Bản án 75/2020/DS-PT ngày 25/09/2020 về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

BẢN ÁN 75/2020/DS-PT NGÀY 25/09/2020 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 25 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 52/2020/TLPT-DS ngày 10 tháng 8 năm 2020 về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 09/2020/DS-ST ngày 02/07/2020 của Tòa án nhân dân huyện L bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 57/2020/QĐ-PT ngày 31 tháng 8 năm 2020 giữa các đương sự:

1. Đồng nguyên đơn:

1.1. Bà Đỗ Thị M – Sinh năm: 1958.

Đa chỉ: Thôn T2, xã T, huyện L, tỉnh Thanh Hóa.

1.2. Ông Đỗ Văn L1– Sinh năm: 1962.

Địa chỉ: Phường P, thành phố X, tỉnh Bình Phước.

1.3. Ông Đỗ Ngọc L2– Sinh năm: 1969.

Địa chỉ: Phường P, thành phố X, tỉnh Bình Phước.

Người đại diện theo uỷ quyền cho ông Đỗ Văn L1, ông Đỗ Ngọc Lâm:

Bà Đỗ Thị M (Giấy ủy quyền ngày 01/3/2017 của ông L2 và giấy ủy quyền ngày 13/3/2017 của ông L1); Có mặt.

2. Bị đơn: Ông Đỗ Văn B– Sinh năm: 1966, Có mặt. Địa chỉ: Thôn T2, xã T, huyện L, tỉnh Thanh Hóa.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Bà Lê Thị V- Sinh năm: 1967, Có mặt.

Đa chỉ: Thôn T2, xã T, huyện L, tỉnh Thanh Hóa.

4. Người làm chứng:

4.1. Ông Lê Đức T, vắng mặt;

4.2. Ông Nguyễn Văn L3, vắng mặt;

4.3. Ông Đỗ Huy V, vắng mặt.

Đu trú tại: Thôn T2, xã T, huyện L, tỉnh Thanh Hóa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 12/6/2017 và quá trình giải quyết, nguyên đơn là bà Đỗ Thị M trình bày:

Bố mẹ bà là cụ Đỗ Văn N và cụ Đoàn Thị N1. Bố mẹ bà sinh được 05 người con, nhưng em gái thứ 5 đã chết khi còn thanh niên chưa có chồng con. Hiện còn 04 người con là: Bà Đỗ Thị M, ông Đỗ Văn L1, ông Đỗ Văn B và ông Đỗ Văn L2. Cụ N và cụ N1 không có con riêng, con nuôi.

Khi bố mẹ bà còn sống đã tạo lập được khối tài sản là 01 ngôi nhà 04 gian diện tích 55 m2 và 01 nhà 03 gian 26m2, 01 nhà bếp 02 gian, chuồng lợn, chuồng bò tất cả đều lợp ngói xung quanh khu đất có xây tường rào trên mảnh đất tại thôn 4, xã T, huyện L, tỉnh Thanh Hóa diện tích là 596m2 thửa số 184, tờ bản đồ số 14.

Bố mẹ bà đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ Đoàn Thị N1 chết năm 1997, cụ Đỗ Văn N chết năm 1999. Khi bố mẹ qua đời không để lại di chúc thừa kế tài sản. Ông Đỗ Văn L1và ông Đỗ Ngọc L2 đi làm ăn ở miền nam thỉnh thoảng mới về, còn lại ông Đỗ Văn B cùng vợ con ở trên mảnh đất của bố mẹ để lại và hưởng hoa lợi từ ruộng vườn của bố mẹ để lại. Đến năm 2015 ông Đỗ Văn B có ý định làm nhà mới, để đáp ứng nhu cầu tâm linh 03 anh em L1, B, L2 đã bàn bạc miệng và đi đến thống nhất để lại căn nhà cũ 04 gian hướng nam của bố mẹ tu sửa lại để làm nhà thờ và lấy chỗ đi về thăm quê. Đã thống nhất là như vậy nhưng vợ chồng ông B vẫn phá vỡ kế hoạch của anh em tự ý phá nhà của bố mẹ để lại bán nguyên vật liệu làm nhà khác cho riêng vợ chồng. Anh chị em bà thống nhất sẽ làm 03 gian nhà cấp 4 khác để làm nhà thờ và làm nơi các em các cháu đi xa về ở nhưng vợ chồng ông B không cho làm. Anh em đã nhờ anh em dòng tộc phân tích nhưng ông B không đồng ý và còn xúc phạm, chửi bới anh em. UBND xã T (nay là xã T) đã hòa giải nhiều lần nhưng không thành. Sau đó Bà M được biết là vợ chồng ông B đã được UBND huyện L, tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa có sự đồng ý của anh em. Do vậy anh chị em Bà M đã yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai quy định của pháp luật nên ngày 13/4/2017 UBND huyện L đã ra quyết định thu hồi và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Đỗ Văn B và Lê Thị V cấp ngày 04/6/2007. Hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Đỗ Văn N, bà Đoàn Thị N1.

