Bản án 90/2020/HS-ST ngày 30/09/2020 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG – TỈNH NGHỆ AN

BẢN ÁN 90/2020/HS-ST NGÀY 30/09/2020 VỀ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

Ngày 30 tháng 9 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 86/2020/TLST-HS ngày 11 tháng 9 năm 2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 97/2020/QĐXXST- HS ngày 18 tháng 9 năm 2020 đối với các bị cáo:

1. Họ và tên Bùi Duy Th - sinh ngày 06/10/1987 tại phường Tràng Cát, quận H An, Th phố H Phòng; Tên gọi khác: không; Trú quán: Khu Lương Khê 4, phường Tràng Cát, quận H An, Th phố H Phòng; Nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông Bùi Văn Sửu và bà Vũ Thị Kim; Vợ Trương Thị Huyền Trang, sinh năm 1989 và có 03 con; Tiền án: không; tiền sự: không; Nhân thân: Ngày 16/3/2012 bị Công an huyện An Dương, Th phố H Phòng xử lý hành chính phạt tiền 3.500.000 đồng về hành vi thiếu trách nhiệm trong việc quản lý phương tiện giao thông để người khác lợi dụng, sử dụng trái phép chất ma tuý. Bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 18/5/2020 cho đến nay. Có mặt tại phiên tòa.

2. Họ và tên Nguyễn Mạnh H - sinh ngày 19/6/2000 tại phường Tràng Cát, quận H An, Th phố H Phòng; Tên gọi khác: không; Trú quán: Khu Cát Khê, phường Tràng Cát, quận H An, Th phố H Phòng; Nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ học vấn: 9/12; Dân tộc: kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông Nguyễn Đình Phương (Chết) và bà Lương Thị Tre; Vợ, con: Chưa có; Tiền án: không; tiền sự: không; Bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 18/5/2020 cho đến nay. Có mặt tại phiên tòa.

* Luật sư bào chữa cho bị cáo Th và H: Ông Đỗ Hoàng Dương, Luật sư, Công ty Luật TNHH MTV An Trần Gia – Đoàn luật sư Th phố H Phòng * Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1, Phạm Thị Mai Hoa, sinh năm 1972 Trú tại: Xóm 1, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ an (Có mặt).

2, Nguyễn Thị Nhân, sinh năm 1975 Trú tại: Xóm Lưu Quang, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

3, Nguyễn Văn Đại, sinh năm 1985 Trú tại: Khối 2, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương,Nghệ an(Vắng mặt).

4, Bùi Thị Đông, sinh năm 1987 Trú tại: Xóm 5, xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

5, Phạm Thị Mỹ Th, sinh năm 1984 Trú tại: Khối 1, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Có mặt).

6, Nguyễn Thị Tâm, sinh năm 1968 Trú tại: Khối 5, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

7, Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1953 Trú tại: Khối 3, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

8, Nguyễn Thị Mùi, sinh năm 1991 Trú tại: Khối 3, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an.

9, Thái Thị Vân, sinh năm 1969 Trú tại: Xóm 2, xã Văn Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

10, Nguyễn Thị Diệu Linh, sinh năm 1992 Trú tại: Khối 3, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

11, Phan Thị Thảo, sinh năm 1976 Trú tại: Khối 5, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

12, Nguyễn Văn Hoàn, sinh năm 1986 Trú tại: Xóm Liên Trường, xã Thanh Liên, Thanh Chương, Nghệ an (Vắng mặt).

13, Kha Thị Thuý Hằng, sinh năm 1978 Trú tại: Xóm 2, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

14, Trần Thị Loan, sinh năm 1967 Trú tại: Xóm 2, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Có mặt).

15, Thái Thị Lợi, sinh năm 1982.

Trú tại: Khối 4, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

16, Cao Thị Mai, sinh năm 1970 Trú tại: Xóm 5, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

17, Hoàng Thị Hương, sinh năm 1974 Trú tại: Xóm 1, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

18, Nguyễn Thị Khánh Hoà, sinh năm 1985 Trú tại: Xóm 4, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

19, Nguyễn Thị Dung, sinh năm 1983 Trú tại: Xóm Quang Trung, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt) .

20, Trần Thị Huyền, sinh năm 1985 Trú tại: Xóm Lưu Diên, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

21, Bùi Thị Ngọc Điệp, sinh năm 1988 Trú tại: Xóm 3, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

22, Chu Thị Lương, sinh năm 1976 Trú tại: Xóm 1, xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ an (Vắng mặt).

23, Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1976 Trú tại: Xóm Yên Hương, xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ an (Vắng mặt) .

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào khoảng đầu năm 2019, Bùi Duy Th, sinh ngày 06/10/1987, trú tại: Khu Lương Khê 4, phường Tràng Cát, quận H An, Th phố H Phòng và Nguyễn Mạnh H, sinh ngày 19/6/2000, trú tại Khu Cát Khê, phườngTràng Cát, quận H An, Th phố H Phòng đã góp vốn với nhau cùng thực hiện việc cho vay lãi nặng để thu lợi bất chính với tổng số tiền là 210.000.000đ (Hai trăm mười triệu đồng). Trong tổng số tiền đó thì Th góp 150.000.000đ (Một trăm năm mười triệu đồng), H góp 60.000.000đ (Sáu mười triệu đồng) và thỏa thuận số lợi nhuận thu được sau khi trừ các chi phí cần thiết và một phần góp vào vốn để tiếp tục cho vay thì số còn lại Th và H chia nhau theo tỷ lệ Th 70%, H 30%. Sau khi thỏa thuận thống nhất xong thì các đối tượng đã đến địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An để thực hiện hành vi phạm tội cụ thể:

1, Các giao dịch (vay và trả tiền) giữa Nguyễn Mạnh H, Bùi Duy Th với Phạm Thị Mai Hoa, sinh ngày 10/12/1972, trú tại Xóm 1, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Vào tháng 22/5/2019 cho chị Hoa vay số tiền 10.000.000đ nhưng ghi trong hợp đồng số tiền là 12.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày mỗi ngày 300.000đ. Khi vay chị Hoa cầm cắm sổ hộ khẩu và CMND của chị Hoa cho H. Từ sau khi vay đến ngày 26/6/2019 chị Hoa nhiều lần trả cho H với tổng số tiền 10.800.000đ, nên còn nợ 1.200.000đ. Với số tiền vay và trả trong 36 ngày thì số lãi suất mà Th, H cho chị Hoa vay là: 202,77%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/36 ngày x 365 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần Th, H cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,138 lần.

Lần 2. Ngày 27/6/2019 chị Hoa đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 1 và trả số tiền 600.000đ, tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 2 cho H. Nên Hoa chỉ nhận về số tiền 8.200.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 29/7/2019 (tính cả lần trả ngay sau khi vay) chị Hoa nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.900.000đ, nên còn nợ 2.100.000đ. Với số tiền vay và trả trong 33 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hoa vay là: 221,212%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/33 ngày x 365 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,06 lần.

Lần 3. Ngày 30/7/2019 chị Hoa vay 8.000.000đ, nhưng ghi trong hợp đồng số tiền vay là 10.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ tiền lãi. Số tiền 10.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 50 ngày, mỗi ngày 200.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Ngay sau khi vay mới chị Hoa trả số tiền còn nợ của lần vay 2 và trả số tiền 200.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 3 cho H. Nên chị Hoa chỉ nhận về số tiền 5.700.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 09/9/2019 chị Hoa nhiều lần trả cho H tổng số tiền 8.400.000đ, nên còn nợ H 1.600.000đ. Với số tiền vay và trả trong 42 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hoa vay là: 217,262%/năm (=2.000.000đ : 8.000.000đ x100%/42 ngày x 365 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,86 lần.

Lần 4. Ngày 10/9/2019 chị Hoa đảo khế vay số tiền 8.000.000đ và trả như lần 3 nhưng thỏa thuận trả dần trong 40 ngày mỗi ngày 250.000đ, tức lãi suất trả góp là 228%/năm. Ngay sau khi vay mới chị Hoa trả số tiền còn nợ của lần vay 3 và trả số tiền 500.000đ tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 4 cho H. Nên chị Hoa chỉ nhận về số tiền 5.900.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 19/10/2019 chị Hoa nhiều lần trả tiền cho H đủ số tiền 10.000.000đ, như thỏa thuận. Sau đó H trả lại SHK và CMND của chị Hoa cầm cắm trước đây cho chị Hoa. Với số tiền vay và trả trong 39 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hoa vay là: 233,97%/năm (=2.000.000đ :

8.000.000đ x100%/39 ngày x 365 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,698 lần.

Lần 5. Ngày 22/11/2019, cùng cách thức như lần 1, Hoa vay của H 5.000.000đ, nhưng ghi trong hợp đồng ghi số tiền vay là 6.000.000đ, trong đó 1.000.000đ tiền lãi. Số tiền 6.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày mỗi ngày 150.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay chị Hoa cầm cắm SHK và CMND của chị Hoa cho H. Sau khi vay chị Hoa trả cho H số tiền 300.000đ, tương ứng trả góp của 02 ngày trả góp của lần vay này nên thực tế chị Hoa chỉ cầm về số tiền 4.700.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 15/12/2019 chị Hoa đã nhiều lần trả tiền cho H nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Với số tiền vay và trả trong 24 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hoa vay là 304,1667%/năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/24 ngày x 365 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 15,2 lần.

Sau lần này chị Hoa không giao dịch với H nữa mà chuyển sang giao dịch với Th như sau:

Lần 6. Ngày 16/12/2019 chị Hoa đảo khế với thỏa thuận và số tiền vay:

8.000.000đ nhưng ghi trong hợp đồng là 10.000.000đ giao dịch giống như lần 4. Ngay sau khi vay chị Hoa trả cho Th số tiền còn nợ của lần vay 5 nên chị Hoa nhận về số tiền ít hơn số tiền vay 8.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 13/01/2020, chị Hoa nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Với số tiền vay và trả trong 29 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Hoa vay là: 314,655%/năm (=2.000.000đ : 8.000.000đ x100%/29 ngày x 365 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 15,73 lần.

Lần 7. Ngày 14/01/2020 chị Hoa đảo khế cùng cách thức như cũ. Lần này Hoa vay 10.000.000đ, nhưng ghi trong hợp đồng ghi số tiền vay là 12.000.000đ, trong đó 2.000.000đ tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 300.000đ, tức lãi suất trả góp là 183%/năm (Năm 2020 có 366 ngày). Ngay sau khi vay chị Hoa trả cho Th số tiền còn nợ của lần vay 6, nên chị Hoa chỉ nhận về số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 16/02/2020 chị Hoa nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Nhưng thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 34 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Hoa vay là: 215,29%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/34 ngày x 366 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,76 lần.

Lần 8. Ngày 17/02/2020 chị Hoa đảo khế cùng cách thức, thỏa thuận và số tiền vay: 10.000.000đ như lần vay 7. Ngay sau khi vay chị Hoa trả cho Th số tiền còn nợ của lần vay 7, nên chị Hoa nhận về số tiền ít hơn số tiền vay 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 06/3/2020 chị Hoa nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Nhưng thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 19 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Hoa vay là: 385,26%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/19 ngày x 366 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 19,26 lần.

Lần 9. Ngày 07/3/2020 chị Hoa đảo khế cùng cách thức, thỏa thuận và số tiền vay: 10.000.000đ như lần vay 8. Ngay sau khi vay chị Hoa trả cho Th số tiền còn nợ của lần vay 8, nên chị Hoa nhận về số tiền ít hơn số tiền vay 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 27/3/2020 chị Hoa nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Nhưng thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 21 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Hoa vay là: 348,57%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/21 ngày x 366 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 17,43 lần.

Lần 10. Ngày 28/3/2020 chị Hoa đảo khế cùng cách thức, thỏa thuận và số tiền vay: 10.000.000đ như lần vay 9. Ngay sau khi vay chị Hoa trả cho Th số tiền còn nợ của lần vay 9, nên chị Hoa nhận về số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/4/2020 chị Hoa nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Nhưng thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 22 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Hoa vay là: 332,73%/năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/22 ngày x 366 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16,64 lần.

Lần 11. Ngày 19/4/2020 chị Hoa đảo khế cùng cách thức, thỏa thuận và số tiền vay: 10.000.000đ như lần vay 10. Ngay sau khi vay chị Hoa trả cho Th số tiền còn nợ của lần vay 10, nên chị Hoa nhận về số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 15/5/2020 chị Hoa nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Nhưng thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 27 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Hoa vay là: 271,1%/năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/27 ngày x 366 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13,55 lần.

Lần 12. Ngày 16/5/2020 chị Hoa đảo khế cùng cách thức, thỏa thuận và số tiền vay: 10.000.000đ như lần vay 11. Ngay sau khi vay chị Hoa trả số tiền còn nợ của lần vay 11 và trả số tiền 300.000đ, tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 12 cho Th. Nên chị Hoa nhận về số tiền 4.800.000đ. Từ sau đó chị Hoa không trả thêm cho Th số tiền nào nữa, nên còn nợ Th 11.700.000đ. Nhưng thực tế với số tiền vay trên và đã trả góp được 01 ngày ngày thì số lãi suất mà Th cho vay là:

183%/năm (=50.000đ : 10.000.000đ x100%/01 ngày x 366 ngày) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Hoa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,15 lần.

