Bản án về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ số 20/2023/HS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

BẢN ÁN 20/2023/HS-PT NGÀY 28/03/2023 VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

Trong các ngày 21 và ngày 28 tháng 3 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 102/2022/HSPT ngày 25 tháng 10 năm 2022 đối với các bị cáo Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1.

Do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 58/2022/HS-ST ngày 23/7/2022 của Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Các bị cáo có kháng cáo:

1. Nguyễn Thành K, sinh năm 1965; tại: N; nơi cư trú: Khu phố X, phường X, thành phố X1, tỉnh Bình Phước; giới tính: Nam; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; nghề nghiệp: Công chức; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Nguyễn Ng T, sinh năm 1930 và con bà Phạm Thị T1, sinh năm 1933; có vợ là Đinh Thị Th1 H, sinh năm 1969 (hiện nay đã ly hôn); tiền án, tiền sự: không;

Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 07/10/2020 cho đến ngày 15/4/2022 được tại ngoài, có mặt tại phiên tòa.

2. Nguyễn Thị Th, sinh năm 1984, tại H; nơi cư trú: ấp 3, xã L, huyện P, tỉnh Bình Phước; giới tính: Nữ; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; nghề nghiệp: Công nhân; trình độ văn hóa: 12/12; con ông Nguyễn Hữu K, sinh năm 1960 và con bà Hoàng Thị Tr, sinh năm 1963; có chồng là Nguyễn Văn H, sinh năm 1987 và 01 người con sinh năm 2017; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 07/10/2020 cho đến ngày 04/4/2022 được tại ngoài, có mặt tại phiên tòa.

3. Đỗ Thị Hồng Th1, sinh năm 1984, tại: P; nơi cư trú: Ấp T, xã T1, huyện P, tỉnh Bình Phước; giới tính: Nữ; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; Nghề nghiệp: Viên chức; trình độ văn hóa: 12/12; P; nghề nghiệp: Viên chức; con ông Đỗ Văn M, sinh năm 1957 và con bà Lê Thị S, sinh năm 1957; có chồng là Vũ Tiến Ng, sinh năm 1972; 02 người con, lớn nhất sinh năm 2019, nhỏ nhất sinh năm 2013; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 07/10/2020 cho đến ngày 07/4/2022 được tại ngoài, có mặt tại phiên tòa.

- Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Th: Ông Đào Quốc V, sinh năm 1978 là Luật sư của Công ty Luật TNHH L; địa chỉ: Số 63 H, phường X, Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh (có đơn xin xét xử vắng mặt)

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước; địa chỉ: Quốc lộ 14, phường P, thành phố X, tỉnh Bình Phước Uỷ quyền cho Sở lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước tham gia tố tụng

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước Địa chỉ: Quốc lộ 14, phường B, thành phố X, tỉnh Bình Phước Đại diện theo ủy quyền: Ông Đinh Quang D, sinh năm 1971 (có đơn xin xét xử vắng mặt) Chức vụ: Trưởng phòng Lao động – Việc làm

Phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện P Địa chỉ: Khu phố A, thị trấn P, huyện P, tỉnh Bình Phước Đại diện theo pháp luật: Ông Đoàn Văn Th, Trưởng Phòng (có đơn xin xét xử vắng mặt)

Trung tâm GDNN-GDTX huyện P Địa chỉ: Khu phố A, thị trần P, huyện P, tỉnh Bình Phước Đại diện theo pháp luật: Ông Trần Th T – Giám đốc (có đơn xin xét xử vắng mặt) 

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 10/8/2016, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Phước có Quyết định số 2110/QĐ-UBND về việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện P thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện P (sau đây viết tắt là Trung tâm). Ngày 15/11/2016, UBND huyện P ban hành các Quyết định số 4124, 4127 về việc bổ nhiệm Nguyễn Thành K và Đinh Xuân L giữ chức vụ Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm. Ngày 21/12/2016, UBND huyện P ban hành Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Trung tâm. Theo đó, Trung tâm có các nhiệm vụ như: Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lạo động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, v.v… Trong các năm 2017, 2018, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là LĐTBXH) tỉnh Bình Phước và Phòng LĐTBXH huyện P đã ký kết với Trung tâm 67 hợp đồng, giao cho Trung tâm thực hiện việc tuyển sinh và tổ chức 67 lớp dạy nghề cho người lao động. Quá trình tổ chức thực hiện các hợp đồng dạy nghề, Trung tâm chỉ thực hiện 01 lớp dạy nghề may công nghiệp tổ chức tại Trung tâm là đúng theo hợp đồng ký kết, còn lại 66 lớp thì có 60 lớp không thực hiện việc tuyển sinh, dạy nghề và 06 lớp thực hiện không đúng, không đủ theo hợp đồng đã ký nhưng vẫn lập khống hồ sơ chứng từ đề nghị Th toán kinh phí, cụ thể như sau:

1.1. Lập khống chứng từ đề nghị Th toán kinh phí tổ chức 59 lớp dạy nghề may công nghiệp tại các doanh nghiệp:

Theo Hướng dẫn số 20/HD-UBND ngày 20/01/2017 của UBND tỉnh Bình Phước về việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh Bình Phước (viết tắt là Hướng dẫn số 20) thì đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề là người lao động có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp và học nghề thường xuyên dưới 3 tháng để làm việc cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp được hưởng chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư theo Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh Bình Phước. Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động được bố trí từ chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Về hồ sơ và các bước thực hiện việc hỗ trợ lao động học nghề phải thực hiện theo quy trình 05 bước, trong đó căn cứ quy định mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt, Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước ký kết hợp đồng đào tạo nghề với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã lựa chọn để đào tạo nghề cho người lao động và chuyển kinh phí cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, không hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho doanh nghiệp và người lao động học nghề.

