Bản án về tội buôn bán hàng cấm số 38/2022/HSST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN EAKAR, TỈNH ĐẮK LẮK

BẢN ÁN 38/2022/HSST NGÀY 08/09/2022 VỀ TỘI BUÔN BÁN HÀNG CẤM

Ngày 08 tháng 9 năm 2022, tại hội trường Tòa án nhân dân huyện EaKar xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 39/2022/TLST-HS ngày 18 tháng 8 năm 2022; Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 38/2022/QĐXXST-HS ngày 24 tháng 8 năm 2022 đối với các bị cáo:

1. Họ và tên: Phan Thị Đ, sinh năm 1958 tại huyện C, tỉnh Hà Tĩnh. Trình độ học vấn: 7/10. Nghề nghiệp: Làm nông. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn B, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Con ông: Phan Bá T (đã chết); Con bà: Trần Thị L (đã chết); Chồng bị cáo: chưa xác định được. Bị cáo có 03 con, con lớn nhất sinh năm 1981, con nhỏ nhất sinh năm 1994; Tiền án, tiền sự: Không. Nhân thân: Chưa có án tích và chưa bị xử phạt hành chính.

Bị cáo tại ngoại có mặt tại phiên tòa.

2. Họ và tên: Hồ Sỹ D, sinh năm 1999 tại huyện huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Giới tính: Nam; Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Trình độ học vấn: 6/12. Nghề nghiệp: Làm nông. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn A, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Con ông: Hồ Sỹ N (sinh năm 1974); Con bà: Hoàng Thị T (sinh năm 1978), hiện làm nông và cư trú tại thôn A, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Gia đình bị cáo có 03 anh em, bị cáo là con thứ hai; Bị cáo chưa có vợ, con. Tiền án: Không;

Tiền sự: Ngày 05/3/2021, bị Công an xã E, huyện Ea Kar ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1.500.000đồng về hành vi Đánh bạc; tính đến ngày phạm tội ngày 17/01/2022 chưa hết thời hạn 01 năm để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 18/01/2022 đến ngày 27/01/2022 thì áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Bị cáo tại ngoại có mặt tại phiên tòa.

3. Họ và tên: Phạm Văn B, sinh năm 2000 tại huyện huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Giới tính: Nam; Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Trình độ học vấn: 7/12. Nghề nghiệp: Làm nông. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn C, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk. Con ông: Phạm Văn B (sinh năm 1974); Con bà: Phạm Thị T (sinh năm 1980), hiện cùng đang làm nông và cư trú tại thôn C, xã E, huyện E, tỉnh Đắk Lắk; Gia đình bị cáo có 02 anh em, bị cáo là con thứ nhất; Bị cáo có vợ là Mun B K H Run (sinh năm 2002). Tiền án, tiền sự: Không. Nhân thân: Chưa có án tích và chưa bị xử phạt hành chính.

Bị cáo tại ngoại có mặt tại phiên tòa.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Ông Phan N, sinh năm 1994. Nơi cư trú: Thôn B, xã E, huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.

+ Ông Nguyễn Văn T1, sinh năm 1994. Nơi cư trú: Thôn T, xã P, huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.

+ Ông Trần Viết T, sinh năm 1990. Nơi cư trú: đường Y, xã C, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.

+ Bà Đoàn Thị T, sinh năm 1952. Nơi cư trú: Thôn B, xã E, huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.

+ Ông Trương Văn M, sinh năm 1976. Địa chỉ: Thôn C, xã E, huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk. Vắng mặt.

* Người làm chứng:

+ Ông Trần Văn T, sinh năm 1970. Vắng mặt.

+ Anh Phan Gia B, sinh năm 2008. Vắng mặt.