Nay đồng nguyên đơn đề nghị Tòa án chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại là diện tích đất ở là mảnh đất thửa số 184, thuộc tờ bản đồ số 14, vị trí tại thôn 4, xã T, huyện L, tỉnh Thanh Hóa, diện tích là 596m2 theo quy định của pháp luật. Nhà và tài sản trên đất không yêu cầu chia vì ông B đã phá dỡ bán vật liệu.

Tại đơn xin bổ sung đơn khởi kiện ngày 21/8/2017 bà Đỗ Thị M trình bày: Trước khi bố mẹ bà mất có để lại diện tích đất 596m2 và tài sản trên đất gồm: 01 ngôi nhà cấp 4 hướng nam 04 gian kèo cột bằng gỗ diện tích 55m2 lợp ngói, tổng tiền xây dựng 135.000.000 đồng, giá trị sử dụng 40% còn 54.000.000 đồng; 01 nhà ngang cấp 2 hướng tây lợp ngói 03 gian tổng tiền xây dựng 58.000.000 đồng, giá trị sử dụng còn 40% =23.200.000 đồng; 01 nhà bếp và 01 chuồng nuôi lợn, bò lợp ngói diện tích 40m2, còn 50% giá trị sử dụng = 4.000.000 đồng; 01 giếng khơi: 2.000.000 đồng; 01 bức tường phía tây dài 15,7 m, tiền xây dựng 5.000.000 đồng, giá trị sử dụng còn 50%= 2.500.000 đồng; diện tích đất sản xuất nông nghiệp của bố mẹ và gia đình em trai Đỗ Văn L14.497m2 vợ chồng ông Đỗ Văn Bđã canh tác từ năm 2001 đến nay, trừ chi phí đóng cả hai hộ được hưởng lợi từ đất canh tác mỗi năm là 350,4kg thóc x 6.300đ= 2.207.520 x 17 năm = 37.528.840 đồng. Tổng cộng tiền nhà và hoa lợi từ đất nông nghiệp là 123.227.840 đồng. Do vợ chồng ông B phá vỡ kế hoạch của anh em, tự ý phá nhà của bố mẹ để lại để bán nguyên vật liệu và làm nhà khác cho riêng vợ chồng mình. Thời điểm ông B làm nhà tháng 9/2015 khi đó ông L1 và ông L2 đi làm ăn xa nên không biết việc ông B tự ý phá nhà của bố mẹ. Bà M cũng không biết về cuộc họp bàn riêng của 03 anh em trai nên khi ông B phá dỡ nhà bà không biết để can thiệp. Nay Bà M đề nghị chia thừa kế là đất và tài sản trên đất của bố mẹ bà để lại theo quy định của pháp luật. Hoặc đề nghị Tòa án buộc bị đơn phải phục hồi nguyên trạng đất ban đầu như trước khi bố mẹ bà chết. Riêng phần hoa lợi thì trích 01 phần công đắp đất cho ông Đỗ Văn B và phần còn lại trích tiền hoa lợi cho ông Đỗ Văn L1.

Nay đồng nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại là diện tích đất 596m2 và yêu cầu được hưởng giá trị tài sản trên đất gồm nhà ở, bếp, công trình phụ của bố mẹ để lại trị giá là 121.000.000 đồng do ông B giao lại để xây dựng nhà thờ.

