Bản án 818/2019/HS-PT ngày 11/12/2019 về tội giết người

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 818/2019/HS-PT NGÀY 11/12/2019 VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

Ngày 11 tháng 12 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 605/2019/TLPT-HS ngày 23 tháng 10 năm 2019 đối với bị cáo Đỗ Duy  do có kháng cáo của bị cáo, kháng cáo của người đại diện hợp pháp của bị hại đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 60/2019/HS-ST ngày 19/09/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Đ.

- Bị cáo có kháng cáo và bị kháng cáo:

Đỗ Duy  (tên gọi khác: Phong), sinh năm 1990 tại Đồng Nai; nơi cư trú: Ấp 3, xã L, huyện N, tỉnh Đ; nghề nghiệp: Công nhân; trình độ văn hoá (học vấn): 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Đỗ Văn Sơn, sinh năm 1959 và bà Huỳnh Thị Hoa, sinh năm 1968; có vợ là Huỳnh Phụng Vũ, sinh năm 1994; và có 01 con sinh năm 2012; tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị bắt ngày 17/01/2019; (có mặt);

+ Người bào chữa cho bị cáo Đỗ Duy Â: Ông Dương Văn Ổn – Luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Đ, (có mặt).

- Người đại diện hợp pháp của bị hại có kháng cáo: Bà Phạm Minh T, sinh năm 1979 (vợ của bị hại); địa chỉ: Ấp 4, xã L, huyện N, tỉnh Đ; (có mặt).

+ Người đại diện theo ủy quyền của bà Tâm: Ông Dương Văn T, sinh năm 1979; địa chỉ: Ấp 4, xã L, huyện N, tỉnh Đ; (có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đại diện hợp pháp của bị hại: Ông Phan Thành Tâm – Luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh; (có mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Cuối năm 2018, Đỗ Văn Sơn, sinh năm 1959, ngụ tại ấp 3, xã L, huyện N, tỉnh Đ nhờ Dương Văn Đạo viết đơn ly hôn với vợ tên là Huỳnh Thị Hoa, sinh năm 1968, làm cho bà Hoa bực tức. Ngày 04/01/2019, ông Đạo đến nhà ông Sơn thì gặp bà Hoa nên giữa ông Đạo và bà Hoa xảy ra xô xát, đánh nhau thì được người dân can ngăn. Sau đó, bà Hoa kể lại sự việc cho con trai là Đỗ Duy Â, nên ngày 05/01/2019, sau khi uống rượu, Â cầm chiếc kéo đến nhà ông Đạo để gây sự đánh nhau nhưng được người dân can ngăn nên chưa xảy ra hậu quả gì.

Khong 23 giờ ngày 16/01/2019, sau khi uống rượu,  điều khiển xe môtô biển số 60C2-598.76 đi về đến khu vực trước nhà ông Nguyễn Thành Bến, sinh năm 1970, tại ấp 4, xã L, huyện N thì nhìn thấy ông Đạo điều khiển xe môtô biển số 60C2-136.89 đi ngược chiều.  điều khiển xe môtô của mình chặn đầu xe môtô của ông Đạo rồi xuống xe dùng tay đánh ông Đạo. Ông Đạo cũng xuống xe cầm mũ bảo hiểm đánh lại  (không gây thương tích).  liền lấy một con dao xếp bằng kim loại dài 20cm (cán ốp nhựa màu đen, có nút bấm, lưỡi dao nhọn có khắc chữ USA) trong túi quần ra chém liên tiếp nhiều nhát, trúng vào đầu gối chân trái của ông Đạo làm ông Đạo té ngã xuống đường,  xông đến tiếp tục dùng dao đâm 01 nhát vào vùng bụng ông Đạo rồi cầm dao bỏ chạy bộ về nhà nói với bà Hoa và ông Sơn “tôi lỡ tay đâm chết ông Đạo rồi”, nói xong  bỏ trốn. Sau khi bị  dùng dao đâm, ông Đạo ôm bụng đi vào sân nhà ông Bến cầu cứu và được người dân đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Long Thành cấp cứu thì tử vong.