Cùng nơi cư trú: Thôn B, xã E, huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Phạm Văn B nhờ Hồ Sỹ D mua giúp pháo nổ. D đã sử dụng Messenger của mình có tên là “D Tatoo” để liên lạc với Nguyễn Văn T theo Messenger của T1 có tên là “Hy Vọng” để hỏi chỗ mua pháo, T1 nói với D gọi thử cho Phan N (là con trai Phan Thị Đ) theo Messenger với tên “PHAN NGUAN” để hỏi mua pháo và đặt mua cho bị cáo B 05 hộp pháo và mua cho Bị cáo D 02 hộp loại 49 ống với giá 1.600.000đ/hộp. Sáng ngày 17/01/2022, Bị cáo D dùng ứng dụng MOMO trong điện thoại để chuyển khoản cho Phan N số tiền 3.200.000đồng. Khoảng 17 giờ chiều ngày 17/01/2022, bị cáo B mượn xe mô tô biển số 47F1-425.00 đi đến quán cà phê “195” thuộc thôn B, xã Ea Ô, huyện Ea Kar gặp Bị cáo D rồi cả hai cùng đi đến nhà Phan Thị Đ. Trên đường đi gần đến nhà Bị cáo Đ thì bị cáo B dừng xe, lấy 8.000.000 đồng đưa cho Bị cáo D, bị cáo B dừng xe chạy lên phía trước đứng ngoài đường chờ, Bị cáo D đi vào trong nhà Bị cáo Đ đưa 8.000.000 đồng cho Bị cáo Đ; Bị cáo Đ nhận tiền, đếm xong và lôi ra 01 thùng giấy màu xanh, miệng thùng giấy để mở bên trong có 05 bệ pháo để bị cáo D kiểm tra pháo. Khi Bị cáo D đang để bệ thứ 3 vào trong thùng giấy thì bị Công an huyện Ea Kar phát hiện, lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, thu giữ 05 bệ pháo và các tang vật liên quan theo quy định còn bị cáo B thấy Bị cáo D bị bắt nên bỏ đi.

Ngày 21/4/2022, Phạm Văn B đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ea Kar đầu thú khai nhận việc bị cáo B có gặp và nhờ Hồ Sỹ D mua hộ cho bị cáo B 10 hộp pháo với giá 1.600.000đ/1hộp và Bị cáo D lấy tiền công 200.000đ/hộp. Ngày 17/01/2022, Bị cáo D báo lại cho bị cáo B là chỉ có 05 bệ pháo loại 49 ống với giá 1.600.000đồng, bị cáo B đồng ý mua và điều khiển xe mô tô Yamaha Exiter đến quán cà phê gần Ủy ban nhân dân xã Ea Ô gặp Bị cáo D và Bị cáo D điều khiển xe Sirius màu đỏ đen đi đến nhà bà Bị cáo Đ để mua pháo thì bị cáo B đưa cho Bị cáo D 8.000.000 đồng để vào mua pháo còn bị cáo B điều khiển xe đi qua nhà Bị cáo Đ sau đó quay xe lại thấy Công an đến bắt quả tang Bị cáo D và Bị cáo Đ thì bị cáo B bỏ chạy.

*Vt chứng tạm giữ:

- 05 khối hình hộp chữ nhật kích thước 17cm x 17cm x 10cm, bên ngoài bọc giấy nhiều màu sắc, bên trong mỗi khối hình hộp có 49 ống giấy hình trụ tròn dài 10cm, đường kính 2,3cm đều là pháo nổ. Khi đốt bay lên cao, nổ và phát ra ánh sáng màu, tổng khối lượng là 9,5kg. Sau khi giám định còn lại 04 hộp có khối lượng 7,6kg được đóng trong thùng corton, giấy niêm phong có dấu tròn của Phân Viện khoa học hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh, có chữ ký của Đỗ Quang Minh và Đào Quang Trường.

- Số tiền ngân hàng nhà nước Việt Nam 8.000.000 đồng.

- 01 điện thoại di động nhãn hiệu IPHONE 6s màu xám, số EMEI:

353254077062855 và sim có các ký tự “4G Viettel 8984048000027852612” (của Bị cáo Đ)).

