TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
BẢN ÁN 08/2020/KDTM-PT NGÀY 01/06/2020 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU TRẦN
Ngày 01 tháng 6 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 03/2020/TLPT-KDTM ngày 13 tháng 01 năm 2020 về tranh chấp hợp đồng thuê tàu trần.
Do Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 13/2019/KDTM-ST ngày 14/11/2019 của Tòa án nhân dân quận H, thành phố Hải Phòng bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 34/2020/QĐ-PT ngày 13 tháng 4 năm 2020 và Quyết định hoãn phiên tòa số 69/2020/QĐ-PT ngày 26 tháng 5 năm 2020 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ngân hàng A; địa chỉ: Tòa nhà TNR, số 54A N, quận Đ, thành phố Hà Nội.
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn:
Bà Vũ Thị Thu H; địa chỉ: Số 9 ngách 82/6 N, quận C, thành phố Hà Nội;
vắng mặt Bà Đỗ Thị Thanh N; địa chỉ: T 21, phường T, quận M, thành phố Hà Nội; có mặt (Cùng được ủy quyền theo Giấy ủy quyền số 5229/2018/UQ-TGĐ14 ngày 20 tháng 12 năm 2018)
- Bị đơn: Công ty B; địa chỉ: Tầng 8/80 L, phường L, quận H, thành phố Hải Phòng.
Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Ông Nguyễn Mạnh H; cư trú tại: T 10, phường ĐH, quận H1, thành phố Hải Phòng ( Được ủy quyền theo văn bản ủy quyền ngày 31 tháng 5 năm 2019); có mặt
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Công ty C; địa chỉ: Phòng 2, tầng 11, Tòa nhà P, Số 561A P, phường F, T, thành phố Hồ Chí Minh. Vắng mặt
- Người kháng cáo: Bị đơn Công ty B
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện ngày 09/4/2019 và trong quá trình giải quyết vụ án người đại diện của nguyên đơn trình bày: Ngân hàng A (Sau đây viết tắt là Ngân hàng) là chủ sở hữu tàu HẢI PHƯƠNG 619, theo Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam số VN-3984 –VT và Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu số 2957/ĐKTB-2016.HP do Cơ quan Đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực Hải Phòng cấp ngày 20/4/2016.
Ngày 07/3/2017, Ngân hàng và Công ty B ký Hợp đồng thuê tàu trần số 01/2017/MSB-MD; với nội dung: Ngân hàng cho Công ty B thuê tàu HẢI PHƯƠNG 619 thời hạn 13 tháng (Từ ngày 07/3/2017 đến ngày 07/4/2018), đặc điểm con tàu được thể hiện tại Điều 1 của Hợp đồng, giá thuê tàu là 400.000.000 VNĐ/tháng đã bao gồm thuế VAT, thời gian thanh toán từ ngày 10 đến ngày 20 hằng tháng, hình thức chuyển khoản. Công ty B đặt cọc 800.000.000đ, thỏa thuận phạt do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, chuyển tiền là nên cho thuê tàu có quyền tính lãi đối với số tiền chậm thanh toán theo mức lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chậm thanh toán tính trên số tiền chậm thanh toán và thời gian thực tế chậm thanh toán, phạt do chậm bàn giao tàu là ngoài việc Bên thuê tàu phải trả tiền thuê cho những ngày chậm hoàn trả tàu, Bên thuê tàu còn phải thanh toán cho Bên cho thuê tàu một khoản tiền phạt bằng 150% giá tiền thuê tàu cho mỗi ngày chậm hoàn trả tàu, luật điều chỉnh là pháp luật Việt Nam. Nếu không thương lượng hòa giải được thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tại Hà Nội giải quyết, ngoài ra còn một số điều khoản khác.
Sau khi hết hạn Hợp đồng trên, hai bên đã ký tiếp Hợp đồng thuê tàu trần số 01/2018/MSB-MD ngày 07/4/2018, theo Ngân hàng cho Công ty B thuê tiếp con tàu trên với thời hạn 12 tháng với các điều khoản tương tự như Hợp đồng 2017.
Ngày 07/3/2017, Ngân hàng đã bàn giao tàu và hồ sơ pháp của Tàu Hải Phương 619 cho Công ty B. Tuy nhiên, Công ty B đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán từ tháng 11/2017 đến nay. Ngân hàng đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu Công ty B thực hiện nghĩa vụ nhưng Công ty B vẫn không thực hiện.