Ngày 17/01/2019, Â đến Công an huyện N đầu thú khai nhận hành vi phạm tội và giao nộp con dao dùng để gây án.

Vật chứng thu giữ:

- 01 con dao xếp bằng kim loại dài 20cm, cán ốp nhựa màu đen, có nút bấm, lưỡi dao có in chữ USA;

- 01 mũ bảo hiểm màu xanh, trên mũ có chữ “CAX”;

- 01 mũ vải màu đỏ trên mũ có chữ “adida”;

- 01 chiếc dép nam chân trái màu nâu, trên dép có chữ “THD”;

- 02 xe môtô biển số 60C2-598.76 và 60C2-136.89 (đã giao trả cho chủ sở hữu);

- 01 đôi dép loại xỏ ngón, trên dép có chữ “MIKE”.

Tại Biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 17/01/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đ đã thu thập các dấu vết như sau:

- Hiện trường xảy ra tại đường đất trước nhà ông Nguyễn Thành Bến, sinh năm 1970, tại ấp 4, xã L, huyện N, tỉnh Đ.

- Đường đất đá rộng 02m có ánh sáng đèn điện ở hiên nhà ông Bến và đèn điện trên cột điện cách 40m tại ngã ba nơi giao nhau với đường hướng đi về nhà ông Đạo.

- Tại vị trí cách trụ cột bằng kim loại đỡ mái tôn ở góc Bắc hiên nhà ông Bến về hướng Đông Bắc 4,5m, cách mép đường đất đá hướng Đông về hướng Tây 1,8m trên nền đường là vị trí chiếc mũ bảo hiểm màu xanh, kích thước 29cm x 22cm, trên mũ có chữ “CAX” màu vàng, mũ nằm ngửa. Sát bên mũ trên về hướng Nam là 01 chiếc dép nam chân bên trái, màu nâu, kích thước 26,5 x 10cm, loại xỏ ngón chân cái, mặt trên đế có chữ “THD”, size 39. Cách lề đường hướng Tây về hướng Tây 01m, cách mép hiên bên hướng Bắc nhà ông Bến về hướng Bắc 01m là vị trí nhiều vết màu nâu đỏ (nghi máu) trên diện 1,5m kéo dài từ vị trí này ở hướng Đông Bắc thu hẹp dẫn đến sát mép hiên hướng Bắc nhà ông Bến về hướng Tây Nam dài 0,6m, vết dạng nhỏ giọt chưa khô hẳn. Sát lề đường đất, đá cách cột kim loại đỡ mái tôn ở góc Đông Nam hiên nhà ông Bến về hướng Bắc 0,65m là vị trí một số dấu vết màu nâu đỏ (nghi máu) ở trên hiên và dưới nền đường đất, đá trên diện 80cm x 10cm dạng nhỏ giọt chưa khô hẳn. Sát mép hướng Nam nhà ông Bến về hướng Nam 4,5m, sát lề đường hướng Tây là chiếc xe gắn máy 60C2-136.89 màu đen hiệu Wave alpha, xe đỡ chống ngang, đầu xe hướng Nam, đuôi xe hướng Bắc; sát bên hướng Đông xe gắn máy 60C2-136.89 là chiếc xe gắn máy 60C2-598.76 hiệu Walpha, màu trắng đen, xe đỡ chống ngang, đầu xe hướng Bắc, đuôi xe hướng Nam. Từ vị trí đầu xe gắn máy 60C2-136.89 về hướng Đông Bắc 02m sát lề đường đất, đá hướng Đông là khoảng cỏ dại bị ngã rạp kích thước 1,4m x 1,1m, ở góc Tây Bắc của khoảng cỏ này có 01 chiếc mũ vải màu đỏ, loại mũ lưỡi trai, kích thước 28cm x 07cm, trên mũ thêu chữ “adida” màu trắng.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về tử thi số 017/TT ngày 19/02/2019 của Giám định viên Trung tâm pháp y tỉnh Đ kết luận nguyên nhân Dương Văn Đạo tử vong như sau:

Do vật sắc nhọn tác động vào vùng bụng theo hướng từ trái qua phải và từ dưới lên trên gây thủng bụng tạo vết thương gan, đứt động mạch trong nhu mô gan dẫn đến chảy máu và mất máu cấp không hồi phục.