Như vậy lần vay 4 chị Hoa đã trả hết cả gốc và lãi cho H; các lần vay từ 1-3 và 5-11 thì ngay sau khi vay tiền của lần vay sau, chị Hoa đã trả hết số tiền cả gốc và lãi của các lần vay này cho Th và H; Lần vay 12 số tiền lãi mà Hoa pH trả là 2.000.000đ = 1/6 số tiền cả gốc và lãi theo thỏa thuận pH trả là 12.000.000đ sau khi vay chị Hoa đã trả góp được 1 ngày với số tiền 300.000đ, tương ứng mới chỉ trả số tiền lãi là 1/6 của 300.000đ = 50.000đ.

Như vậy từ ngày 22/5/2019 đến ngày 18/5/2020 Th và H đã cho chị Hoa vay 12 lần với tổng số tiền vay là 109.000.000đ và thu tiền lãi 21.050.000đ. Trong đó lãi hợp pháp là 1.603.623đ, còn lại 19.446.377đ là số tiền thu lợi bất chính mà H và Th đã thu được từ việc cho chị Hoa vay.

2, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với Nguyễn Thị Nhân, sinh ngày:

10/8/1975, trú tại: Xóm Lưu Quang, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 13/12/2019 cho chị Nhân vay số tiền 12.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 14.400.000đ, trong đó 2.400.000đ tiền lãi. Số tiền 14.400.000 đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 360.000đ tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Từ sau khi vay đến ngày 09/01/2020 chị Nhân đã nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Nhưng thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 28 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Nhân vay là:

260.71%/năm (=2.400.000đ : 12.000.000đ x100%/28 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Nhân vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13,03 lần.

Lần 2. Ngày 10/01/2020 chị Nhân đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 1. Ngay sau khi vay mới chị Nhân trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 1, nên chị Nhân nhận được số tiền ít hơn 12.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 17/02/2020 chị Nhân đã nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Nhưng thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 39 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Nhân vay là: 187.69%/năm (=2.400.000đ :

12.000.000đ x 100%/39 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Nhân vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,38 lần.

Lần 3. Ngày 18/02/2020 chị Nhân đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 2. Ngay sau khi vay mới chị Nhân trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 2, nên chị Nhân nhận được số tiền ít hơn 12.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/3/2020 chị Nhân nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Nhưng thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 30 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Nhân vay là: 244%/năm (=2.400.000đ : 12.000.000đ x100%/30 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Nhân vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,2 lần.

Lần 4. Ngày 19/3/2020 chị Nhân đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 3. Ngay sau khi vay mới, chị Nhân trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 3, nên chị Nhân nhận được số tiền ít hơn 12.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 17/5/2020 (đã quá hạn 40 ngày theo thỏa thuận) chị Nhân nhiều lần trả đủ cho Th số tiền cả lãi và gốc lần vay 4 theo thỏa thuận là 14.400.000đ. Nhưng Th chưa trả lại SHK và CMND cho chị Nhân. Ngoài ra chị Nhân và Th không có thêm giao dịch nào khác. Nhưng thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 59 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Nhân vay là: 124,067%/năm (=2.400.000đ :

12.000.000đ x100%/59 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Nhân vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 6,2 lần.

Như vậy từ ngày 13/12/2019 đến ngày 17/5/2020 Th thông qua 4 giao dịch dân sự Th cho chị Nhân vay tổng số tiền 48.000.000đ và thu 9.600.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 1.023.454đ, còn lại 8.576.546đ là số tiền thu lợi bất chính mà H và Th đã thu được từ việc cho chị Nhân vay.

3, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với Nguyễn Văn Đại, sinh ngày 06/10/1985, trú tại: Khối 2, Thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 20/11/2019 cho anh Đại vay số tiền 20.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 24.000.000đ, trong đó có 4.000.000đ tiền lãi. Số tiền 24.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 600.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay anh Đại cầm cắm SHK, CMND và đăng ký kết hôn của anh Đại cho Th. Từ sau khi vay đến ngày 22/12/2019 anh Đại nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 33 ngày thì số lãi suất mà Th cho anh Đại vay là:

221.21% năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/33 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho anh Đại vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,06 lần.

Lần 2. Ngày 23/12/2019 anh Đại đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 1. Ngay sau khi vay mới anh Đại trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 1, nên anh Đại nhận được số tiền ít hơn 20.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 17/01/2020 anh Đại nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 26 ngày thì số lãi suất mà Th cho anh Đại vay là: 281,5% năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/26 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho anh Đại vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14 lần.

Lần 3. Ngày 18/01/2020 anh Đại đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 2. Ngay sau khi vay mới anh Đại trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 2, nên anh Đại nhận được số tiền ít hơn 20.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 12/3/2020 (đã quá hạn 40 ngày theo thỏa thuận) anh Đại nhiều lần trả đủ cho Th số tiền cả gốc và lãi là 24.000.000đ. Sau đó Th đã trả lại SHK và CMND cho anh Đại, nhưng chưa trả giấy đăng ký kết hôn. Thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 54 ngày thì số lãi suất mà Th cho anh Đại vay là: 135,5% năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/54 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho anh Đại vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 6,78 lần.

Như vậy từ ngày 20/11/2019 đến ngày 12/3/2020 Th thông qua 3 giao dịch dân sự cho anh Đại vay tổng số tiền 60.000.000đ và đã thu của anh Đại 12.000.000 đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 1.236.739đ còn lại 10.763.261đ là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho anh Đại vay.

4, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với Bùi Thị Đông, sinh ngày: 12/5/1987, trú tại: xóm 5, xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 16/11/2019 cho chị Đông vay số tiền 20.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 24.000.000đ, trong đó có 4.000.000đ tiền lãi. Số tiền 24.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày mỗi ngày 600.000đ tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay chị Đông cầm cắm SHK của gia đình và CMND của anh Nguyễn Công Hòa (chồng của Đông) cho Th. Từ sau khi vay đến ngày 22/12/2019 chị Đông nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 37 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Đông vay là: 197,29% năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/37 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Đông vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,86 lần.

Lần 2. Ngày 23/12/2019 chị Đông đảo khế cùng phương thức như lần trước, lần này chị Đông vay Th số tiền 30.000.000đ, nhưng số tiền trong hợp đồng ghi là 36.000.000đ, trong đó có 6.000.000đ tiền lãi. Số tiền 36.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 900.000đ tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Ngay sau khi vay mới, chị Đông trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 1, nên chị Đông nhận được số tiền ít hơn 30.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 17/01/2020 chị Đông nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 26 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Đông vay là: 280,76% năm (=6.000.000đ : 30.000.000đ x100%/26 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Đông vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14 lần.

Lần 3. Ngày 18/01/2020 chị Đông đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 2. Ngay sau khi vay mới chị Đông trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 2, nên chị Đông nhận được số tiền ít hơn 30.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 10/3/2020 (đã quá hạn theo thỏa thuận 40 ngày nhưng chị Đông vẫn chưa trả đủ cho Th), chị Đông nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên và đã trả góp trong 53 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Đông vay là: 138,1% năm (=6.000.000đ : 30.000.000đ x100%/53 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 6,9 lần.

Lần 4. Ngày 11/3/2020 chị Đông đảo khế cùng phương thức như lần trước, lần này chị Đông vay Th số tiền 20.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 24.000.000đ, trong đó có 4.000.000đ tiền lãi. Số tiền 24.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 600.000đ tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Ngay sau khi vay mới chị Đông trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 3, nên chị Đông nhận được số tiền ít hơn 20.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 20/4/2020 (Đã quá hạn 40 ngày theo thỏa thuận) chị Đông nhiều lần trả cho Th tổng số tiền 19.200.000đ và còn nợ 4.800.000đ. Thực tế với số tiền vay trên và đã trả góp trong 41 ngày thì số lãi suất mà Th cho vay là: 178,53%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/41 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Đông vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 8,9 lần.

Lần 5. Ngày 21/4/2020 chị Đông đảo khế cùng phương thức như lần trước, lần này chị Đông vay Th số tiền 16.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 20.000.000đ, trong đó có 4.000.000đ tiền lãi. Số tiền 20.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 500.000đ, tức lãi suất trả góp là 228,75%/năm. Ngay sau khi vay mới chị Đông trả cho Th số tiền mà chị Đông còn nợ ở lần vay 4, nên chị Đông nhận được số tiền 11.200.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 16/5/2020 chị Đông nhiều lần trả cho Th tổng số tiền 12.500.000đ. Từ sau đó chị Đông chưa trả thêm cho Th số tiền nào và còn nợ Th 7.500.000đ. Thực tế với số tiền vay trên và đã trả góp trong 25 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Đông vay là: 178,54% năm (=2.500.000đ : 16.000.000đ x100%/25 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,43 lần.

Như vậy từ ngày 16/11/2019 đến ngày 16/5/2020 Th thông qua 5 giao dịch dân sự cho chị Đông vay tổng số tiền 116.000.000đ và thu 22.500.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 2.368.396đ còn lại 20.131.604đ là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho chị Đông vay.

5, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với Phạm Thị Mỹ Th, sinh ngày:

17/12/1984, trú tại: Khối 1, TT Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 18/12/2019 cho chị Th vay số tiền 15.000.000đ nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 18.000.000đ, trong đó có 3.000.000đ tiền lãi. Số tiền 18.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày mỗi ngày 450.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay chị Th cầm cắm SHK và CMND của chị Th cho Th. Từ sau khi vay đến ngày 11/01/2020 chị Th nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên và trả góp trong 25 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Th vay là: 292%/năm (=3.000.000đ :

15.000.000đ x100%/25 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Th vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14,6 lần.

Lần 2. Ngày 12/01/2020 chị Th đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 1. Ngay sau khi vay mới, chị Th trả cho Th số tiền chị Th còn nợ ở lần vay 1, nên chị Th nhận được số tiền ít hơn 15.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 08/02/2020, chị Th nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 28 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Th vay là: 261,4% năm (=3.000.000đ :

15.000.000đ x100%/28 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Th vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13 lần.

Lần 3. Ngày 09/02/2020 chị Th đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 2. Ngay sau khi vay mới, chị Th trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 2, nên chị Th nhận được số tiền ít hơn 15.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 16/3/2020 chị Th nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 37 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Th vay là: 197,84% năm (=3.000.000đ : 15.000.000đ x100%/37 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Th vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,89 lần.

Lần 4. Ngày 17/3/2020 chị Th đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 3. Ngay sau khi vay mới, chị Th trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 3, nên chị Th nhận được số tiền ít hơn 15.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 25/4/2020 (Hết hạn 40 ngày theo thỏa thuận nhưng chị Th chưa trả hết), chị Th nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 40 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Th vay là: 183% năm (=3.000.000đ : 15.000.000đ x100%/40 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,15 lần.

Lần 5. Ngày 26/4/2020 chị Th đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 4. Ngay sau khi vay mới, chị Th trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 4, nên chị Th nhận được số tiền ít hơn 15.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020 chị Th nhiều lần trả cho Th đủ cả số tiền cả gốc và lãi là 18.000.000đ. Nhưng Th chưa trả lại SHK và CMND cho chị Th. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 22 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Th vay là: 332,7% năm (=3.000.000đ : 15.000.000đ x100%/22 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Th vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16,63 lần.

Như vậy từ ngày 28/12/2019 đến ngày 18/5/2020 Th thông qua 5 giao dịch dân sự cho chị Th vay tổng số tiền 75.000.000đ và thu 15.000.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 1.164.271đ còn lại 13.835.729đ là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho chị Th vay.

6, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với Nguyễn Thị Tâm, sinh ngày:

26/7/1968, trú tại: Khối 5, TT Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 23/11/2019 cho chị Tâm vay số tiền 15.000.000đ nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 18.000.000đ, trong đó có 3.000.000đ tiền lãi. Số tiền 18.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày mỗi ngày 450.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay chị Tâm cầm cắm SHK và GPLX của Tâm cho Th. Từ sau khi vay đến ngày 21/12/2019 chị Tâm nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 29 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Tâm vay là: 251,72% năm (=3.000.000đ : 15.000.000đ x100%/29 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Tâm vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,5 lần.

Lần 2. Ngày 22/12/2019 chị Tâm đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 1. Ngay sau khi vay mới chị Tâm trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 1, nên chị Tâm nhận được số tiền ít hơn 15.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 02/02/2020 (Quá hạn 40 ngày theo thỏa thuận nhưng chị Tâm vẫn chưa trả hết), chị Tâm nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được.

Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 42 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Tâm vay là: 173,8% năm (=3.000.000đ : 15.000.000đ x100%/42 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 8,69 lần.

Lần 3. Ngày 03/02/2020 chị Tâm đảo khế cùng phương thức như lần trước, lần này chị Tâm vay Th số tiền 10.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 12.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 300.000đ, tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Ngay sau khi vay mới, chị Tâm trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 2, nên chị Tâm nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 02/3/2020, chị Tâm nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 29 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Tâm vay là: 252,41% năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/29 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,62 lần.

Lần 4. Ngày 03/3/2020 chị Tâm đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 3. Ngay sau khi vay mới, chị Tâm trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 3, nên chị Tâm nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 01/4/2020, chị Tâm nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 30 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Tâm vay là: 244% năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/30 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,2 lần.

Lần 5. Ngày 02/4/2020 chị Tâm đảo khế cùng phương thức như lần trước, lần này chị Tâm vay Th số tiền 8.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 10.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ tiền lãi. Số tiền 10.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 50 ngày, mỗi ngày 200.000đ, tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Ngay sau khi vay mới, chị Tâm trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 4, nên chị Tâm nhận được số tiền ít hơn 8.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020, chị Tâm nhiều lần trả cho Th tổng số tiền 9.400.000đ. Từ sau đó, chị Tâm không trả thêm cho Th số tiền nào và còn nợ Th 600.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 46 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Tâm vay là: 186,98% năm (=1.880.000đ (tiễn lãi đã thu) : 8.000.000đ x100%/46 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Tâm vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,35 lần.

