Bản án về tội đánh bạc số 22/2021/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN LẬP- TỈNH PHÚ THỌ

BẢN ÁN 22/2021/HSST NGÀY 13/08/2021 VỀ TỘI ĐÁNH BẠC

Ngày 13 tháng 8 năm 2021 tại trụ sở Tòa ánnhân dân huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 23/2021/TLHS ngày 26 tháng 7 năm 2021, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số:23 /2021/QĐXX-ST ngày 29/7/2021 đối với các bị cáo:

1- Họ và tên: Nguyễn Thị D; Sinh ngày: 09/01/1983; tại xã Mỹ L, huyện Yên L, tỉnh Phú Thọ - Nơi ĐKNKTT: Khu Xuân N, xã Mỹ L, huyện Yên Lâp, tỉnh Phú Thọ;

-Nghề nghiệp: Lao động tự do;

- Trình độ văn hóa: Lớp 4/12;

- Dân tộc: Mường;

- Giới tính: Nữ -Tôn giáo: Không;

- Quốc tịch: Việt Nam;

- Chức vụ Đảng, Đoàn thể: Không;

- Danh bản số: 060 do Công an huyện Yên Lập lập ngày 02 tháng 5 năm 2021.

- Con ông: Nguyễn Văn G, sinh năm 1952 (đã chết). Con bà: Đinh Thị N, sinh năm 1952; Bị cáo chưa có chồng: Bị cáo có 01 con, sinh năm 2013 ở tại xã Mỹ Lương, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ;

- Tiền án, tiền sự: Không;

Nhân thân: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 203/2007/HSST ngày 14/11/2007 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) xét xử bị cáo Dương về tội Môi giới mại dâm theo khoản 2, Điều 255 Bộ luật hình sự năm 1999, và tuyên phạt D 03 năm tù và tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền 250.000đ; 50.000đ tiền án phí hình sự sơ thẩm. Nguyễn Thị D đã chấp hành xong toàn bộ bản án ngày 14/5/2010 và đã được xóa án tích.

Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/4/2021 đến ngày 02/05/2021 áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện đang tại ngoại tại xã Mỹ L, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - Hôm nay có mặt tại phiên tòa.

Người bào chữa cho bị cáo B: Bà Nguyễn Thị Bích T - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Thọ - Có mặt.

2. Họ tên: Ngô Thị N; - Sinh ngày: 20/10/1985 tại xã Tam S huyện Cẩm K, tỉnh Phú Thọ.

- Nơi ĐKNKTT: Khu Đình C, xã Minh T, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ;

- Nghề nghiệp: Lao động tự do;

- Trình độ học vấn: 9/12;

- Dân tộc: Kinh;

- Quốc tịch: Việt Nam;

- Giới tính: Nữ - Tôn giáo: Không;

- Chức vụ Đảng, Đoàn thể: Không;

- Danh bản số: 062 do Công an huyện Yên L lập ngày 02 tháng 5 năm 2021.

- Con ông Ngô Duy L, sinh năm 1953 (đã chết). Mẹ đẻ: Hoàng Thị T, sinh năm 1960; Chồng: Trần Văn N, sinh năm 1984; Bị cáo có 02 con, con lớn sinh năm 2008, con nhỏ sinh năm 2014. Hiện nay mẹ và con bị cáo đều ở xã Minh T, huyện Cẩm K, tỉnh Phú Thọ; Chồng bị cáo đang đi cai nghiện bắt buộc;

- Tiền án, tiền sự: Không;

- Bị can bị tạm giữ từ ngày 29/4/2021 đến ngày 02/5/2021 áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện đang tại ngoại tại xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ - Hôm nay có mặt tại phiên tòa.

3. Họ và tên: Lê Dũng Q - Sinh ngày: 19/10/1972, tại xã Lương S huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ;

- Nơi ĐKNKTT: Khu S T, xã Lương S, huyện Yên L, tỉnh Phú Thọ; Nghề nghiệp: Lao động tự do;

Trình độ học vấn: 7/12;

Dân tộc: Mường - Giới tính: Nam Tôn giáo: Không - Quốc tịch: Việt Nam;

- Chức vụ Đảng, Đoàn thể: Không;

- Danh bản số: 063 do Công an huyện Yên Lập lập ngày 02 tháng 5 năm 2021.