- 01 điện thoại di động nhãn hiệu OPPO A53 màu xanh - đen, số EMEI1:

861438055292890, số EMEI 2: 861438055292882 và sim có các ký tự “4G SPEED 89840200010594040305” (của Bị cáo D).

- 01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA màu xanh, số EMEI 1:

354223100653880, EMEI 2: 354223100667880/13 (của bị cáo B).

- Đối với 01 điện thoại di động nhãn hiệu OPPO màu xanh nhớt, số Imel1:

863980044095734, số EMEI 2: 863980044095726 và sim có các ký tự “4G Viettel 8984048000303686472” (của T1). Sau khi giám định, xác định T1 không liên quan đến vụ án nên cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện EaKar đã trả lại cho T1.

Đi với xe mô tô biển số 47F1-425.00 ông Trương Văn M là chủ sở hữu, quá trình điều tra xác định: Ông M không biết việc Trương Công Trạng là con trai của ông cho Phạm Văn B mượn xe nên không tạm giữ xử lý.

* Tại Bản kết luận giám định số 783/C09B ngày 19/01/2022 của Phân viện khoa học hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh, kết luận: 05 khối hình hộp bên ngoài bọc giấy nhiều màu sắc, bên trong mỗi khối có chứa 49 ống hình trụ dài 10cm, đường kính 2,3cm là pháo nổ (pháo hoa nổ). Khi đốt bay lên cao, nổ và phát ra ánh sáng màu. Tổng khối lượng là 9,5kg.

Ti Bản kết luận giám định số 211/KL-PC09 ngày 28/02/2022 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk, kết luận:

1. Điện thoại di động nhãn hiệu IPHONE 6s, màu xám, số IMEI1:

353254077062855; trong điện thoại có 01 sim, trên sim có các ký tự “4G viettel 8984048000027852612" (của Bị cáo Đ):

+ Chụp được 39 ảnh nội dung tin nhắn Messenger (Facebook) trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 17/01/2022.

+ Tìm thấy 27 tin nhắn SMS, 58 nhật ký cuộc gọi trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 17/01/2022.

+ Không tìm thấy tin nhắn Zalo trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 17/01/2022.

- Không tìm thấy tin nhắn SMS và nhật ký cuộc gọi trong sim thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 17/01/2022.

2. Điện thoại di động nhãn hiệu OPPO, màu xanh đen, só IMEI1:

861438055292890, số IMEI2: 861438055292882; trong điện thoại có 01 sim, trên sim có các ký tự “4G SPEED 89840200010594040305" (của Bị cáo D) + Chụp được 58 ảnh nội dung tin nhắn Messenger (Facebook) trong i gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 17/01/2022.

+ Tìm thấy 105 tin nhắn SMS, 113 nhật ký cuộc gọi trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 17/01/2022.

+ Không tìm thấy tin nhắn Zalo trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 17/01/2022.

- Không tìm thấy tin nhắn SMS và nhật ký cuộc gọi trong sim thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 17/01/2022.

3. Điện thoại di động nhãn hiệu OPPO, màu xanh nhớt, số IMEI1:

863980044095734, số IMEI2: 863980044095726; trong điện thoại có 01 sim, trên sim có các ký tự “4G viettel 8984048000303686472” (của T1):

+ Chụp được 153 ảnh nội dung tin nhắn Messenger (Facebook), 10 ảnh nội dung tin nhắn Zalo trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 27/01/2022.

+ Tìm thấy 30 tin nhắn SMS, 74 nhật ký cuộc gọi trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 27/01/2022.

+ Không tìm thấy tin nhắn SMS và nhật ký cuộc gọi trong sim thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 27/01/2022.

