Bản án 86/2020/HS-ST ngày 04/09/2020 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 86/2020/HS-ST NGÀY 04/09/2020 VỀ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

Ngày 04 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 74/2020/TLST-HS ngày 23 tháng 7 năm 2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 67/2020/QĐXXST-HS ngày 21 tháng 8 năm 2020 đối với bị cáo:

Nguyễn Thị B, sinh ngày 01 tháng 6 năm 1953 tại Hải Phòng. Nơi cư trú: Số 33/40/191 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: Lớp 3/10; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Văn G và bà Nguyễn Thị C (đều đã chết); có chồng là Nguyễn Văn G (đã chết) và không có con; tiền án, tiền sự: Không; bị tạm giữ từ ngày 23/4/2020 đến 28/4/2020 được áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú; có mặt.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

1. Chị Nguyễn Thị T; nơi cư trú: Số 7/23 đường L, phường M, quận N, thành phố Hải Phòng; có mặt.

2. Chị Phạm Kim D; nơi cư trú: Số 56/239 đường L, phường L, quận N, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

3. Chị Nguyễn Thị T; nơi cư trú: Số 147 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

4. Chị Đồng Thị H; nơi cư trú: Số 28A/212 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

5. Chị Phạm Thị Q; nơi cư trú: Số 28/40/191 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

6. Chị Vũ Thị L; nơi cư trú: Số 1/5 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

7. Chị Lương Thị Kim P; nơi cư trú: Số 201 Chung cư N2 nhà 6 tầng L, phường M, quận N, thành phố Hải Phòng; có mặt.

8. Chị Nguyễn Thị Minh T; nơi cư trú: Số 100 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào hồi 21 giờ 00 phút ngày 22/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ngô Quyền và Công an phường Gia Viên tiến hành kiểm tra hành chính đối với Nguyễn Thị B ở trước cửa số nhà 92 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng thu giữ trên người B 01 quyển sổ lò xo SIGMA B5 (ghi các giấy vay nợ) và số tiền 5.630.000 đồng. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận N đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Thị B tại số 33/40/191 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng, thu giữ số tiền 70.000.000 đồng; 02 tờ giấy vay tiền do Nguyễn Thị Minh T viết; thu dưới gầm bàn uống nước 01 hộp màu đỏ bên trong có đựng kim loại màu vàng; thu tại két sắt cạnh đầu giường 02 hộp màu đỏ bên trong có đựng kim loại màu vàng.

Quá trình điều tra, Nguyễn Thị B khai nhận: Do không có công việc ổn định nên Nguyễn Thị B có hành vi cho người khác vay tiền với lãi suất cao để kiếm lời tiêu xài cá nhân. Những người mà B cho vay tiền đa số là những người quen biết, hàng xóm hoặc là người do người quen giới thiệu. Khi cho vay tiền, những người vay phải viết giấy vay tiền, thể hiện ngày vay, số tiền vay và ký tên xác nhận vào 01 quyển sổ cho vay nợ của Bích hoặc viết giấy ngoài, không cần thế chấp tài sản gì. Có 02 hình thức vay là vay lãi nằm và vay họ góp. Vay lãi nằm là người vay, vay B một khoản tiền gọi là tiền gốc, lãi suất thường dao động trong khoảng từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/1 triệu/1 ngày. Hàng ngày, người vay phải đến đóng cho Bích tiền lãi cho đến khi trả được số tiền gốc. Vay họ góp là người vay, vay B một khoản tiền thoả thuận trả góp trong khoảng một thời gian nhất định (thường là 40 ngày). Hàng ngày, người vay phải đến đóng cho B số tiền gộp cả gốc và lãi chia ra trong khoảng thời gian đó cho đến hết. Hàng ngày, khoảng 20 giờ đến 21 giờ, B ra trước cửa số nhà 92 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng để thu tiền đóng lãi, tiền nợ, tiền họ góp của những người vay. Bích đã cho 08 người vay tiền với lãi suất cao cụ thể như sau:

1. Chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1955; nơi cư trú: Số 7/23 đường L, phường M, quận N, thành phố Hải Phòng có vay của B tổng số tiền là 135 triệu đồng chia làm 10 lần vay:

Lần 1: Ngày 17/7/2019 âm lịch tức ngày 17/8/2019 dương lịch, T có vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 40 ngày, mỗi ngày T phải đóng cho B số tiền 300.000 đồng cả gốc và lãi. Lần vay này, ngày 26/9/2019 (dương lịch), chị T đã trả xong. Như vậy, B được hưởng lợi 2.000.000 đồng tiền lãi, tương đương lãi suất 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị T tối đa là 20%/năm tương đương số tiền 219.178 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 2: Ngày 18/8/2019 âm lịch tức ngày 16/9/2019 dương lịch, chị T có vay của B số tiền 10.000.00 đồng hình thức vay họ góp, cách thức như lần 1. Lần vay này, ngày 26/10/2019 dương lịch, T đã trả xong. B đã thu lợi bất chính số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 3: Ngày 04/9/2019 âm lịch tức ngày 02/10/2019 dương lịch, chị T có vay của B số tiền 20.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm với lãi suất 10.000 đồng/1 triệu/1 ngày, tương đương lãi suất 365%/năm. Mỗi ngày T phải đóng cho B số tiền 200.000 đồng tiền lãi. Lần vay này, ngày 01/12/2019 dương lịch, chị T đã trả xong (60 ngày). Như vậy, B được hưởng 12.000.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của Tuyết tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 657.535 đồng. B đã thu lợi bất chính số tiền 11.342.465 đồng.