Ngày 29/01/2019, Ngân hàng đã gửi văn bản số 396/2019/CV-TGĐ 14 cho Công ty B để thông báo chấm dứt hợp đồng, yêu cầu thanh toán công nợ và hoàn trả tàu cho Ngân hàng muộn nhất là vào ngày 12/02/2019. Ngày 14/02/2019 và ngày 05/3/2019, Ngân hàng gửi các công văn yêu cầu Công ty B thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng và hoàn trả tàu. Tuy nhiên, Công ty B không hợp tác, không thanh toán công nợ và vẫn cố tình cho Tàu Hải Phương 619 chạy khai thác ở tuyến biển quốc tế, gây nhiều kh khăn cho Ngân hàng. Ngày 08/6/2019, Ngân hàng và Công ty C phía Nam đã phải bố trí người sang cảng Samalaiju – Bintulu- Malaysia để nhận bàn giao tàu theo đề nghị của phía Công ty B.
Công ty B đã thanh toán cho Ngân hàng số tiền 2.280.645.157đ. Công ty B đã thanh toán thay cho Ngân hàng (nhiên liệu cho máy chính và máy đèn của Tàu Hải Phương tháng 3/2017) theo phụ lục hợp đồng 2017 là 400.000.000đ; số tiền lên đà Công ty B đã chi trả thay Ngân hàng vào kỳ lên đà tháng 5/2017 mà hai bên đã ghi nhận tại điểm a khoản 1 Điều 5 hợp đồng 2018 là 849.931.885đ. Công ty B đặt cọc cho Ngân hàng là 800.000.000đ.
Ngân hàng đề nghị Tòa án giải quyết buộc Công ty B phải thanh toán cho Ngân hàng các khoản tiền sau:
- Tổng số tiền thuê tàu B còn nợ Ngân hàng sau khi đã trừ các khoản Công ty B đã thanh toán như nêu trên là: (9.887.311.824đ + 57.612.401đ) – ( 2.280.645.157đ + 400.000.000đ + 849.931.885đ + 800.000.000đ) = 5.614.347.183đ.
- Tiền lãi do chậm thanh toán tiền thuê tàu 976.124.275đ.
- Tiền phạt do chậm bàn giao tàu 62 ngày (Từ ngày 07/4/2019 đến ngày 08/6/2019) là (400.000.000 đồng/30 ngày) x 62 ngày x 08% = 66.133.333đ.
Tổng số tiền B phải thanh toán cho Ngân hàng tính đến ngày 14/11/2019 là: 6.656.604.791đ.
Ngoài ra, Công ty B còn phải tiếp tục trả tiền lãi cho đến khi thanh toán hết toàn bộ công nợ cho Ngân hàng.
Đối với yêu cầu trả Tàu Hải Phương 619: Ngân hàng xin rút yêu cầu này vì ngày 08/6/2019, Công ty B đã trả lại tàu cho Ngân hàng.
* Trong quá trình giải quyết v án người đại diện của bị đơn Công ty B trình bày: Công ty B xác nhận có ký với Ngân hàng hợp đồng thuê tàu vào ngày 07/3/2017 cùng các điều khoản như phía nguyên đơn trình bày. Để thực hiện Hợp đồng 2017, Ngân hàng yêu cầu Công ty B chạy tàu từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hải Phòng để lên đà sửa chữa, chi phí nhiên liệu cho chuyến tàu này là 400.000.000đ và được 2 bên xác nhận và ký với nhau bằng Phụ lục Hợp đồng 2017 bù trừ cho phí thuê tàu tháng 7/2017, tuy nhiên do Công ty B đã thanh toán tiền thuê tàu tháng 7/2017 và các tháng 8, 9, 10 năm 2017 nên tại Quyết toán tiền thuê tàu ký ngày 30/11/2017, hai bên thống nhất bù trừ số tiền này tiền thuê tàu tháng 11/2017. Như vậy, Công ty B đã thanh toán tiền thuê tàu đến hết tháng 11/2017.
Ngoài ra, theo thỏa thuận tại điểm d khoản 2 Điều 5 của hợp đồng, số tiền đặt cọc 800.000.000đ được trừ vào tiền thuê tàu nên, Công ty B đã thanh toán tiền thuê tàu tháng 12/2017 và tháng 01/2018 nên khi kết thúc hợp đồng, Công ty B chỉ còn nợ tiền thuê tàu 2 tháng là tháng 2 và tháng 3-2018 với số tiền là 400.000.000đ/tháng x 2 tháng = 800.000.000đ, số tiền này được bù trừ tiếp vào chi phí sửa chữa tàu, khi tàu Hải Phương 619 lên đà tháng 4/2018. Khi đó, Công ty B đã phải bỏ tiền chi hộ Ngân hàng chi phí sửa chữa lên đà với số tiền là 849.931.885đ và số tiền này được các bên thỏa thuận bù trừ vào số tiền thuê tàu nên khi kết thúc Hợp đồng 2017 ngày 07/03/2017, Công ty B không còn nợ tiền thuê tàu mà ngược lại, Ngân hàng còn nợ Công ty B số tiền 49.931.885đ.