Sau khi tìm hiểu, nắm bắt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động và Hướng dẫn số 20 của UBND tỉnh Bình Phước, Nguyễn Thành K – Giám đốc Trung tâm ký hợp đồng thỏa Th1ận giao cho Nguyễn Thị Th thực hiện việc phối hợp với các doanh nghiệp trong tỉnh, các ban ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện P để tuyển sinh, đào tạo các ngành nghề; lập danh sách, hoàn tất các hồ sơ đào tạo nghề cho đến khi kết thúc lớp học; hoàn thiện các hồ sơ lưu tại Trung tâm đúng và đầy đủ.

Mặc dù Trung tâm không có giáo viên cơ hữu dạy nghề may công nghiệp, không đủ điều kiện về nhà xưởng, máy móc thiết bị thực hành may để phục vụ dạy nghề tuy nhiên theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì có thể huy động người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, tại Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 01/8/2016 của UBND tỉnh cũng xác định tiếp tục nhân rộng các mô hình đào tạo có sự phối hợp giữa 03 bên gồm người lao động - cơ sở giáo dục nghề nghiệp - đơn vị, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo. Do đó, để thực hiện công tác tuyển sinh các lớp dạy nghề, Nguyễn Thành K và Nguyễn Thị Th đến các Công ty TNHH Y Sài Gòn (Công ty Y Sài Gòn), trụ sở tại Khu Công nghiệp Bắc P, huyện P; Công ty TNHH SX TM DV may P(Công ty P), trụ sở tại ấp Minh Hòa, xã T1, huyện P và Công ty Cổ phần may và xuất nhập khẩu Sao Mai Việt K (Công ty Sao Mai Việt K), trụ sở tại Ấp 1, xã H, thành phố X, tỉnh Bình Phước (sau đây gọi chung là các công ty) để khảo sát, nắm bắt nhu cầu lao động cần đào tạo và trao đổi về việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp theo Hướng dẫn số 20.

Qua khảo sát, K và Th biết được trước khi Trung tâm liên hệ trao đổi về việc phối hợp mở lớp dạy nghề cho lao động thì đa số công nhân đã được các Công ty tự tổ chức dạy nghề khi tuyển dụng vào làm việc. Các Công ty đều thực hiện việc tự đào tạo cho lao động theo mô hình cử công nhân lành nghề hướng dẫn trực tiếp cho công nhân mới vào và chủ yếu là thực hành trên dây chuyền sản xuất của Công ty chứ không dạy lý Th1yết. Việc tổ chức dạy tập trung theo lớp và theo chương trình đào tạo của Trung tâm không phù hợp với hình thức đào tạo cho công nhân của các Công ty nên họ không đồng ý áp dụng. Đồng thời, do doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, nhu cầu tuyển dụng công nhân mới để thay thế số nghỉ việc không nhiều nên số lượng công nhân mới tuyển dụng cần học nghề cũng không nhiều. Để Trung tâm hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề theo chương trình, kế hoạch của UBND huyện P thì các doanh nghiệp phải đồng ý phối hợp làm hồ sơ mở các lớp dạy nghề cho lao động.

Để Th1yết phục các Công ty, Nguyễn Thành K trao đổi là theo Hướng dẫn số 20 thì UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp dạy nghề cho lao động nhưng không hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp mà phải phối hợp với Trung tâm làm hồ sơ mở lớp dạy nghề. Trung tâm không thực hiện việc tuyển sinh, tổ chức dạy nghề mà các Công ty cứ thực hiện việc dạy nghề cho công nhân theo hình thức đào tạo của công ty. Các Công ty chỉ cần cung cấp danh sách của những công nhân đã được các công ty dạy nghề và ký hợp đồng lao động cho Trung tâm làm hồ sơ tổ chức các lớp dạy nghề để lấy kinh phí, Trung tâm chi hỗ trợ cho công ty bằng hình thức ký hợp đồng thuê nhà xưởng, máy móc của các Công ty để phục vụ cho việc dạy nghề. Sau khi được Th toán, Trung tâm sẽ chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo cho các Công ty.

Khi được các Công ty đồng ý, K và Th đề nghị các Công ty ký Bản cam kết phối hợp đào tạo, cung cấp danh sách và bản photocopy giấy chứng minh nhân dân của công nhân đang làm việc để Th lập Danh sách học viên có nhu cầu học nghề hoặc Công ty lập Danh sách học viên có nhu cầu học nghề (theo mẫu của Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước), cung cấp Danh sách công nhân lành nghề (có xác nhận của các Công ty) để Th lập Danh sách giáo viên thỉnh giảng. Đồng thời, Th tự lập kế hoạch giảng dạy, soạn Th3 Hợp đồng dạy nghề trình K ký, sau đó Th gửi hồ sơ đến Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước và Phòng LĐTBXH huyện P xem xét, ký kết hợp đồng dạy nghề với Trung tâm.