Lần 4: Ngày 19/9/2019 âm lịch tức ngày 17/10/2019 dương lịch, chị T có vay của B số tiền 20.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 40 ngày, mỗi ngày chị T phải đóng cho B số tiền 600.000 đồng cả gốc và lãi. Lần vay này, ngày 26/11/2019 dương lịch, chị T đã trả xong. Như vậy, B được hưởng 4.000.000 triệu đồng tiền lãi tương đương lãi suất 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của T tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 438.356 đồng. B đã thu lợi bất chính số tiền 3.561.644 đồng.

Lần 5: Ngày 20/10/2019 âm lịch tức ngày 16/11/2019 dương lịch, chị T có vay của B số tiền 20.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp, cách thức như lần 4. B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 3.561.644 đồng.

Lần 6: Ngày 02/12/2019 âm lịch tức ngày 27/12/2019 dương lịch, chị T vay của B số tiền 5.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 30 ngày, mỗi ngày T phải đóng cho B số tiền 200.000 đồng cả gốc và lãi. Lần vay này đến ngày 26/01/2020 dương lịch, T đã trả xong. Như vậy, B được hưởng 1.000.000 đồng tiền lãi tương đương lãi suất 243,33%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị T tối đa là 20%/năm, tương đương 82.192 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 917.808 đồng.

Lần 7: Ngày 10/01/2020 âm lịch tức ngày 03/02/2020 dương lịch, chị T có vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp, cách thức như lần 1. Lần vay này đến ngày 11/03/2020 dương lịch, chị T đã trả xong. B đã thu lợi bất chính số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 8: Ngày 26/01/2020 âm lịch tức ngày 19/02/2020 dương lịch, chị T có vay của B số tiền 5.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm với lãi suất 10.000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 365%/năm. Đến ngày 07/03/2020 dương lịch, chị T đã trả hết cả gốc, lãi (18 ngày). Như vậy, B được hưởng lợi 900.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của T tối đa là 20%/năm, tức là 49.315 đồng. B đã thu lợi bất chính số tiền 850.685 đồng.

Lần 9: Ngày 14/2/2020 âm lịch tức ngày 07/03/2020 dương lịch, chị T vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp, cách thức như lần 1. Lần vay này ngày 16/4/2020 dương lịch, chị T đã trả xong. B đã thu lợi bất chính số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 10: Ngày 14/03/2020 âm lịch tức ngày 06/04/2020 dương lịch, chị T có vay của B số tiền 15.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm với lãi suất 10.000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 365%/năm. Chị T đóng lãi đến ngày 22/04/2020 dương lịch (16 ngày), B đã hưởng số tiền lãi 2.400.000 đồng. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị T tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 175.342 đồng. B đã thu lợi bất chính số tiền 2.224.658 đồng.

Cùng ngày trên, chị T vay của B thêm số tiền 10.000.000 đồng, dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 40 ngày. Mỗi ngày chị T phải đóng cho B là 300.000 đồng. Đến ngày 22/4/2020 (dương lịch), chị T đã đóng được 16 ngày, B đã hưởng số tiền lãi 800.000 đồng tương đương lãi suất 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị T tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 87.672 đồng. B đã thu lợi bất chính số tiền 712.328 đồng.

2. Chị Phạm Kim D, sinh năm 1968; nơi cư trú: Số 56/239 đường L, phường L, quận N, thành phố Hải Phòng có vay của B tổng số tiền là 115.000.000 đồng chia làm 10 lần vay:

Lần 1: Ngày 07/05/2019 âm lịch tức ngày 09/06/2019 dương lịch, chị D có vay của B số tiền 10.000.000 đồng, dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 40 ngày, mỗi ngày chị D phải đóng cho B số tiền 300.000 đồng cả gốc và lãi. Lần vay này đến ngày 19/7/2019 dương lịch, chị D đã trả xong. Như vậy, B được hưởng lợi 2.000.000 đồng tiền lãi tương đương lãi suất 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị D tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 219.178 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 2: Ngày 07/06/2019 âm lịch tức ngày 09/07/2019 dương lịch, chị D có vay của B số tiền 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) dưới hình thức vay họ góp, cách thức như lần 1. Lần vay này đến này 18/8/2019 dương lịch, chị D đã trả xong. B đã thu lợi bất chính số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 3: Ngày 08/7/2019 âm lịch tức ngày 08/08/2019 dương lịch, chị D có vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp, cách thức như lần 1. Lần vay này đến ngày 07/09/2019 dương lịch, chị D đã trả xong. B đã thu lợi bất chính số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 4: Ngày 09/9/2019 âm lịch tức ngày 07/10/2019 dương lịch, chị D có vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp, cách thức như lần 1. Lần vay này đến ngày 06/11/2019 dương lịch, chị D đã trả xong. B đã thu lợi bất chính 1.780.822 đồng.