Do Ngân hàng tính toán sai số tiền công nợ giữa hai bên nên Ngân hàng cho rằng Công ty B nợ tiền thuê tàu từ tháng 11/2017 trở đi nên Ngân hàng không xuất hóa đơn tiền thuê tàu cho Công ty B và hai bên bắt đầu phát sinh mâu thuẫn về số công nợ phải trả dẫn đến Công ty B không hạch toán được các khoản tiền thuê tàu của hợp đồng 2017 và bị Cơ quan thuế không chấp nhận cho Công ty B hạch toán khoản chi phí thuê tàu vào chi phí năm 2017, 2018 và buộc phải nộp thuế thu nhập và thuế VAT nên lỗi này của Ngân hàng đã gây thiệt hại cho Công ty B.
Sau khi kết thúc Hợp đồng 2017, tàu lên đà sửa chữa định kỳ và hai bên ký tiếp Hợp đồng 2018 có điều khoản tương tự Hợp đồng 2017 với thời hạn thuê là 12 tháng. Với số tiền đặt cọc 800.000.000đ, hai bên thỏa thuận chuyển từ số tiền đặt cọc còn lại của hợp đồng 2017 sang, số còn thiếu thì Công ty B phải thanh toán sau 01 tháng kể từ ngày ký hợp đồng 2018.
Tại khoản 1 Điều 5 của hợp đồng 2018 cũng có thỏa thuận B đã chi trả hộ cho Ngân hàng số tiền 849.931.885đ chi phí sửa chữa phục vụ lên đà SS-1 cho Tàu Hải Phương (đã bao gồm VAT), số tiền dầu tồn trên tàu nhận bàn giao của Ngân hàng là 57.612.401đ (đã bao gồm VAT), sau khi bù trừ, Ngân hàng phải trả cho B 849.931.885đ – 57.612.401đ = 792.319.484đ, bù trừ số tiền này vào tiền thuê tàu hàng tháng. Công ty B cũng đã chuyển trả thêm cho Ngân hàng 100.000.000đ nữa.
Công ty B đã suất hóa đơn số 0000092 ngày 01/6/2018 số tiền 849.931.885đ chi phí sửa chữa tàu cho Ngân hàng nhưng Ngân hàng không suất trả hóa đơn tiền thuê tàu và hóa đơn tiền dầu trả lại cho Công ty B. Từ tháng 01/2018, Ngân hàng không suất hóa đơn, không ký quyết toán tiền thuê tàu hàng tháng cho Công ty B nên Công ty B không có căn cứ để thanh toán tiền thuê tàu cho Ngân hàng, lỗi này là do kế toán theo dõi công nợ của Ngân hàng. Đến tháng 4/2019. Ngân hàng mới gửi cho Công ty B hóa đơn tiền thuê tàu tháng 11/2017 với số tiền 100.000.000đ nhưng hóa đơn này cũng không đúng. Ngân hàng cần phải xuất hóa đơn tiền thuê tàu tháng 11/2017 với số tiền 400.000.000đ (bù trừ vào tiền dầu chạy từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hải Phòng tháng 3/2017), tiền thuê tàu các tháng 12/2017, tháng 1/2018 (bù trừ vào số tiền 849.931.885đ chi phí sửa chữa lên đà), tiền thuê tàu tháng 2-2018, tháng 3/2018 (bù trừ vào số tiền đặt cọc còn lại) và hóa đơn số tiền dầu 57.612.401đ nhưng Ngân hàng không thực hiện. Đây là do lỗi hoàn toàn của Ngân hàng.
Trong quá trình khai thác tàu, do Tàu Hải Phương không đảm bảo đủ điều kiện đi biển trên mọi phương diện nên Công ty B còn phải thay mặt Ngân hàng sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị trên tàu và tháng 2/2019, Công ty B đã có công văn ngày 26/02/2019 kèm theo bảng t ng hợp quyết toán chi phí thay mặt chủ tàu duy trì và nâng cấp tài sản cho tàu Hải phương 619 ký ngày 25/02/2019 đề nghị Ngân hàng khấu trù số tiền này vào chi phí thuê tàu là 2.115.483.726đ nhưng Ngân hàng không chấp nhận. Ngoài ra, trong thời gian tàu lên đà, dừng hoạt động để sửa chữa, nâng cấp cần phải giảm trừ tiền 30 ngày thuê tàu.