Ti Bản kết luận giám định số 531/KL-PC09 ngày 15/6/2022 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk, kết luận: Điện thoại di động màu xanh, nhãn hiệu NOKIA, số IMEI1: 355223100653880/13, số IMEI2: 354223100667880/13: Không tìm thấy tin nhắn Messenger (Facebook), tin nhắn Zalo, tin nhắn SMS và nhật ký cuộc gọi trong thời gian từ ngày 14/01/2022 đến ngày 18/01/2022.

Ti bản kết luận định giá tài sản số 25/KL- HĐ185 ngày 17/7/2022 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng huyện Ea Kar, xác định: Tổng giá trị 01 căn phòng (nhà bếp + phòng ăn) xây tường xi măng, mái lợp tôn có trần thạch cao, nền lát gạch men có diện tích (3,6x6,6)m2 của gia đình bà Phan Thị Đ tại thôn B, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk là 37.725.000 đồng Tại bản cáo trạng số 42/CT-VKS ngày 17 tháng 8 năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk đã truy tố bị cáo Phan Thị Đ về tội “Buôn bán hàng cấm” theo điểm c khoản 1 Điều 190 Bộ luật Hình sự; Truy tố bị cáo Hồ Sỹ D, Phạm Văn B về tội “Tàng trữ hàng cấm” theo điểm c khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017. Đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử:

- Tuyên bố bị cáo Phan Thị Đ về tội “Buôn bán hàng cấm”.

Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 190, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, khoản 1, 2 Điều 65 Bộ luật Hình sự. Xử phạt bị cáo Phan Thị Đ từ 15 tháng đến 18 tháng tù, cho hưởng án treo. Thời gian thử thách từ 30 tháng đến 36 tháng.

- Tuyên bố bị cáo Hồ Sỹ D, Phạm Văn B về tội “Tàng trữ hàng cấm” Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 191, điểm i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Xử phạt bị cáo Hồ Sỹ D từ 06 tháng đến 09 tháng tù.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 191, điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, khoản 1, 2 Điều 65 Bộ luật Hình sự. Xử phạt bị cáo Phạm Văn B từ 06 tháng đến 09 tháng tù, cho hưởng án treo. Thời gian thử thách từ 12 tháng đến 18 tháng.

* Các biện pháp tư pháp: Áp dụng Điều 46 Điều 47 Bộ luật hình sự; Điểm c Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.

-Về xử lý vật chứng:

+ Tịch thu và sung công quỹ Nhà nước số tiền 8.000.000 đồng; 01 điện thoại di động nhãn hiệu IPHONE 6s màu xám; 01 điện thoại di động nhãn hiệu OPPO A53 màu xanh – đen; 01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA màu xanh, đây là công cụ các bị cáo sử dụng vào mục đích phạm tội.

+ Tịch thu và tiêu hủy 04 hộp pháo có khối lượng 7,6kg (khối lượng còn lại sau khi giám định); sim có các ký tự “4G Viettel 8984048000027852612”; sim có các ký tự “4G SPEED 89840200010594040305”; đây là công cụ các bị cáo sử dụng vào việc phạm tội, không còn giá trị sử dụng;

Ngày 17/01/2022, Bị cáo Đ sử dụng phòng ăn, nhà bếp của mình để bán pháo nổ cho Hồ Sỹ D và Phạm Văn B. Qúa trình làm việc xác định bà Bị cáo Đ bị tật bẩm sinh nên con trai là Trần Viết T đã bỏ tiền ra xây nhà cho mẹ (Bị cáo Đ) ở, ngôi nhà được xây dựng trên thửa đất là tài sản hợp pháp của bị cáo Phan Thị Đ nhưng toàn bộ tài sản này đã được thế chấp để vay vốn tại ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh EaKar- PGD EaÔ. Vì vậy, không xem xét để xử lý.

Đi với xe mô tô biển số 47F1-425.00 ông Trương Văn M là chủ sở hữu, quá trình điều tra xác định ông M không biết việc Trương Công Trạng là con trai của ông cho Phạm Văn B mượn xe nên đề nghị không tạm giữ xử lý.

