúng. Sơ thẩm bác yêu cầu của ông H đòi hủy bỏ Quyết định sa thải vì tại thời điểm khởi kiện, Công ty đã rút lại Quyết định sa thải, tuy nhiên, nếu đã rút Quyết định sa thải thì phải thừa nhận ông H đã và đang là người lao động của Công ty. Nên cấp sơ thẩm không giải quyết yêu cầu về lợi nhuận của người lao động là không xem xét toàn diện nội dung vụ án. Cấp phúc thẩm không thể bổ sung được nên đề nghị chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông Nguyễn Ngọc H, hủy toàn bộ án sơ thẩm 2185/ LĐ-ST ngày 17/6/2022 của Tòa án Nhân dân Thành phố Thủ Đức.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên Tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên Tòa, Hội đồng xét xử nhận định :

[1]. Về tố tụng: đơn kháng cáo của nguyên đơn còn trong thời hạn luật định và đúng quy định về hành thức nên được cấp phúc thẩm chấp nhận xem xét lại theo thủ túc phúc thẩm.Về nội dung tranh chấp trong vụ án , cấp phúc thẩm xác định đây là quan hệ lao động tranh chấp về “yêu cầu hủy Quyết định sa thải, thanh toán tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm y tế, tiền chia lợi nhuận từ hợp đồng lao động”, hoàn toàn không có tranh chấp về phân chia lợi nhuận từ hợp đồng hợp tác dưới dạng tranh chấp thương mại hoặc hợp đồng dân sự trong vụ án này khi mà người khởi kiện là người lao động của Công ty, và cũng không có các cá nhân nào khác tranh chấp hợp đồng hợp tác nào để phải tách ra giải quyết hoặc giành quyền đi kiện cho nguyên đơn trong vụ án khác.Vấn đề này Hội đồng xét xử sẽ phân tích sâu hơn khi vào giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Tại phiên tòa phúc thẩm phía bị đơn Công ty K đã có giấy ủy quyền cử Công ty Luật TNHH A có ông Nguyễn Minh T và ông Nguyễn Võ Quốc T đại diện Công ty tham gia tố tụng là phù hợp quy định khoản 1 điều 138, khoản 3 điều 140 BLDS năm 2015, thay cho bà Nguyễn Thị Trà My, theo giấy ủy quyền trước đây, được hội đồng phúc thẩm chấp nhận.

[2]. Về nội dung:

[2.1]. Xét yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn về việc yêu cầu buộc Công ty K phải thanh toán cho ông số tiền 3.945.746.449 đồng, bao gồm tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Tiền lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hợp đồng lao động. Hội đồng xét xử nhận thấy: Án sơ thẩm nhận định rằng “Ông Nguyễn Ngọc H và Công ty cổ phần K có ký hợp đồng lao động số 01.2018/HĐLĐ ngày 01 tháng 7 năm 2018 và phụ lục hợp đồng lao động số 01.2018/HĐLĐ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Vì cho rằng ông Nguyễn Ngoc Hải không đến Công ty làm việc nên Công ty cổ phần K đã ban hành Quyết định về việc sa thải nhân viên và chấm dứt hợp đồng lao động số 3107/2018/QĐ-TGĐ ngày 31 tháng 7 năm 2018 đối với ông Nguyễn Ngọc H. Tuy nhiên vì ông Nguyễn Ngọc H không đến Công ty làm việc và Công ty cũng không liên hệ được với ông Nguyễn Ngọc H, nên việc giao các văn bản của Công ty cho ông Nguyễn Ngọc H không thể tiến hành được nên Công ty đã ban hành Quyết định về việc thu hồi quyết định số 3107/2018/QĐ-TGĐ về việc sa thải nhân viên và chấm dứt hợp đồng lao động số 3019/2018/QĐ-TGĐ ngày 02 tháng 08 năm 2018. Như vậy, ông Nguyễn Ngọc H không biết mình bị Công ty đã ban hành Quyết định sa thải và hiện tại Quyết định về việc sa thải nhân viên và chấm dứt hợp đồng lao động số 3107/2018/QĐ-TGĐ ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Công ty cổ phần K đã không còn tồn tại trước khi ông Nguyễn Ngọc H khởi kiện. Từ nhận định trên Hội đồng xét xử xét thấy ông Nguyễn Ngọc H yêu cầu Tòa án xử hủy quyết định số 3107/2018/QĐ-TGĐ ngày 31 tháng 7 năm 2018 do Công ty cổ phần K ban hành là không có cơ sở nên không được chấp nhận”.