Ngày 03/12/2018, Ngân hàng có Công văn số 4820/2018/MSB-TGDD gửi Công ty B yêu cầu thanh toán số tiền thuê tàu đến tháng 10/2018 là 3.607.680.516đ là không đúng.
Nay Ngân hàng khởi kiện, Công ty B có quan điểm và yêu cầu đối với từng yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng như sau:
Tính hết tháng 3/2018, Công ty B đã thanh toán tiền thuê tàu còn dư 49.931.885đ, như vậy tạm tính đến ngày kết thúc Hợp đồng thuê tàu (Ngày 07/04/2019), Công ty B đồng ý trả cho Ngân hàng các khoản như sau:
- Tiền thuê tàu từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019: 400.000.000đ x 12 tháng = 4.800.000.000đ.
- Tiền dầu thừa Công ty B phải thanh toán cho Ngân hàng là 57.612.401đ. Công ty B yêu cầu Ngân hàng đối trừ các khoản tiền Công ty B đã trả thay và tạm ứng như sau:
- Số tiền Công ty B đã chuyển trả: 100.000.000đ
- Số tiền Công ty B thay mặt chủ tàu sửa chữa, nâng cấp để duy trì cấp đăng kiểm: 2.115.485.726đ.
- Trừ tiền thuê tàu những ngày tàu phải lên đà, dừng hoạt động phục vụ sửa chữa 400.000.000đ Số tiền Công ty B còn nợ Ngân hàng là 2.242.128.675đ. Công ty B đồng ý thanh toán số tiền này cho Ngân hàng.
- Không chấp nhận yêu cầu trả lãi chậm trả vì Ngân hàng tính toán sai, không ký quyết toán, không xuất hóa đơn cho Công ty B nên Công ty B không có căn cứ để thanh toán tiền cho Ngân hàng. Lỗi này là hoàn toàn thuộc về Ngân hàng nên Ngân hàng không thể yêu cầu Công ty B trả khoản lãi này.
- Không chấp nhận yêu cầu phạt chậm bàn giao tàu: Vì Công ty B đã có văn bản đồng ý giao trả tàu nhưng Ngân hàng và VSG chưa nhận bàn giao tàu là do lỗi của Ngân hàng và VSG nên Công ty B không có lỗi. Mặt khác, Điều 301 Luật Thương mại quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”. Nhưng trong hợp đồng thuê tàu quy định mức phạt tại điểm b hoản 1 Điều 21 bằng 150% giá trị tiền thuê tàu là thỏa thuận vô hiệu do trái quy định của pháp luật, không có giá trị áp dụng nên không có căn cứ để tính tiền phạt.
Ngoài ra, Công ty B cho rằng: Thứ nhất vụ án này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận H mà thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng do việc bàn giao lại tàu giữa các bên được thực hiện tại cảng Samalaiju – Bintulu- Malaysia (nơi kết thúc). Thứ hai: B cho rằng Hợp đồng thuê tàu giữa B và Ngân hàng vô hiệu toàn bộ do Ngân hàng chỉ được cấp phép kinh doanh trong hoạt động ngân hàng, không được cấp phép trong hoạt động hàng hải.
* Tại văn bản trình bày đề ngày 26/8/2019 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Công ty C trình bày: VSG được ủy quyền thay mặt Ngân hàng quản lý toàn diện đối với đội tàu thuộc sở hữu của Ngân hàng đang cho thuê trong đó có Tàu Hải Phương 6919 đang cho Công ty B thuê, VSG có quyền thực hiện việc đàm phán, ký kết và quyết định các vấn đề liên quan đến hợp đồng cho thuê tàu, đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng để nhận bàn giao tàu từ Công ty B.
Do Công ty B vi phạm trong việc thanh toán tiền thuê tàu; đến khi hết hạn hợp đồng vào ngày 07/4/2019, Công ty B cũng không hoàn trả tàu cho Ngân hàng mà đến tận ngày 08/6/2019 mới đồng bàn giao cho VSG để trả lại tàu cho Ngân hàng tại cảng Samalaiju – Bintulu- Malaysia.
Do Công ty B cố tình không thanh toán tiền thuê, không bàn giao tàu cho Ngân hàng theo như thỏa thuận trong hợp đồng đã xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nguyên đơn.
Theo VSG, việc Ngân hàng khởi kiện Công ty B để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ là hoàn toàn hợp pháp. Vì vậy, đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Do điều kiện ở xa, nên VSG đề nghị vắng mặt tại các buổi làm việc và các phiên toà xét xử vụ án.