Như vậy, từ ngày 23/11/2019 đến ngày 18/5/2020 Th thông qua 5 giao dịch dân sự cho chị Tâm vay tổng số tiền 58.000.000đ và thu 11.880.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 1.172.812đ, còn lại 10.707.188đ là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho chị Tâm vay.

7, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với chị Nguyễn Thị Liên, sinh ngày:

29/12/1953, trú tại: Khối 3, TT Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 24/11/2019 Th cho Liên vay số tiền 15.000.000đ nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 18.000.000đ, trong đó có 3.000.000đ tiền lãi. Số tiền 18.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 450.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay chị Liên cầm cắm SHK và CMND của chị Liên cho Th. Từ sau khi vay đến ngày 30/12/2019 chị Liên nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 37 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Liên vay là: 197,297% năm (=3.000.000đ : 15.000.000đ x100%/37 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Liên vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,86 lần.

Lần 2. Ngày 31/12/2019 chị Liên đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 1. Ngay sau khi vay mới, chị Liên trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 1, nên chị Liên nhận được số tiền ít hơn 15.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 08/02/2020 (Hết hạn 40 ngày theo thỏa thuận nhưng chị Liên vẫn chưa trả hết), chị Liên nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 40 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Liên vay là: 182,5% năm (=3.000.000đ : 15.000.000đ x100%/40 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Liên vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,125 lần.

Lần 3. Ngày 09/02/2020 chị Liên đảo khế cùng phương thức như lần trước, lần này chị Liên vay Th số tiền 12.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 15.000.000đ, trong đó có 3.000.000đ tiền lãi. Số tiền 15.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 50 ngày, mỗi ngày 300.000đ, tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Ngay sau khi vay mới, chị Liên trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 2, nên chị Liên nhận được số tiền ít hơn 12.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 22/3/2020, chị Liên nhiều lần trả tiền cho Th nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 43 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Liên vay là: 212,79% năm (=3.000.000đ : 12.000.000đ x100%/43 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Liên vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,6 lần.

Lần 4. Ngày 03/3/2020 chị Liên đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 3. Ngay sau khi vay mới, chị Liên trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 3, nên chị Liên nhận được số tiền ít hơn 12.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 03/5/2020 chị Liên nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 42 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Liên vay là: 217,86% năm (=3.000.000đ :

12.000.000đ x100%/42 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Liên vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,9 lần.

Lần 5. Ngày 04/5/2020 chị Liên đảo khế cùng phương thức như lần trước, lần này chị Liên vay Th số tiền 10.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 12.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 300.000đ, tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Ngay sau khi vay mới, chị Liên trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 4, nên chị Liên nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020 chị Liên nhiều lần trả cho Th tổng số tiền 4.200.000đ. Từ sau đó, chị Liên không trả thêm cho Th số tiền nào và còn nợ Th 7.800.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 14 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Liên vay là:

183%/ năm (=700.000đ (tiễn lãi đã thu) : 10.000.000đ x100%/14 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Liên vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,15 lần.

Như vậy từ ngày 24/11/2019 đến ngày 18/5/2020 Th thông qua 5 giao dịch dân sự cho chị Liên vay tổng số tiền 64.000.000đ và thu 12.700.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 1.266.756đ, còn lại 11.433.244đ là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho chị Liên vay.

8, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với Nguyễn Thị Mùi, sinh ngày:

05/9/1991, trú tại: Khối 3, TT Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 17/12/2019 Th cho chị Mùi vay số tiền 10.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 12.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 300.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay chị Mùi cầm cắm SHK (bản phô tô), CMND của chị Mùi và giấy khai sinh của con chị Mùi cho Th. Từ sau khi vay đến ngày 08/01/2020 chị Mùi nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 23 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Mùi vay là: 317,4% năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/23 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Mùi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 15,87 lần.

Lần 2. Ngày 09/01/2020 chị Mùi đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 1. Ngay sau khi vay mới chị Mùi trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 1, nên chị Mùi nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 09/02/2020 chị Mùi nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp trong 32 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Mùi vay là: 228,75% năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/32 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Mùi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,4 lần.

Lần 3. Ngày 10/02/2020 chị Mùi đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay trước. Ngay sau khi vay mới chị Mùi trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 2, nên chị Mùi nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 08/3/2020 chị Mùi nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp trong 28 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Mùi vay là: 261,43% năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/28 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Mùi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13 lần.

Lần 4. Ngày 09/3/2020 chị Mùi đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay trước. Ngay sau khi vay mới chị Mùi trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 3, nên chị Mùi nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 26/3/2020 chị Mùi nhiều lần trả cho Th tổng số tiền 5.250.000đ. Từ sau đó, chị Mùi không trả thêm cho Th số tiền nào, nên còn nợ 6.750.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 18 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Mùi vay là: 188,38% năm (=875.000đ (tiễn lãi đã thu) : 10.000.000đ x100%/18 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Mùi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 8,8 lần.

Như vậy từ ngày 17/12/2019 đến ngày 26/3/2020 Th thông qua 4 giao dịch dân sự cho chị Mùi vay tổng số tiền 40.000.000đ và đã thu 6.875.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 552.257đ, còn lại 6.322.743đ là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho chị Mùi vay.

9, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với Thái Thị Vân, sinh ngày: 07/7/1969, trú tại: xóm 2, xã Văn Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 04/3/2020 Th cho Vân vay số tiền 10.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 12.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 300.000đ tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay chị Vân cầm cắm SHK của chị Vân và CMND của anh Thái Khắc Cường (con trai của Vân) cho Th. Từ sau khi vay đến ngày 12/4/2020 chị Vân nhiều lần trả cho Th tổng số tiền 9.200.000đ và còn nợ 2.800.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 40 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Vân vay là: 183% năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/40 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Vân vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,125 lần.

Lần 2. Ngày 13/4/2020 chị Vân đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 1. Ngay sau khi vay mới chị Vân trả số tiền còn nợ ở lần vay 1, và trả số tiền 600.000đ tương ứng 2 ngày trả góp của lần vay 2 cho Th. Nên chị Vân nhận được số tiền 6.600.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 15/5/2020 chị Vân nhiều lần trả cho Th tổng số tiền 9.000.000đ và còn nợ 3.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp trong 33 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Vân vay là: 221,818% năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/33 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Vân vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11 lần.

Lần 3. Ngày 16/5/2020 chị Vân đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay trước. Ngay sau khi vay mới chị Vân trả số tiền còn nợ ở lần vay 2 và trả số tiền 600.000đ tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 3 cho Th. Nên chị Vân nhận được số tiền 6.400.000đ. Ngày 18/5/2020 chị Vân trả cho Th số tiền 300.000đ. Từ sau đó chị Vân không trả thêm cho Th số tiền nào và còn nợ Th 11.100.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 02 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Vân vay là: 274,5% năm (=150.000đ (tiền lãi đã thu) : 10.000.000đ x100%/02 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Vân vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13,72 lần.

Như vậy từ ngày 04/3/2020 đến ngày 18/5/2020 Th thông qua 3 giao dịch dân sự cho chị Vân vay tổng số tiền 30.000.000đ và đã thu 4.150.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 409.836đ, còn lại 3.740.164đ là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho chị Vân vay.

10, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với Nguyễn Thị Diệu Linh, sinh ngày:

20/12/1992, trú tại: Khối 3, TT Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 24/02/2020 Th cho chị Linh vay số tiền 20.000.000đ nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 24.000.000đ, trong đó có 4.000.000đ tiền lãi. Số tiền 24.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 600.000đ, tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Ngay sau khi vay chị Linh trả cho Th số tiền 600.000đ, tương ứng 01 ngày trả góp, nên chị Linh chỉ nhận về số tiền 19.400.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 12/3/2020 chị Linh nhiều lần trả đủ cho Th số tiền cả gốc và lãi của lần vay này là 24.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 17 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Linh vay là:

429,4% năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/17 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Linh vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 21,47 lần.

Lần 2. Ngày 18/5/2020 chị Linh vay Th số tiền 5.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 6.000.000đ, trong đó có 1.000.000đ tiền lãi. Số tiền 6.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 150.000đ tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Ngay sau khi vay chị Linh trả cho Th số tiền 150.000đ tương ứng 01 ngày trả góp, nên chị Linh chỉ nhận về số tiền 4.850.000đ. Từ sau đó chị Linh không trả thêm cho Th số tiền nào và còn nợ 5.850.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 01 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Linh vay là 183% năm (=25.000đ (tiền lãi đã thu) : 5.000.000đ x100%/01 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Linh vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,15 lần.

Như vậy từ ngày 24/02/2020 đến ngày 18/5/2020 Th thông qua 2 giao dịch dân sự cho chị Linh vay tổng số tiền 25.000.000đ và đã thu 4.025.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 188.525đ, còn lại 3.836.475đ là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho chị Linh vay.

11, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với Phan Thị Thảo, sinh ngày:

12/8/1976, trú tại: Khối 5, TT Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 08/12/2019 Th cho chị Thảo vay số tiền 16.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 20.000.000đ, trong đó có 4.000.000đ tiền lãi. Số tiền 20.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 500.000đ tức lãi suất trả góp là 228,125%/năm. Khi vay chị Thảo cầm cắm SHK và CMND của chị Thảo cho Th. Từ sau khi vay đến ngày 05/01/2020 chị Thảo nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 29 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Thảo vay là: 314,655% năm (=4.000.000đ : 16.000.000đ x100%/29 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Thảo vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 15,73 lần.

Lần 2. Ngày 06/01/2020 chị Thảo đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 1. Ngay sau khi vay mới chị Thảo trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 1, nên chị Thảo nhận được số tiền ít hơn 16.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 19/2/2020 (đã quá hạn theo thỏa thuận 40 ngày nhưng chị Thảo vẫn chưa trả đủ cho Th) chị Thảo nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 45 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Thảo vay là: 203,33% năm (=4.000.000đ : 16.000.000đ x100%/45 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Thảo vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,17 lần.

Lần 3. Ngày 20/02/2020 chị Thảo đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 2. Ngay sau khi vay mới, chị Thảo trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 2, nên chị Thảo nhận được số tiền ít hơn 16.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 13/3/2020, chị Thảo nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 23 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Thảo vay là: 397,83%/năm (=4.000.000đ : 16.000.000đ x100%/23 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho chị Thảo vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 19,89 lần.

Lần 4. Ngày 14/3/2020 chị Thảo đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 3. Ngay sau khi vay mới, chị Thảo trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 3, nên chị Thảo nhận được số tiền ít hơn 16.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 09/5/2020 (đã quá hạn theo thỏa thuận 40 ngày nhưng chị Thảo vẫn chưa trả đủ cho Th), chị Thảo nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 57 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Thảo vay là 160,53%/năm (=4.000.000đ : 16.000.000đ x100%/57 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 8 lần.

Lần 5. Ngày 10/5/2020, chị Thảo đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay lần 4. Ngay sau khi vay mới, chị Thảo trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay lần 4, nên chị Thảo nhận được số tiền ít hơn 16.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 17/5/2020, chị Thảo nhiều lần trả cho Th tổng số tiền 4.000.000đ. Từ sau đó, chị Thảo không trả thêm cho Th số tiền nào cả và còn nợ Th 16.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 07 ngày thì số lãi suất mà Th cho chị Thảo vay là 326,78% năm (=1.000.000đ (tiền lãi đã thu) :

16.000.000đ x100%/07 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16,34 lần.

Như vậy từ ngày 08/12/2019 đến ngày 17/5/2020 Th thông qua 5 giao dịch dân sự cho chị Thảo vay tổng số tiền 90.000.000đ và thu 17.000.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 1.408.345đ, còn lại 15.591.655đ là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho chị Thảo vay.

12, Các giao dịch giữa Bùi Duy Th với Nguyễn Văn Hoàn, sinh ngày:

15/11/1986, trú tại: xóm 6 (Liên Trường), xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 17/12/2019 Th cho anh Hoàn vay số tiền 10.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 12.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 300.000đ tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay, anh Hoàn cầm cắm SHK, CMND của anh Hoàn và giấy khai sinh của con anh Hoàn cho Th. Từ sau khi vay đến ngày 13/01/2020, anh Hoàn nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được.

Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 28 ngày thì số lãi suất mà Th cho anh Hoàn vay là: 260,7%/ năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/28 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho anh Hoàn vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13 lần.

Lần 2. Ngày 14/01/2020 anh Hoàn đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 1. Ngay sau khi vay mới, anh Hoàn trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 1, nên anh Hoàn nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 22/2/2020 (đã hết hạn theo thỏa thuận 40 ngày nhưng anh Hoàn vẫn chưa trả đủ cho Th) anh Hoàn nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 40 ngày thì số lãi suất mà Th cho anh Hoàn vay là: 183%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/40 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho anh Hoàn vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,15 lần.

Lần 3. Ngày 23/02/2020 anh Hoàn đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 2. Ngay sau khi vay mới, anh Hoàn trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 2, nên anh Hoàn nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 16/3/2020, anh Hoàn nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 23 ngày thì số lãi suất mà Th cho anh Hoàn vay là: 318,26%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/23 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho anh Hoàn vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 15,9 lần.