Bị đơn là ông Đỗ Văn B trình bày:

Về họ tên bố mẹ, anh chị em trong gia đình cũng như thời điểm bố mẹ ông chết như nguyên đơn trình bày trên là đúng. Khi bố mẹ ông còn sống đã được thừa kế phần đất đai của ông bà để lại có diện tích là 473m2 tại thôn 4, xã T, huyện L, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã T) được UBND huyện L, tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa số 182, tờ bản đồ số 6, cấp ngày 10/8/1994. Ông Đỗ Văn N đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi ông B lập gia đình với bà Lê Thị V vào năm 1993 khi đó ông Đỗ Văn L1và ông Đỗ Ngọc L2 đã vào miền Nam lập nghiệp. Do bố ông B bị mù nên bố mẹ đã gọi vợ chồng ông B về ở cùng để tiện việc chăm sóc bố mẹ. Bà M được bố mẹ cho Bà M diện tích đất của bác (chị gái bố) ngay cạnh nhà ông B. Năm 1995 mẹ ông ốm nặng, ông B trực tiếp đi chăm sóc, lúc đó Bà M đi học, anh L1 và em L2 ở trong miền Nam, đến năm 1997 mẹ ông chết. Năm 1998 em gái chết, đến năm 1999 bố ông chết. Lúc còn sống bố mẹ ông B đã cho ông B mảnh vườn phía sau nhà ông đã lấp ao làm móng nhà từ năm 2000. Đến năm 2001 giữa ông B, ông L1 và ông L2 có bàn bạc và thống nhất để lại nhà cửa đất đai của bố mẹ cho ông B được quyền sử dụng, sở hữu. Ông B đã viết giấy chuyển giao quyền thừa kế tài sản gửi cho ông L1 và ông L2 ký và gửi về UBND xã T ký đóng dấu. Đồng thời ông B đã đưa cho ông L2 11.000.000 đồng và 01 chiếc ti vi. Năm 2012 do nhà của bố mẹ ông để lại được làm từ năm 1976 bị hư hỏng, dột nát nên ông B đã phá dỡ làm lại nhà ngang. Đến năm 2015 vợ chồng ông B tiếp tục làm nhà lớn. Lúc đó gia đình Bà M sang giúp đỡ từ khi dỡ nhà đến khi đổ tầng 1, tầng hai, bản thân gia đình ông B được UBND xã T cấp giấy phép xây dựng nhà.

Nay bà M, ông L1 và ông L2 yêu cầu chia di sản thừa kế, ông B đồng ý chia di sản của bố mẹ để lại là diện tích đất 473m2 theo quy định của pháp luật. Ông B yêu cầu trích chia phần công sức cho vợ chồng ông trong việc bảo quản, duy trì tài sản của bố mẹ để lại là 100m2 đất và đề nghị được nhận toàn bộ số di sản của bố mẹ để lại và thanh toán cho các đồng thừa kế giá trị di sản được hưởng bằng tiền mặt. Đối với số tiền vợ chồng ông B cho ông L2 vay là 11.000.000đồng ông B đề nghị ông L2 nhường cho ông phần thừa kế của ông L2, hai bên không phải thanh toán tiền chênh lệch về tài sản.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị V trình bày: Bà Lê Thị V là vợ ông Đỗ Văn B. Bà kết hôn với ông B vào năm 1988. Năm 1993 ông L1 và ông L2 vào nam lập nghiệp thì bà M có gọi vợ chồng bà về ở với bố mẹ chồng để tiện chăm sóc ông bà lúc tuổi già. Năm 1995 mẹ chồng bị mắc bệnh ung thư vợ chồng bà phải trực tiếp đi chăm sóc, lúc đó bà M đi học, anh L1 và em L2 ở trong miền Nam. Năm 1997 mẹ chồng mất, anh L1 về nhưng không hề đóng góp đồng nào, tiền phúng viếng của làng xóm cũng cầm đi để lại cho vợ chồng bà phải chăm sóc bố già mắt không nhìn thấy và 01 cô em có bệnh tim. Năm 1998 em gái chồng bị tai nạn qua đời. Năm 1999 bố chồng mất nhưng em L1, em L2 đều không về. Năm 1998 vợ chồng bà có đưa cho ông L1 số tiền 7.000.000 đồng và năm 2001 đưa cho ông L2 4.000.000đồng và 01 chiếc ti vi trị giá 500.000đồng. Vợ chồng bà V đã lấp ao khoảng 200m3 đất. Diện tích đất của bố mẹ chồng bà là 473m2, còn diện tích đất tăng thêm 123 m2 là do vợ chồng bà lấn ao của hợp tác xã mà có. Bà V yêu cầu được trích chia công sức đóng góp cho vợ chồng bà là 100m2 đất trong số diện tích đất của bố mẹ chồng bà để lại.