Tại Bản kết luận giám định số 1210/C09B ngày 27/3/2019 của Giám định viên Phân viện khoa học hình sự tại Thành Phố Hồ Chí Minh Kết luận: Trên con dao xếp gửi giám định có dính máu người. Phân tích gen (AND) từ dấu vết máu này được kiểu gen trùng với kiểu gen của Dương Văn Đạo.

Trách nhiệm dân sự: Người đại diện hợp pháp của bị hại (ủy quyền đại diện tham gia tố tụng cho ông Dương Văn T) yêu cầu bồi thường chi phí mai táng, tổn thất tinh thần, cấp dưỡng các cháu Dương Minh Lý, sinh ngày 04/11/2002 và cháu Dương Minh Đức, sinh ngày 18/12/2012 là con bị hại; cấp dưỡng bà Trần Thị Bự, sinh năm 1939, là mẹ bị hại và bồi thường thất thu tiền công lao động của vợ bị hại là Phạm Minh T với tổng số tiền là 354.122.000đ (ba trăm năm mươi bốn nghìn một trăm mươi hai nghìn đồng). Quá trình điều tra, gia đình của bị cáo đã tự nguyện giao nộp cho Cơ quan điều tra 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng)

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số: 60/2019/HS-ST ngày 19/9/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Đ đã quyết định:

Tuyên bố bị cáo Đỗ Duy  phạm tội “Giết người”.

1. Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 123; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Xử phạt bị cáo Đỗ Duy  18 (mười tám) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 17/01/2019.

2. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 47, Điều 48 Bộ luật Hình sự; Điều 591 Bộ luật dân sự;

+ Tuyên buộc bị cáo Đỗ Duy  phải bồi thường cho gia đình bị hại mà đại diện nhận là bà Phạm Minh T số tiền 229.000.000đ (hai trăm hai mươi chín triệu đồng).

+ Bị cáo có trách nhiệm trợ cấp nuôi con của bị hại là cháu Dương Minh Đức (sinh ngày 18/12/2007) và cháu Dương Minh Lý (sinh ngày 01/11/2002) đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) và có khả năng lao động, mức trợ cấp mỗi cháu hàng tháng bằng ½ mức lương cơ sở tương ứng với thời điểm thi hành án. Thời điểm cấp dưỡng tính từ ngày 16/01/2019.

+ Tạm giữ số tiền 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng) gia đình bị cáo nộp để đảm bảo thi hành án (Biên lai nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước Đồng Nai ngày 21/6/2019, tài khoản số 3949.0.1054438.00000 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đ).

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về xử lý vật chứng, án phí sơ thẩm và quyền kháng cáo theo quy định pháp luật.

Ngày 27/9/2019, bị cáo Đỗ Duy  có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt với lý do: Mức án 18 năm tù mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên xử đối với bị cáo là nặng. Vì vụ án xảy ra có một phần lỗi của bị hại; bị cáo phạm tội trong trường hợp bị kích động tinh thần do hành vi trái pháp luật của bị hại gây ra với mẹ bị cáo như đã túm tóc, đánh vật mẹ bị cáo. Bị cáo là lao động chính trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn mẹ già và con nhỏ; gia đình bị cáo có nhiều người có công với cách mạng; bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, là quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Ngày 02/10/2019, bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại có đơn kháng cáo (ông Dương Văn T là người đại diện theo ủy quyền của bà Tâm thực hiện) yêu cầu tăng nặng trách nhiệm hình sự và tăng mức bồi thường dân sự đối với bị cáo Đỗ Duy Â.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Bị cáo Đỗ Duy  vẫn giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại vẫn giữ nguyên kháng cáo yêu cầu tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Đỗ Duy Â, cụ thể, yêu cầu xử phạt bị cáo  tù chung thân; đồng thời, yêu cầu tăng mức bồi thường dân sự đối với bị cáo  với tổng số tiền 318.722.000 đồng, gồm các khoản cụ thể: Chi phí cấp cứu, đám tang: 130.722.000 đồng; cấp dưỡng nuôi bà Trần Thị Bự (mẹ bị hại): 12.000.000 đồng; tiền bù đắp tổn thất tinh thần: 149.000.000 đồng; vợ bị hại mất thu nhập: 12.000.000 đồng và thu lao Luật sư: 15.000.000 đồng. Ngoài ra, bị cáo  còn phải cấp dưỡng nuôi các con của bị hại với mức trợ cấp mỗi cháu hàng tháng bằng ½ mức lương cơ sở; thời điểm cấp dưỡng tính từ tháng 01/2019 cho đến khi các cháu đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) và có khả năng lao động.