Lần 4. Ngày 17/3/2020 anh Hoàn đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 3. Ngay sau khi vay mới, anh Hoàn trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 3, nên anh Hoàn nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 12/4/2020, anh Hoàn nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 27 ngày thì số lãi suất mà Th cho anh Hoàng vay là: 271,1%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/27 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho anh Hoàn vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13,56 lần.

Lần 5. Ngày 13/4/2020 anh Hoàn đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 4. Ngay sau khi vay mới, anh Hoàn trả cho Th số còn nợ ở lần vay 4, nên anh Hoàn nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 09/5/2020, anh Hoàn nhiều lần trả tiền cho Th, nhưng tổng số tiền đã trả không xác định được. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 27 ngày thì số lãi suất mà Th cho anh Hoàn vay là: 271,1%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/27 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho anh Hoàn vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13,56 lần.

Lần 6. Ngày 10/5/2020 anh Hoàn đảo khế cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền như lần vay 4. Ngay sau khi vay mới, anh Hoàn trả cho Th số tiền còn nợ ở lần vay 4, nên anh Hoàn nhận được số tiền ít hơn 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020, anh Hoàn nhiều lần trả cho Th tổng số tiền 3.300.000đ, lần này anh Hoàn trả góp trước tương ứng tính đến ngày 20/5/2020. Từ sau đó, anh Hoàn không trả thêm cho Th số tiền nào cả và còn nợ Th 8.700.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 08 ngày thì số lãi suất mà Th cho anh Hoàn vay là: 251,6%/năm (=550.000đ (tiền lãi đã thu) : 10.000.000đ x100%/08 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần Th cho anh Hoàn vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,6 lần.

Như vậy từ ngày 17/12/2019 đến ngày 18/5/2020 Th thông qua 6 giao dịch dân sự cho anh Hoàn vay tổng số tiền 60.000.000đ và thu 10.550.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 836.485đ, còn lại 9.713.515đ là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho anh Hoàn vay.

13, Các giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Kha Thị Thúy Hằng, sinh ngày 25/11/1978, trú tại xóm 2, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1: Ngày 03/12/2019 H cho chị Hằng vay số tiền 10.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 12.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày mỗi ngày 300.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Từ sau khi vay đến ngày 07/01/2020 chị Hằng nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.300.000đ và còn nợ 2.700.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 36 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hằng vay là: 202,78%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/36 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hằng vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,14 lần.

Lần 2. Ngày 08/01/2020 chị Hằng đảo khế, cùng phương thức, thỏa thuận về số tiền như lần vay 1. Ngay sau khi vay mới, chị Hằng trả cho H số tiền còn nợ của lần vay 1, đồng thời trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 2 cho H. Nên thực tế chị Hằng nhận về số tiền 7.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 16/02/2020 chị Hằng nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.000.000đ và còn nợ 3.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 40 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hằng vay là: 183%/ năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/40 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hằng vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,15 lần.

Lần 3. Ngày 17/02/2020 chị Hằng đảo khế, cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền vay như lần 2. Ngay sau khi vay mới, chị Hằng trả cho H số tiền còn nợ của lần vay 2, đồng thời trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 3 cho H. Nên thực tế chị Hằng nhận về số tiền 6.700.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 20/3/2020 chị Hằng nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.600.000đ và còn nợ 2.400.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 33 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hằng vay là: 221,8%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/33 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hằng vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11 lần.

Lần 4. Ngày 21/3/2020 chị Hằng đảo khế, cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền vay như lần 3. Ngay sau khi vay mới, chị Hằng trả cho H số tiền còn nợ của lần vay 3, đồng thời trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 4 cho H. Nên thực tế chị Hằng nhận về số tiền 7.300.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 01/5/2020 chị Hằng nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi với tổng số tiền 12.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 41 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hằng vay là: 178,54%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/41 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho chị Hằng vay như trên thì số lần H cho vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 8,9 lần.

Lần 5. Ngày 08/5/2020 chị Hằng tiếp tục vay tiền, cùng phương thức, thỏa thuận và số tiền vay như lần 4. Ngay sau khi vay, chị Hằng trả cho H số tiền 600.000đ tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 5 cho H. Nên thực tế chị Hằng nhận về số tiền 9.400.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020 chị Hằng nhiều lần trả cho H tổng số tiền 2.400.000đ. Từ sau đó chị Hằng không trả thêm cho H số tiền nào cả và còn nợ H số tiền 9.600.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 10 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hằng vay là:

146,4%/ năm (=400.000đ (tiền lãi đã thu) : 10.000.000đ x100%/10 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hằng vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 7,32 lần.

Như vậy từ ngày 03/12/2019 đến ngày 18/5/2020 H thông qua 05 giao dịch dân sự cho chị Hằng vay tổng số tiền 50.000.000đ và thu 8.400.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 847.856đ, còn lại 7.525.144đ là số tiền thu lợi bất chính mà H đã thu được từ việc cho chị Hằng vay.

14, Các giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Trần Thị Loan, sinh ngày 20/3/1967, trú tại xóm 2, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 16/11/2019 cho chị Loan vay số tiền 5.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 6.000.000đ, trong đó có 1.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 6.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 150.000đ tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay chị Loan cầm cắm SHK và CMND của chị Loan cho H. Từ sau khi vay đến ngày 16/12/2020, chị Loan nhiều lần trả cho H tổng số tiền 4.800.000đ và còn nợ 1.200.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 31 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Loan vay là:

235,48%/ năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/31 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Loan vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,77 lần.

Lần 2. Ngày 17/12/2019 chị Loan vay 7.000.000đ nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 8.400.000đ, trong đó có 1.400.000đ tiền lãi. Số tiền 8.400.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 210.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Sau khi vay mới, chị Loan trả số tiền chị Loan còn nợ của lần vay 1 và trả 2.100.000đ, tương ứng 10 ngày trả góp của lần vay 2 cho H. Nên thực tế chị Loan nhận về số tiền 3.700.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 25/01/2020 chị Loan trả đủ cho H số tiền cả gốc và lãi của lần vay 2 là 8.400.000đ. H trả lại SHK và CMND cho chị Loan. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 39 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Loan vay là: 187,69%/năm (=1.400.000đ : 7.000.000đ x100%/39 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Loan vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,38 lần.

Lần 3. Ngày 04/3/2020, cùng cách thức như trên H cho chị Loan vay số tiền 5.000.000đ nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 6.000.000đ, trong đó có 1.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 6.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 150.000đ tức lãi suất trả góp theo năm là 183%/năm. Khi vay, chị Loan cầm cắm SHK và CMND của chị Loan cho H. Từ sau khi vay đến ngày 02/4/2020, chị Loan nhiều lần trả cho H tổng số tiền 4.500.000đ và còn nợ 1.500.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 30 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Loan vay là: 244%/năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/30 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Loan vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,2 lần.

Lần 4. Ngày 03/4/2020 chị Loan đảo khế vay 7.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 8.400.000đ, trong đó có 1.400.000đ tiền lãi. Số tiền 8.400.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 210.000đ, tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Sau khi vay mới, chị Loan trả số tiền chị Loan còn nợ của lần vay 3 và trả 1.050.000đ, tương ứng 05 ngày trả góp của lần vay 4 cho H. Nên thực tế chị Loan nhận về số tiền 4.450.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 03/5/2020 chị Loan nhiều lần trả cho H tổng số tiền 6.510.000đ, nên còn nợ 1.890.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 30 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Loan vay là: 244%/năm (=1.400.000đ : 7.000.000đ x100%/30 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Loan vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,2 lần.

Lần 5. Ngày 03/5/2020 chị Loan đảo khế vay 6.000.000đ nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 7.200.000đ, trong đó có 1.200.000đ tiền lãi. Số tiền 7.200.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 180.000đ, tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Sau khi vay mới chị Loan trả số tiền chị Loan còn nợ của lần vay 4 và trả số tiền 540.000đ, tương ứng 03 ngày trả góp của lần vay 5 cho H, nên thực tế chị Loan nhận về số tiền 3.570.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020 chị Loan trả cho H nhiều lần với tổng số tiền là 2.700.000đ. Từ sau đó, chị Loan không trả thêm cho H số tiền nào cả nên còn nợ H số tiền là 4.500.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 15 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Loan vay là: 183%/ năm (=450.000đ (tiền lãi đã thu) : 6.000.000đ x100%/15 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Loan vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,15 lần.

Như vậy từ ngày 16/11/2019 đến ngày 18/5/2020 H thông qua 05 giao dịch dân sự cho chị Loan vay tổng số tiền 30.000.000đ và thu 5.250.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 480.422đ, còn lại 4.769.578đ là số tiền thu lợi bất chính mà H đã thu được từ việc cho chị Loan vay.

15, Các giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Thái Thị Lợi, sinh ngày 27/6/1982, trú tại khối 4, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 23/6/2019 H cho chị Lợi vay số tiền 10.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 12.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 300.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay, chị Lợi cầm cắm SHK và CMND của chị Lợi cho H. Từ sau khi vay đến ngày 23/6/2019, chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 8.400.000đ và còn nợ 3.600.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 24 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là:

304,16%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/24 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 15,2 lần.

Lần 2. Ngày 17/7/2019 chị Lợi đảo khế vay mới và trả số tiền còn nợ của lần vay 1 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 2 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 6.100.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 10/8/2019 chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 8.100.000đ và còn nợ 3.900.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 25 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 292%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/25 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14,6 lần.

Lần 3. Ngày 11/8/2019 chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 2 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 3 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 5.800.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 06/9/2019, chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.000.000đ và còn nợ 3.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 27 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 270,37%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/27 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13,5 lần.

Lần 4. Ngày 07/9/2019 chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 3 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 4 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 6.700.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 01/10/2019, chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 8.500.000đ và còn nợ 3.500.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 25 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 292%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/25 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14,6 lần.

Lần 5. Ngày 02/10/2019 chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 4 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 5 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 6.200.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 26/10/2019 chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 8.950.000đ và còn nợ 3.050.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 25 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 292%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/25 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14,6 lần.

Lần 6. Ngày 27/10/2019 chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 5 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 6 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 6.650.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 20/11/2019 chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 8.700.000đ và còn nợ 3.300.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 25 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 292%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/25 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14,6 lần.

Lần 7. Ngày 21/11/2019 chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 6 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 7 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 6.400.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 13/12/2019, chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.000.000đ và còn nợ 3.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 23 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 317,4%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/23 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16 lần.

Lần 8. Ngày 14/12/2019 chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 7 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 8 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 6.700.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 03/01/2020, chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 8.400.000đ và còn nợ 3.600.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 21 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 347,6%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/21 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 17,4 lần.

Lần 9. Ngày 04/01/2020 chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 8 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 9 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 6.100.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 05/02/2020 chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.000.000đ và còn nợ 3.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 33 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 221,82%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/33 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11 lần.

Lần 10. Ngày 06/02/2020 chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 9 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 10 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 6.700.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 27/02/2020 chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.000.000đ và còn nợ 3.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 22 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 332,73%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/22 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16,6 lần.

Lần 11. Ngày 28/02/2020 chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 10 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 11 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 6.700.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 21/3/2020 chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.000.000đ và còn nợ 3.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 23 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 318,26%/ năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/23 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 15,9 lần.

Lần 12. Ngày 22/3/2020 chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 11 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 12 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 6.700.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 19/4/2020 chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 8.750.000đ và còn nợ 3.250.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 29 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 252,4%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/29 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,6 lần.

Lần 13. Ngày 20/4/2020 chị Lợi đảo khế, lần này Lợi vay số tiền 8.000.000đ nhưng ghi trong hợp đồng số tiền là 10.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 10.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày mỗi ngày 250.000đ, tức lãi suất trả góp theo năm là 228,75%/năm. Ngay sau khi vay mới, chị Lợi trả số tiền còn nợ của lần vay 12 và trả số tiền 250.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 13 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 4.500.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 13/5/2020 chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền 7.500.000đ và còn nợ 2.500.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 24 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 381,25%/ năm (=2.000.000đ : 8.000.000đ x100%/23 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 19 lần.

Lần 14. Ngày 14/5/2020, chị Lợi đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 13 và trả số tiền 500.000đ tương ứng 2 ngày trả góp của lần vay 14 cho H. Nên thực tế chị Lợi nhận về số tiền 5.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020 chị Lợi nhiều lần trả cho H tổng số tiền là 1.000.000đ. Từ sau đó chị Lợi không trả thêm cho H số tiền nào nên còn nợ H số tiền là 9.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã đảo khế trả nợ cũ và trả góp được 04 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lợi vay là: 228,75%/ năm (=200.000đ (tiền lãi đã thu) : 8.000.000đ x100%/04 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lợi vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,4 lần.

Như vậy từ ngày 23/6/2019 đến ngày 18/5/2020 H thông qua 14 giao dịch dân sự cho chị Lợi vay tổng số tiền 136.000.000đ và thu 26.200.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 1.775.597đ, còn lại 24.424.403đ là số tiền thu lợi bất chính mà H đã thu được từ việc cho chị Lợi vay.

16, Các giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Cao Thị Mai, sinh ngày 02/5/1970, trú tại Xóm 5, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 07/9/2019 H cho chị Mai vay số tiền 20.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 24.000.000đ, trong đó có 4.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 24.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 600.000đ tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay, chị Mai cầm cắm SHK và CMND của chị Mai cho H. Từ sau khi vay đến ngày 03/10/2019 chị Mai nhiều lần trả cho H tổng số tiền 16.200.000đ và còn nợ 7.800.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 27 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Mai vay là:

270,37%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/27 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Mai vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13,5 lần.