Đi với người bán pháo cho Phan Thị Đ, quá trình điều tra Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ea Kar đã tiến hành điều tra, xác minh nhưng chưa làm rõ được nhân thân, lai lịch; đối với Phan N đã đi khỏi địa phương, không rõ hiện nay Phan N ở đâu nên chưa xác định được rõ vai trò, hành vi của Phan N. Vì vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ea Kar ra Quyết định tách vụ án số 02 ngày 28/7/2022 đối với các hành vi nêu trên để tiếp tục điều tra, xử lý khi có căn cứ là phù hợp.

Đi với Nguyễn Văn T quá trình điều tra xác định T1 không đồng phạm về hành vi buôn bán, tàng trữ hàng cấm nên không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đồng thời, đề nghị Hội đồng xét xử buộc các bị cáo phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

Ti phiên tòa các bị cáo Phan Thị Đ, Hồ Sỹ D, Phạm Văn B thừa nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản cáo trạng số 42/CT-VKS ngày 17 tháng 8 năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã truy tố. Các bị cáo chỉ đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt.

Ngưi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có ý kiến tranh luận gì với đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Ea Kar.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác.

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện EaKar, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện EaKar, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Các bị cáo và người tham gia tố tụng trong vụ án không có người nào có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

Ti phiên tòa, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt. Xét thấy quá trình điều tra những người này đều đã có lời khai, nội dung vụ án đã được làm rõ nên việc xét xử vắng mặt những người này không làm ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án, do đó Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt theo quy định tại Điều 292 của Bộ luật tố tụng hình sự.

[2] Xét lời khai của các bị cáo tại phiên tòa cơ bản phù hợp với lời khai của của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét có đủ cơ sở pháp lý để kết luận: Vì mục đích cá nhân, Hồ Sỹ D, Phạm Văn B đã rủ nhau mua pháo về để sử dụng dịp tết nguyên đán, bị cáo B đã đưa cho Bị cáo D 8.000.000 đồng để mua pháo. Khoảng 19 giờ 10 phút ngày 17/01/2022, tại nhà Phan ThịBị cáo Đ thuộc thôn 3b, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, khi Bị cáo Đ đang có hành vi bán hàng cấm là 05 hộp pháo loại 49 ống cho Bị cáo D với giá 1.600.000đ/1 x 05 hộp với tổng số tiền 8.000.000 đồng; qua giám định xác định 05 hộp pháo loại 49 ống là pháo nổ, tổng khối lượng là 9,5kg thì bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Ea Kar bắt giữ.

Hành vi nêu trên của bị cáo Phan Thị Đ đã đủ yếu tố cấu thành tội “Buôn bán hàng cấm”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Hành vi của các bị cáo Hồ Sỹ D, Phạm Văn B đã đủ yếu tố cấu thành tội “Tàng trữ hàng cấm”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sựnăm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 190 Bộ luật Hình sự, quy định:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000đ đến 1.000.000.000đ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;”.

Điều 191 Bộ luật Hình sự, quy định:

“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000đ đến 300.000.000đ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;”

[3] Xét tính chất, mức độ cũng như hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra là nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của các bị cáo trực tiếp xâm phạm đến chính sách độc quyền của Nhà nước về quản lý một số loại hàng hóa có tính năng và tầm quan trọng đặc biệt đối với trật tự an toàn xã hội, vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định: “Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ”.

Các bị cáo đều là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức rõ hành vi buôn bán pháo hoa nổ là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện. Vì vậy, cần xử lý nghiêm và áp dụng mức hình phạt tương xứng đối với từng bị cáo để răn đe và đồng thời giáo dục các bị cáo, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm.

Các bị cáo Hồ Sỹ D, Phạm Văn B phạm tội đồng phạm giản đơn, giữa các bị cáo không có việc phân công nhiệm vụ, không có sự bàn bạc, cấu kết chặt chẽ nên không có tính tổ chức. Do đó, để áp dụng hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo cần xem xét về nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo.