Lần 5: Ngày 10/10/2019 âm lịch tức ngày 06/11/2019 dương lịch, chị D có vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp, cách thức như lần 1. Lần vay này đến này 16/12/2019 dương lịch, chị D đã trả xong. B đã thu lợi bất chính số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 6: Ngày 9/11/2019 âm lịch tức ngày 04/12/2019 dương lịch, chị D có vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp, cách thức như lần 1. Lần vay này đến ngày 13/01/2020 dương lịch, D đã trả xong. B đã thu lợi bất chính số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 7: Ngày 10/12/2019 âm lịch tức ngày 04/01/2020 dương lịch, chị D có vay của B số tiền 20.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 40 ngày, mỗi ngày D phải đóng cho B số tiền 600.000 đồng cả gốc và lãi. Lần vay này đến ngày 13/02/2020 dương lịch, chị D đã trả xong. Như vậy, B được hưởng lợi 4.000.000 đồng tiền lãi tương đương 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị D tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 438.356 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 3.561.644 đồng.

Lần 8: Ngày 11/01/2020 âm lịch tức ngày 04/02/2020 dương lịch, chị D có vay của B số tiền 15.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 40 ngày, mỗi ngày chị D phải đóng cho B số tiền 450.000 đồng cả gốc và lãi. Lần vay này đến ngày 09/03/2020 dương lịch, chị D đã trả xong. Như vậy, B được hưởng lợi 3.000.000 đồng tiền lãi tương đương 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị D tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 328.767 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 2.671.233 đồng.

Lần 9: Ngày 12/02/2020 âm lịch tức ngày 05/03/2020 dương lịch, chị D có vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp, cách thức như lần 1. Lần vay này đến ngày 14/4/2020 dương lịch, D đã trả xong. B đã thu lợi bất chính số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 10: Ngày 12/3/2020 âm lịch tức ngày 04/04/2020 dương lịch, D có vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp, cách thức như lần 1. Lần vay này đến ngày 22/4/2020 dương lịch, chị D đã đóng được 18 ngày tương ứng B hưởng lãi 900.000 đồng tương đương lãi suất 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị D tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 98.630 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 801.370 đồng.

3. Chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1957; nơi cư trú: Số 147 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng có vay của B tổng số tiền là 10.000.000 đồng chia ra làm 2 lần vay:

Lần 1: Ngày 04/05/2019 âm lịch tức ngày 06/06/2019 dương lịch, chị T có vay của B số tiền 5.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 40 ngày, mỗi ngày chị T phải đóng cho B số tiền 150.000 đồng cả gốc và lãi. Lần vay này đến ngày 16/7/2019 dương lịch, chị T đã trả xong. Như vậy, B được hưởng lợi 1.000.000 đồng tiền lãi tương đương lãi suất 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị T tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 109.589 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 890.411 đồng.

Lần 2: Ngày 07/06/2019 âm lịch tức ngày 09/07/2019 dương lịch, chị T có vay của B số tiền 5.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp, cách thức vay như lần 1. Lần vay này đến ngày 18/8/2019 dương lịch, chị T đã trả xong. B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 890.411 đồng.

4. Chị Đồng Thị H, sinh năm 1967; nơi cư trú: Số 28A/212 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng vay B 01 lần cụ thể:

Ngày 25/2/2020 âm lịch tức ngày 18/3/2020 dương lịch, chị H có vay của B số tiền 20.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 40 ngày, mỗi ngày chị H phải đóng cho B số tiền 600.000 đồng cả gốc và lãi. Lần vay này đến ngày 22/4/2020 dương lịch, chị H đã đóng tiền gốc và lãi được 37 ngày. Như vậy, B được hưởng lợi 3.700.000 đồng tiền lãi tương đương lãi suất 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị H tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 405.479 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 3.294.521 đồng.

5. Chị Phạm Thị Q, sinh năm 1962; nơi cư trú: Số 28/40/191 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng có vay của B tổng số tiền là 35.000.000 đồng chia ra làm 03 lần vay:

Lần 1: Ngày 04/12/2019 âm lịch tức ngày 29/12/2019 dương lịch, chị Q có vay của B số tiền 5.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày Q phải đóng cho B số tiền 25.000 đồng tiền lãi. Đến ngày 02/03/2020 dương lịch, Q đã trả hết khoản vay cho B (trả lãi được 65 ngày). B được hưởng lợi 1.625.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của Q tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 178.082 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 1.446.918 đồng.