- Con ông Lê Sỹ Q, sinh năm 1945. Mẹ đẻ: Hà Thị T, sinh năm 1948; Bị cáo có vợ là Kim Thị H, sinh năm 1977; Bị cáo có 01 con sinh năm 2004. Hiện nay đều ở tại xã Lương S, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ;

- Tiền án, tiền sự: Không;

- Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/4/2021 đến ngày 02/5/2021 áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện đang tại ngoại tại xã Lương S, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - Hôm nay có mặt tại phiên tòa.

Người bào chữa cho bị cáo Quỳnh: Bà Hoàng Thị Thanh H - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Thọ - Có mặt.

4. Họ tên: Hà Thị B; Sinh ngày: 14/8/1979 tại xã Lương S, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ;

- Nơi ĐKNKTT: Khu Trung T, xã Lương S, huyện Yên Lâp, tỉnh Phú Thọ;

- Nghề nghiệp: Lao động tự do - Trình độ học vấn: 5/12;

- Quốc tịch: Việt Nam;

- Giới tính: Nữ - Dân tộc: Mường;

- Tôn giáo: Không; ;

- Chức vụ Đảng, Đoàn thể: Không;

- Danh bản số: 061 do Công an huyện Yên Lập lập ngày 02 tháng 5 năm 2021.

- Con ông Hà Xuân Ng, sinh năm 1955, con bà Mai Thị N, sinh năm 1953; bị cáo có chồng: Nguyễn Anh H, sinh năm 1978(đã li hôn); bị cáo có 02 con, Con lớn sinh năm 2001, con nhỏ sinh năm 2002. Hiện nay bố, mẹ và con bị cáo đều ở xã Lương S, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ;

- Tiền án, tiền sự: Không;

- Bị cáo bị bắt tạm giữ từ ngày 29/4/2021 đến ngày 02/5/2021 áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện đang tại ngoại tại xã Lương S, huyện Yên L, tỉnh Phú Thọ - Hôm nay có mặt tại phiên tòa.

Người bào chữa cho bị cáo Bình: Bà Phạm Thị T - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Thọ - Có mặt.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Ông Nguyễn Văn P, sinh năm 1951- Địa chỉ: Khu Đình A, xã Lương Sn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.- Vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Khoảng 09 giờ 30 phút ngày 29/4/2021 Lê Dũng Q, Hà Thị B và Nguyễn Thị D đi đến nhà ông Nguyễn Văn P, sinh năm 1951, ở khu Đình A, xã Lương S, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ để thăm hỏi bà Kiều Thị T là vợ ông P bị ốm. Khi đến nhà ông P gặp và thăm hỏi bà T xong thì Q, B, D ngồi uống nước với ông P tại phòng khách, tại đây Q có hỏi ông P: “cho bọn cháu đánh bài một tý”. Nghĩ là Q, B, D đánh bài vui nên ông P đồng ý. Sau đó ông P đi nấu cơm rồi đi ngủ, còn Q, B, D đi vào phòng bên phải nhà ở của ông P (theo hướng nhìn từ cửa chính vào trong nhà). Tại đây, Q, B, D đã rủ nhau đánh bạc, bằng hình thức chơi “Sâm” sát phạt nhau bằng tiền, tất cả đồng ý. Q lấy 01 chiếc chiếu nhựa của gia đình ông P (có hoa văn màu trắng, xanh, vàng có sẵn tại phòng) trải xuống nền nhà, D lấy 01 bộ bài tú lơ khơ từ trong túi quần (bộ bài này D cầm đi từ nhà) để ra chiếu. Sau đó, Q, B, D ngồi xuống chiếu bắt đầu đánh bạc.

Tất cả thống nhất cách chơi như sau: Mỗi ván có một người cầm cái, người cầm cái sử dụng bộ bài tú lơ khơ 52 quân chia cho mỗi người chơi 10 quân bài, ai đánh hết số bài trên tay trước thì người đó thắng, những người còn lại tính số quân bài trên tay còn bao nhiêu quân bài thì phải trả cho người thắng 10.000đ/ một quân bài; Nếu người chơi nào không đánh được quân bài nào (gọi là treo) thì phải trả cho người thắng 200.000đ. Nếu người chơi nào báo “Sâm” và đánh liên tiếp hết số quân bài trên tay thì mỗi người chơi còn lại phải trả cho người báo “Sâm” số tiền 300.000đ. Nếu người chơi báo “Sâm” mà bị một trong số những người chơi còn lại chặn lại được thì người báo “Sâm” phải trả cho người chơi chặn lại số tiền 300.000đ. Ai thắng ván trước thì sẽ được cầm cái ván tiếp theo.