Lần 2. Ngày 04/10/2019 chị Mai đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 1 và trả số tiền 2.400.000đ tương ứng 4 ngày trả góp của lần vay 2 cho H. Nên thực tế chị Mai nhận về số tiền 9.800.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 25/10/2019 chị Mai nhiều lần trả cho H tổng số tiền 13.200.000đ và còn nợ 10.800.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 22 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Mai vay là: 331,8%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/22 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Mai vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16,5 lần.

Lần 3. Ngày 26/10/2019 chị Mai đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 2 và trả số tiền 1.800.000đ tương ứng 03 ngày trả góp của lần vay 3 cho H. Nên thực tế chị Mai nhận về số tiền 7.400.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 25/11/2019 chị Mai nhiều lần trả cho H tổng số tiền 16.700.000đ và còn nợ 7.300.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 31 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Mai vay là: 235,48%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/31 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Mai vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,8 lần.

Lần 4. Ngày 26/11/2019 chị Mai đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 3 và trả số tiền 600.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 4 cho H. Nên thực tế chị Mai nhận về số tiền 12.100.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 20/12/2019 chị Mai nhiều lần trả cho H tổng số tiền 14.000.000đ và còn nợ 9.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 25 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Mai vay là: 292%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/25 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Mai vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14,6 lần.

Lần 5. Ngày 21/12/2019 chị Mai đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 4 và trả số tiền 600.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 5 cho H. Nên thực tế chị Mai nhận về số tiền 10.400.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 14/01/2020 chị Mai nhiều lần trả cho H tổng số tiền 14.000.000đ và còn nợ 9.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 25 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Mai vay là: 292%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/25 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Mai vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14,6 lần.

Lần 6. Ngày 15/01/2020 chị Mai đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 5 và trả số tiền 3.600.000đ tương ứng 06 ngày trả góp của lần vay 6 cho H. Nên thực tế chị Mai nhận về số tiền 7.400.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 28/02/2020 (đã quá hạn 40 ngày theo thỏa thuận nhưng chị Mai chưa trả hết), chị Mai nhiều lần trả cho H tổng số tiền 15.600.000đ và còn nợ 8.400.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 45 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Mai vay là: 162,2%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/25 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Mai vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 8,1 lần.

Lần 7. Ngày 29/02/2020 chị Mai đảo khế vay số tiền 15.000.000đ, nhưng ghi trong hợp đồng số tiền vay là 18.000.000đ, trong đó có 3.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 18.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày mỗi ngày 450.000đ, tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Ngay sau khi vay mới, chị Mai trả số tiền còn nợ của lần vay 6 và trả số tiền 900.000đ tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 7 cho H. Nên thực tế chị Mai nhận về số tiền 5.700.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 20/3/2020 chị Mai nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.450.000đ và còn nợ 8.550.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 21 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Mai vay là: 348,57%/năm (=3.000.000đ : 15.000.000đ x100%/21 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Mai vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 17,4 lần.

Lần 8. Ngày 21/3/2020 chị Mai đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 7 và trả số tiền 900.000đ tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 8 cho H. Nên thực tế chị Mai nhận về số tiền 5.550.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 05/5/2020 (đã quá hạn 40 ngày theo thỏa thuận) chị Mai nhiều lần trả cho H tổng số tiền 13.050.000đ và còn nợ 4.950.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 46 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Mai vay là: 159,13%/năm (=3.000.000đ : 15.000.000đ x100%/46 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Mai vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 7,9 lần.

Lần 9. Ngày 06/5/2020 chị Mai đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 8 và trả số tiền 1.800.000đ tương ứng 04 ngày trả góp của lần vay 9 cho H. Nên thực tế chị Mai nhận về số tiền 8.250.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2019 chị Mai nhiều lần trả H tổng số tiền là 5.400.000đ. Từ sau đó chị Mai không trả thêm cho số tiền nào và còn nợ H 12.600.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th đảo khế vay lần thứ 8 và trả góp được 12 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Mai vay là:

183%/năm (=900.000đ : 15.000.000đ x100%/12 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Mai vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,15 lần.

Như vậy từ ngày 23/6/2019 đến ngày 18/5/2020 H thông qua 09 giao dịch dân sự cho chị Mai vay tổng số tiền 165.000.000đ và thu 30.900.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 2.564.002đ, còn lại 28.335.998đ là số tiền thu lợi bất chính mà H đã thu được từ việc cho chị Mai vay.

17, Các giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Hoàng Thị Hương, sinh ngày 16/3/1974, trú tại Xóm 1, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 10/12/2019 H cho chị Hương vay số tiền 5.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 6.000.000đ, trong đó có 1.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 6.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 150.000đ, tức lãi suất trả góp theo năm là 182,5%/năm. Khi vay chị Hương cầm cắm SHK và CMND của chị Hương cho H. Từ sau khi vay đến ngày 12/01/2019 chị Hương nhiều lần trả cho H tổng số tiền 4.850.000đ, nên còn nợ 1.150.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 34 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hương vay là: 217,7%/năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/34 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hương vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,7 lần.

Lần 2. Ngày 13/01/2020 chị Hương đảo khế và số tiền còn nợ của lần vay 1 và trả số tiền 450.000đ tương ứng 03 ngày trả góp của lần vay 2 cho H. Nên chị Hương chỉ nhận về số tiền 3.400.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 20/02/2020 chị Hương nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 6.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 39 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hương vay là: 187,69%/năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/39 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hương vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,38 lần.

Lần 3. Ngày 21/02/2020 chị Hương tiếp tục vay tiền H. Ngay sau khi vay mới chị Hương trả cho H số tiền 450.000đ tương ứng 03 ngày trả góp của lần vay 3 cho H. Nên chị Hương chỉ nhận về số tiền 4.550.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 21/3/2020 chị Hương nhiều lần trả cho H tổng số tiền 5.700.000đ, nên còn nợ 300.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 30 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hương vay là: 244%/năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/30 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hương vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,2 lần.

Lần 4. Ngày 22/3/2020 chị Hương đảo khế và trả nợ của lần vay 3 và trả số tiền 450.000đ tương ứng 03 ngày trả góp của lần vay 4 cho H. Nên chị Hương chỉ nhận về số tiền 4.250.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 01/5/2020 chị Hương nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 6.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 40 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hương vay là: 183%/năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/40 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hương vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9.15 lần.

Lần 5. Ngày 05/5/2020 chị Hương tiếp tục vay tiền H. Ngay sau khi vay mới, Hương trả cho H số tiền 900.000đ tương ứng 06 ngày trả góp của lần vay 5 cho H. Nên chị Hương chỉ nhận về số tiền 4.100.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020, chị Hương nhiều lần trả cho H tổng số tiền 1.800.000đ. Từ sau đó, chị Hương không trả thêm số tiền nào và còn nợ H số tiền là 4.200.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th trả góp được 13 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hương vay là: 169,92%/năm (=300.000đ : 5.000.000đ x100%/13 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hương vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 8,44 lần.

Như vậy từ ngày 10/12/2019 đến ngày 18/5/2020 H thông qua 05 giao dịch dân sự cho chị Hương vay tổng số tiền 25.000.000đ qua đó đã thu 4.300.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 426.484đ, còn lại 3.873.516đ là số tiền thu lợi bất chính mà H đã thu được từ việc cho chị Hương vay.

18, Các giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Nguyễn Thị Khánh Hòa, sinh ngày 01/6/1985, trú tại Xóm 4, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 31/10/2019 H cho chị Hòa vay số tiền 20.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 24.000.000đ, trong đó có 4.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 24.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 600.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Ngoài ra, H và chị Hòa thỏa thuận nếu muốn đảo khế chị Hòa pH đóng đủ số tiền tương ứng 30 ngày trả góp trở lên, còn nếu nếu chưa đóng đủ mà muốn đảo khế sớm thì bị phạt số tiền tương ứng 01 ngày trả góp là 600.000đ. Việc thỏa thuận này H không nói cho Bùi Duy Th biết. Khi vay chị Hòa cầm cắm SHK của Hòa và 02 giấy khai sinh của Nguyễn Bam Bang và Nguyễn Thiều Anh là con của chị Hòa cho H. Từ sau khi vay đến ngày 28/11/2019 chị Hòa nhiều lần trả cho H tổng số tiền 17.400.000đ, nên còn nợ 6.600.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 29 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hòa vay là: 251,72%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/29 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hòa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,5 lần.

Lần 2. Ngày 29/11/2019 chị Hòa đảo khế. Tuy nhiên, vì đảo khế sớm nên chị Hòa bị H phạt số tiền 600.000đ. Ngay sau khi vay mới chị Hòa trả số tiền còn nợ của lần vay 1 và trả 600.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 2 cho H. Nên chị Hòa chỉ nhận về số tiền 12.800.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 20/12/2019 chị Hòa nhiều lần trả cho H tổng số tiền 12.600.000đ, nên còn nợ 11.400.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 22 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hòa vay là: 331%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/22 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hòa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16,5 lần.

Lần 3. Ngày 21/12/2019 chị đảo khế. Tuy nhiên, vì đảo khế sớm nên chị Hòa bị H phạt số tiền 600.000đ. Ngay sau khi vay mới chị Hòa trả số tiền còn nợ của lần vay 2 và trả 600.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 3 cho H. Nên chị Hòa chỉ nhận về số tiền 8.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 17/01/2020 chị Hòa nhiều lần trả cho H tổng số tiền 16.800.000đ, nên còn nợ 7.200.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 28 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hòa vay là: 260,7%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/28 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hòa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13 lần.

Lần 4. Ngày 18/01/2020 chị Hòa đảo khế. Tuy nhiên, vì đảo khế sớm nên chị Hòa bị H phạt số tiền 600.000đ. Ngay sau khi vay mới chị Hòa trả số tiền còn nợ của lần vay 3 và trả số tiền 2.400.000đ, tương ứng 04 ngày trả góp của lần vay 4 cho H. Nên chị Hòa chỉ nhận về số tiền 10.400.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 22/02/2020 chị Hòa nhiều lần trả cho H tổng số tiền 15.500.000đ, nên còn nợ 8.500.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 36 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hòa vay là: 203,33%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/36 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hòa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,1 lần.

Lần 5. Ngày 23/02/2020 chị Hòa đảo khế. Tuy nhiên, vì đảo khế sớm nên chị Hòa bị H phạt số tiền 600.000đ. Ngay sau khi vay mới chị Hòa trả số tiền còn nợ của lần vay 4 và trả số tiền 600.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 5 cho H. Nên chị Hòa chỉ nhận về số tiền 10.900.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/3/2020 chị Hòa nhiều lần trả cho H tổng số tiền 17.300.000đ, nên còn nợ 6.700.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 25 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hòa vay là: 292,8%/năm (=4.000.000đ :

20.000.000đ x100%/25 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hòa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14,64 lần.

Lần 6. Ngày 19/3/2020 chị Hòa đảo khế. Tuy nhiên, vì đảo khế sớm nên chị Hòa bị H phạt số tiền 600.000đ. Ngay sau khi vay mới chị Hòa trả số tiền còn nợ của lần vay 4 và trả số tiền 1.200.000đ tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 6 cho H. Nên chị Hòa chỉ nhận về số tiền 9.800.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 21/4/2020 chị Hòa nhiều lần trả cho H tổng số tiền 14.000.000đ, nên còn nợ 10.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 34 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hòa vay là: 214,7%/năm (=4.000.000đ : 20.000.000đ x100%/34 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hòa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,73 lần.

Lần 7. Ngày 22/4/2020 chị Hòa đảo khế. Tuy nhiên, vì đảo khế sớm nên chị Hòa bị H phạt số tiền 600.000đ. Lần này chị Hòa vay H số tiền 15.000.000đ, nhưng ghi trong hợp đồng số tiền là 18.000.000đ, trong đó có 3.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 18.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 450.000đ, tức lãi suất trả góp là 183%/năm. Ngay sau khi vay mới chị Hòa trả số tiền còn nợ của lần vay 6 và trả số tiền 450.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 7 cho H. Nên chị Hòa chỉ nhận về số tiền 4.550.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020 chị Hòa nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.450.000đ, nên còn nợ 8.550.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th đảo khế vay lần thứ 6 và trả góp được 26 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Hòa vay là: 147,8%/năm (=1.575.000đ : 15.000.000đ x100%/26 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Hòa vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 7,3 lần.

Như vậy từ ngày 31/10/2019 đến ngày 18/5/2020 H thông qua 07 giao dịch dân sự cho chị Hòa vay tổng số tiền 135.000.000đ và thu 25.575.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 2.117.120đ, còn lại 23.457.880đ là số tiền thu lợi bất chính mà H đã thu được từ việc cho chị Hòa vay.

Ngoài ra, theo thỏa thuận trong các lần đảo khế, H còn phạt chị Hòa tổng số tiền là 3.600.000đ. Số tiền này H sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân, không thông qua Bùi Duy Th.

19, Các giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Nguyễn Thị Dung, sinh ngày 06/10/1983, trú tại Xóm Quang Trung, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 23/7/2019 H cho chị Dung vay số tiền 10.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 12.000.000đ, trong đó 2.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 300.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay, chị Dung cầm cắm SHK, CMND và giấy phép lái xe của chị Dung cho H. Từ sau khi vay đến ngày 21/8/2019 chị Dung nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 12.000.000đ. Nhưng thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 30 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là:

243,33%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/30 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,17 lần.