Lần 2: Ngày 09/02/2019 âm lịch tức ngày 02/03/2020 dương lịch, chị Q có vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ hóp đóng trong vòng 40 ngày. Mỗi ngày chị Q phải đóng 300.000 đồng cả gốc và lãi cho B. Lần vay này đến ngày 11/04/2020 dương lịch, chị Q đã trả xong. B hưởng số tiền lãi là 2.000.000 đồng tương đương lãi suất 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị Q tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 219.178 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 3: Ngày 14/02/2020 âm lịch tức ngày 07/03/2020 dương lịch, chị Q có vay của B số tiền 20.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày và hẹn B sẽ trả hết trong 2 tháng. Tính đến ngày 22/4/2020 dương lịch, chị Q đã đóng tiền lãi được 46 ngày tương ứng với số tiền lãi B được hưởng là 4.600.000 đồng tương đương lãi suất 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị Q tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 504.109 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 4.095.891 đồng.

6. Chị Vũ Thị L, sinh năm 1966; nơi cư trú: Số 1/5 L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng có vay của B tổng số tiền là 8.000.000 đồng chia ra làm 2 lần vay:

Lần 1: Ngày 08/10/2019 âm lịch tức ngày 04/11/2019 dương lịch, chị L có vay của B số tiền 5.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày Q phải đóng cho B số tiền 25.000 đồng tiền lãi. Đến ngày 26/12/2020 dương lịch, chị L đã trả hết khoản vay cho B (trả lãi được 53 ngày). B được hưởng lợi 1.325.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị L tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 145.205 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 1.179.795 đồng.

Lần 2: Ngày 09/10/2019 âm lịch tức ngày 05/11/2019 dương lịch, chị L có vay của B số tiền 3.000.000 đồng dưới hình thức vay họ hóp đóng trong vòng 36 ngày. Mỗi ngày chị L phải đóng cho B 100.000 đồng cả gốc và lãi. Lần vay này đến ngày 11/12/2019 dương lịch, chị L đã trả xong. B hưởng số tiền lãi là 600.000 đồng tương đương lãi suất 202,777%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị L tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 59.178 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 540.822 đồng.

7. Chị Lương Thị Kim P, sinh năm 1971; nơi cư trú: Số 201 Chung cư N2 nhà 6 tầng L, phường M, quận N, thành phố Hải Phòng có vay của B tổng số tiền là 75.000.000 chia ra làm 7 lần vay:

Lần 1: Khoảng ngày 17/4/2019 âm lịch tức ngày 21/5/2019 dương lịch, chị P vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày chị P phải đóng cho B số tiền 50.000 đồng tiền lãi. Chị P đóng lãi đến ngày 30/9/2019 dương lịch, đóng lãi được 135 ngày thì không đóng nữa. B được hưởng lợi 6.750.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị P tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 739.726 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 6.010.274 đồng.

Lần 2: Khoảng ngày 22/4/2019 âm lịch tức ngày 26/5/2019 dương lịch, chị P vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 40 ngày. Mỗi ngày chị P phải đóng cho B 300.000 đồng cả gốc và lãi. Lần vay này đến ngày 05/7/2019 dương lịch, P đã trả xong. B hưởng số tiền lãi là 2.000.000 đồng tương đương lãi suất 182,5%/năm. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị P tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 219.178 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 1.780.822 đồng.

Lần 3: Khoảng ngày 27/4/2019 âm lịch tức ngày 31/5/2019 dương lịch, chị P vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày chị P phải đóng cho B số tiền 50.000 đồng tiền lãi. Chị P đóng lãi đến ngày 30/9/2019 dương lịch, đóng lãi được 125 ngày thì không đóng nữa. B được hưởng lợi 6.250.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị P tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 684.493 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 5.565.507 đồng.

Lần 4: Khoảng ngày 28/5/2019 âm lịch tức ngày 30/6/2019 dương lịch, chị P vay của B số tiền 20.000.000 đồng dưới hình thức vay họ góp đóng trong vòng 40 ngày. Mỗi ngày chị P phải đóng cho B 600.000 đồng cả gốc và lãi tương đương lãi suất 182,5%/năm. Lần vay này, chị P chưa đóng lãi ngày nào, chưa trả tiền vay gốc.

Lần 5: Khoảng ngày 02/06/2019 âm lịch tức ngày 04/7/2019 dương lịch, chị P vay của B số tiền 5.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày chị P phải đóng cho B số tiền 25.000 đồng tiền lãi. Chị P đóng lãi đến ngày 30/9/2019 dương lịch, đóng lãi được 90 ngày thì không đóng nữa. B được hưởng lợi 2.250.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị P tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 246.575 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 2.003.425 đồng.

Lần 6: Khoảng ngày 27/7/2019 âm lịch tức ngày 27/8/2019 dương lịch, chị P vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày P phải đóng cho B số tiền 50.000 đồng tiền lãi. P đóng lãi đến ngày 30/9/2019 dương lịch, đóng lãi được 35 ngày thì không đóng nữa. B được hưởng lợi 1.750.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị P tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 191.780 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 1.558.220 đồng.