Khi bắt đầu chơi B là người chia bài ván đầu tiên, các bị cáo đánh bạc liên tục đến 13 giờ 00 phút cùng ngày thì có Ngô Thị N, đến (N đến để tìm gặp B). Thấy Q, B, D đang đánh bạc sát phạt nhau bằng tiền, Nh cũng ngồi xuống và tham gia đánh bạc cùng các đối tượng.

Các đối tượng tiếp tục đánh bạc đến 15 giờ 00 phút cùng ngày thì bị tổ công tác của Công an huyện Yên Lập phát hiện, bắt quả tang.

Vật chứng thu giữ gồm: Tiền trên chiếu bạc: 9.110.000 đồng (Chín triệu, một trăm mười nghìn đồng); 01 bộ bài tú lơ khở 52 quân; 01 chiếc chiếu nhựa có hoa văn màu trắng, xanh, vàng. Sau đó chuyển về cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Yên Lập giải quyết theo thẩm quyền.

Tại cơ quan điều tra các bị cáo bạc khai nhận số tiền sử dụng vào việc đánh bạc như sau: Lê Dũng Q 2.000.000 đồng; Hà Thị B 2.310.000 đồng; Nguyễn Thị D 1.800.000 đồng; Ngô Thị N 3.000.000 đồng. Tổng số tiền các con bạc khai nhận dùng vào việc đánh bạc là:

9.110.000 đồng (Chín triệu, một trăm mười nghìn đồng).

Ngày 02/5/2021, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Lập đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can đối với Lê Dũng Q, Hà Thị B, Nguyễn Thị D, Ngô Thị N về tội đánh bạc theo khoản 1, Điều 321 Bộ luật hình sự.

Về nguyên nhân, điều kiện, mục đích phạm tội: Vì muốn thu lời bất chính nên các bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội, với lỗi cố ý trực tiếp .

Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự :

Quá trình điều tra, các bị cáo Lê Dũng Q, Hà Thị B, Ngô Thị N đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Hành vi phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên các bị can được hưởng 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm i, s, khoản 1, Điều 51 Bộ luật hình sự.

Đối với bị cáo được hưởng 1 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 điều 51 bộ luật hình sự là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

Các bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Về tài sản:

Đối với các bị cáo Lê Dũng Q, Hà Thị B, Nguyễn Thị D, quá trình điều tra Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh tài sản và nguồn thu nhập, tại thời điểm xác minh các bị cáo có nhà ở và đất thổ cư là tài sản chung của cả gia đình và có nguồn thu nhập bình quân 3.000.000đ/tháng.

Đối với bị cáo Ngô Thị N đang ở cùng với bố mẹ chồng, không có tài sản gì, nguồn thu nhập bình quân 3.350.000đ/ tháng.

Ông Nguyễn Văn P, mặc dù các đối tượng có hỏi ông P về việc “Đánh bài” nhưng ông P không biết việc các bị cáo đánh bạc sát phạt nhau bằng tiền, nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý trách nhiệm hình sự đối với ông P.

Các bị cáo đánh bạc còn có chị Cao Thị H, sinh năm 1982, ở khu Đồng Ve, xã Mỹ Lương, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ngồi xem, không tham gia đánh bạc nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý.

Người có quyền lợi liên quan đến vụ án ông Nguyễn Văn P vắng mặt đã có lời khai trong hồ sơ vụ án có nội dung: Ông không biết các bị cáo đánh bạc sát phạt nhau bằng tiền, ông P không xin nhận lại chiếc chiếu mà Công an đã thu giữ, ông không yêu cầu giải quyết gì về quyền lợi.

Tại phiên tòa hôm nay Kiểm sát viên vẫn giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử:

Tuyên bố các bị cáo phạm téi “Đánh bạc”. theo quy định khoản 1 Điều 321 Bộ Luật Hình sự, Áp dụng khoản 1 điều 321 điểm i,s khoản 1 điều 51, điều 36 Bộ luật hình sự đối với các bị cáo B, Q và N;

Áp dụng khoản 1 điều 321 điểm s khoản 1 điều 51, điều 36 Bộ luật hình sự đối với bị cáo D;

Phạt bị cáo D từ 15 đến 18 tháng cải tạo không giam giữ, Phạt N từ 12 tháng đến 15 tháng cải tạo không giam giữ, Phạt Q và B từ 09 đến 12 tháng cải tạo không giam giữ;

Về vật chứng đề nghị Hội đồng xét xử tịch thu nộp ngân sách nhà nước 9.110.000đ vì đây là tiền các bị cáo sử dụng vào việc thực hiện tội phạm; Tiêu hủy 01 chiếu nhựa, 01 bộ bài tu lơ khơ vì không còn giá trị sử dụng.