Ông Đỗ Ngọc L2 trình bày: Ngày 15/02/2002 ông Đỗ Văn Bcó đưa cho ông L2 số tiền 11.000.000 đồng hỗ trợ làm ăn xa. Việc này không L1 quan đến việc chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại. Ông L2 chưa hề bán hay chuyển phần thừa kế của ông cho ông B. Cá nhân ông L2 sẽ thỏa thuận riêng với ông B về số tiền 11.000.000 đồng. Ông L2 đề nghị chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Ông Đỗ Văn L1trình bày:

Từ khi bố mẹ qua đời đến nay ông L1 chưa được họp gia đình lần nào, chưa được bàn về tài sản đất đai bố mẹ để lại. Ông L1 cũng không ký văn bản nào liên quan đến tài sản đất đai của bố mẹ để lại và không nhận đồng nào tiền của ông B để bán hay chuyển quyền thừa kế cho ông B.

Người làm chứng là ông Lê Đức T trình bày: Ông Lê Đức T là hàng xóm với ông Đỗ Văn B. Thời điểm ông bà Đỗ Văn N và bà Đoàn Thị N1 còn sống ông chứng kiến ông bà có ở chung với vợ chồng ông B. Vào năm 2000 ông Thắng có chứng kiến vợ chồng ông B có mua đất về đắp đất ao rau muống ở phía sau nhà ở chính của anh B, chị V hiện tại đang ở, diện tích đất ao khoảng 120m2, sâu 01m (còn khối lượng đất đắp là bao nhiêu ông không rõ, khoảng 200m3). Còn diện tích đất ao rau đổi giữa ông B và ông V2 là do ông B lấy toàn bộ diện tích đất 5% của ông V2 còn ông V2 lấy đất đồng hai lúa của ông B để trồng lúa sau này ông V2 đã đòi lại và hiến toàn bộ đất ao cho UBND xã làm sân vận động. Số diện tích đất này nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B, bà V được cấp năm 2007.

Người làm chứng là ông Nguyễn Văn L3 trình bày: Ông Nguyễn Văn L3 là hàng xóm với ông Đỗ Văn B và bà Lê Thị V, thường qua lại giúp đỡ nhau. Vào năm nào ông không nhớ nhưng ông Lan có chứng kiến vợ chồng ông B có nhờ anh em bạn bè xe đất về đắp đất ao rau muống ở phía sau nhà ở chính của anh B, chị V hiện tại đang ở và xây 01 móng nhà diện tích khoảng 80m2, sâu 01m (còn khối lượng đất đắp khoảng 200m3). Khi nhà bố mẹ ông B để lại ông thấy đã xuống cấp nên đã vận động vợ chồng ông B làm lại nhà để ở cho thoải mái. Đến ngày vợ chồng ông B dỡ nhà để làm lai thì vợ chồng Bà M cũng đến giúp sức dỡ nhà. Khi phá nhà thì nhà đã xuống cấp, luồng, đòn tay rui mè đã hư hỏng, mối đã xông phần gỗ và nền nhà ẩm thấp. Còn diện tích đất ao rau đổi giữa ông B và ông V2 là do ông B lấy toàn bộ diện tích đất 5% của ông V2 còn ông V2 lấy đất đồng hai lúa của ông B để trồng lúa sau này ông V2 đã đòi lại và hiến toàn bộ đất ao cho UBND xã làm sân vận động. Số diện tích đất này nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B, bà V được cấp năm 2007.