Lần 2. Ngày 22/8/2019 chị Dung tiếp tục vay tiền H cùng với thỏa thuận và số tiền vay như lần 1, chị Dung nhận về số tiền 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 17/9/2019 chị Dung nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 12.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 27 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là: 270,37%/năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/30 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13,5 lần.

Lần 3. Ngày 18/9/2019 chị Dung tiếp tục vay tiền H cùng với thỏa thuận và số tiền vay như lần 1, chị Dung nhận về số tiền 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 16/10/2019 chị Dung nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 12.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 29 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là: 251,72%/năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/29 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,5 lần.

Lần 4. Ngày 17/10/2019 chị Dung tiếp tục vay tiền H cùng với thỏa thuận và số tiền vay như lần 1, chị Dung nhận về số tiền 10.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 17/11/2019 chị Dung nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 12.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 32 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là: 228,125%/năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/32 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,4 lần.

Lần 5. Ngày 18/11/2019 chị Dung tiếp tục vay tiền H cùng với thỏa thuận vay số tiền 8.000.000đ, nhưng ghi trong hợp đồng số tiền là 10.000.000đ, trong đó 2.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 10.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày mỗi ngày 250.000đ, tức lãi suất trả góp là 228,125%/năm. Chị Dung nhận về số tiền 8.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 16/12/2019 chị Dung nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 10.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 29 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là: 314,65%/năm (=2.000.000đ : 8.000.000đ x100%/29 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 15,7 lần.

Lần 6. Ngày 17/12/2019 chị Dung tiếp tục vay tiền H cùng với thỏa thuận và số tiền vay như lần 5, chị Dung nhận về số tiền 8.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 13/01/2020 chị Dung nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 10.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 28 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là: 325,89%/năm (=2.000.000đ : 8.000.000đ x100%/28 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16,2 lần.

Lần 7. Ngày 14/01/2020 chị Dung tiếp tục vay tiền H cùng với thỏa thuận và số tiền vay như lần 5, chị Dung nhận về số tiền 8.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 19/02/2020 chị Dung nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 10.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 36 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là: 254,167 %/năm (=2.000.000đ :

8.000.000đ x100%/36 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,7 lần.

Lần 8. Ngày 20/02/2020 chị Dung tiếp tục vay tiền H cùng với thỏa thuận và số tiền vay như lần 5, chị Dung nhận về số tiền 8.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 12/03/2020 chị Dung nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 10.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 21 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là: 435,7 %/năm (=2.000.000đ : 8.000.000đ x100%/21 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 21,7 lần.

Lần 9. Ngày 13/3/2020 chị Dung tiếp tục vay tiền H cùng với thỏa thuận và số tiền vay như lần 5, chị Dung nhận về số tiền 8.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 08/4/2020 chị Dung nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 10.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 26 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là: 351,9 %/năm (=2.000.000đ : 8.000.000đ x100%/26 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 17,6 lần.

Lần 10. Ngày 09/4/2020 chị Dung tiếp tục vay tiền H cùng với thỏa thuận và số tiền vay như lần 5, chị Dung nhận về số tiền 8.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 06/5/2020 chị Dung nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 10.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 28 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là: 326,78 %/năm (=2.000.000đ :

8.000.000đ x100%/28 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16,3 lần.

Lần 11. Ngày 07/5/2020 chị Dung tiếp tục vay tiền H cùng với thỏa thuận và số tiền vay như lần 5, chị Dung nhận về số tiền 8.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020 chị Dung nhiều lần trả cho H tổng số tiền là 2.750.000đ. Từ sau đó chị Dung không trả thêm số tiền nào nên còn nợ H số tiền là 7.250.000đ. Thực tế với số tiền vay trên Dung đã trả góp được 11 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Dung vay là: 228,75%/năm (=550.000đ : 8.000.000đ x100%/11 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Dung vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,4 lần.

Như vậy từ ngày 23/7/2019 đến ngày 18/5/2020 H thông qua 11 giao dịch dân sự cho chị Dung vay tổng số tiền 96.000.000đ và thu 20.550.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 1.429.772đ, còn lại 19.120.228đ là số tiền thu lợi bất chính mà H đã thu được từ việc cho chị Dung vay.

20, Các giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Trần Thị Huyền, sinh ngày 30/5/1985, trú tại Xóm Lưu Diên, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 23/9/2019 H cho chị Huyền vay số tiền 10.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 12.000.000đ, trong đó 2.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 300.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay chị Huyền cầm cắm SHK và CMND của chị Huyền cho H. Từ sau khi vay đến ngày 24/10/2019 chị Huyền nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.300.000đ và còn nợ 2.700.000đ. Nhưng thực tế với số tiền vay trên đã hoàn Th việc trả góp trong 32 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Huyền vay là:

288,125%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/32 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Huyền vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,4 lần.

Lần 2. Ngày 25/10/2019 chị Huyền đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 1 và trả 1.200.000đ tương ứng 04 ngày trả góp của lần vay 2 cho H. Nên chị Huyền chỉ nhận về số tiền 6.100.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 22/11/2019 chị Huyền nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.000.000đ và còn nợ 3.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Huyền đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 29 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Huyền vay là: 251,72%/năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/29 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Huyền vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,4 lần.

Lần 3. Ngày 23/11/2019 chị Huyền đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 2 và trả 900.000đ tương ứng 03 ngày trả góp của lần vay 3 cho H. Nên chị Huyền chỉ nhận về số tiền 6.100.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 23/12/2019 chị Huyền nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.300.000đ và còn nợ 2.700.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Huyền đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 31 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Huyền vay là: 235,48%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/31 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Huyền vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11,77 lần.

Lần 4. Ngày 24/12/2019 chị Huyền đảo khế và trả số tiền Huyền còn nợ của lần vay 3 và trả 300.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 4 cho H. Nên chị Huyền chỉ nhận về số tiền 7.000.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/01/2020 chị Huyền nhiều lần trả cho H tổng số tiền 8.500.000đ và còn nợ 3.500.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Huyền đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 26 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Huyền vay là: 280,77%/năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/26 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Huyền vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 14 lần.

Lần 5. Ngày 19/01/2020 chị Huyền đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 4 và trả 900.000đ, tương ứng 03 ngày trả góp của lần vay 5 cho H. Nên chị Huyền chỉ nhận về số tiền 5.600.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 21/02/2020 chị Huyền nhiều lần trả cho H tổng số tiền 9.000.000đ và còn nợ 3.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Huyền đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 34 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Huyền vay là: 215,29%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/34 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Huyền vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,7 lần.

Lần 6. Ngày 22/02/2020 chị Huyền đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 5 và trả 600.000đ, tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 6 cho H. Nên chị Huyền chỉ nhận về số tiền 6.400.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 14/3/2020 chị Huyền nhiều lần trả cho H tổng số tiền 8.700.000đ và còn nợ 3.300.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Huyền đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 22 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Huyền vay là: 331,8%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/22 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Huyền vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16,59 lần.

Lần 7. Ngày 15/3/2020 chị Huyền đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 6 và trả 600.000đ, tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 7 cho H. Nên chị Huyền chỉ nhận về số tiền 6.100.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 16/4/2020 chị Huyền nhiều lần trả cho H tổng số tiền 5.700.000đ và còn nợ 6.300.000đ. Thực tế với số tiền vay trên Huyền đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 33 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Huyền vay là: 221,8%/năm (=2.000.000đ : 10.000.000đ x100%/33 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Huyền vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 11 lần.

Lần 8. Ngày 17/4/2020 chị Huyền đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 7 và trả 450.000đ, tương ứng 03 ngày trả góp của lần vay 8 cho H (Do trong thời gian dịch covid 19 nên H cho phép chị Huyền đóng 150.000đ/ngày). Nên chị Huyền chỉ nhận về số tiền 3.250.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 15/5/2020 chị Huyền nhiều lần trả cho H tổng số tiền 6.000.000đ và còn nợ 6.000.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Huyền đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 29 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Huyền vay là: 252,4%/năm (=2.000.000đ :

10.000.000đ x100%/29 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Huyền vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 12,6 lần.

Lần 9. Ngày 16/5/2020 chị Huyền đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 8 và trả 300.000đ, tương ứng 01 ngày trả góp cho H. Nên chị Huyền nhận về số tiền 3.700.000đ. Từ sau khi vay, đến ngày 18/5/2020 chị Huyền nhiều lần trả cho H tổng số tiền 900.000đ, nên còn nợ H 11.100.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Huyền đã trả góp được 02 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Huyền vay là:

274,5%/năm (=150.000đ : 10.000.000đ x100%/02 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Huyền vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 13,7 lần.

Như vậy từ ngày 23/9/2019 đến ngày 18/5/2020 H thông qua 09 giao dịch dân sự cho chị Huyền vay tổng số tiền 90.000.000đ và thu 16.150.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 1.302.313đ, còn lại 14.847.687đ là số tiền thu lợi bất chính mà H đã thu được từ việc cho chị Huyền vay.

21, Các giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Bùi Thị Ngọc Điệp, sinh ngày 26/11/1988, trú tại xóm 3, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 23/11/2019 H cho chị Điệp vay số tiền 5.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 6.000.000đ, trong đó có 1.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 6.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 150.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Khi vay chị Điệp cầm cắm SHK và CMND của chị Điệp và giấy khai sinh Phạm Thị Đan Lê là con của Điệp cho H. Từ sau khi vay đến ngày 26/12/2019 chị Điệp nhiều lần trả cho H tổng số tiền 5.100.000đ nên còn nợ 900.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Điệp đã hoàn Th việc trả góp trong 34 ngày thì số lãi suất mà H cho vay là: 214,7/năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/34 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 10,7 lần.

Lần 2. Ngày 27/12/2019 chị Điệp đảo khế và trả số tiền Điệp còn nợ của lần vay 1 và trả 150.000đ tương ứng 01 ngày trả góp của lần vay 2 cho H. Nên chị Điệp chỉ nhận về số tiền 3.950.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 09/02/2020 chị Điệp nhiều lần trả cho H tổng số tiền 4.950.000đ, nên còn nợ số tiền 1.050.000đ. Thực tế với số tiền vay trên Điệp đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 45 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Điệp vay là: 162,22%/năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/45 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Điệp vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 8 lần.

Lần 3. Ngày 10/02/2020 chị Điệp đảo khế và trả số tiền còn nợ của lần vay 2 và trả 300.000đ tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 3 cho H. Nên chị Điệp chỉ nhận về số tiền 3.650.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 20/3/2020 chị Điệp nhiều lần trả cho H đủ số tiền cả gốc và lãi là 6.000.000đ. Sau đó, H trả lại cho chị Điệp SHK và CMND cho chị Điệp, nhưng vẫn chưa trả giấy khai sinh mang tên Phạm Thị Đan Lê (con của Điệp) cho chị Điệp. Thực tế với số tiền vay trên chị Điệp đã hoàn Th việc trả góp và đảo khế vay trong 39 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Điệp vay là: 187,7%/năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/39 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Điệp vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 9,4 lần.

Như vậy từ ngày 23/11/2019 đến ngày 20/3/2020 H thông qua 03 giao dịch dân sự cho chị Điệp vay tổng số tiền 15.000.000đ và thu 3.000.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 322.996đ, còn lại 2.677.004đ là số tiền thu lợi bất chính mà H đã thu được từ việc cho chị Điệp vay.

22, Các giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Chu Thị Lương, sinh ngày 29/3/1976, trú tại xóm 1, xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Lần 1. Ngày 22/12/2019 H cho chị Lương vay số tiền 5.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 6.000.000đ, trong đó có 1.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 6.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 150.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Từ sau khi vay đến ngày 12/01/2020 chị Lương nhiều lần trả cho H tổng số tiền 4.100.000đ, nên còn nợ số tiền 1.900.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Lương đã hoàn Th việc trả góp trong 22 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Lương vay là: 331,82/năm (=1.000.000đ : 5.000.000đ x100%/22 ngày x 365 ngày (năm 2019) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lương vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 16,5 lần.

Lần 2. Ngày 13/01/2019 chị Lương đảo khế và trả số tiền Lương còn nợ của lần vay 1 và trả số tiền 300.000đ tương ứng 02 ngày trả góp của lần vay 2 cho H.

Nên chị Lương chỉ nhận về số tiền 2.800.000đ. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020 chị Lương nhiều lần trả cho H tổng số tiền 2.100.000đ. Từ sau đó chị Lương không trả thêm số tiền nào nên còn nợ H 3.900.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Lương đã hoàn Th việc đảo khế trả góp trong 126 ngày nhưng chưa hoàn Th việc trả nợ, nên số lãi suất mà H cho chị Lương vay là: 20,333/năm (=350.000đ :

5.000.000đ x100%/126 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Lương vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 1,02 lần.

Như vậy từ ngày 22/12/2019 đến ngày 18/5/2020 H thông qua 02 giao dịch dân sự cho chị Lương vay tổng số tiền 10.000.000đ và thu 1.350.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 404.536đ, còn lại 945.464đ là số tiền thu lợi bất chính mà H đã thu được từ việc cho chị Lương vay.