Lần 7: Khoảng ngày 18/2/2020 âm lịch tức ngày 11/3/2020 dương lịch, chị P vay của B số tiền 10.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày chị P phải đóng cho B số tiền 50.000 tiền lãi. Chị P đóng lãi đến ngày 22/4/2020 dương lịch, đóng lãi được 41 ngày. B được hưởng lợi 2.050.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị P tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 224.656 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 1.825.344 đồng.

8. Chị Nguyễn Thị Minh T, sinh năm 1972; nơi cư trú: Số 100 L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng có vay của B tổng số tiền là 270 triệu đồng chia ra làm 7 lần vay:

Lần 1: Khoảng tháng 11/2016 âm lịch, chị T vay của B số tiền 50.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5.000 đồng /1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày chị T phải đóng cho B số tiền 250.000 đồng tiền lãi. Chị T đóng lãi được 7 ngày thì trả hết khoản vay cho B. B được hưởng lợi 1.750.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị T tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 191.178 đồng. Như vậy, B thu lợi bất chính 1.558.822 đồng.

Lần 2: Khoảng ngày 21/11/2016 âm lịch tức ngày 19/12/2016 dương lịch, chị T vay của B số tiền 30.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày chị T phải đóng cho B số tiền 150.000 đồng tiền lãi. Chị T đóng lãi đến ngày 26/12/2016 dương lịch, đóng lãi được 7 ngày thì không đóng nữa. B được hưởng lợi 1.050.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị T tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 115.069 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 934.931 đồng.

Lần 3: Khoảng ngày 22/11/2016 âm lịch tức ngày 20/12/2016 dương lịch, chị T vay của B số tiền 50.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày chị T phải đóng cho B số tiền 250.000 đồng tiền lãi. Chị T đóng lãi đến ngày 26/12/2016 dương lịch, đóng lãi được 6 ngày thì không đóng nữa. B được hưởng lợi 1.500.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị T tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 164.384 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 1.335.616 đồng.

Lần 4: Khoảng ngày 23/11/2016 âm lịch tức ngày 21/12/2016 dương lịch, chị T vay của B số tiền 20.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày chị T phải đóng cho B số tiền 100.000 đồng tiền lãi. Chị T đóng lãi đến ngày 26/12/2016 dương lịch, đóng lãi được 5 ngày thì không đóng nữa. B được hưởng lợi 500.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị T tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 54.795 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 445.205 đồng.

Lần 5: Khoảng ngày 24/11/2016 âm lịch tức ngày 22/12/2016 dương lịch, chị T vay của B số tiền 20.000.000 đồng dưới hình thức vay lãi nằm, với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày tương đương lãi suất 182,5%/năm. Mỗi ngày chị T phải đóng cho B số tiền 100.000 đồng tiền lãi. Chị T đóng lãi đến ngày 26/12/2016 dương lịch, đóng lãi được 4 ngày thì không đóng nữa. B được hưởng lợi 400.000 đồng tiền lãi. Theo quy định của pháp luật số tiền lãi B được thu của chị T tối đa là 20%/năm, tương đương số tiền 43.836 đồng. Như vậy, B đã thu lợi bất chính tổng số tiền 356.164 đồng.

Lần 6: Ngày 25/11/2016 âm lịch, chị T vay của B số tiền 100.000.000 đồng nhưng Bích không tính lãi.

Lần 7: Ngày 26/11/2016 âm lịch, chị T vay của B số tiền 50.000.000 đồng nhưng B không tính lãi.

Các khoản vay trên khi vay chị T và B chỉ thỏa thuận miệng không viết giấy tờ vay tiền. Đến ngày 28/12/2016 âm lịch tức ngày 25/01/2017 dương lịch, chị T còn nợ B số tiền gốc là 270.000.000 đồng, chị T đã đến gặp B viết giấy nợ và xin trả dần tiền vay gốc, không tính lãi nữa. Hiện nay, T đã trả cho B được khoảng 70.000.000 đồng và còn nợ lại B số tiền gốc là khoảng 200.000.000 đồng.

Trong vụ án này, Nguyễn Thị B còn cho một số người có tên Vũ Thanh M, Đỗ Thị N, Hoàng Thị T, Phạm Thị Bích H, Đoàn Văn Q có viết giấy vay tiền trong sổ vay của B, tuy nhiên chưa xác định được căn cước lai lịch của những người trên nên chưa có căn cứ xử lý.

Ngoài ra, trong sổ cho vay nợ của B, chị Nguyễn Thị T có viết giấy vay số tiền 18.000.000 đồng nhưng B chưa đưa tiền cho chị T nên Cơ quan điều tra không xem xét xử lý.