Ti giấy chứng nhận của ông Đỗ Huy V đề ngày 29/6/2020:

Trước đây nhà ông V2 có đất 5% để trồng rau muống giáp với đất nhà ông B. Do đất ao khó cho việc trông coi nên ông V2 đã đổi cho ông B lấy đất 5% của ông B. Khi UBND xã T vận động hiến đất làm sân bóng đá nên ông V2 đã lấy lại đất ao đã đổi cho ông B để hiến đất cho xã làm sân vận động.

Tại Bản án số 09/2020/DS-ST ngày 02/7/2020 của Tòa án nhân dân huyện L đã quyết định:

Căn cứ Điều 613, Điều 623, Điều 649; Điều 650; Điều 651; Điều 660 Bộ luật dân sự; khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39; Khoản 2,5 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự; Khoản điểm d khoản 1 Điều 12; điểm b khoản 1 Điều 24; điểm a khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quy định về án phí, lệ phí Toà án.

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Đỗ Thị M, ông Đỗ Văn L1 và ông Đỗ Ngọc L2 về yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Đỗ Văn N và cụ Đoàn Thị N1.

2. Không chấp nhận nhận yêu cầu của đồng nguyên đơn về việc chia giá trị tài sản gắn liền trên đất và chia diện tích đất tăng thêm là 123m2.

3. Xác định di sản thừa kế của cụ Đỗ Văn N và cụ Đoàn Thị N1 để chia cho ông Đỗ Văn L1, Đỗ Văn B, Đỗ Ngọc L2và bà Đỗ Thị M là diện tích đất 473m2 (trong đó: 200 m2 đất ở, 273 m2 đt trồng cây lâu năm) thuộc tờ bản đồ số 6, thửa số 182 được UBND huyện L, tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số D07112925 ngày 10/8/1994, tại thôn 4, xã T (nay là thửa số 184 tờ bản đồ số 14, bản đồ địa chính xã T), huyện L, tỉnh Thanh Hóa, trị giá là 114.772.000đồng.

4. Trích chia công sức đóng góp, duy trì bảo quản tài sản cho vợ chồng ông Đỗ Văn B, bà Lê Thị V là 94,6 m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 15.514.000đồng.

5. Về chia di sản thừa kế:

5.1. Chia ông Đỗ Văn B được hưởng kỷ phần thừa kế là: 24.814.500đồng. Giao cho ông Đỗ Văn B được quyền sử dụng diện tích đất là 283.8m2 trị giá 65.143.000 đồng (Trong đó:100m2 đất ở trị giá 35.000.000 đồng và 183,8m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 30.143.000 đồng) và được quyền sở hữu toàn bộ ngôi nhà 2 tầng, nhà ngang, công trình phụ, sân gạch, bán bình do vợ chồng ông B, bà V xây dựng trên phần diện tích đất được chia. Nhưng ông Đỗ Văn B có trách nhiệm thanh toán giá trị kỷ phần thừa kế cho bà Đỗ Thị M số tiền là 24.814.500 đồng. Ranh giới thửa đất như sau: Phía bắc giáp phần diện tích đất ông Đỗ Văn L1được chia dài 20,24m, phía nam giáp diện tích đất của ông Đỗ Văn L2 được chia dài 20,41m, phía đông giáp nhà ông Đỗ Tiến D đoạn 1: dài 10,40m và đoạn 2 dài 3,46m. Phía tây giáp đường giao thông thôn T, đoạn 1 dài 8,92m; đoạn 2 dài 3,43m và đoạn 3 dài 1,76m.( Có sơ đồ chi tiết kèm theo bản án).