* Tại Bán án sơ thẩm số 13/2019/KDTM-ST ngày 14/11/2019 của Tòa án nhân dân quận H quyết định: Căn cứ Điều 30, khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 144, Điều 147 của Bộ luật tố tụng Dân sự; các điều 116, 117, 119, 274, 275, 280, 351, 353, 356, 357, 360, 472, 481, 482 và Điều 688 của Bộ luật Dân sự; Điều 301, Điều 302, Điều 303 và Điều 306 của Luật Thương mại; Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11-01-2019; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng:
Buộc Công ty B phải thanh toán cho Ngân hàng tổng số tiền nợ đến ngày 14/11/2019 là 6.656.604.791 () đồng; trong đó: Tiền thuê tàu còn thiếu là 5.614.347.183 đồng; tiền lãi cho chậm thanh toán là 976.124.275 đồng; tiền phạt do chậm bàn giao tàu là 66.133.333 đồng.
Đối với khoản tiền nêu trên, kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm 14/11/2019 cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự.
2. Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của Ngân hàng về việc buộc Công ty B phải trả lại tàu HAI PHUONG 619 cho Ngân hàng.
Ngoài ra, bản án còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo và quyền và nghĩa vụ thi hành án của các đương sự.
* Sau khi xét xử sơ thẩm: Ngày 28/11/2019, bị đơn Công ty B kháng cáo toàn bộ BA. Với các lý do:
- Tòa án nhân dân quận H không có thẩm quyền giải quyết mà phải là Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vì tài sản cho thuê được các bên bàn giao, kết thúc hợp đồng ở nước ngoài và các bên có thỏa thuận Tòa án có thẩm quyền tại Hà Nội, luật áp dụng là luật nước ngoài.
- Hợp đồng thuê tàu vô hiệu do Ngân hàng Hàng hải không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh cho thuê tàu.
- Thỏa thuận phạt chậm giao tàu vô hiệu do trái quy định tại Điều 301 Luật Thương mại.
- Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu nguyên đơn, không thu thập mẫu hợp đồng thuê tàu trần tiêu chuẩn của Bimco Barrecon 2001 là trái quy định của BLTTDS. Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và bị đơn vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.
Đại diện của bị đơn trình bày: Tòa án cấp sơ thẩm không có thẩm quyền giải quyết vụ án do các bên đã thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp là Tòa án có thẩm quyền ở Hà Nội, việc chấm dứt hợp đồng ở nước ngoài nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh. Tòa án cấp sơ thẩm không thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ. Hợp đồng thuê tàu được ký giữa Ngân hàng và Công ty B vô hiệu do Ngân hàng không được phép hoạt động kinh doanh cho thuê tàu. Điều khoản phạt chậm trả tàu vô hiệu do không theo quy định của pháp luật. Ngân hàng trình bày ngày bàn giao tàu là ngày 08/6/2019 là không đúng. Công ty B bàn giao tàu cho Ngân hàng là ngày 03/6/2019.
Đại diện của nguyên đơn trình bày: Nguồn gốc tàu biển Ngân hàng cho Công ty B thuê là từ việc Ngân hàng nhận tài sản thế chấp để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của người vay. Sau đ Ngân hàng đứng tên chủ sở hữu. Ngân hàng cho Công ty Sơn Nguyên Xanh thuê tàu bản chất là giải pháp xử lý tín dụng trong thời gian chờ bán con tàu này để xử lý nợ. Hoạt động này không phải là hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nên không ghi nhận trong giấy phép hoạt động. Ngân hàng cho Công ty B thuê tàu là hoàn toàn phù hợp với quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014 (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2017/TT- NHNN ngày 29/12/2017) của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Điều 13 của Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ. Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ địa chỉ có trụ sở của bị đơn để thụ lý giải quyết vụ án là đúng với quy định của pháp luật.