23, Giao dịch giữa Nguyễn Mạnh H với Nguyễn Thị Ngọc, sinh ngày 20/10/1976, trú tại xóm Yên Hương, xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Ngày 30/4/2020 Th cho chị Ngọc vay số tiền 10.000.000đ, nhưng số tiền ghi trong hợp đồng là 12.000.000đ, trong đó có 2.000.000đ là tiền lãi. Số tiền 12.000.000đ này thỏa thuận trả góp trong 40 ngày, mỗi ngày 300.000đ, tức lãi suất trả góp là 182,5%/năm. Từ sau khi vay đến ngày 18/5/2020 chị Ngọc nhiều lần trả cho H tổng số tiền 4.800.000đ, nên còn nợ số tiền 7.200.000đ. Thực tế với số tiền vay trên chị Ngọc đã trả góp được 19 ngày thì số lãi suất mà H cho chị Ngọc vay là: 154,1%/năm (=800.000đ : 10.000.000đ x100%/19 ngày x 366 ngày (năm 2020) với mức cho vay như trên thì số lần H cho chị Ngọc vay vượt mức quy định của Bộ luật dân sự là 7,7 lần.

Như vậy từ ngày 30/4/2020 đến ngày 18/5/2020 Th thông qua 01 giao dịch dân sự cho chị Ngọc vay tổng số tiền 10.000.000đ, qua đó đã thu 800.000đ tiền lãi. Trong đó lãi hợp pháp là 103.825đ, còn lại 696.175 là số tiền thu lợi bất chính mà Th đã thu được từ việc cho chị Ngọc vay. (BLHSVA từ 1526 - 1687).

Như vậy trong thời gian từ tháng 5 năm 2019 đến ngày 18/5/2020 Bùi Duy Th và Nguyễn Mạnh H đã thông qua 130 giao dịch dân sự cho 23 cá nhân vay với tổng số tiền là 1.527.000.000đ (Một tỷ, năm trăm hai mươi bảy triệu đồng) với mức lãi suất vượt quá 05 lần của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự và thu lợi bất chính số tiền 264.755.140đ (Hai trăm sáu mươi tư triệu, bảy trăm năm mươi lăm nghìn, một trăm bốn mươi đồng).

Về vật chứng: Quá trình điều tra Cơ quan cảnh sát điều tra Công An huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, đã thu giữ:

- Tiền ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 22.640.000đ thu giữ trong qua trình khám xét chỗ ở của Nguyễn Mạnh H.

- 01 (một) hợp đồng thuê nhà và 03 (ba) giấy vay tiền được bảo quản và chuyển kèm theo hồ sơ vụ án.

- 01 (Một) điện thoại di động nhãn hiệu OPPO F7 màu đen, lắp sim thứ nhất số: 0363.320.323; sim thứ hai số: 0978.991.037; có số imei 1: 869604030847775; có số imei2: 869604030847767; 01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA 1280 màu xanh đen có lắp sim số 0357.807.050, số imei 354309047437493; 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone X màu đen lắp sim số 0901.715.533, số imei: 353019091369390:

01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA 105 màu xanh đen lắp sim thứ nhất số 0934361087; sim thứ hai số: 0933651399; có số imei 1: 352880104534465; có số imei 2: 352880105534464; 01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA 105 màu đen lắp sim số 0904473323, số imei: 352877101165525; 01 thẻ ngân hàng BIDV mang tên BUI DUY THANH có số thẻ 9704180092938158; 01 thẻ ngân hàng BIDV mang tên NGUYEN MANH HAI có số thẻ 9704180090262940 thu giữ trong quá trình khám xét khẩn cấp chỗ ở của Nguyễn Mạnh H.

Đối với số tiền 22.640.000đ hiện đang được bảo quản tại Kho bạc Nhà Nước huyện Đô Lương. Còn lại các điện thoại di động, thẻ ngân hàng hiện đã được chuyển cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, bảo quản theo quy định.

Về trách nhiệm dân sự: những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án gồm yêu cầu bị cáo Bùi Duy Th và Nguyễn Mạnh H trả lại số tiền đã thu lợi bất chính thông qua việc cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; bị cáo Bùi Duy Th và Nguyễn Mạnh H đã trả lại cho Thái Thị Lợi số tiền 17.224.403 đồng; trả cho Nguyễn Thị Khánh Hoà số tiền 16.332.880 đồng. Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án yêu cầu các bị cáo pH trả số tiền còn lại.

Tại bản cáo trạng số 93/CT-VKS ngày 10/9/2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An truy tố bị cáo Bùi Duy Th và Nguyễn Mạnh H về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật hình sự.

Tại phiên toà:

- Bị cáo Bùi Duy Th và Nguyễn Nguyễn Mạnh H thừa nhận trong thời gian từ tháng 5/2019 đến ngày 18/5/2020 đã thông qua 130 giao dịch dân sự cho 23 cá nhân vay tổng số tiền 1.527.000.000 đồng (Số tiền thực tế các bị cáo cho vay là 1.153.720.000 đồng) với mức lãi suất vượt quá 5 lần của mức lãi suất cao nhất quy định trong bộ luật dân sự và thu lợi bất chính số tiền 264.755.140. cả hai bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

- Ba người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Phạm Thị Mai Hoa; Phạm Thị Mỹ Th; Trần Thị Loan có mặt thừa nhận còn nợ tiền gốc và hành vi của các bị cáo như bản cáo trạng. Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt nhưng có lời khai cũng thừa nhận còn nợ tiền gốc và hành vi của các bị cáo như bản cáo trạng.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Đô Lương vẫn giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố các bị cáo phạm tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và đề nghị:

Áp dụng khoản 2 Điều 201; điểm s, i khoản 1, 2 Điều 51; Điều 35 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Bùi Duy Th từ 7 đến 9 tháng tù. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

Áp dụng khoản 2 Điều 201; điểm s, i khoản 1, 2 Điều 51; Điều 35 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Mạnh H từ 6 đến 8 tháng tù. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

Về biện pháp tư pháp: áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự; Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự: - Truy thu sung quỹ nhà nước tổng số tiền gốc hai bị cáo đã cho 23 người vay là 1.006.765.000 đồng. Truy thu tại chị Nguyễn Thị Mai Hoa là 9.750.000 đồng; truy thu tại chị Nguyễn Thị Đông số tiền 5.000.000 đồng; truy thu tại chị Nguyễn Thị Tâm số tiền 480.000 đồng; Truy thu tại chị Nguyễn Thị Liên số tiền 6.500.000 đồng. Truy thu tại chị Nguyễn Thị Mùi là 5.625.000 đồng; truy thu tại chị Thái Thị Vân số tiền 9.250.000 đồng; truy thu tại chị Nguyễn Thị Diệu Linh số tiền 4.875.000 đồng; Truy thu tại chị Phan Thị Thảo số tiền 9.000.000 đồng.

Truy thu tại anh Nguyễn Văn Hoàn là 7.250.000 đồng; truy thu tại chị Kha Thị Thuý Hằng số tiền 8.000.000 đồng; truy thu tại chị Trần Thị Loan số tiền 3.750.000 đồng; Truy thu tại chị Thái Thị Lợi số tiền 7.200.000 đồng. Truy thu tại chị Cao Thị Mai là 10.500.000 đồng; truy thu tại chị Hoàng Thị Hương số tiền 3.500.000 đồng; truy thu tại chị Nguyễn Thị Khánh Hoà số tiền 7.125.000 đồng:

Truy thu tại chị Nguyễn Thị Dung số tiền 5.800.000 đồng. Truy thu tại chị Trần Thị Huyền là 9.250.000 đồng; truy thu tại chị Chu Thị Lương số tiền 3.250.000 đồng; truy thu tại chị Nguyễn Thị Ngọc số tiền 7.200.000 đồng.

- Truy thu sung quỹ nhà nước đối với bị cáo Bùi Duy Th và Nguyễn Mạnh H toàn bộ số tiền lãi tương ứng với lãi xuất 20/%/năm đã thu của 23 người với tổng số tiền là 25.049.860 đồng.

Về trách nhiệm dân sự giữa bị cáo và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Điều 468 Bộ luật dân sự; tuyên buộc hai bị cáo pH hoàn trả lại tổng số tiền thu lại bất hợp pháp với tổng số tiền 264.755.140 đồng cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

- Luật sư bào chữa cho cả hai bị cáo: Không tranh luận gì về tội danh và khung hình phạt của cả hai bị cáo. Chỉ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các bị cáo tuổi đời còn trẻ thiếu hiểu biết pháp luật chỉ nghĩ đơn thuần là thoả thuận dân sự người cần mình có thì cho vay. Hành vi của hai bị cáo là đơn giản nhỏ lẻ, số tiền cho vay mỗi lần là không cao, hậu quả lớn là do cho vay trong thời gian dài và cộng dồn nhiều lần. Các bị cáo phạm tội lần này là lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Sau khi phạm tội các bị cáo đã khai báo Th khẩn, ăn năn, hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để nhanh chống điều tra kết thúc vụ án; các bị cáo đã bồi thường phần nào cho người có quyền lợi liên quan khắc phục hậu quả. Các bị cáo đều có ông bà là người có công với các mạng. Từ những phân tích trên Luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b, i, s khoản 1, 2 Điều 51, Điều 54 BLHS xét xử và cho cả hai bị cáo được hưởng mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tính hợp pháp của hành vi tố tụng và quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử:

- Trong quá trình điều tra: Điều tra viên được phân công điều tra đã thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng về việc kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; lập hồ sơ vụ án; hỏi cung bị can; xử lý vật chứng; giao nhận các văn bản tố tụng đúng thời hạn.

- Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử: Kiểm sát viên đã thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm sát điều tra; tham gia phiên tòa đúng thời gian, địa điểm; công bố bản cáo trạng; tham gia xét hỏi, luận tội, tranh luận và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án đồng thời thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án cũng như người tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử.

 Do các hành vi tố tụng và quyết định tố tụng của Điều tra viên và Kiểm sát viên đều tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nên hợp pháp và được sử dụng làm chứng cứ để Hội đồng xét xử xem xét.

[2] Về nội dung:

Tại phiên toà hôm nay bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình đúng như cáo trạng truy tố. Xét lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên toà phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, vật chứng được thu giữ và các chứng cứ, tài liệu khác có tại hồ sơ vụ án. Như vậy có đủ cơ sở kết luận:

Trong thời gian từ tháng 5/2019 đến ngày 18/5/2020, Bùi Duy Th và Nguyễn Mạnh H đã dùng tổng số tiền 1.153.720.000 đồng thông qua 130 giao dịch dân sự cho 23 người vay với mức lãi cao quá 5 lần mức lãi suất pháp luật cho phép quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự, để thu lợi bất chính số tiền 264.755.140 đồng. Hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu Th tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" theo khoản 2 Điều 201 Bộ luật hình sự nên, Hội đồng xét xử chấp nhận xác định Tội danh và khung hình phạt đối với hai bị cáo theo truy tố của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đô Lương.

Xét tính chất vụ án: Hành vi của bị cáo có tính chất và mức độ nguy hiểm không lớn cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý tài chính của Nhà nước. Trong tình hình hiện nay, hoạt động tín dụng đen đang bùng phát, làm rối loạn trong thị trường tài chính, gây mất ổn định xã hội và tạo ra những hậu quả khó lường cho người vay lẫn người cho vay. Do vậy, cần kịp thời đưa ra xét xử và lên một mức án tương xứng với tính chất hành vi phạm tội của các bị cáo. Đây vụ án đồng phạm giản đơn tuy nhiên xét vai trò bị cáo Th cao hơn bị cáo H nên cần lên cho bị cáo Th một mức án cao hơn bị cáo H.

Tuy nhiên, cũng cần xem xét hai bị cáo có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là: phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; Th khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả (là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s, i, b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự). Để giảm nhẹ phần nào cho các bị cáo.

Về hình phạt bổ sung: không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

Về biện pháp tư pháp và xử lý vật chứng:

Số tiền gốc 1.153.720.000 đồng là phương tiện phạm tội và số tiền lãi trong hạn mức 20%/năm là lợi tức phát sinh từ phương tiện phạm tội cần tịch thu sung quỹ nhà nước.

Hai bị cáo đã thu hồi được 1.031.615.000 đồng tiền gốc và hưởng lợi tiền lãi 25.049.860 đồng phát sinh từ tiền gốc nên cần pH truy thu để sung quỹ nhà nước. Chia kỷ phần Th chịu 70%, H chịu 30% Một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thừa nhận chưa trả hết tiền gốc cho bị cáo. Vì vậy, cần truy thu số tiền gốc từ những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang sở hữu để sung quỹ nhà nước, gồm: chị Phạm Thị Mai Hoa 9.750.000 đồng; chị Bùi Thị Đông 5.000.000 đồng; chị Nguyễn Thị Tâm 480.000 đồng; chị Nguyễn Thị Liên 6.500.000 đồng; chị Nguyễn Thị Mùi 5.625.000 đồng; chị Thái Thị Vân 9.250.000 đồng; chị Nguyễn Thị Diệu Linh 4.875.000 đồng; chị Phan Thị Thảo 9.000.000 đồng; anh Nguyễn Văn Hoàn 7.250.000 đồng; chị Kha Thị Thuý Hằng 8.000.000 đồng; chị Trần Thị Loan 3.750.000 đồng; chị Thái Thị Lợi 7.200.000 đồng; chị Cao Thị Mai 10.500.000 đồng; chị Hoàng Thị Hương 3.500.000 đồng; chị Nguyễn Thị Khánh Hoà 7.125.000 đồng; chị Nguyễn Thị Dung 5.800.000 đồng; chị Trần Thị Huyền 9.250.000 đồng; chị Chu Thị Lương 3.250.000 đồng; chị Nguyễn Thị Ngọc 6.000.000 đồng:

- Tiền ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 22.640.000đ thu giữ trong qua trình khám xét chỗ ở của Nguyễn Mạnh H cần tạm giữ để đảm bảo cho việc thi hành án.