Miễn hình phạt bổ sung cho các bị cáo vì bị cáo N không có tài sản, còn các bị cáo khác có tài sản nhưng là tài sản sử dụng chung của cả gia đình.

Khấu trừ 10% thu nhập đối với các bị cáo (3.000.000đ:100x10) = 300.000đ/tháng trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ vì các bị cáo đều có thu nhập;

Buộc các bị cáo phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định tại khoản 4 điều 36 Bộ luật hình sự.

Đề nghị Hội đồng xét xử buộc các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm.

Người bào chữa cho bị cáo D: Bà Nguyễn Thị Bích Thủy trình bày ý kiến bào chữa: Nhất trí đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo D được hưởng mức án thấp nhất.

Người bào chữa cho bị cáo Lê Dũng Q: Bà Hoàng Thị Thanh Hải trình bày ý kiến bào chữa: Nhất trí đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo Q được hưởng mức án thấp nhất.

Người bào chữa cho bị cáo hà Thị B: Bà Phạm Thị Thắm trình bày ý kiến bào chữa: Nhất trí đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo Q được hưởng mức án thấp nhất.

Các bị cáo Nguyễn Thị D, Lê Dũng Q và Hà Thị B nhất trí ý kiến bào chữa và không bổ sung nội dung nào khác.

Các bị cáo không có ý kiến gì tranh luận;

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án không yêu cầu gải quyết gì về quyền lợi nên đề nghị Hội đồng xét xử không xem xét.

Các bị cáo nói lời nói sau cùng: Các bị cáo đều rất ân hận về hành vi đánh bạc, các bị cáo hứa sẽ không bao giờ vi phạm pháp luật nữa, bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng mức án thấp nhất.

NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

1. Về tố tụng hình sự: Các quyết định tố tụng của Cơ quan cảnh sát điều tra, hành vi tố tụng của điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án; quyết định tố tụng của Viện kiểm sát và hành vi tố tụng của Kiểm sát viên trong giai đoạn truy tố là đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Về căn cứ buộc tội:

Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với thời gian địa điểm nơi xảy ra vụ án; phù hợp với các vật chứng thu giữ được và các tài liệu khác có trong hồ sơ, nên có đủ cơ sở để kết luận bị cáo đã phạm tội đánh bạc. Hành vi của bị cáo đã đủ các yếu tố cấu thành tội “Đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 điều 321 của Bộ luật hình sự; Do vậy quyết định truy tố của Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Lập đối với bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

3. Về tính chất hành vi phạm tội: Hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện tại nơi đông dân cư sinh sống hành vi đó đã gây nguy hiểm cho xã hội là đã xâm phạm đến trật tự công cộng, làm mất trật tự trị an tại địa phương, gây bất bình trong nhân dân; Vì vậy hành vi đánh bạc của bị cáo cần phải được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự để giáo dục riêng đối với bị cáo và phòng ngừa chung trong xã hội.

4. Về nhân thân của bị cáo: Trước khi phạm tội các bị cáo Nh, B Q luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương nơi cư trú và qua xem xét lý lịch thì thấy bị cáo có nơi cư trú cụ thể rõ ràng, như vậy trước khi phạm tội bị cáo là người có nhân thân tốt. Đối với bị cáo D qua xem xét lý lịch thì thấy bị cáo có nơi cư trú cụ thể rõ ràng, bị cáo đã một lần vi phạm pháp luật bị xử phạt tù tuy nhiên bị cáo đã chấp hành xong hình phạt và trách nhiệm dân sự đã được xóa án tích, bị cáo không lấy đó làm bài học mà còn vi phạm pháp luật.

5. Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Các bị cáo Q B N được hưởng hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm i, s, khoản 1, Điều 51 Bộ luật hình sự đó là phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo ăn năn hối cải như Kiểm sát viên và những người bào chữa cho bị cáo B, bị cáo Q tại phiên tòa đề nghị là phù hợp được Hội đồng xét xử chấp nhận; Các bị cáo B, Q N không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Đối với bị cáo D được hưởng một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, khoản 1, Điều 51 Bộ luật hình sự đó là người phạm tội thành khẩn khai báo ăn năn hối cải như Kiểm sát viên và người bào chữa cho bị cáo D tại phiên tòa đề nghị là phù hợp được Hội đồng xét xử chấp nhận; Bị cáo D không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Căn cứ vào tính chất hành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà bị cáo được hưởng, trên cơ sở thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự, tạo điều kiện cho bị cáo có cơ hội sửa chữa sai lầm, cũng như thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật hình sự đối với người phạm tội, Hội đồng xét xử xét thấy mặc dù các bị cáo đã vi phạm pháp luật nhưng hành vi phạm tội của các bị cáo là nhất thời do đó chưa cần cách ly các bị cáo khỏi xã hội mà chỉ cần buộc bị cáo phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ như đề nghị của Kiểm sát viên và người bào chữa cho các bị cáo, cũng đủ để giáo dục bị cáo trở thành người tốt.

6. Về hình phạt bổ sung: Tại khoản 3 điều 321 Bộ luật hình sự còn quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; Kiểm sát viên tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử miễn hình phạt bổ sung cho bị cáo là phù hợp được Hội đồng xét xử chấp nhận vì: Mặc dù các bị cáo B, Q D có tài sản là đất ở, nhà xây nhưng các tài sản đó là tài sản duy nhất và là sở hữu chung, sử dụng chung với các thành viên khác trong gia đình các bị cáo, còn bị cáo N không có tài sản nên không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

7.Về khấu trừ thu nhập: Kiểm sát viên tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử khấu trừ thu nhập đối với các bị cáo là có căn cứ được Hội đồng xét xử chấp nhận vì: Các bị cáo đều có thu nhập hàng tháng, tuy nhiên thu nhập không cáo do đó chỉ cần buộc các bị cáo phải khấu trừ 5% hàng tháng 8. Về vật chứng: Kiểm sát viên tại phiên tòa đề nghị hội đồng xét xử xử lý các vật chứng như đã nêu trên là phù hợp được hội đồng xét xử chấp nhận.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt đã trình bày lời khai trong hồ sơ có nội dung không yêu cầu giải quyết gì về quyền lợi, nên Hội đồng xét xử không xem xét; Đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa là phù hợp được Hội đồng xét xử chấp nhận.

*Trong vụ án này chị Cao Thị H có mặt tại nơi các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội nhưng chị H không chơi bạc nên không xử lý đối với chị H là phù hợp được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

- Áp dụng khoản 1 điều 321, điểm i,s khoản 1 điều 51, điều 36 Bộ luật hình sự; điểm d khoản 1 điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự đối với các bị cáo Ngô Thị Nhung, Hà Thị Bình và Lê Dũng Q.

- Áp dụng khoản 1 điều 321, điểm s khoản 1 điều 51, điều 36 Bộ luật hình sự; điểm d khoản 1 điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự đối với các bị cáo Nguyễn Thị Dương.

- Tuyên bố: các bị cáo Ngô Thị N, Hà Thị B, Lê Dũng Q và Nguyễn Thị D phạm tội “ Đánh bạc”.

- Xử phạt: Nguyễn Thị D 18 (Mười tám) tháng cải tạo không giam giữ, được trừ đi 03 ngày tạm giữ, từ ngày 29/4/2021 đến 02/5/2021, quy đổi thành 09 (Chín) ngày cải tạo không giam giữ; Bị cáo Nguyễn Thị Dương còn phải chấp hành 17 (Mười bảy) tháng 21 (hai mươi mốt) ngày cải tạo không giam giữ. Thời hạn cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án.

Giao bị cáo Nguyễn Thị D cho Ủy ban nhân dân xã Mỹ Lương, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giám sát, giáo dục.

Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Mỹ Lương, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong việc giám sát giáo dục bị cáo Nguyễn Thị D.

Trường hợp bị cáo Nguyễn Thị D thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại điều 100 của Luật thi hành án hình sự.

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 42/HSST-LC ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Yên Lập đối với bị cáo Nguyễn Thị D.

+ Khấu trừ thu nhập 5% hàng tháng đối với bị cáo Nguyễn Thị D số tiền là 150.000đ/tháng (Một trăm năm mươi nghìn đồng) để nộp ngân sách nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng - Xử phạt: Ngô Thị N 12 (Mười hai) tháng cải tạo không giam giữ, được trừ đi 03 ngày tạm giữ, từ ngày 29/4/2021 đến 02/5/2021, quy đổi thành 09 (Chín) ngày cải tạo không giam giữ; Bị cáo Ngô Thị N còn phải chấp hành 11 (Mười một) tháng 21 (hai mươi mốt) ngày cải tạo không giam giữ. Thời hạn cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án.