Tòa án cấp sơ thẩm quyết định bị đơn phải trả số tiền thuê tàu từ khi ký hợp đồng đến ngày trả tàu là đúng với thỏa thuận của các bên. Theo Hợp đồng các bên có thỏa thuận về việc phạt do chậm bàn giao tàu là 150% giá tiền thuê tàu cho mỗi ngày chậm hoàn trả tàu nhưng Ngân hàng chỉ yêu cầu mức phạt 08% giá tiền thuê tàu cho mỗi ngày chậm hoàn trả tàu và phù hợp với Điều 301 Luật Thương mại.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật và quan điểm giải quyết vụ án: Từ khi thụ lý đến trước khi tuyên án, Thẩm phán, Hội đồng xét xử và các đương sự đã chấp hành đúng quy định của luật tố tụng dân sự. Tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án không thể hiện rõ việc bàn giao tàu vào ngày nào nhưng ngày 03/6/2019 các bên có ký các Biên bản bàn giao nhiên liệu, Biên bản bàn giao giấy chứng nhận đăng kiểm và vật tư trên tàu nên có căn cứ xác định ngày bàn giao tàu là ngày 03/6/2019. Tiền gốc và tiền lãi của tháng 6/2019 không đúng. Nội dung khác cáo khác của bị đơn không có căn cứ nên không được chấp nhận. Đề nghị Hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm theo hướng giảm số tiền bị đơn phải trả tương ứng với 05 ngày thuê tàu.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ kết quả tranh luận tại phiên tòa và ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân, Hội đồng xét xử nhận định:
- Về tố tụng:
[1]. Xét về thẩm quyền giải quyết vụ án: Theo khoản 3 Điều 26 của Hợp đồng thuê tàu trần số 01/2017/MSB-MD ngày 07/3/2017 và số 01/2018/MSB-MD ngày 07/4/2018 thể hiện: “Mọi tranh chấp phát sinh từ và iên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết trên tinh thần thương lượnng…Nếu không thể thương lượng…thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tại Hà Nội giải quyết,…”. Như vậy, các bên có thỏa thuận về việc Tòa án có thẩm quyền tại thành phố Hà Nội nhưng các bên không xác định rõ Tòa án nào của thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết nên việc thỏa thuận này không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 35, Điều 37, khoản 1 Điều 39 BLTTDS. Mặt khác, theo thỏa thuận thì một trong các bên có quyền yêu cầu mà không phải là nghĩa vụ.
[1.1]. Bị đơn cho rằng vụ án này thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc vì có yếu tố nước ngoài cụ thể là chấm dứt quan hệ hợp đồng xảy ra tại nước ngoài theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 464 BLTTDS; xét thấy: Theo điểm a khoản 2 Điều 3 của Hợp đồng thuê tàu các bên thỏa thuận: “ Khi hợp đồng thuê tàu này chấm dứt con tàu sẽ được Bên thuê tàu hoàn trả cho Bên cho thuê tàu tại bất kỳ cầu cảng nào của Việt Nam…”. Như vậy, việc Công ty B trả tàu cho Ngân hàng ở nước ngoài là không đúng với sự thỏa thuận. Hơn nữa, theo Điều 24 của Hợp đồng không có quy định về việc giao tàu không thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng. Mặt khác, tranh chấp giữa Ngân hàng với Công ty B là tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng.
[1.2]. Bị đơn cho rằng các bên có thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài. Xét thấy: Theo khoản 1 Điều 26 các bên có thỏa thuận: “ Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh bởi Pháp uật Việt Nam. Các điều khoản khác không được nêu trong Hợp đồng này thì áp dụng theo “Mẫu hợp đồng…của Bimco BARECON 2001”…”. Bị đơn cũng không đưa ra được những điều khoản khác không được nêu trong Hợp đồng là những điều khoản và bị đơn cũng không cung cấp được mẫu hợp đồng.
Từ [1], [1.1] và [1.2], xét thấy nội dung kháng cáo không có cơ sở. Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ bị đơn có địa chỉ trụ sở tại quận H, thành phố Hải Phòng để thụ lý giải quyết là đúng với quy tại điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS.
[2]. Bị đơn cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm không thu thập mẫu hợp đồng thuê tàu trần của Bimco BARECON 2001 là trái với quy định của BLTTDS. Xét thấy; trong quá trình giải quyết vụ án, đại diện của nguyên đơn đã giao nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình nên Tòa án cấp sơ thẩm đã không thu thập mẫu hợp đồng của Bimco BARECON 2001. Mặt khác, theo quy định khoản 1 Điều 6 và khoản 2 Điều 91 và khoản 1 Điều 97 BLTTDS, bị đơn phản đối yêu cầu của nguyên đơn phải có trách nhiệm thu thập tài liệu, chứng cứ giao nộp cho Tòa án.