Tại Cáo trạng số 62/CT-VKS ngày 18/7/2020 Viện Kiểm sát nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng truy tố Nguyễn Thị B về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Nguyễn Thị B khai nhận khai nhận: Sau khi bị cơ quan công an bắt giữ, chị Nguyễn Thị T đã trả cho bị cáo hết số tiền nợ gốc là 21.000.000 đồng và chị Lương Thị Kim P đã cho bị cáo số tiền nợ gốc là 45.000.000 đồng, chị P đến nay còn nợ bị cáo số tiền gốc là 20.000.000 đồng. Bị cáo B nhận thức được hành vi cho vay lãi cao của mình là vi phạm pháp luật và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét vào các tình tiết giảm nhẹ xét xử cho bị cáo được cải tạo ngoài xã hội.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, chị Nguyễn Thị T và chị Lương Thị Kim P khai nhận thống nhất với bị cáo B về số tiền nợ gốc đã trả. Chị Nguyễn Thị T đã trả nợ xong tiền gốc cho bị cáo B, chị Lương Thị Kim P còn nợ bị cáo B số tiền nợ gốc là 20.000.000 đồng.

Kiểm sát viên tại phiên tòa giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo Nguyễn Thị B về tội danh, điều luật áp dụng như cáo trạng và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1, khoản 3 Điều 201; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51; Điều 36 Bộ luật Hình sự tuyên phạt: Bị cáo Nguyễn Thị B từ 18 tháng đến 24 tháng cải tạo không giam giữ về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Và phạt bổ sung phạt tiền đối với bị cáo B số tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

- Buộc những người có quyền lợi, nghĩa vụ đến vụ án phải nộp vào Ngân sách Nhà nước tổng số tiền 167.000.000 đồng cụ thể: Chị Phạm Kim D phải nộp số tiền 5.500.000 đồng; chị Đồng Thị H phải nộp số tiền 1.500.000 đồng; chị Phạm Thị Q phải nộp số tiền 20.000.000 đồng; chị Lương Thị Kim P phải nộp số tiền 20.000.000 đồng; chị Nguyễn Thị Minh T phải nộp số tiền 120.000.000 đồng.

- Buộc bị cáo Nguyễn Thị B phải nộp vào Ngân sách Nhà nước khoản tiền dùng để cho vay là 401.000.000 đồng và khoản lãi tương ứng với mức lãi suất 20% (là tiền phát sinh từ tội phạm) số tiền là 9.811.558 đồng.

- Về thu lợi bất chính: Buộc bị cáo Nguyễn Thị B phải trả lại số tiền 87.288.442 đồng cho 08 người có quyền lợi liên quan đến vụ án số tiền lãi vượt quá theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự. Cụ thể: Trả cho chị Nguyễn Thị T số tiền 30.294.520 đồng; trả cho chị Phạm Kim D số tiền 19.500.001 đồng; trả cho chị Nguyễn Thị T số tiền 1.780.822 đồng; trả cho chị Đồng Thị H số tiền 3.294.521 đồng; trả cho chị Phạm Thị Q số tiền 7.323.631 đồng; trả cho chị Vũ Thị L số tiền 1.720.617 đồng; trả cho chị Lương Thị Kim P số tiền 18.743.592 đồng; trả cho chị Nguyễn Thị Minh T số tiền 4.630.738 đồng.

- Về xử lý vật chứng: Tịch thu nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền 5.630.000 đồng thu giữ trong người của bị cáo B. Tạm giữ để đảm bảo thi hành án số tiền 70.000.000 đồng (thu giữ tại nhà bị cáo Bích) và số tiền 88.000.000 đồng (bị cáo tự nguyện nộp khắc phục hậu quả).

- Về án phí: Bị cáo B phải nộp 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm và 4.365.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Ngoài ra bị cáo B là người cao tuổi và không có nghề nghiệp ổn định nên Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử miễn khấu trừ thu nhập hàng tháng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

- Về hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử:

[1] Điều tra viên Công an quận Ngô Quyền, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân quận Ngô Quyền trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

- Về chứng cứ xác định bị cáo Nguyễn Thị B có tội:

[2] Lời khai của bị cáo Nguyễn Thị B tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa khẳng định: Từ tháng 4/2019 đến ngày 22/4/2020, Nguyễn Thị B đã cho Nguyễn Thị T, Phạm Thị D, Nguyễn Thị T, Đồng Thị H, Phạm Thị Q, Vũ Thị L, Lương Thị Thu P và Nguyễn Thị Minh T vay tiền với lãi suất dao động từ 182,5% đến 365% một năm, tổng số tiền cho vay là 401.000.000 đồng. Trong tổng số 08 người vay tiền, bị cáo B đã thu tổng số tiền lãi được Bộ luật dân sự cho phép (20%/năm) là 9.811.558 đồng, tổng số tiền lãi vượt quy định của Bộ luật Dân sự là 87.288.442 đồng.

[3] Lời khai nhận của bị cáo tại phiên tòa thống nhất và phù hợp với lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Như vậy, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở kết luận bị cáo Nguyễn Thị B phạm tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự. Và phạt bổ sung phạt tiền đối với bị cáo B số tiền từ 30.000.000 đồng.

- Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

[4] Bị cáo Nguyễn Thị B không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

[5] Bị cáo Nguyễn Thị B không có tiền án tiền sự, phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Sau khi phạm tội, bị cáo B đã tự nguyện khắc phục hậu quả nộp tiền thu lợi bất chính. Quá trình điều tra và tại phiên tòa hôm nay bị cáo B thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b, i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự mà bị cáo B được áp dụng khi xem xét quyết định hình phạt.