5.2. Chia ông Đỗ Văn L1được hưởng kỷ phần thừa kế là: 24.814.500 đồng. Giao cho ông Đỗ Văn L1được quyền sử dụng diện tích đất là 94,6m2 (Trong đó là 50m2 đất ở trị giá 17.500.000 đồng và 44,6m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 7.314.500 đồng). Ranh giới thửa đất như sau: Phía bắc giáp phần đất tạm giao cho ông B dài 20,47m, phía nam giáp phần đất ông B được chia dài 20,24m; phía đông giáp nhà ông Đỗ Tiến D dài 4,94m, phía tây giáp đường giao thông thôn T, xã T đoạn 1 dài 1,22m, đoạn 2 dài 3,6m.(Có sơ đồ chi tiết kèm theo bản án).

5.3. Chia ông Đỗ Ngọc L2được hưởng kỷ phần thừa kế là: 24.814.500 đồng.

Giao cho ông Đỗ Văn L2 được quyền sử dụng diện tích đất là 94,6m2 (Trong đó là 50m2 đất ở trị giá 17.500.000đồng và 44,6m2 đt trồng cây lâu năm trị giá 7.314.500đồng). Ranh giới thửa đất như sau: Phía bắc giáp phần đất giao cho ông B dài 20,41m, phía nam giáp phần đất cổng nhà ông Đỗ Tiến D dài 19,47m; phía đông giáp đất nhà ông Đỗ Tiến D 4,00m, phía tây giáp đường giao thông thôn T đoạn 1 dài 0,94m và đoạn 2 dài 4,72m.(Có sơ đồ chi tiết kèm theo bản án).

5.4. Chia bà Đỗ Thị M được hưởng kỷ phần thừa kế là: 24.814.500đồng. Giao bà Đỗ Thị M được quyền sở hữu số tiền 24.814.500đồng do ông Đỗ Văn B thanh toán giá trị kỷ phần thừa kế của Bà M được hưởng.

5.5. Ông Đỗ Văn B, bà Lê Thị V có trách nhiệm di chuyển toàn bộ số tài sản, cây cối ở trên diện tích đất đã chia di sản thừa kế cho ông L1, ông L2 để giao lại diện tích đất cho ông L1, ông L2.

5.6. Tạm giao cho ông B, bà V được quyền sử dụng diện tích đất tăng thêm là 123m2 cho đến khi có quyết định chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về, nghĩa vụ thi hành án, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

* Ngày 13/7/2020, đồng nguyên đơn là bà Đỗ Thị M, ông Đỗ Văn L1, ông Đỗ Ngọc L2 kháng cáo với nội dung:

- Tính lại việc chia kỷ phần thừa kế cho chị em bà;

- Cho chị em bà được hưởng giá trị tài sản trên đất là 121.000.000đ;

- Không chia công sức duy trì, tôn tạo khối di sản do bố mẹ để lại cho ông Đỗ Văn B, bà Lê Thị V;

- Chia diện tích đất tăng thêm 123m2 cho các đồng nguyên đơn.

Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn không rút đơn khởi kiện và không rút kháng cáo. Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Trước khi xét xử phúc thẩm, ông Đỗ Văn L2 có đơn kiến nghị đề nghị chia di sản thừa kế của ông L2 cho ông B và chia vào vị trí nhà hai tầng mà ông B đã xây dựng. Còn chia di sản thừa kế của bố mẹ ông bằng đất cho ông L1 và Bà M để làm nhà thờ tổ tiên.

Ý kiến của đại diện VKSND tỉnh Thanh Hóa tại phiên tòa: Quá trình giải quyết vụ án tại giai đoạn phúc thẩm tuân theo quy định của BLTTDS. Đề nghị HĐXX căn cứ Khoản 2 Điều 308 BLTTDS chấp nhận một phần kháng cáo của đồng nguyên đơn, ghi nhận sự tự nguyện của ông L2 đã nhận tài sản thừa kế của ông B, sửa bản án sơ thẩm.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong vụ án, được thẩm tra tại phiên tòa, nghe lời trình bày của các đương sự và ý kiến của đại diện VKSND tỉnh Thanh Hóa tại phiên tòa.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Xét nội dung kháng cáo của đồng nguyên đơn:

- Cho chị em bà được hưởng giá trị tài sản trên đất là 121.000.000 đồng:

Căn cứ vào biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 10/8/2017 xác định toàn bộ tài sản công trình xây dựng do vợ chồng ông B, bà V xây dựng. Bà M cũng xác định ông B đã tháo dỡ toàn bộ khu nhà bố mẹ để lại và đã xây dựng ngôi nhà hai tầng. Các nhân chứng cũng xác định ngôi nhà của cụ N, cụ N1 để lại gồm nhà cấp 4, bếp và công trình phụ đã sập xệ, dột nát không thể sử dụng được nữa. Khi ông B phá dỡ nhà thì họ là những người đến giúp ông B và chứng kiến việc nhà cửa đã hư hỏng hết. Tại biên bản không tiến hành định giá tài sản được ngày 01/9/2017, hội đồng định giá tài sản xác định ngôi nhà của cụ N, cụ N1 cùng tài sản khác gắn liền trên đất hiện nay không còn nên không có cơ sở định giá tài sản trên đất. Bà Đỗ Thị M cũng không xuất trình được chứng cứ để chứng minh giá trị tài sản gắn liền với đất do cụ N, cụ N1 để lại. Vì vậy không chấp nhận việc nguyên đơn tự xác định trị giá tài sản gắn liền với đất là 242.000.000 đồng và yêu cầu được hưởng thừa kế giá trị tài sản trên đất là 121.000.000 đồng.

- Không chia công sức duy trì, tôn tạo khối di sản do bố mẹ để lại cho ông Đỗ Văn B, bà Lê Thị V:

Quá trình giải quyết tại cấp sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm ông Đỗ Văn Bvà bà Lê Thị Vyêu cầu trích chia công sức duy trì, bảo quản khối di sản thừa kế. Xét thấy: Vợ chồng ông Đỗ Văn B, bà Lê Thị V có thời gian chung sống và chăm sóc cụ Đỗ Văn N và cụ Đoàn Thị N1 lúc tuổi già. Sau khi bố mẹ mất vợ chồng ông B, bà V ở tại ngôi nhà bố mẹ để lại, trực tiếp quản lý, sử dụng nhà và đất của cụ N và cụ N1 từ khi các cụ chết đến nay. Vợ chồng ông B là người nộp thuế đất và có công tôn tạo một phần diện tích đất bố mẹ để lại. Do vậy, cấp sơ thẩm đã trích chia công sức duy trì tôn tạo, bảo quản khối di sản thừa kế cho vợ chồng ông B, bà V là phù hợp pháp luật.

- Chia diện tích đất tăng thêm 123m2 cho các đồng nguyên đơn.

Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được UBND huyện L cấp ngày 10/8/1994 mang tên ông Đỗ Văn N được công nhận là 473m2 (trong đó có 200m2 đất ở và 273m2 đất thổ canh. Theo bản đồ 299, thửa đất số 182, tờ bản đồ số 6, có diện tích 473m2. UBND huyện L trả lời về diện tích đất 123m2 là do trước đây chủ hộ là ông Đỗ Văn N, sau này là ông Đỗ Văn B cơi nới từ năm 1985 đến năm 2003; hiện nay ông B và bà V đang sử dụng, chưa được cấp GCNQSDĐ. Nên không có cơ sở xác định đây là đất do vợ chồng cụ N để lại nên không có căn cứ để chia di sản thừa kế đối với diện tích đất 123m2. Vì vậy tạm giao cho ông B, bà V được quyền sử dụng diện tích đất tăng thêm là 123m2 là phù hợp.

- Tính lại việc chia kỷ phần thừa kế cho chị em bà:

Ti cấp sơ thẩm đã chia cho ông B được quyền sử dụng diện tích đất là 283.8m2 và được quyền sở hữu toàn bộ ngôi nhà 2 tầng, nhà ngang, công trình phụ, sân gạch, bán bình do vợ chồng ông B, bà V xây dựng trên phần diện tích đất được chia. Nhưng ông B có trách nhiệm thanh toán giá trị kỷ phần thừa kế cho Bà M số tiền là 24.814.500 đồng. Chia cho ông Đỗ Văn L1 được quyền sử dụng diện tích đất là 94,6m2 về phía bắc khu đất. Chia cho ông Đỗ Văn L2 được quyền sử dụng diện tích đất là 94,6m2 về phía nam khu đất. Chia bà Đỗ Thị M được hưởng một kỷ phần thừa kế là 24.814.500 đồng do ông B thanh toán lại.