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát đối với kháng cáo của bị cáo Đỗ Duy  và kháng cáo của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại:

Về tội danh và hình phạt:

Trong vụ án này, người bị hại không có mâu thuẫn gì với bị cáo Đỗ Duy Â. Bị cáo  chỉ nghe kể lại sự việc xô xát xảy ra giữa mẹ bị cáo và người bị hại, nhưng bị cáo đã cầm kéo đi đến tận nhà bị hại để gây sự đánh nhau. Do có sự can ngăn của mọi người nên lần này chưa xảy ra hậu quả gì, nhưng bị cáo không dừng lại.

Lần thứ hai, trong khi điều khiển xe môtô trên đường đi về thì bị cáo gặp người bị hại cũng điều khiển xe môtô đi ngược chiều, bị cáo đã chặn đầu xe môtô của người bị hại để đánh nhau và đã lấy dao thủ sẵn trong túi quần ra đâm chết bị hại. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo Đỗ Duy  về tội “Giết người” theo điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có căn cứ, đúng quy định pháp luật. Mức án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định xử phạt đối với bị cáo  là tương xứng với tính chất, mức độ thực hiện hành vi phạm tội của bị cáo.

Về trách nhiệm dân sự:

Do bị cáo Đỗ Duy  và người đại diện hợp pháp của bị hại không thỏa thuận được về việc bồi thường, nên Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào quy định pháp luật buộc bị cáo  phải bồi thường cho người đại diện hợp pháp của bị hại với tổng số tiền là 229.000.000 đồng và buộc bị cáo phải có trách nhiệm trợ cấp nuôi các con của bị hại như bản án sơ thẩm đã tuyên là đúng.

Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Đỗ Duy  và không chấp nhận kháng cáo của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại về việc yêu cầu tăng trách nhiệm hình sự và tăng mức bồi thường dân sự đối với bị cáo Â; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Đỗ Duy  trình bày: Bị cáo phạm tội trong bối cảnh bố, mẹ ly thân, trong khi bị hại là bạn chơi với bố bị cáo lại viết đơn xin ly hôn giùm bố bị cáo nên mẹ bị cáo bực tức và xảy ra xô xát với bị hại. Trong lúc xô xát, bị hại đã đánh và đè mẹ bị cáo xuống giường tại nhà bị cáo. Vì mẹ bị đánh trong hoàn cảnh như vậy nên bị cáo bức xúc tìm gặp bị hại để hỏi rõ sự việc là việc làm phù hợp với đạo lý làm con của bị cáo. Tuy nhiên, khi tìm gặp bị hại thì bị hại lại tiếp tục đánh bị cáo té ngã xuống mương nước nên bị cáo lại càng thêm bực tức. Sau đó, bị cáo gặp bị hại là tình cờ trong khi đang chạy xe mô tô trên đường và bị cáo chặn đầu xe bị hại cũng chỉ nhằm mục đích hỏi rõ việc bị hại đánh mẹ bị cáo, nhưng bị hại lại dùng nón bảo hiểm tấn công đánh bị cáo làm cho bị cáo lại càng thêm bức tức nên mới thực hiện hành vi phạm tội. Qua đó thể hiện rõ việc thực hiện hành vi phạm tội là do một phần lỗi của bị hại. Mặt khác, sau khi phạm tội bị cáo đã ra đầu thú tỏ rõ sự ăn năn hối hận và thành khẩn khai báo; bị cáo có nhân thân tốt, đã có thời gian tham gia quân đội và xuất ngũ; bị cáo là lao động chính trong gia đình phải nuôi mẹ già và con nhỏ do vợ bị cáo đã ly hôn; hai bên gia đình nội, ngoại của bị cáo có nhiều người có công với cách mạng. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm bác kháng cáo yêu cầu tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Đỗ Duy  của người đại diện hợp pháp của bị hại, chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo.