Năm 2017, Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước ký 20 Hợp đồng, giao cho Trung tâm tổ chức tuyển sinh và đào tạo 20 lớp may công nghiệp tại Công ty Y Sài Gòn. Năm 2018 Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước tiếp tục ký 19 Hợp đồng, giao cho Trung tâm tổ chức tuyển sinh và đào tạo 10 lớp may công nghiệp tại Công ty Y Sài Gòn, 06 lớp may công nghiệp tại Công ty Sao Mai Việt K và 03 lớp may công nghiệp tại Công ty P. Đồng thời, Phòng LĐTBXH huyện P cũng ký 20 Hợp đồng, giao cho Trung tâm tổ chức tuyển sinh và đào tạo 20 lớp may công nghiệp tại Công ty Y Sài Gòn. Tổng cộng Trung tâm phải tổ chức tuyển sinh và đào tạo 59 lớp dạy nghề may công nghiệp với quy mô mỗi lớp 35 học viên.

Tuy nhiên, sau khi ký kết hợp đồng dạy nghề, Trung tâm không tổ chức dạy nghề cho người lao động nhưng vẫn lập khống hồ sơ tổ chức các lớp dạy nghề. Trong hồ sơ mỗi lớp đào tạo nghề K đều ký Hợp đồng giao khoán cho Th nhiệm vụ tổ chức tuyển sinh, tổ chức lớp học cho Trung tâm và thỏa Th1ận trả thù lao cho Th là 150.000 đồng/1 học viên (riêng 10 lớp mở tại Công ty Y Sài Gòn năm 2018 theo hợp đồng với Sở LĐTBXH tỉnh thì mức thù lao là 120.000 đồng/1 học viên). K chỉ đạo Th sử dụng danh sách công nhân do các Công ty cung cấp để lập khống hồ sơ các lớp dạy nghề do Trung tâm tổ chức theo hợp đồng với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước và Phòng LĐTBXH huyện P. Đồng thời K và Th lợi dụng việc các Công ty vẫn đang tự tổ chức dạy nghề, cử công nhân lành nghề hướng dẫn cho số ít công nhân mới tuyển dụng để làm Thông báo về việc mở lớp dạy nghề tại các công ty gửi Phòng LĐTBXH huyện P và Phòng LĐTBXH thành phố Đồng Xoài. Căn cứ thông báo của Trung tâm, trong thời gian mở các lớp đào tạo, Phòng LĐTBXH huyện P và Phòng LĐTBXH thành phố Đồng Xoài tổ chức kiểm tra, xác nhận việc đào tạo nghề của Trung tâm tại các Công ty.

Do Trung tâm không tổ chức tuyển sinh và dạy nghề nên thực tế không phát sinh chi kinh phí cho các khoản như: Chi phí tuyển sinh, chi trả thù lao cho giáo viên thỉnh giảng, chi mua nguyên liệu giấy thực tập may, chi trả tiền giáo viên quản lý lớp, chi mua văn phòng phẩm phục vụ các lớp dạy nghề, chi trả tiền thuê nhà xưởng, máy may… Tuy nhiên, để có hồ sơ, chứng từ Th quyết toán kinh phí thì khi kết thúc thời gian đào tạo theo hợp đồng, Th lập khống và hoàn chỉnh hồ sơ các lớp dạy nghề gồm: Bảng theo dõi thời gian học tập của học viên, Quyết định công nhận kết quả kiểm tra cuối khóa kèm theo danh sách học viên; Hợp đồng thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ dạy nghề, Biên bản nghiệm Th1, Th lý hợp đồng dịch vụ cho thuê nhà xưởng, máy móc với các Công ty; Biên bản nghiệm Th1, Th lý hợp đồng cung cấp nguyên liệu giấy thực tập may; Hợp đồng thuê giáo viên và Th lý hợp đồng với giáo viên thỉnh giảng; Các biên bản nghiệm Th1, Th lý hợp đồng dạy nghề. Đồng thời, K chỉ đạo Đỗ Thị Hồng Th1 - Thủ quỹ Trung tâm lập khống phiếu chi, làm khống giấy biên nhận tiền giữa giáo viên thỉnh giảng với Trung tâm, sau đó K nhờ các học sinh của Trung tâm (không xác định được cụ thể là người nào) ký giả chữ ký của giáo viên; K ký văn bản đề nghị Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước và Phòng LĐTBXH huyện P Th toán kinh phí các lớp dạy nghề.