Các bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Trong quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo Phan Thị Đ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, là người khuyết tật được nhà nước trợ cấp hàng tháng, có khó khăn trong sinh hoạt thường ngày nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sữa đổi bổ sung năm 2017.

Các bị cáo Hồ Sỹ D và Phạm Văn B đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bị cáo B sau khi bị phát hiện đã tự nguyện đầu thú và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình, nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Đi với bị cáo Bị cáo D có 01 tiền sự, bị Công an xã Ea Ô, huyện Ea Kar ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt 1.500.000đồng về hành vi Đánh bạc ngày 05/3/2021, tính đến ngày phạm tội ngày 17/01/2022 chưa hết thời hạn 01 năm để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, cần xử phạt bị cáo Bị cáo D mức án cao hơn bị cáo B.

Xét đề nghị của viện kiểm sát nhân dân huyện EaKar là phù hợp nên cần chấp nhận.

[5]Về xử lý vật chứng:

- 04 hộp pháo có khối lượng 7,6kg (khối lượng còn lại sau khi giám định) là hàng cấm lưu hành, sử dụng; sim có các ký tự “4G Viettel 8984048000027852612”; sim có các ký tự “4G SPEED 89840200010594040305” đây là công cụ các bị cáo sử dụng vào việc phạm tội, không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu và tiêu hủy;

- Đối với 01 điện thoại di động nhãn hiệu IPHONE 6s màu xám; 01 điện thoại di động nhãn hiệu OPPO A53 màu xanh – đen; 01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA màu xanh và số tiền 8.000.000 đồng đây là công cụ, vật chứng các bị cáo sử dụng vào mục đích phạm tội nên cần tịch thu sung quỹ Nhà nước.

- Ngày 17/01/2022, Bị cáo Đ sử dụng phòng ăn, nhà bếp của mình để bán pháo nổ cho Hồ Sỹ D và Phạm Văn B. Qúa trình làm việc xác định bà Bị cáo Đ bị tật bẩm sinh nên con trai là Trần Viết T đã bỏ tiền ra xây nhà cho mẹ (Bị cáo Đ) ở, ngôi nhà được xây dựng trên thửa đất là tài sản hợp pháp của bị cáo Phan Thị Đ nhưng toàn bộ tài sản này đã được thế chấp để vay vốn tại ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh EaKar- PGD EaÔ. Vì vậy, không xem xét để xử lý.

- Đối với xe mô tô biển số 47F1-425.00 của ông Trương Văn M là chủ sở hữu, quá trình điều tra xác định: Ông Mạnh không biết việc Trương Công Trạng (con trai ông Mạnh) cho Phạm Văn B mượn xe nên không tạm giữ xử lý là phù hợp.

- Quá trình điều tra bị cáo Bị cáo Đ khai có mua pháo hoa nổ từ một người đàn ông, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ea Kar đã tiến hành điều tra, xác minh nhưng chưa làm rõ được nhân thân, lai lịch nên chưa xử lý là có căn cứ;

Đi với Phan N, quá trình điều tra Phan N thừa nhận có điện thoại cho Nguyễn Văn T qua Mesenger và nói với T1 có mua pháo Quốc Phòng ở đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột hay không và Phan N có sử dụng hai số điện thoại 0339.029.139 và 0379.383.803 để điện thoại cho Bị cáo D để đòi tiền và điện thoại cho bà Bị cáo Đ về việc gia đình chứ không liên lạc về việc mua bán pháo. Tiến hành đối chất giữa Bị cáo D và Phan N thì Phan N khẳng định số tiền 3.200.000đồng mà Bị cáo D chuyển vào tài khoản của Phan N vào sáng ngày 17/01/2022 là số tiền Bị cáo D vay của Phan N vào tháng 8/2021 nên Bị cáo D chuyển trả chứ không liên quan gì đến việc mua bán pháo. Phan N không thừa nhận việc Bị cáo D khai báo là mua pháo của Phan N và Phan N không biết việc Bị cáo D mua bán Pháo với bà Bị cáo Đ. Hiện Phan N đã đi khỏi địa phương, không rõ hiện nay Phan N ở đâu nên chưa xác định được rõ vai trò, hành vi của Phan N. Vì vậy, việc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Ea Karra Quyết định tách vụ án số 02 ngày 28/7/2022 đối với các hành vi nêu trên để tiếp tục điều tra, xử lý khi có căn cứ là phù hợp.