Giao bị cáo Ngô Thị N cho Ủy ban nhân dân xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ giám sát, giáo dục.

Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ trong việc giám sát giáo dục bị cáo Ngô Thị N.

Trường hợp bị cáo Ngô Thị N thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại điều 100 của Luật thi hành án hình sự.

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 41/HSST-LC ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Yên Lập đối với bị cáo Ngô Thị N.

+ Khấu trừ thu nhập 5% hàng tháng đối với bị cáo Ngô Thị N số tiền là 150.000đ/tháng (Một trăm năm mươi nghìn đồng) để nộp ngân sách nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng.

- Xử phạt: Lê Dũng Q 09 (Chín) tháng cải tạo không giam giữ, được trừ đi 03 ngày tạm giữ, từ ngày 29/4/2021 đến 02/5/2021, quy đổi thành 09 (Chín) ngày cải tạo không giam giữ; Bị cáo Lê Dũng Q còn phải chấp hành 08 (Tám) tháng 21 (hai mươi mốt) ngày cải tạo không giam giữ. Thời hạn cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án.

Giao bị cáo Lê Dũng Q cho Ủy ban nhân dân xã Lương S, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giám sát, giáo dục.

Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Lương S, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong việc giám sát giáo dục bị cáo Lê Dũng Q.

Trường hợp bị cáo Lê Dũng Q thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại điều 100 của Luật thi hành án hình sự.

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 39/HSST-LC ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Yên Lập đối với bị cáo Lê Dũng Q.

+ Khấu trừ thu nhập 5% hàng tháng đối với bị cáo Lê Dũng Q số tiền là 150.000đ/tháng (Một trăm năm mươi nghìn đồng) để nộp ngân sách nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng.

- Xử phạt: Hà Thị B 09 (Chín) tháng cải tạo không giam giữ, được trừ đi 03 ngày tạm giữ, từ ngày 29/4/2021 đến 02/5/2021, quy đổi thành 09 (Chín) ngày cải tạo không giam giữ; Bị cáo Hà Thị B còn phải chấp hành 08 (Tám) tháng 21 (hai mươi mốt) ngày cải tạo không giam giữ. Thời hạn cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án.

Giao bị cáo Hà Thị B cho Uỷ ban nhân dân xã Lương S, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ giám sát, giáo dục.

Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Lương S, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ trong việc giám sát giáo dục bị cáo Hà Thị B.

Trường hợp bị cáo Hà Thị B thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại điều 100 của Luật thi hành án hình sự.

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 40/HSST-LC ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Yên Lập đối với bị cáo Hà Thị B.

+ Khấu trừ thu nhập 5% hàng tháng đối với bị cáo Hà Thị B số tiền là 150.000đ/tháng (Một trăm năm mươi nghìn đồng) để nộp ngân sách nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng.

*Trường hợp các bị cáo Nguyễn Thị D, Ngô Thị N, Lê Dũng Q và Hà Thị B không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần. Việc lao động phục vụ cộng đồng được thực hiện theo quy định tại điều 101 của Luật thi hành án hình sự.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.

-Xử lý vật chứng: Áp dụng điểm a,b khoản 1 điều 47 Bộ luật hình sự, khoản 1 điểm a,b khoản 2 điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự:

+ Tịch thu nộp ngân sách nhà nước số tiền 9.110.000đ (Chín triệu một trăm mười nghìn đồng) đã nộp vào tài khoản của chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Lập số 39490105441200000.

+Tịch thu để tiêu hủy: 01 chiếu nhựa, 52 quân bài tú lơ khơ Các vật chứng có đặc điểm theo biên bản giao, nhận vật chứng đến Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ngày 23 tháng 7 năm 2021.

- Về án phí: Áp dụng Khoản 2 điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự điểm a, khoản 1 điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của uỷ ban thường vụ Quốc hội; quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

Buộc các bị cáo Nguyễn Thị D, Ngô Thị N Lê Dũng Q và Hà Thị B mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.

Trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, các bị cáo có mặt được quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ để yêu cầu xét xử phúc thẩm; Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt được quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ để yêu cầu xét xử phúc thẩm trong hạn 15 ngày kể từ ngày được giao bản án hoặc được niêm yết.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

213
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội đánh bạc số 22/2021/HS-ST

Số hiệu:22/2021/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Yên Lập - Phú Thọ
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 13/08/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về