Với cách thức như trên, từ ngày 21/6/2017 đến 30/8/2018, Nguyễn Thành K đã đại diện Trung tâm ký kết 59 hợp đồng dạy nghề với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước và Phòng LĐTBXH huyện P, chỉ đạo Nguyễn Thị Th và Đỗ Thị Hồng Th1 lập khống hồ sơ, chứng từ quyết toán kinh phí tổ chức 59 lớp dạy nghề may công nghiệp cho 2.033 học viên với tổng số tiền là: 2.712.350.000 đồng. Cụ thể:

- Từ ngày 21/6/2017 đến ngày 30/8/2017, Trung tâm đã ký hợp đồng với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước và làm thủ tục quyết toán kinh phí tổ chức 20 lớp dạy nghề may công nghiệp tại Công ty Y Sài Gòn, số lượng 700 học viên, thời gian học: từ ngày 27/6/2017 đến ngày 28/8/2017, số tiền quyết toán: 892.500.000 đồng;

- Từ ngày 16/4/2018 đến ngày 18/6/2018, Trung tâm đã ký hợp đồng với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước và làm thủ tục quyết toán kinh phí tổ chức 10 lớp dạy nghề may công nghiệp tại Công ty Y Sài Gòn, số lượng 350 học viên, thời gian học: từ ngày 18/4/2018 đến này 11/6/2018, số tiền quyết toán: 446.250.000 đồng;

- Từ ngày 02/5/2018 đến ngày 26/7/2018, Trung tâm đã ký hợp đồng với Phòng LĐTBXH huyện P và làm thủ tục quyết toán kinh phố tổ chức 20 lớp dạy nghề may công nghiệp tại Công ty Y Sài Gòn, số lượng 700 học viên, thời gian học: từ ngày 03/5/2018 đến này 23/7/2018, số tiền quyết toán: 892.500.000 đồng;

- Từ ngày 04/5/2018 đến ngày 08/8/2018, Trung tâm đã ký hợp đồng với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước và làm thủ tục quyết toán kinh phí tổ chức 03 lớp dạy nghề may công nghiệp tại Công ty P, số lượng 102 học viên, thời gian học: từ ngày 10/5/2018 đến này 10/7/2018, số tiền quyết toán: 173.400.000 đồng;

- Từ ngày 22/5/2018 đến ngày 30/8/2018, Trung tâm đã ký hợp đồng với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước và làm thủ tục quyết toán kinh phí tổ chức 06 lớp dạy nghề may công nghiệp tại Công ty Sao Mai Việt K, số lượng 181 học viên, thời gian học: từ ngày 06/6/2018 đến ngày 06/8/2018, số tiền quyết toán: 307.700.000 đồng.

Tổng số tiền kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động 2.712.350.000 đồng nêu trên Trung tâm không tạm ứng trước, sau khi Trung tâm lập hồ sơ thể hiện đã thực hiện hợp đồng, hoàn thành xong chương trình đào tạo các lớp dạy nghề mới đề nghị Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước và Phòng LĐTBXH huyện P Th toán kinh phí theo hợp đồng đã ký kết. Sau khi tiền kinh phí được Th toán chuyển vào tài khoản của Trung tâm tại Kho bạc nhà nước huyện P, Nguyễn Thành K mới chỉ đạo Kế toán và Thủ quỹ Trung tâm thực hiện chuyển khoản và rút tiền mặt sử dụng như sau:

- Tiền chi phí tuyển sinh: 294.300.000 đồng được sử dụng chi hợp thức cho Nguyễn Thị Th theo hợp đồng tuyển sinh đã ký kết;

- Tiền giáo viên thỉnh giảng (tiền giảng dạy): 1.207.650.000 đồng, thực tế hợp thức chứng từ, không chi cho giáo viên mà nộp Quỹ chi khác của Trung tâm, sau đó sử dụng để chi trả cho các khoản chi phí của Nguyễn Thành K không liên quan đến dạy nghề như: tiếp khách, tặng quà, đi ăn uống, chi hỗ trợ về quê, chi hỗ trợ tiền xăng…;

- Tiền chi phí thuê xưởng may, máy may: 860.900.000 đồng được sử dụng như sau:

+ Chi hỗ trợ đào tạo nghề cho Công ty Y Sài Gòn số tiền 441.000.000 đồng và hợp thức bằng Th toán chi phí thuê máy may, phòng học vào tài khoản của Công ty Y Sài Gòn;

+ Chi hỗ trợ đào tạo nghề cho Công ty Psố tiền 57.120.000 đồng và hợp thức bằng Th toán chi phí thuê máy may vào tài khoản của Công ty P;

+ Chi hỗ trợ đào tạo nghề cho Công ty Sao Mai Việt K số tiền 68.780.000 đồng và hợp thức bằng Th toán chi phí thuê máy may của Công ty Sao Mai Việt K;

+ Chuyển khoản cho Công ty Sao Mai Việt K 294.000.000 đồng để hợp thức chi phí thuê máy may sử dụng cho 20 lớp dạy nghề tại Công ty Y Sài Gòn năm 2018. Sau đó K thỏa Th1ận để cho Công ty Sao Mai Việt K giữ lại số tiền 64.000.000 đồng để đóng Th1ế phát sinh từ việc xuất hóa đơn hợp thức; K nhận lại 230.000.000 từ Công ty Sao Mai Việt K nhưng không chứng minh được việc chi sử dụng (Theo lời khai của K xác định đã đưa cho bà Nguyễn Thị C để chuyển hỗ trợ cho Công ty Y Sài Gòn, nhưng bàn C không thừa nhận, qua xác minh Công ty Y Sài Gòn cũng xác định không nhận khoản tiền này).