Về phần trách nhiệm dân sự thì Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử có căn cứ, đúng quy định pháp luật, nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm bác kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường dân sự của người đại diện hợp pháp của bị hại đối với bị cáo Đỗ Duy Â.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bị hại không đồng ý với ý kiến quan điểm đề nghị của Luật sư bào chữa cho bị cáo. Việc bị hại viết đơn xin ly hôn giùm bố bị cáo và xảy ra xô xát với mẹ bị cáo là việc của người lớn, không liên quan gì đến bị cáo. Hơn nữa, bị cáo cũng chỉ nghe kể lại, nhưng đã hai lần dùng kéo, dao để gây sự đánh nhau với bị hại. Lần đầu chưa xảy ra hậu quả là do có sự căn ngăn của mọi người. Lần thứ hai, bị cáo đã dùng dao xếp bằng kim loại dài 20cm, mang theo sẵn trong người, chém liên tiếp nhiều nhát, trúng vào đầu gối chân trái của bị hại. Khi bị hại té ngã xuống đường, bị cáo tiếp tục xông đến dùng dao đâm 01 nhát vào vùng bụng bị hại rồi bỏ chạy bộ về nhà bỏ mặc hậu quả xảy ra. Qua đó, thể hiện rõ bản chất côn đồ, thái độ coi thường pháp luật của bị cáo trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội giết người của bị cáo. Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 18 năm tù là quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, nên không có lý do gì để chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo yêu cầu tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo của người đại diện hợp pháp của bị hại.

Về phần trách nhiệm dân sự, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường như trình bày của người đại diện hợp pháp của bị hại tại phiên tòa phúc thẩm đối với bị cáo Đỗ Duy Â.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Đơn kháng cáo của bị cáo Đỗ Duy  và đơn kháng cáo của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại (do ông Dương Văn T là người đại diện theo ủy quyền của bà Tâm thực hiện) được nộp trong thời hạn và đúng thủ tục theo quy định của pháp luật nên hợp lệ; được xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[1] Về tố tụng:

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án ở giai đoạn sơ thẩm, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Do vậy, các hành vi, các quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng là hợp pháp. Quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm, Luật sư bào chữa cho bị cáo và Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình bị hại đã thực đúng quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

[2] Về nội dung:

[2.1] Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Đỗ Duy  đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm và tại Cơ quan điểu tra, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ cơ sở xác định:

Mặc dù mới chỉ nghe bà Huỳnh Thị Hoa, là mẹ của bị cáo Đỗ Duy Â, kể lại việc xô xát giữa bà Hoa với ông Dương Văn Đạo,  đã cầm kéo đến nhà ông Đạo gây sự đánh nhau, nhưng được mọi người can ngăn nên chưa xảy ra hậu quả gì. Sau đó,  vẫn không dừng lại, tiếp tục thực hiện việc gây sự đánh nhau với ông Đạo. Vào khoảng 23 giờ ngày 16/01/2019,  điều khiển xe môtô biển số 60C2-598.76 đi về đến khu vực trước nhà ông Nguyễn Thành Bến tại ấp 4, xã L, huyện N thì nhìn thấy ông Đạo điều khiển xe môtô biển số 60C2- 136.89 đi ngược chiều.  điều khiển xe môtô của mình chặn đầu xe môtô của ông Đạo rồi xuống xe dùng tay đánh ông Đạo. Ông Đạo cũng xuống xe cầm mũ bảo hiểm đánh lại Â.  liền lấy một con dao xếp bằng kim loại dài 20cm (cán ốp nhựa màu đen, có nút bấm, lưỡi dao nhọn có khắc chữ USA) trong túi quần ra chém liên tiếp nhiều nhát, trúng vào đầu gối chân trái của ông Đạo làm ông Đạo té ngã xuống đường,  xông đến tiếp tục dùng dao đâm 01 nhát vào vùng bụng ông Đạo rồi cầm dao bỏ chạy bộ về nhà nói với bố mẹ là ông Sơn và bà Hoa “tôi lỡ tay đâm chết ông Đạo rồi”, nói xong  bỏ trốn. Sau khi bị  dùng dao đâm, ông Đạo ôm bụng đi vào sân nhà ông Bến cầu cứu và được người dân đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Long Thành cấp cứu nhưng tử vong.