[3]. Xét sự vắng mặt của các đương sự: Tại phiên tòa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty CÓ phần C vắng mặt có văn bản đề nghị xét xử vắng mặt. Căn cứ khoản 2 Điều 296 BLTDS, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
- Về nội dung:
[4]. Bị đơn cho rằng nguyên đơn Ngân hàng không có chức năng cho thuê tàu mà chỉ được phép hoạt động theo giấy phép Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 27 và Điều 29 Luật các T chức tín dụng. Xét thấy;
Theo khoản khoản 1 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về phạm vi hoạt động được phép của TCTD: “ Ngân hàng Nhà nước quy định có thể phạm vi oại hình nội dung hoạt động ngân hàng hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng trong Giấy phép cấp cho từng tổ chức tín dụng.” Theo khoản 3 Điều 2 Quyết định số 68/NH-QĐ, ngày 08/6/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cấp giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Hàng hải quy định: “ …và các dịch vụ khác khi được ngân hàng Nhà nước cho phép .” Theo Điều 12 của Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 (Điều 13 của Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017) của Chính phủ quy định về chế độ tài chính đối với T chức Tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: “Tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cho thuê thế chấp cầm cố các tài sản thuộc quyền quản ý sử dụng của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp uật bảo đảmục hiệu quả an toàn và phát triển vốn.” và Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam số VN-3984 –VT và Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu số 2957/ĐKTB-2016.HP do Cơ quan Đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực Hải Phòng cấp ngày 20/4/2016 thể hiện Ngân hàng là chủ sở hữu của tàu biển Hải Phương 619.
Theo Điều 215 Bộ luật Hàng hải quy định: “Hợp đồng thuê tàu à hợp đồng được giao kết giữa chủ tàu và người thuê tàu theo để chủ tàu giao quyền sử dụng tàu biển của mình cho người thuê tàu trong một thời hạn nhất định với mục đích có thể được thỏa thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả .”.
Theo khoản 1 Điều 216 quy định: “Hợp đồng thuê tàu được giao kết theo hình thức hợp đồng thuê tàu định hạn hoặc hợp đồng thuê tàu trần.” Theo khoản 1 Điều 229 quy định: “Hợp đồng thuê tàu trần à hợp đồng thuê tàu theo đ chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu một tàu có thể không bao gồm thuyền bộ.” Từ những căn cứ trên có đủ cơ sở khẳng định Hợp đồng thuê tàu trần số 01/2017/MSB-MD ngày 07/3/2017 và Hợp đồng thuê tàu trần số 01/2018/MSB- MD ngày 07/4/2018 được ký giữa Ngân hàng và Công ty B có hiệu lực pháp luật.
[5]. Xét việc thực hiện Hợp đồng của các bên: Sau khi ký kết hợp đồng, nguyên đơn đã giao tàu cho bị đơn quản lý, sử dụng. Bị đơn nhận tàu và đưa vào khai thác nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê tàu là vi phạm thỏa thuận tại khoản 1 Điều 5 của Hợp đồng; Điều 233 BLHH; Điều 481 BLDS. Do vậy, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán khoản tiền chưa thanh toán có căn cứ.
[6]. Xét yêu cầu đòi số tiền thuê tàu: Theo nguyên đơn ngày thực tế bàn giao tàu là ngày 08/6/2019 nhưng bị đơn trình bày ngày giao tàu là ngày 03/6/2019 và các bên không cung cấp được tài liệu chứng cứ thể hiện rõ ngày giao tàu là ngày nào. Theo các văn bản gửi qua mail của các bên thể hiện thời gian bàn giao tàu không đổi từ ngày 05 đến ngày 10/6/2019 (BL 125, 126). Do các bên không thống nhất và không có tài liệu thể hiện rõ ngày các bên giao tàu nên Hội đồng xác định ngày 05/6/2019 là ngày giao tàu. Theo điểm b khoản 1 Điều 21 của Hợp đồng quy định: “ Trường hợp Bên thuê tàu chậm hoàn trả tàu cho Bên cho thuê tàu…thì ngoài việc Bên thuê tàu phải trả tiền thuê tàu cho những ngày chậm hoàn trả tàu,…”. Do vậy, Công ty B phải trả số tiền thuê tàu theo Hợp đồng và cho đến khi giao tàu ngày 05/6/2019.
[6.1]. Tại cấp phúc thẩm, nguyên đơn trình bày số tiền thuê tàu tháng 6/2019 là 6.414.347.183đ chứ không phải là 6.014347.183đ như trình bày và bảng tính giao nộp tại cấp sơ thẩm. Nên số tiền phạt Công ty B do chậm thanh toán phải là 984.892.494đ. Hội đồng xét thấy việc phát sinh thêm số tiền lãi phạt tại cấp phúc thẩm là vượt quá phạm vi khởi kiện và nguyên đơn không kháng cáo nên Hội đồng không xem xét.
Như vậy, số tiền thuê tàu và tiền lãi phạt do chậm thanh toán tính từ ngày 18/5/2017 đến ngày 05/6/2019 sau khi trừ đi các khoản tiền (Công ty B đã thanh toán 2.280.645.157đ, thanh toán 400 triệu đồng cho máy chính và đèn tàu tháng 3/2017, thanh toán 849.931.885đ kỳ lên đà tháng 5/2017 và 800 triệu đặt cọc) là 5.574.347.182đ và 975.784.001đ.