- Đối với Nguyễn Văn T quá trình điều tra xác định T1 không đồng phạm về hành vi buôn bán, tàng trữ hàng cấm nên không truy cứu trách nhiệm hình sự.

[6] Về án phí: Căn cứ Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu án phí Tòa án, buộc các bị cáo Phan Thị Đ, Hồ Sỹ D, Phạm Văn B mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố bị cáo Phan Thị Đ phạm tội “Buôn bán hàng cấm”; bị cáo Hồ Sỹ D, Phạm Văn B phạm tội “Tàng trữ hàng cấm”.

I. Hình phạt và điều luật áp dụng:

- Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 190; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự.

Xử phạt bị cáo Phan Thị Đ 01 (một) năm 03 (ba) tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 02 năm 06 tháng, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 191; điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Xử phạt bị cáo Hồ Sỹ D 07 (bảy) tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày bắt thi hành án (khấu trừ thời gian tạm giữ từ ngày 18/01/2022 đến ngày 27/01/2022).

- Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 191; điểm i, s khoản 1 Điều 51; khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự.

Xử phạt bị cáo Phạm Văn B 07 (bảy) tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 14 tháng, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao các bị cáo Phan Thị Đ, Phạm Văn B cho Uỷ ban nhân dân xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Gia đình các bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục các bị cáo.

Trường hợp các bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại Điều 92 của Luật Thi hành án Hình sự.

Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự hai lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

II. Các biện pháp tư pháp: Áp dụng Điều 46 Điều 47 Bộ luật hình sự; Điểm c Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự..

- Tịch thu và sung công quỹ Nhà nước số tiền 8.000.000 đồng (Công an Huyện EaKar đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Chi cục Thi hành án dân sự huyện EaKar tại kho bạc Nhà nước huyện EaKar theo giấy nộp tiền ngày 25/8/2022); 01 điện thoại di động nhãn hiệu IPHONE 6s màu xám đã qua sử dụng, số Imei: 353254077062855; 01 điện thoại di động nhãn hiệu OPPO A53 màu xanh – đen đã qua sử dụng, số Imei1:

861438055292890, số Imei2: 861438055292882; 01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA màu xanh đã qua sử dụng, số Imei1: 354223100653880, Imei2:

354223100667880/13.

-Tịch thu và tiêu hủy 04 hộp pháo có khối lượng 7,6kg (khối lượng còn lại sau khi giám định) đựng trong 01 thùng cac-tông đã được niêm phong; 01 sim có các ký tự “4G Viettel 8984048000027852612” và sim có các ký tự “4G SPEED 89840200010594040305” (Các vật chứng nêu trên có đặc điểm như biên bản giao nhận vật chứng, tài sản ngày 26/8/2022 của Công an huyện EaKar và Chi cục Thi hành án dân sự huyện EaKar).

III. Án phí: Áp dụng khoản 2 Điều 135; khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng Hình sự; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu án phí Tòa án.

Buộc bị cáo Phan Thị Đ, Hồ Sỹ D, Phạm Văn B mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

IV. Quyền kháng cáo: Các bị cáo có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong hạn luật định là 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Ngưi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết hợp lệ.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

192
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội buôn bán hàng cấm số 38/2022/HSST

Số hiệu:38/2022/HSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Ea Kar - Đăk Lăk
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 08/09/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về