Tuy nhiên, nhận định như trên là không đúng sự thật, cấp sơ thẩm đã không xem xét bất cứ chứng cứ nào do nguyên đơn ông H xuất trình, đồng thời những trình bày của bị đơn Công ty K tại phiên tòa phúc thẩm đã hoàn toàn mâu thuẫn với nội dung bản án sơ thẩm nhận định. Đó là:

Ngày 01/7/2018, hai bên giữa ông H và Công ty ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Công việc làm là thiết kế công trình xây dựng cho Bách hóa Xanh, Techcombank cùng nhiều đối tác khác trên toàn khu vực phía Nam. Tại tòa phúc thẩm, Công ty K trình bày rằng “cùng ngày hai bên đã ký hợp đồng hợp tác với ông H trước, và sau đó mới ký hợp đồng lao động.Và dù cho có ký trước hay sau gì cũng không quan trọng vì những thỏa thuận trong đó là cùng thời điểm”.(Trích phần hỏi trả lời tại phiên tòa phúc thẩm).

Tuy nhiên, chính từ hợp đồng lao động ký ngày 01/7/2018 này, là cơ sở để Công ty K thực tế xác nhận ông H ngoài việc hưởng lương chính 15.000.000 đồng/tháng, thì ông H phải thực hiện phụ lục hợp đồng lao động nói trên là thi công công trình mặt tiền, mà chính từ việc thi công hợp tác với những người khác, giữa hai bên Công ty và cá nhân ông H mới có việc bổ sung phụ lục hợp đồng, bổ sung thay đổi chính sách về lương là nhận thêm khoản lợi nhuận từ việc thi công các hạng mục công trình do Công ty K nhận làm từ khách hàng. Trong việc hợp tác này, phía Công ty K mới là bên thụ hưởng không công 15% giá trị các hợp đồng, số doanh thu còn lại được chia cho ba người, ông H nhận được 33.33% trong số tiền 85% còn lại. Qua đó, cũng cho thấy mức lương cơ bản là 15.000.000 đồng cho công việc chỉ huy trưởng công trình.

Việc ký hợp đồng lao động trong đó có nội dung thi công các công trình Bách hóa Xanh là một trong những lý do để phải ký bổ sung phân chia lợi nhuận từ các công việc trong hợp đồng hợp tác đã được đề cập tới trong phụ lục hợp đồng. Mà phụ lục hợp đồng lại là ký cùng thời điểm với Hợp đồng lao động.

Như vậy việc ký tiếp hợp đồng hợp tác ba bên để ông H, Công ty và ông Hiền cùng thực hiện các công việc theo hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng đã cho thấy sự cần thiết để chế tài đối với ông H khi ông đang là người lao động của Công ty thì Nguyễn Minh H1hông được quyền tách ra và hợp tác với bên khác của Bách hóa Xanh, cũng như các đối tác được mô tả trong hợp đồng lao động và hợp đồng hợp tác ba bên. Do vậy từ ngày 01/7/2018, ông H đã dựa trên hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng về quyền lợi vật chất như lương, và các khoản lợi nhuận để thực hiện hợp đồng lao động là đi thiết kế công trình cho Công ty K. Việc này là đương nhiên, ông phải xuống công trình để làm. Căn cứ theo quy định của Bộ luật Lao động, thì địa điểm làm việc được quy định trong hợp đồng lao động ngày 01/7/2018, được cụ thể hóa hơn khi Điều 30 Luật lao động năm 2012 quy định thì “Địa điểm làm việc được thưc hiện theo hợp đồng lao động, hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên”. Do vậy, phía bị đơn Công ty K cho rằng việc ông H không có đến Công ty làm việc là không đúng, không trung thực trong khai trình trước Tòa án.

Theo bản báo cáo tài chính chia lợi nhuận ba bên tính đến tháng 12/2018, ông H đã nhận lợi nhuận chia ra là 01/12/2018, các bên đã phân chia lợi nhuận, và đã nhận cùng nhau số tiền mỗi người là 2.282.059.392 đồng. Rõ ràng, ông H có tham gia lao động tại Công ty.