- Tiền chi phí mua văn phòng phẩm: 15.630.000 đồng: được sử dụng Th toán cho cửa hàng Văn phòng phẩm Bình Minh, địa chỉ: thị trấn P, huyện P do bà Đàm Thị Th3 làm chủ để mua văn phòng phẩm phục vụ cho việc lập khống các hồ sơ Th quyết toán các lớp dạy nghề may công nghiệp. Trong đó K Th toán bằng tiền mặt 7.100.000 đồng; chuyển khoản Th toán 8.530.000 đồng.

- Tiền mua nguyên liệu may: 171.520.000 đồng. Trong đó: 26.000.000 đồng nộp quỹ phúc lợi của Trung tâm; 54.000.000 đồng: Nguyễn Thành K nhận tiền mặt, sử dụng chi cho bà Nguyễn Thị C 46.000.000 đồng tiền công photocopy giấy CMND học viên, sử dụng 6.500.000 đồng làm mái che phòng học tại Trung tâm, nhập quỹ chi khác 1.500.000 đồng (cùng với số tiền 03 lớp kỹ Th1ật nuôi và phòng trị bệnh cho gà NG02, 03, 04/2017);

+ 80.000.000 đồng: Chuyển khoản hợp thức chi trả cho cửa hàng An Hồng Ng tiền mua nguyên liệu may, cửa hàng An Hồng Ng giữ lại 8.000.000 đồng tiền Th1ế (5%) cho việc xuất 04 hóa đơn bán hàng hợp thức mua nguyên liệu may năm 2017, 2018; Nguyễn Thành K đến cửa hàng An Hồng Ng nhận lại 72.000.000 đồng sau đó K sử dụng 42.315.000 đồng nộp thêm về Quỹ phúc lợi năm 2018, sử dụng 9.000.000 đồng bù chi phí đã chi cho lớp may tại Trung tâm, sử dụng 20.685.000 đồng mua 10 cây Cẩm lai trồng tại Trung tâm.

+ 11.520.000 đồng: chuyển khoản hợp thức chi trả tiền mua nguyên liệu may cho cửa hàng văn phòng phẩm Bình Minh. Cửa hàng Văn phòng phẩm Bình Minh giữ lại 500.000 đồng để đóng Th1ế về việc xuất hóa đơn hợp thức, Nguyễn Thành K nhận lại 11.020.000 đồng và sử dụng 4.000.000 đồng thuê xe cẩu chở xe nâng của Trung tâm đi sửa tại Đồng Xoài, sử dụng 7.020.000 đồng thuê công khoan cắt bê tông, chở và trồng cây Cẩm lai tại Trung tâm.

- Tiền chi phí quản lý lớp: 121.710.000 đồng nộp vào quỹ phúc lợi của Trung tâm.

- Chi phí tiền viết chứng chỉ: 40.640.000 đồng chi hợp thức tiền công viết chứng chỉ cho Nguyễn Thành K.

1.2. Lập khống chứng từ đề nghị Th toán kinh phí tổ chức 01 lớp dạy nghề đan lát thủ công năm 2018 mở tại ấp A, xã T, huyện P, tỉnh Bình Phước:

Do biết tại ấp A, xã T, huyện P, tỉnh Bình Phước có cơ sở đan lát chổi đót Trung Kiên nên Nguyễn Thành K chỉ đạo Nguyễn Thị Th phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát nhu cầu học nghề đan chổi của người lao động tại địa phương. Th trao đổi, thỏa Th1ận nhờ ông Nguyễn Chí H – là Phó Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc xã T hỗ trợ tuyên truyền và làm công tác tuyển sinh lớp dạy nghề đan lát với quy mô 20 học viên. Sau đó Th soạn Th3, trình Nguyễn Thành K đại diện Trung tâm ký hợp đồng tuyển sinh với Nguyễn Chí H, theo đó Trung tâm thỏa Th1ận chi trả thù lao cho H là 150.000 đồng/01 học viên được tuyển sinh. Sau đó H cung cấp danh sách và bản photocopy giấy chứng minh nhân dân của người lao động có nhu cầu học nghề cho Th sử dụng đăng ký với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước để mở lớp dạy nghề đan lát tại ấp A, xã T, huyện P, tỉnh Bình Phước.