[6] Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo B phạm tội ít nghiêm trọng và có nơi thường trú rõ ràng nên không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội nên xử phạt bị cáo B với mức hình phạt là cải tạo không giam giữ, giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo thường trú và gia đình quản lý là phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội của bị cáo, cũng đủ tác dụng giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung.

[7] Bị cáo Nguyễn Thị B là người cao tuổi, làm nghề tự do, thu nhập không ổn định nên Hội đồng xét xử miễn việc khấu trừ thu nhập cho bị cáo.

- Về xử lý vật chứng và áp dụng biện pháp tư pháp:

[8] Đối với số tiền gốc 401.000.000 đồng của bị cáo Nguyễn Thị B cho vay, đây là số tiền bị cáo sử dụng để thực hiện tội phạm nên cần tịch thu sung Ngân sách Nhà nước. Do những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án chưa trả hết tiền gốc là 167.000.000 đồng cho bị cáo vì vậy cần buộc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp lại số tiền này để sung Ngân sách Nhà nước. Cụ thể: Chị Phạm Kim D phải nộp lại số tiền 5.500.000 đồng; chị Đồng Thị H phải nộp lại số tiền 1.500.000 đồng; chị Phạm Thị Q phải nộp lại số tiền 20.000.000 đồng; chị Lương Thị Kim P phải nộp lại vào số tiền 20.000.000 đồng; chị Nguyễn Thị Minh T phải nộp lại số tiền 120.000.000 đồng.

[9] Đối với khoản tiền lãi 20% mà bị cáo B nhận từ những người vay tương đương với số tiền 9.811.558 đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, khoản tiền lãi này không tính vào khối lượng buộc tội cho bị cáo. Tuy nhiên, đây là số tiền lãi phát sinh từ hành vi phạm tội nên cần tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước.

[10] Về tiền thu lợi bất chính: Về nguyên tắc, tiền bị cáo thu lợi từ việc phạm tội phải tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đối với đặc thù của loại tội phạm này do xuất phát từ giao dịch dân sự, những người vay tiền của bị cáo đều với mục đích phục vụ sinh hoạt, phục vụ cuộc sống hàng ngày, người vay đã phải chịu lãi nặng. Bởi vậy, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người vay cần buộc bị cáo phải trả lại cho người vay số tiền lãi đã thu từ mức lãi suất 182,5% đến 365% với tổng số tiền 87.288.442 đồng. Cụ thể: Bị cáo phải trả lại cho chị Nguyễn Thị T số tiền 30.294.520 đồng; trả cho chị Phạm Kim D số tiền 19.500.001 đồng; trả cho chị Nguyễn Thị Toàn số tiền 1.780.822 đồng; trả cho chị Đồng Thị H số tiền 3.294.521 đồng; trả cho chị Phạm Thị Q số tiền 7.323.631 đồng; trả cho chị Vũ Thị L số tiền 1.720.617 đồng; trả cho chị Lương Thị Kim P số tiền 18.743.592 đồng; trả cho chị Nguyễn Thị Minh T số tiền 4.630.738 đồng.

- Về vật chứng đang tạm giữ:

[11] Đối với số tiền 5.630.000 đồng thu giữ trong người của bị cáo Bích. Đây là số tiền do phạm tội mà có nên tịch thu nộp vào Ngân sách Nhà nước.

[12] Đối với số tiền 70.000.000 đồng thu giữ tại nhà bị cáo B. Đây là số tiền riêng của bị cáo không liên quan đến hành vi phạm tội nên trả lại nhưng tạm giữ để đảm bảo thi hành án.

[13] Số tiền 88.000.000 đồng, bị cáo B tự nguyện nộp khắc phục hậu quả nên tạm giữ để đảm bảo thi hành án.

- Về án phí:

[14] Bị cáo Nguyễn Thị B phải nộp án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 201; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51; Điều 36 Bộ luật Hình sự xử phạt: Nguyễn Thị B 18 (mười tám) tháng cải tạo không giam giữ về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Khi chấp hành án trừ cho bị cáo 18 (mười tám) ngày cải tạo không giam giữ do bị cáo đã bị tạm giữ 06 ngày trước đó từ ngày 23/4/2020 đến ngày 28/4/2020. Bị cáo còn phải chấp hành 17 tháng 12 ngày cải tạo không giam giữ. Thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày Ủy ban nhân dân phường G, quận N, thành phố Hải Phòng nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án.

Giao bị cáo Nguyễn Thị B cho Ủy ban nhân dân phường G, quận N, thành phố Hải Phòng giám sát và giáo dục trong thời gian cải tạo không giam giữ. Gia đình bị cáo Nguyễn Thị B có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân phường G, quận N, thành phố Hải Phòng trong việc giám sát và giáo dục bị cáo Nguyễn Thị B.

Trong trường hợp người được cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Thi hành án hình sự.

- Phạt bổ sung phạt tiền đối với bị cáo Nguyễn Thị B số tiền 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng.