[2.2] Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Đỗ Duy  và kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo Đỗ Duy  của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại:

[2.2a] Hành vi phạm tội của bị cáo Đỗ Duy  là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, bị cáo đã thực hiện hành vi trái pháp luật tước đi mạng sống của con người, gây đau thương, mất mát không gì có thể bù đắp được cho gia đình và người thân của bị hại.

[2.2b] Bị hại chỉ mâu thuẫn với mẹ bị cáo là bà Huỳnh Thị Hoa, việc bà Hoa và ông Đạo có xô xát là do lỗi của hai bên. Bị hại hoàn toàn không có mâu thuẫn gì với bị cáo. Hơn nữa, bị cáo cũng chỉ nghe kể lại về việc xô xát xảy ra giữa bà Hoa với ông Đạo, nhưng bị cáo đã hai lần, đều sau khi uống rượu, dùng kéo, dao để gây sự đánh nhau với ông Đạo. Lần đầu chưa xảy ra hậu quả là do có sự căn ngăn của mọi người. Lần thứ hai, bị cáo đã dùng dao xếp bằng kim loại dài 20cm, mang theo sẵn trong người, chém liên tiếp nhiều nhát trúng vào đầu gối chân trái của ông Đạo. Trong khi ông Đạo đã té ngã xuống đường, bị cáo vẫn không dừng lại mà xông đến tiếp tục dùng dao đâm 01 nhát vào vùng bụng ông Đạo rồi cầm dao bỏ chạy bộ về nhà, bỏ mặc hậu quả xảy ra là ông Đạo tử vong. Qua quá trình thực hiện hành vi phạm tội như trên thể hiện rõ tính chất côn đồ, thái độ coi thường tính mạng người khác, coi thường pháp luật của bị cáo, gây hoang mang trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự tại địa phương, dư luận bất bình lên án. Do đó, xét mức án 18 năm tù mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xử phạt đối với bị cáo  là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị cáo đã thực hiện và gây ra.

[2.2c] Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Đỗ Duy  kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng những lý do kháng cáo mà bị cáo  đưa ra và ý kiến quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo trình bày tại phiên tòa là không đủ cơ sở để chấp nhận. Trong khi đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm thống nhất xét thấy, cần chấp nhận kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo Đỗ Duy  của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại và ý kiến quan điểm của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bị hại trình bày tại phiên tòa, tăng hình phạt đối với bị cáo  với mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn để tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội bị cáo đã thực hiện và gây ra, đủ đảm bảo giáo dục, cải tạo riêng và răn đe, phòng ngừa chung.

[2.3] Xét kháng cáo của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại về việc yêu cầu bị cáo Đỗ Duy  tăng mức bồi thường dân sự cho gia đình bị hại:

[2.3a] Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại kháng cáo yêu cầu bị cáo  tăng mức bồi thường cho gia đình bị hại với tổng số tiền 318.722.000 đồng, gồm các khoản: Chi phí cấp cứu, đám tang: 130.722.000 đồng; cấp dưỡng nuôi bà Trần Thị Bự (mẹ bị hại): 12.000.000 đồng; tiền bù đắp tổn thất tinh thần: 149.000.000 đồng; vợ bị hại mất thu nhập: 12.000.000 đồng và thu lao Luật sư: 15.000.000 đồng. Ngoài ra, bị cáo  còn phải cấp dưỡng nuôi các con của bị hại với mức trợ cấp mỗi cháu hàng tháng bằng ½ mức lương cơ sở; thời điểm cấp dưỡng tính từ tháng 01/2019 cho đến khi các cháu đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) và có khả năng lao động.