Ngày 22/5/2018, Trung tâm ký hợp đồng với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước về việc mở 01 lớp dạy nghề đan lát tại ấp A, xã T, huyện P, tỉnh Bình Phước, thời gian đào tạo từ ngày 28/5/2018 đến ngày 27/7/2018 với kinh phí tổ chức dạy nghề là 34.000.000 đồng. Sau khi ký hợp đồng, Trung tâm không tổ chức dạy nghề như hợp đồng ký kết nhưng K vẫn chỉ đạo Th phối hợp với Thủ quỹ Trung tâm là Đỗ Thị Hồng Th1 lập khống hồ sơ chứng từ có tổ chức lớp dạy nghề đề nghị Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước Th toán kinh phí. Trong đó Th lập khống những hồ sơ, tài liệu như: Kế hoạch giảng dạy, Bảng theo dõi thời gian học tập, Danh sách kết quả thi/học tập của học viên, Quyết định công nhận kết quả kiểm tra học tập cuối khóa và cấp chứng chỉ, Báo cáo kết quả sau đào tạo, Biên bản kiểm tra lớp học; Th lập khống và đưa cho Th1 ký khống: Biên nhận tiền giáo viên đứng lớp, tiền tuyển sinh; Th1 tham gia lập khống hồ sơ chứng từ hợp thức việc thanh toán như: Phiếu chi tiền, Danh sách cán bộ nhận tiền quản lý lớp, cán bộ nhận tiền viết chứng chỉ, phiếu chi tiền mua văn phòng phẩm…Sau khi Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước đồng ý Th toán, chuyển tiền vào tài khoản của Trung tâm mở tại Kho bạc nhà nước huyện P thì ngày 11/12/2018, K chỉ đạo Th1 rút số tiền 34.000.000 đồng về nhập quỹ chi khác của Trung tâm. Khi bị Ủy ban kiểm tra Huyện ủy P tổ chức kiểm tra các dấu hiệu sai phạm trong việc sử dụng kinh phí các lớp dạy nghề cho người lao động thì ngày 16/5/2019, K chỉ đạo Th1 nộp số tiền 34.000.000 đồng nói trên vào Kho bạc nhà nước huyện P để khắc phục hậu quả.

Theo Kết luận giám định tài chính số 03/STC-TTr ngày 26/9/2021 của Sở Tài chính tỉnh Bình Phước, kết luận: Việc ông Nguyễn Thành K - Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện P cùng các đối tượng liên quan không tổ chức 60 lớp dạy nghề theo quy định nhưng đã thực hiện lập khống hồ sơ thể hiện việc tổ chức 60 lớp đào tạo nghề để Th quyết toán chi phí tổ chức các lớp đào tạo nghề năm 2017-2018 và sử dụng chi phí đào tạo nghề được Th toán như đã nêu trên là sai so với quy định tại: Khoản 2 Điều 13, Khoản 1 khoản 2 khoản 3 Điều 18, Khoản 2 Điều 32, Khoản 1 Điều 63, Khoản 1 Điều 65 Luật ngân sách nhà nước năm 2015; Khoản 3, khoản 4 Điều 5, Khoản 3 Điều 6, Khoản 1 khoản 2 Điều 13 Luật kế toán năm 2015; Điểm d và điểm h Khoản 1 Điều 73 Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014. Hành vi của Nguyễn Thành K - Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện P cùng các đối tượng liên quan nêu trên đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, cụ thể như sau: Số tiền quyết toán khống chi phí đào tạo nghề của lớp dạy nghề đan chổi đót...gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền là 34.000.000 đồng. Tuy nhiên, đến ngày 16/5/2019 sau khi được UBND huyện P tổ chức kiểm tra, Trung tâm GDNN – GDTX huyện P đã đem nộp trả ngân sách nhà nước số tiền 34.000.000 đồng (Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước số CT: 0001499 ngày 16/5/2019). Số tiền quyết toán khống chi phí 59 lớp dạy nghề may công nghiệp...gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền 2.712.350.000 đồng.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 58/2022/HS-ST ngày 23/7/2022 của Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Bình Phước đã tuyên xử:

Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1 phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” Căn cứ vào khoản 3 Điều 356; các Điều 17, 38, 50, 58; các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, các điểm a, g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Nguyễn Thành K 10 (mười) năm tù, được khấu trừ thời hạn tạm giam từ ngày 07/10/2020 đến ngày 15/4/2022. Thời hạn tù được tính từ ngày bắt bị cáo đi chấp hành án.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 356; các Điều 17, 38, 50, 58; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, các điểm a, g khoản 1 Điều 52, khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Th 06 (sáu) năm tù, được khấu trừ thời hạn tạm giam từ ngày 07/10/2020 đến ngày 04/4/2022. Thời hạn tù được tính từ ngày bắt bị cáo đi chấp hành án.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 356; các Điều 17, 38, 50, 58; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, các điểm a, g khoản 1 Điều 52, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Đỗ Thị Hồng Th1 04 (bốn) năm tù, được khấu trừ thời hạn tạm giam từ ngày 07/10/2020 đến ngày 07/4/2022. Thời hạn tù được tính từ ngày bắt bị cáo đi chấp hành án.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về trách nhiệm dân sự, án phí và quyền kháng cáo theo quy định.