Do vậy, việc án sơ thẩm nhận định rằng do ông H không đến Công ty làm việc mà ông Nguyễn Ngọc H không có bất cứ chứng cứ nào chứng minh ông đang làm việc cho Công ty, đang tham gia chỉ đạo thi công ở hiện trường các công trình của Bách hóa Xanh, ông Nguyễn Ngọc H không cung cấp được nhật ký công trình hay bản chấm công của nhóm thi công công trình, mà đây là những văn bản bắt buộc chứng minh ông đang chỉ đạo thi công công trình chuỗi Bách hóa Xanh khi ông còn làm việc tại Công ty cổ phần K, nên không chấp nhận yêu cầu Công ty phải thanh toán tiền lương, tiền bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế từ tháng 7 năm 2018 đến hết tháng 10 năm 2019, là một nhận định chủ quan, không đúng quy định pháp luật tố tụng dân sự về chứng cứ và chứng minh chứng cứ. Vì việc chứng minh ông H phải có bảng chấm công, hay có thi công công trình của Bách hóa Xanh hay không, là thuộc trách nhiệm chứng minh của phía bị đơn Công ty với tư cách bên sử dụng lao động. Mặt khác việc lập biên bản vi phạm kỷ luật lao động và mời họp xử lý kỷ luật sa thải, đều phải dựa theo quy định pháp luật, thì những chứng cứ này phải do bên bị đơn xuất trình để chứng minh cho những lời trình bày của mình là phù hợp với chứng cứ vụ án.

Phía bị đơn hoàn toàn không chứng minh được đã thực hiện việc lập biên bản về việc bỏ việc của nguyên đơn, xử lý kỷ luật lao động sa thải theo đúng trình tự thủ tục luật định, mà ngược lại nguyên đơn chứng minh được đã công tác với bị đơn từ khi ký hợp đồng lao động cho đến hết tháng 12/2019, được chia lợi nhuận từ công việc nguyên đơn đã làm theo hợp đồng lao động, và thực hiện đúng tinh thần đã thỏa thuận theo biên bản họp của Hội đồng quản trị, về phân chia lợi nhuận cho ông H đến hết tháng 12 năm 2019. Bảng tổng hợp doanh thu chi phí lợi nhuận các công trình đã chia lợi nhuận số tiền 2.282.059.392 đồng cho mỗi người gồm có ông H ký tên nhận tiền, với con dấu của Công ty K do chính Giám đốc Công ty ông Nguyễn Duy K ký tên đóng dấu, càng khẳng định là việc ban hành Quyết định sa thải cũng như quyết định thu hồi Quyết định sa thải ông H của Công ty, có dấu hiệu được tạo ra, nhằm đối phó với việc ông H khiếu kiện, chứ quyết định này không được ban hành cho ông H trong quá trình lao động tại Công ty (Tức làm việc tại các công trình mà Công ty nhận từ đối tác). Không thể nào có việc phân chia lợi nhuận 6 tháng đầu tiên cho người lao động mà lại trình bày rằng không thấy người lao động đến Công ty làm việc, không tìm được ông H nên không có giao Quyết định sa thải cho ông H. Cách trình bày của đại diện Công ty là mâu thuẫn với các chứng cứ nêu trên do chính Công ty ban hành và được nguyên đơn xuất trình.

Mặt khác, tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện bị đơn cho rằng việc phân chia lợi nhuận đó là từ Công ty Tiến Đạt với ông H, Hội đồng xét xử phúc thẩm bác bỏ sự lời khai thiếu trung thực này, khi mà chứng cứ phân chia lợi nhuận đều thể hiện do chính Công ty K đóng dấu ký tên của người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Do vậy, khi cấp sơ thẩm cho rằng Công ty đã rút lại Quyết định sa thải, thì lẽ ra án sơ thẩm phải khẳng định rằng ông H đang là người lao động hợp pháp của Công ty, và các chế độ quyền lợi của ông H phải được đảm bảo cho đến ngày ông yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty, trên cơ sở tự nguyện của ông H. Việc sơ thẩm nhận định chủ quan và kết luận không đúng nội dung vụ án, đã dẫn đến việc giải quyết không đúng quy định của pháp luật lao động.

[2.2]. Tại tòa phúc thẩm, nguyên đơn xác nhận không trở muốn trở lại làm việc và đề nghị ngày chấm dứt hợp đồng lao động được tính từ ngày 01/10/2019, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm ghi nhận sự tự nguyện này của phía nguyên đơn. Vì bởi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động là hoàn toàn phù hợp, tương ứng theo quy định của hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng và cả hợp đồng hợp tác ba bên mà hai bên đã ký.