[2.3b] Xét thấy, Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận các khoản sau: Chi phí bệnh viện và mai táng là 80.000.000 đồng, bồi thường tổn thất tinh thần 149.000.000 đồng (bằng mức bồi thường tối đa là một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định hiện nay), tổng hai khoản buộc bị cáo  phải bồi thường cho gia đình bị hại 229.000.000 đồng; riêng đối với khoản trợ cấp nuôi con của bị hại, Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo  phải có trách nhiệm trợ cấp theo tháng, mức trợ cấp mỗi cháu hàng tháng bằng ½ mức lương cơ sở tương ứng với thời điểm thi hành án (hiện nay mức lương cơ sở do Nhà nước quy định là 1.490.000 đồng). Xét việc Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết về trách nhiệm dân sự như trên là có căn cứ, đúng theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Hình sự và Điều 591 Bộ luật dân sự, nên không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại và không chấp nhận ý kiến quan điểm đề nghị của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia định bị hại về việc yêu cầu bị cáo Đỗ Duy  phải tăng mức bồi thường dân sự cho gia đình bị hại.

[3] Từ những Phân tích và nhận định nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm thống nhất chấp nhận kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo Đỗ Duy  của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại; không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Đỗ Duy Â; không chấp nhận kháng cáo của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại về việc yêu cầu bị cáo Đỗ Duy  tăng mức bồi thường dân sự cho gia đình bị hại; sửa phần hình phạt của bản án sơ thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo  như Phân tích và nhận định nêu trên.

[4] Những ý kiến quan điểm của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đề nghị không chấp nhận kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo  của người đại diện hợp pháp của bị hại do không phù hợp với Phân tích và nhận định của Hội đồng xét xử nêu trên nên không được chấp nhận.

[5] Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị cáo Đỗ Duy  phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định tại Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

[6] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355 và điểm a khoản 2 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Đỗ Duy Â; không chấp nhận kháng cáo của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại yêu cầu bị cáo Đỗ Duy  phải tăng mức bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại;

Chấp nhận kháng cáo của bà Phạm Minh T là người đại diện hợp pháp của bị hại yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo Đỗ Duy Â; sửa phần quyết định về hình phạt của Bản án hình sự sơ thẩm số: 60/2019/HS-ST ngày 19/9/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Đ:

Tuyên bố bị cáo Đỗ Duy  (tên gọi khác: Phong) phạm tội “Giết người”.

1. Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 123; các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xử phạt bị cáo Đỗ Duy  (tên gọi khác: Phong) 20 (hai mươi) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 17/01/2019.

2. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự; Điều 591 Bộ luật dân sự;

+ Tuyên buộc bị cáo Đỗ Duy  phải bồi thường cho gia đình bị hại mà người đại diện nhận là bà Phạm Minh T số tiền 229.000.000đ (hai trăm hai mươi chín triệu đồng).

+ Bị cáo Đỗ Duy  có trách nhiệm trợ cấp nuôi con của bị hại là cháu Dương Minh Đức, sinh ngày 18/12/2007 và cháu Dương Minh Lý, sinh ngày 01/11/2002, đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) và có khả năng lao động, mức trợ cấp mỗi cháu hàng tháng bằng ½ mức lương cơ sở tương ứng với thời điểm thi hành án (hiện nay mức lương cơ sở do Nhà nước quy định là 1.490.000 đồng, nên bị cáo  phải trợ cấp mỗi cháu với số tiền mỗi tháng là 745.000 đồng). Thời điểm cấp dưỡng tính từ ngày 16/01/2019.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật DÂN sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014.

- Án phí hình sự phúc thẩm: Bị cáo Đỗ Duy  phải nộp 200.000 đồng. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án là ngày 11 tháng 12 năm 2019./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

283
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 818/2019/HS-PT ngày 11/12/2019 về tội giết người

Số hiệu:818/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 11/12/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về