Số tiền 9.032.471 đồng có tại tài khoản số 51110000553614 tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Phủ Diễn mang tên Bùi Duy Th và số tiền 83.387 đồng có tại tài khoản số 51110000546960 tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Phủ Diễn mang tên Nguyễn Mạnh H. Cần tạm giữ để đảm bảo cho việc thi hành án.

- 01 (một) hợp đồng thuê nhà và 03 (ba) giấy vay tiền được bảo quản và chuyển kèm theo hồ sơ vụ án cần lưu giữ theo hồ sơ.

- 01 (Một) điện thoại di động nhãn hiệu OPPO F7 màu đen, lắp sim thứ nhất số: 0363.320.323; sim thứ hai số: 0978.991.037; có số imei 1: 869604030847775; có số imei2: 869604030847767; 01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA 1280 màu xanh đen có lắp sim số 0357.807.050, số imei 354309047437493; 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone X màu đen lắp sim số 0901.715.533, số imei: 353019091369390:

01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA 105 màu xanh đen lắp sim thứ nhất số 0934361087; sim thứ hai số: 0933651399; có số imei 1: 352880104534465; có số imei 2: 352880105534464; 01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA 105 màu đen lắp sim số 0904473323, số imei: 352877101165525; 01 thẻ ngân hàng BIDV mang tên BUI DUY THANH có số thẻ 9704180092938158; 01 thẻ ngân hàng BIDV mang tên NGUYEN MANH HAI có số thẻ 9704180090262940 thu giữ trong quá trình khám xét khẩn cấp chỗ ở của Nguyễn Mạnh H. Đối với 5 chiếc điện thoại cần tịch thu hoá giá sung quỹ nhà nước; 2 thẻ ngân hàng BIDV cần trả lại cho ngân hàng BIDV.

* Về trách nhiệm dân sự:

Bị cáo đã thu lợi bất chính là 264.755.140 đồng từ những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tuy nhiên đã trả cho chị Lợi 17.224.403 và chị Hoà 16.332.880 đồng; cần pH buộc bị cáo trả lại cho họ, cụ thể các bị cáo pH trả lại cho chị Mai Hoa 19.446.377 đồng; trả lại cho chị Nhân 8.576.546 đồng; trả lại cho anh Đại 10.763.261 đồng; trả lại cho chị Đông 20.131.604 đồng; trả lại cho chị Th 13.753.537 đồng; trả lại cho chị Tâm 10.772.941 đồng; trả lại cho chị Liên 11.433.244 đồng, trả lại cho chị Mùi 6.322.743 đồng, trả lại cho chị Vân 3.740.164 đồng, trả lại cho chị Linh 3.836.475 đồng; trả lại cho chị Thảo 15.591.655 đồng; trả lại cho anh Hoàn 9.713.515 đồng; trả lại cho chị Thuý Hằng 7.525.144 đồng:

trả lại cho chị Loan 4.769.578 đồng; trả lại cho chị Lợi 7.200.000 đồng; trả lại cho chị Mai 28.335.998 đồng; trả lại cho chị Hương 3.873.516 đồng, trả lại cho chị Khánh Hoà 7.125.000 đồng, trả lại cho chị Dung 19.120.228 đồng, trả lại cho chị Huyền 14.847.687 đồng; trả lại cho chị Điệp 2.677.004 đồng; trả lại cho chị Lương 945.464 đồng; trả lại cho chị Ngọc 696.175 đồng. Kỷ phần Th chịu 70%, H chịu 30%.

Về án phí: bị cáo pH chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố bị cáo Bùi Duy Th và Nguyễn Mạnh H đều phạm tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

- Căn cứ vào khoản 2 Điều 201; điểm s, i, b khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự.

 Xử phạt bị cáo Bùi Duy Th 07 (bảy) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày tạm giữ, tạm giam bị cáo 18/5/2020.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Mạnh H 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày tạm giữ, tạm giam bị cáo 18/5/2020.

- Về biện pháp tư pháp và xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự; điểm a Khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự:

+ Truy thu tiền để sung vào ngân sách nhà nước:

Từ bị cáo Bùi Duy Th số tiền 739.665.402 đồng (Bảy trăm ba mươi chín triệu, sáu trăm sáu mươi lăm nghìn, bốn trăm linh hai hai đồng); Từ bị cáo Nguyễn Mạnh H 316.999.458 đồng (Ba trăm mười sáu triệu, chín trăm chín mươi chín ngàn, bốn trăm năm mươi tám đồng) Từ chị Phạm Thị Mai Hoa, sinh năm 1972; trú tại: Xóm 1, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An số tiền 9.750.000 đồng (Chín triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng) Từ chị Bùi Thị Đông, sinh năm 1987; trú tại: Xóm 5, xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng) Từ chị Nguyễn Thị Tâm, sinh năm 1968; Trú tại: Khối 5, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 480.000 đồng (Bốn trăm tám mươi ngàn đồng) Từ chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1953; trú tại: Khối 3, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An 6.500.000 đồng (Sáu triệu năm trăm ngàn đồng) Từ chị Nguyễn Thị Mùi, sinh năm 1991; Trú tại: Khối 3, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 5.625.000 đồng (Năm triệu sáu trăm hai mươi lăm ngàn đồng) Từ chị Thái Thị Vân, sinh năm 1969; trú tại: Xóm 2, xã Văn Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 9.250.000 đồng (Chín triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng) Từ chị Nguyễn Thị Diệu Linh, sinh năm 1992; trú tại: Khối 3, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 4.875.000 đồng (Bốn triệu tám trăm bảy mươi lăm ngàn đồng) Từ chị Phan Thị Thảo, Sinh năm 1976, trú tại: Khối 5, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 9.000.000 đồng (Chín triệu đồng) Từ anh Nguyễn Văn Hoàn, sinh năm 1986, trú tại: Xóm 6 (Liên Trường), xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An số tiền 7.250.000 đồng (Bảy triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng) Từ chị Kha Thị Thuý Hằng, sinh năm 1978, trú tại: Xóm 2, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An 8.000.000 đồng (Tám triệu đồng) Từ chị Trần Thị Loan, sinh năm 1967, trú tại: Xóm 2, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 3.750.000 đồng (Ba triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng) Từ chị Thái Thị Lợi, sinh năm 1982, trú tại: Khối 4, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 7.200.000 đồng (Bảy triệu hai trăm ngàn đồng) Từ chị Cao Thị Mai, sinh năm 1970, trú tại: Xóm 5, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 10.500.000 đồng (Mười triệu năm trăm ngàn đồng) Từ chị Hoàng Thị Hương, sinh năm 1974, trú tại: Xóm 1, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 3.500.000 đồng (Ba triệu năm trăm ngàn đồng) Từ chị Nguyễn Thị Khánh Hoà, sinh năm 1985, trú tại: Xóm 4, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An số tiền 7.125.000 đồng (Bảy triệu một trăm hai mươi lăm ngàn đồng) Từ chị Nguyễn Thị Dung, sinh năm 1983, trú tại: Xóm Quang Trung, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 5.800.000 đồng (Năm triệu tám trăm ngàn đồng) Từ chị Trần Thị Huyền, sinh năm 1985, trú tại: Xóm Lưu Diên, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 9.250.000 đồng (Chín triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng) Từ chị Chu Thị Lương, sinh năm 1976, trú tại: Xóm 1, xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 3.250.000 đồng (Ba triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng) Từ chị Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1976; trú tại: Xóm Yên Hương, xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An số tiền 6.000.000 đồng (Sáu triệu đồng) Tạm giữ số tiền 22.640.000đ có tại kho bạc nhà nước huyện Đô Lương theo phiếu nhập kho ngày 08/6/2020 do Công an huyện Đô Lương nộp, để đảm bảo cho việc thi hành án (Th 15.848.000 đồng; H 6.792.000 đồng).

Tạm giữ số tiền 9.032.471 đồng có tại tài khoản số 51110000553614 tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Phủ Diễn mang tên Bùi Duy Th và số tiền 83.387 đồng có tại tài khoản số 51110000546960 tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Phủ Diễn mang tên Nguyễn Mạnh H. Để đảm bảo cho việc thi hành án (Th 6.381.100 đồng; H 2.734.758 đồng) - Tịch thu hoá giá sung quỹ nhà nước 01 (Một) điện thoại di động nhãn hiệu OPPO F7 màu đen, lắp sim thứ nhất số: 0363.320.323; sim thứ hai số: 0978.991.037:

01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA 1280 màu xanh đen có lắp sim số 0357.807.050; 01 điện thoại di động nhãn hiệu Iphone X màu đen lắp sim số 0901.715.533; 01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA 105 màu xanh đen lắp sim thứ nhất số 0934361087; sim thứ hai số: 0933651399; 01 điện thoại di động nhãn hiệu NOKIA 105 màu đen lắp sim số 0904473323:

- Tịch thu tiêu huỷ 01 thẻ ngân hàng BIDV mang tên BUI DUY THANH có số thẻ 9704180092938158; 01 thẻ ngân hàng BIDV mang tên NGUYEN MANH HAI có số thẻ 9704180090262940.

(Vật chứng trên có tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đô Lương theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 11/9/2020 giữa Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đô Lương và Chi cục thi hành án dân sự huyện Đô Lương).

- Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng: Điều 468 Bộ luật dân sự:

Tuyên buộc các bị cáo pH trả lại cho chị Phạm Thị Mai Hoa số tiền 19.446.377 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 13.612.463 đồng; H chịu 5.833.973 đồng) Trả lại cho chị Nguyễn Thị Nhân số tiền 8.576.546 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 6.003.582 đồng; H chịu 2.572.963 đồng) Trả lại cho anh Nguyễn Văn Đại số tiền 10.763.261 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 7.534.282 đồng; H chịu 3.228.978) Trả lại cho chị Bùi Thị Đông số tiền 20.131.604 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 14.092.122; H chịu 6.039.481 đồng) Trả lại cho chị Phạm Thị Mỹ Th số tiền 13.753.537 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 9.627.475 đồng; H chịu 4.126.061 đồng) Trả lại cho chị Nguyễn Thị Tâm số tiền 10.772.941 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 7.541.058 đồng; H chịu 3.231.882 đồng) Trả lại cho chị Nguyễn Thị Liên số tiền 11.433.244 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 8.003.270 đồng; H chịu 3.429.973 đồng) Trả lại cho chị Nguyễn Thị Mùi số tiền 6.322.743 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 4.425.920 đồng; H chịu 1.896.822 đồng) Trả lại cho chị Thái Thị Vân số tiền 3.740.164 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 2.618.114 đồng; H chịu 1.122.049 đồng) Trả lại cho chị Nguyễn Thị Diệu Linh 3.836.475 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 2.685.532 đồng; H chịu 1.150.942 đồng) Trả lại cho chị Phan Thị Thảo số tiền 15.591.655 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 10.914.158 đồng; H chịu 4.677.496 đồng Trả lại cho anh Nguyễn Văn Hoàn số tiền 9.713.515 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 6.799.460 đồng; H chịu 2.914.054 đồng) Trả lại cho chị Kha Thị Thuý Hằng số tiền 7.525.144 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 5.267.600 đồng; H chịu 2.257.543 đồng) Trả lại cho chị Trần Thị Loan số tiền 4.769.578 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 3.338.704 đồng; H chịu 1.430.873 đồng) Trả lại cho chị Thái Thị Lợi số tiền 7.200.000 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 5.040.000 đồng; H chịu 2.160.000 đồng) Trả lại cho chị Cao Thị Mai số tiền 28.335.998 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 19.835.198 đồng; H chịu 8.500.799 đồng) Trả lại cho chị Hoàng Thị Hương số tiền 3.873.516 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 2.711.461 đồng) Trả lại cho chị Nguyễn Thị Khánh Hoà số tiền 7.125.000 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 4.987.500 đồng; H chịu 2.137.500 đồng) Trả lại cho chị Nguyễn Thị Dung số tiền 19.120.228 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 13.384.159 đồng; H chịu 5.736.068 đồng) Trả lại cho chị Trần Thị Huyền số tiền 14.847.687 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 10.393.380 đồng; H chịu 4.454.306 đồng) Trả lại cho chị Bùi Thị Ngọc Điệp số tiền 2.677.004 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 1.873.902 đồng; H chịu 803.101 đồng) Trả lại cho chị Chu Thị Lương số tiền 945.464 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 661.824 đồng; H chịu 283.639 đồng) Trả lại cho chị Nguyễn Thị Ngọc số tiền 696.175 đồng (Chia kỷ phần Th chịu 487.322 đồng; H chịu 208.852 đồng) Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và có đơn xin thi hành án, hàng tháng bên pH thi hành án còn pH chịu khoản tiền lãi với mức lãi suất 10% một năm tương ứng với thời gian và số tiền chưa thi hành án.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án Dân sự thì người được thi hành án dân sự, người pH thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án Dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án Dân sự.

- Về án phí: áp dụng Khoản 2 Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự; Điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

Buộc Bùi Duy Th và Nguyễn Mạnh H mỗi bị cáo pH chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày lên Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

197
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 90/2020/HS-ST ngày 30/09/2020 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Số hiệu:90/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Đô Lương - Nghệ An
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 30/09/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về