- Buộc những người có quyền lợi, nghĩa vụ đến vụ án phải nộp vào Ngân sách Nhà nước tổng số tiền 167.000.000 (một trăm sáu mươi bảy triệu) đồng, cụ thể như sau:

+ Chị Phạm Kim D; nơi cư trú: Số 56/239 đường L, phường L, quận N, thành phố Hải Phòng phải nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền 5.500.000 (năm triệu năm trăm nghìn) đồng.

+ Chị Đồng Thị H; nơi cư trú: Số 28A/212 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng phải nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng.

+ Chị Phạm Thị Q; nơi cư trú: Số 28/40/191 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng phải nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

+ Chị Lương Thị Kim P; nơi cư trú: Số 201 Chung cư N2 nhà 6 tầng L, phường M, quận N, thành phố Hải Phòng phải nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

+ Chị Nguyễn Thị Minh T; nơi cư trú: Số 100 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng phải nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền 120.000.000 (một trăm hai mươi triệu) đồng.

- Buộc bị cáo Nguyễn Thị B phải nộp vào Ngân sách Nhà nước khoản tiền gốc dùng để cho vay là 401.000.000 đồng và khoản lãi tương ứng với mức lãi suất 20% là 9.811.558 đồng. Tổng cộng là 410.811.558 (bốn trăm mười triệu, tám trăm mười một nghìn, năm trăm năm tám) đồng.

- Về số tiền thu lợi bất chính: Buộc bị cáo Nguyễn Thị B phải liên đới trả lại số tiền 87.288.442 (tám mươi bảy triệu, hai trăm tám mươi tám nghìn, bốn trăm bốn mươi hai) đồng cho 08 người có quyền lợi liên quan đến vụ án, cụ thể:

+ Trả cho chị Nguyễn Thị T; nơi cư trú: Số 7/23 đường L, phường M, quận N, thành phố Hải Phòng số tiền 30.294.520 (ba mươi triệu, hai trăm chín tư nghìn, năm trăm hai mươi) đồng.

+ Trả cho chị Phạm Kim D; nơi cư trú: Số 56/239 đường L, phường L, quận N, thành phố Hải Phòng số tiền 19.500.001 (mười chín triệu, năm trăm nghìn, lẻ một) đồng.

+ Trả cho chị Nguyễn Thị T; nơi cư trú: Số 147 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng số tiền 1.780.822 (một triệu, bảy trăm tám mươi nghìn, tám trăm hai mươi hai) đồng.

+ Trả cho chị Đồng Thị H; nơi cư trú: Số 28A/212 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng số tiền 3.294.521 (ba triệu, hai trăm chín tư nghìn, năm trăm hai mốt) đồng.

+ Trả cho chị Phạm Thị Q; nơi cư trú: Số 28/40/191 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng số tiền 7.323.631 ( bảy triệu, ba trăm hai mươi ba nghìn, sáu trăm ba mươi mốt) đồng.

+ Trả cho chị Vũ Thị L; nơi cư trú: Số 1/5 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng số tiền 1.720.617 ( một triệu, bảy trăm hai mươi nghìn, sáu trăm mười bảy) đồng.

+ Trả cho chị Lương Thị Kim P; nơi cư trú: Số 201 Chung cư N2 nhà 6 tầng L, phường M, quận N, thành phố Hải Phòng số tiền 18.743.592 (mười tám triệu, bảy trăm bốn mươi ba nghìn, năm trăm chín hai) đồng.

+ Trả cho chị Nguyễn Thị Minh T; nơi cư trú: Số 100 đường L, phường G, quận N, thành phố Hải Phòng số tiền 4.630.738 ( bốn triệu, sáu trăm ba mươi nghìn, bảy trăm ba mươi tám) đồng.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi thi hành án xong tất cả khoản tiền thu lợi bất chính thì hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 tương ứng với thời gian chậm thi hành án.

- Về xử lý vật chứng:

+ Tịch thu nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền 5.630.000 (năm triệu sáu trăm ba mươi nghìn) đồng.

+ Tạm giữ để đảm bảo thi hành án số tiền 70.000.000 (bảy mươi triệu) đồng là tiền thu giữ tại nhà bị cáo B và số tiền 88.000.000 (tám mươi tám triệu) đồng là tiền bị cáo B tự nguyện nộp khắc phục hậu quả.

- Về án phí: Căn cứ vào Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, buộc bị cáo Bích phải nộp 200.000 (Hai trăm nghìn) đồng tiền án phí hình sự sơ thẩm và 4.365.000 ( bốn triệu, ba trăm sáu mươi năm nghìn) đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Về quyền kháng cáo: Các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (có mặt) được quyền kháng cáo trong hạn 15 (mười năm) ngày kể từ ngày tuyên án.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (vắng mặt) được quyền kháng cáo về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong hạn 15 (mười năm) ngày kể từ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

338
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 86/2020/HS-ST ngày 04/09/2020 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Số hiệu:86/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Quận Ngô Quyền - Hải Phòng
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 04/09/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về