Ngày 01/8/2022, bị cáo Nguyễn Thành K có đơn kháng cáo kêu oan; các bị cáo Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1 có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên toà phúc thẩm bị cáo Nguyễn Thành K thay đổi yêu cầu kháng cáo chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên tòa, các bị cáo Nguyễn Thành K; Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1 thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như Bản án sơ thẩm quyết định, các bị cáo K, Th, Th1 giữ nguyên yêu cầu kháng cáo của mình và xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Quan điểm giải quyết vụ án của Kiểm sát viên tại phiên tòa:

Do các bị cáo Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1 có nhiều tình tiết giảm nhẹ; các bị cáo là người đồng phạm giúp sức; thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị; số tiền mỗi lần hưởng lợi không lớn, nên bản án sơ thẩm đã áp dụng Điều 54 BLHS xử phạt các bị cáo dưới mức thấp nhất khung hình phạt là có căn cứ. Tuy nhiên, mức án mà bản án sơ thẩm đã tuyên đối với các bị cáo có phần nghiêm khắc. Nhận thấy, ngoài các tình tiết trên các bị cáo phạm không thuộc trường hợp “Phạm tội có tổ chức”, các bị cáo là người có quan hệ lệ thuộc; đã chủ động nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt. Mặt khác, các bị cáo đã bị tạm giam trong một thời gian dài đã cảm thấy hối lỗi về hành vi phạm tội của mình gây ra. Áp dụng nguyên tắc xử lý đối với tội phạm theo Nghị quyết số: 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 không cần thiết bắt các bị cáo tiếp tục chấp hành hình phạt tù, mà chỉ cần tuyên các bị cáo Th, Th1 bằng thời hạn tạm giam cũng có tác dụng răn đe, giáo dục các bị cáo trở thành công dân có ích trong xã hội. Do đó, kháng cáo của các bị cáo Th, Th1 có căn cứ chấp nhận một.

Đối với bị cáo K giữ vai trò là người thủ trưởng, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội, nên bị cáo phải chịu mức án cao hơn các bị cáo khác là phù hợp. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng TNHS “Phạm tội có tổ chức”; bị cáo đã nộp lại số tiền chiếm đoạt 1.864.915.000đ vượt quá ¾ tổng số tiền mà bị cáo chiếm đoạt; Tại phiên toà phúc thẩm bị cáo cung cấp thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là bị cáo hiện đang bị bệnh U tuyến giáp thường xuyên phải đi khám và uống thuốc; đơn xin xác nhận gia đình khó khăn, bị cáo là lao động chính trong gia định, bị cáo hiện đã ly hôn vợ, bị cáo hiện đang trực tiếp nuôi cha, mẹ già trên 90 tuổi, cha của bị cáo hiện đang bị bệnh viêm dạ dày (K29.6); duy mòn (R64) phải thường xuyên điều trị. Do đó, cần áp dụng thêm Điều 54 BLHS chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

Từ những phân tích trên Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 355 và Điều 357 của Bộ luật tố tụng hình sự chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1, sửa bản án sơ thẩm số: 58/2022/HSST ngày 23/7/2022 của Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Bình Phước theo hướng:

Áp dụng khoản 3 Điều 356; các Điều 17, 38, 50, 58; các điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Nguyễn Thành K từ 06 năm đến 07 năm tù.

Áp dụng vào khoản 3 Điều 356; các Điều 17, 38, 50, 58; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Th bằng thời hạn tạm giam.

Áp dụng vào khoản 3 Điều 356; các Điều 17, 38, 50, 58; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Đỗ Thị Hồng Th1 bằng thời hạn tạm giam.

Quan điểm của người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Th: Đồng ý về tội danh và Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử đối với bị cáo. Tuy nhiên, Luật sư cho rằng mức án mà Toà án cấp sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Th là cao vì trong vụ án này bị cáo phạm tội không phải chịu trình tiết tăng nặng là “Phạm tội có tổ chức”; bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ; bị cáo là người đồng phạm giúp sức; thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị; số tiền mỗi lần hưởng lợi không lớn. Do đó, Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Th bằng thời hạn tạm giam là phù hợp.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

Đơn kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1 được thực hiện trong thời hạn luật định, có hình thức và nội dung phù hợp với quy định tại các Điều 331, 332 và 333 Bộ luật Tố tụng hình sự nên được xem xét giải quyết theo trình tự phúc thẩm.

Tại phiên toà phúc thẩm các Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1 thừa nhận hành vi phạm tội của mình như Bản án sơ thẩm đã nhận định. Xét lời khai nhận tội của các bị cáo tại phiên toà là phù hợp với nhau, phù hợp với lời khai của đại diện các Công ty, lời khai của các giáo viên thỉnh giảng (được thể hiện trong các hồ sơ thanh quyết toán), những người có tên trong danh sách học viên, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, phù hợp với kết luận giám định tài chính, các tài liệu, chứng cứ Th1 thập được trong quá trình điều tra vụ án, Hội đồng xét xử có cơ sở kết luận: Vì động cơ vụ lợi, bị cáo Nguyễn Thành K đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ, cùng với Nguyễn Thị Th lập khống hồ sơ để Trung tâm ký kết 60 hợp đồng dạy nghề với Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước và Phòng LĐTBXH huyện P. Sau đó, chỉ đạo Nguyễn Thị Th và Đỗ Thị Hồng Th1 lập khống hồ sơ, chứng từ quyết toán kinh phí tổ chức đào tạo 59 lớp dạy nghề may công nghiệp và 01 lớp đan lát với tổng số tiền là: 2.746.350.000 đồng để sử dụng chi cho các nội dung không liên quan đến việc tổ chức dạy nghề cho người lao động, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.

Do đó, Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố các bị cáo Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1 phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan sai.

Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1, Hội đồng xét xử nhận định:

Tại Toà án sơ thẩm nhận định và áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là“Phạm tội có tổ chức” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự là chưa đúng, không phù hợp với tính chất của vụ án. Do trong vụ án các bị cáo không sự liên kết, câu kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, các bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “Phạm tội có tổ chức”.