[7]. Xét yêu cầu của nguyên đơn đối với số tiền phạt chậm bàn giao tàu: Theo điểm b khoản 1 Điều 21 của Hợp đồng quy định: “ Trường hợp Bên thuê tàu chậm hoàn trả tàu cho Bên cho thuê tàu…Bên thuê tàu còn phải thanh toán cho Bên cho thuê tàu một khoản tiền phạt bằng 150% giá tiền thuê tàu cho mỗi ngày chậm hoàn trả tàu.” Nguyên đơn chỉ yêu cầu mức phạt là 08% trên số tiền thuê tàu cho 62 ngày chậm trả tàu (Từ ngày 07/4/2018 đến ngày 08/6/2019). Nhưng nguyên đơn không có tài liệu chứng minh ngày bàn giao tàu là ngày 08/6/2019 và Hội đồng chỉ chấp nhận ngày các bên bàn giao tàu là ngày 05/6/2019 (59 ngày chậm giao tàu). Do vậy, cần sửa lại án sơ thẩm đối với số tiền phạt chậm trả tàu của bị đơn là: 400 triệu đồng/30 ngày x 8% x 59 = 62.933.333đ.
[8]. Như vậy, tổng số tiền Công ty B phải thanh toán cho Ngân hàng là 5.574.347.182đ + 975.784.001đ + 62.933.333đ = 6.613.064.516đ.
[9]. Xét về án phí:
[9.1]. Án phí sơ thẩm: Nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả số tiền 6.656.604.791đ nhưng Tòa án chỉ chấp nhận số tiền 6.613.064.516đ nên nguyên đơn phải chịu án phí tương ứng với số tiền 6.656.604.791đ - 6.613.064.516đ = 43.540.275đ. Bị đơn phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với số tiền 6.613.064.516đ.
[9.2]. Án phí phúc thẩm: Do Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm nên người kháng cáo Công ty B không phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng Dân sự;
Áp dụng các Điều 30, khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 144, Điều 147, Điều 148, Điều 228 của Bộ luật Tố tụng Dân sự; Điều 116, 117, 119, 274, 275, 280, 282, 351, 356, 357, 360, 398, 468, 472, 481 và 482 của Bộ luật Dân sự; Điều 300, 301, Điều 302, Điều 303 và Điều 306 của Luật Thương mại; Điều 90 Luật các TCTD; Điều 215, 216 và Điều 299 Bộ luật Hàng hải; Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11-01-2019; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Xử: Sửa Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 13/2019/KDTM-ST ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân quận H, thành phố Hải Phòng.
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng A:
Buộcó Công ty B phải thanh toán cho Ngân hàng A số tiền là 6.613.064.516đ (Sáu tỷ sáu trăm mười ba triệu không trăm sáu mươi tư nghìn năm trăm mười sáu đồng); trong đó: Tiền thuê tàu còn thiếu là 5.574.347.182đ; tiền lãi cho chậm thanh toán là 975.784.001đ và tiền phạt do chậm bàn giao tàu là 62.933.333đ.
Đối với khoản tiền nêu trên, kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm 14/11/2019 cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự.
2. Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của Ngân hàng A về việc buộc Công ty B phải trả lại tàu HAI PHUONG 619 cho Ngân hàng A.
3. Về án phí:
3. 1. Về án phí sơ thẩm:
Công ty B phải chịu 114.613.064đ (Một trăm mười bốn triệu sáu trăm mười ba nghìn không trăm sáu tư đồng) án phí sơ thẩm.
Ngân hàng A phải chịu 3.000.000đ (Ba triệu đồng) án phí sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền 57.023.000đ đã nộp tạm ứng án phí theo Biên lai số 0008218 ngày 16/5/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự quận H, thành phố Hải Phòng. Trả lại Ngân hàng A số tiền 54.023.000đ (Năm mươi tư triệu không trăm hai mươi ba mươi nghìn đồng)
3. 2. Về án phí phúc thẩm: Trả lại Công ty B 2.000.000đ (Hai triệu đồng) tạm ứng đã nộp theo Biên lai thu tiền số 0008500, ngày 13/12/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự quận H, thành phố Hải Phòng.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tai các Điều 6, 7 và Điều 9 của Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự./.
Bản án về tranh chấp hợp đồng thuê tàu trần số 08/2020/KDTM-PT
Số hiệu: | 08/2020/KDTM-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Hải Phòng |
Lĩnh vực: | Kinh tế |
Ngày ban hành: | 01/06/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!