[2.3] Tại phiên tòa phúc thẩm phía bị đơn trình bày lý do ban hành Quyết định sa thải và thu hồi lại quyết định này là do phải tính toán đến bảo hiểm y tế, cần tinh giản nhân công, nhưng theo kết quả thu thập chứng cứ từ cơ quan bảo hiểm thì Công ty này hoàn toàn không có tham gia đóng BHXH và BHYT cho ông H trước đến nay. Nay khi ông H đã xác định được thời gian nghỉ việc từ ngày 01/10/2019, thì lẽ ra, phải buộc Công ty thanh toán lương cho ông H từ khi ký hợp đồng cho đến ngày 30/10/2019, số tiền lương là 210.000.000 đồng là có cơ sở chấp nhận.

[2.4] Về bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) theo điều khoản tại hợp đồng lao động thỏa thuận người lao động phải nộp cho người sử dụng lao động tiền BHXH và BHYT để Công ty đóng cho cơ quan thẩm quyền. Mức tiền để đóng là các khoản thu gộp theo Điều 3 và điều 3.1 hợp đồng lao động ngày 01/7/2018.Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm phía nguyên đơn yêu cầu mức đóng bảo hiểm là mức lương 15.000.000 đồng để làm căn cứ tính toán. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận đề nghị này, xác định mức lương căn cứ đóng bảo hiểm là 15.000.0000 đồng hàng tháng. Trong trường hợp Công ty đã không tham gia bảo hiểm cho ông H trước tới nay, thì tùy theo yêu cầu hoặc thỏa thuận giữa hai bên, Công ty phải thanh toán tiền bảo hiểm này lại cho ông H.

[2.5] Bên cạnh đó, Cấp sơ thẩm xét xử đã nhận định sai lệch về quan hệ này khi cho rằng lợi nhuận có được là từ hợp đồng hợp tác khác mà không lệ thuộc vào quan hệ lao động trong vụ án này, nên đã tách ra riêng ra khỏi vụ án, giành quyền đi kiện cho ông H trong vụ án khác,là xét xử không đúng quy định pháp luật lao động và càng không thể tách quan hệ hợp tác ra khỏi quan hệ hợp đồng lao động. Vì bởi, chính vì từ hợp đồng lao động đã được hai bên xác định, thì mới có việc ký tiếp hợp đồng hợp tác để thi công thực hiện công việc làm tại Công ty, và bổ sung phụ lục hợp đồng để phân chia lợi nhuận của từng công trình trên mỗi hợp đồng của Công ty K nhận thầu, cho nên quan hệ chia lợi nhuận nếu có chỉ có thể dựa trên hợp đồng lao động và chia theo tỷ lệ trong phụ lục hợp đồng bổ sung. Vì nó chính là quyền lợi của người lao động được ghi nhận từ HĐLĐ và phụ lục hợp đồng.

Tuy nhiên, do án sơ thẩm đã tách yêu cầu khởi kiện đòi chia lợi nhuận từ hợp đồng lao động ra khỏi vụ án này, Cấp sơ thẩm không thu thập chứng cứ để làm rõ, mà tách ra khỏi vụ án, làm cho yêu cầu tranh chấp toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động không được giải quyết một cách triệt để, dẫn đến việc cấp phúc thẩm không bổ sung tại tòa phúc thẩm, và vì yêu cầu này không đảm bảo được xét xử hai cấp, nên nghỉ nên hủy án sơ thẩm để trả về điều tra xét xử lại theo trình tự luật định theo khoản 1 điều 310 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Khi xét xử lại sơ thẩm cần lưu ý phải tính các giá trị doanh thu của các công trình mà nguyên đơn đã khai trình, và tùy theo tính chất hoàn thành công trình hay chưa mà đưa thêm các tổ chức cá nhân có liên quan vào tham gia vụ án. Tính ra giá trị công trình rồi, thì tính ra lợi nhuận được chia cho ông H theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng.

[3]. Về án phí: Do hủy bản án sơ thẩm nên ông Nguyễn Ngọc H không phải chịu án phí phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 38, Điều 273, Điều 278, Điều 280, khoản 3 Điều 308, Điều 310 Bộ luật Tố tụng dân sự;

Xử:

1. Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông Nguyễn Ngọc H:

Hy toàn bộ bản án sơ thẩm số 2185/2022/DS-ST ngày 17/6/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Đức, giao về cho Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm.

2. Án phí phúc thẩm: Ông Nguyễn Ngọc H và Công ty cổ phần K không phải chịu án phí phúc thẩm.

3. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày ban hành.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1526
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp quyết định sa thải, thanh toán tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm y tế, tiền chia lợi nhuận số 84/2023/LĐ-PT

Số hiệu:84/2023/LĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành: 13/01/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về