Về các tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo:

Đối với bị cáo Nguyễn Thành K: Quá trình điều tra, bị cáo Nguyễn Thành K đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, có thái độ ăn năn hối cải, tự mình nộp số tiền 864.915.000 đồng và tác động gia đình nộp 1.000.000.000 đồng để khắc phục toàn bộ hậu quả. Bị cáo có cha là người có công với cách mạng; bản thân bị cáo trước khi phạm tội được UBND tỉnh tặng Bằng khen về những thành tích xuất sắc trong công tác. Do đó, Toà án cấp sơ thẩm xác định bị cáo Nguyễn Thành K được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Tại phiên toà phúc thẩm bị cáo cung cấp thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là bị cáo hiện đang bị bệnh U tuyến giáp thường xuyên phải đi chữa trị, uống Th1ốc; đơn xin xác nhận gia đình khó khăn, bị cáo là lao động chính trong gia đình, bị cáo hiện đã ly hôn vợ, bị cáo đang trực tiếp nuôi cha, mẹ già trên 90 tuổi, cha của bị cáo hiện đang bị bệnh viêm dạ dày (K29.6); duy mòn (R64) phải thường xuyên điều trị. Xét thấy, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt chưa có tiền án, tiền sự nên cần áp dụng Điều 54 Bộ luật hình sự để quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo là phù hợp.

Đối với bị cáo Nguyễn Thị Th: Trong quá trình điều tra đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tác động gia đình nộp toàn bộ số tiền 294.300.000 đồng để khắc phục hậu quả cho Nhà nước; có thành tích xuất sắc trong công tác; gia đình có công với cách mạng; là lao động chính trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con còn nhỏ. Đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo quy định tại các điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Xét thấy, các tình tiết giảm nhẹ này cũng đã được cấp sơ thẩm áp dụng đầy đủ cho bị cáo và áp dụng Điều 54 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo 06 năm tù là có căn cứ. Tuy nhiên, xét thấy bị cáo giữ vai trò giúp sức, thực hiện tội phạm theo sự chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Thành K, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự nên để thể hiện tính khoan hồng của pháp luật cần xem xét giảm nhẹ thêm một phần hình phạt đối với bị cáo là phù hợp.

Đối với bị cáo Đỗ Thị Hồng Th1: Quá trình điều tra, bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; sau khi hành vi bị phát hiện, đã chủ động nộp lại cho bị cáo Nguyễn Thành K (đang là thủ trưởng đơn vị) nộp lại số tiền 15.000.000 đồng để khắc phục hậu quả, bị cáo Nguyễn Thành K xác nhận số tiền này đã được gia đình bị cáo K góp vào trong số tiền 1.000.000.000 đồng mà gia đình bị cáo K đã nộp vào Ngân sách nhà nước; có thành tích xuất sắc trong công tác; là lao động chính trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con còn nhỏ. Đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo quy định tại các điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Xét thấy, các tình tiết giảm nhẹ này cũng đã được cấp sơ thẩm áp dụng đầy đủ cho bị cáo và áp dụng Điều 54 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo 04 năm tù là có căn cứ. Tuy nhiên, xét thấy bị cáo giữ vai trò giúp sức thứ yếu, thực hiện tội phạm theo sự chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Thành K, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự nên để thể hiện tính khoan hồng của pháp luật cần xem xét giảm nhẹ thêm một phần hình phạt đối với bị cáo là phù hợp.

Quan điểm của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước tại phiên tòa là phù hợp với nhận định Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

Quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo Th tại phiên toà là có căn cứ, phù hợp nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Án phí hình sự phúc thẩm các bị cáo Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1 không phải chịu.

Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 355 và Điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015;

Chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1.

Sửa Bản án số 58/2022/HS-ST ngày 23/7/2022 của Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Bình Phước về phần hình phạt đối với các bị cáo.

Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1 phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” Căn cứ vào khoản 3 Điều 356; các Điều 17, 38, 50, 58; các điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Xử phạt bị cáo Nguyễn Thành K 06 (sáu) năm tù, thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo đi thi hành án, được khấu thời hạn tạm giam từ ngày 07/10/2020 đến ngày 15/4/2022.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 356; các Điều 17, 38, 50, 58; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Th 01 (một) năm 06 (sáu) tháng 05 (năm) ngày tù, bằng thời hạn tạm giam (từ ngày 07/10/2020 đến ngày 04/4/2022).

Căn cứ vào khoản 3 Điều 356; các Điều 17, 38, 50, 58; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52; Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xử phạt bị cáo Đỗ Thị Hồng Th1 01 (một) năm 06 (sáu) tháng 08 (tám) ngày tù, bằng thời hạn tạm giam (từ ngày 07/10/2020 đến ngày 07/4/2022).

Án phí hình sự phúc thẩm: Bị cáo Nguyễn Thành K, Nguyễn Thị Th, Đỗ Thị Hồng Th1 không phải chịu.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

161
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ số 20/2023/HS-PT

Số hiệu:20/2023/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Phước
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành:28/03/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về