Tuy nhiên, tại giai đoạn xét xử phúc thẩm ông L2 đã tự nguyện giao phần thừa kế của mình cho ông B. Xét việc giao phần thừa kế của ông L2 cho ông B là tự nguyện, phù hợp pháp luật nên công nhận chia phần thừa kế của ông L2 cho ông B nhưng giao bằng tiền trị giá một kỷ phần thừa kế là 24.814.500 đồng. Do ông L2 đã nhận tiền hỗ trợ đi làm năm 2002 nên ông B không phải giao tiền cho ông L2 nữa.

Tài sản thừa kế là đất có diện tích rộng, ông L1 và Bà M có nguyện vọng được hưởng tài sản thừa kế bằng đất. Nên sửa án sơ thẩm về cách chia. Theo đó chia cho ông L1 được quyền sử dụng diện tích đất là 94,6m2 (Trong đó có 50m2 đt ở trị giá 17.500.000 đồng và 44,6m2 đt trồng cây lâu năm trị giá 7.314.500 đồng). Ranh giới thửa đất như sau: Phía bắc giáp phần đất giao cho ông B dài 20,41m, phía nam giáp phần đất cổng nhà ông Đỗ Tiến D dài 19,47m; phía đông giáp đất nhà ông Đỗ Tiến D rộng 4,00m, phía tây giáp đường giao thông thôn Tđoạn 1 dài 0,94m và đoạn 2 dài 4,72m. Chia cho Bà M được quyền sử dụng diện tích đất là 94,6m2(Trong đó có 50m2 đất ở trị giá 17.500.000 đồng và 44,6m2 đt trồng cây lâu năm trị giá 7.314.500 đồng). Ranh giới thửa đất như sau: Phía bắc giáp phần đất tạm giao cho ông B dài 20,47m, phía nam giáp phần đất ông B được chia dài 20,24m; phía đông giáp nhà ông Đỗ Tiến D dài 4,94m, phía tây giáp đường giao thông thôn T, xã T đoạn 1 dài 1,22m, đoạn 2 dài 3,6m.

Từ phân tích trên chấp nhận một phần kháng cáo của đồng nguyên đơn, sửa bản án sơ thẩm về cách chia di sản thừa kế. Hơn nữa, Tòa án cấp sơ thẩm chia đất cho các đương sự nhưng không tuyên các đương sự có trách nhiệm liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của Bản án là chưa đầy đủ, cần rút kinh nghiệm và bổ sung vào quyết định của bản án phúc thẩm.

[2]. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

[3]. Về án phí DSPT: Các đồng nguyên đơn kháng cáo được chấp nhận một phần nên không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Căn cứ khoản 2 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

* Căn cứ vào Khoản 2 Điều 308; Điều 309; khoản 2 Điều 148 của Bộ luật tố tụng dân sự.

* Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Đỗ Thị M, ông Đỗ Văn L1, ông Đỗ Văn L2, sửa bản án số 09/2020/DS-ST ngày 02/7/2020 của Tòa án nhân dân huyện L về cách chia tài sản thừa kế.

1. Căn cứ khoản 3 Điều 618; Điều 623, Điều 649; Điều 650; Điều 651; Điều 660 Bộ luật dân sự. Khoản 5 Điều 26, Khoản 2, 5 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự. Điểm đ khoản 1 Điều 12; điểm a khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quy định về án phí, lệ phí Toà án.

Xử:

1.1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của đồng nguyên đơn về yêu cầu chia tài sản thừa kế của cụ Đỗ Văn N và cụ Đoàn Thị N1.

1.2. Không chấp nhận nhận yêu cầu của đồng nguyên đơn về việc chia giá trị tài sản gắn liền trên đất và chia diện tích đất tăng thêm là 123m2.

1.3. Xác định tài sản thừa kế của cụ Đỗ Văn N và cụ Đoàn Thị N1 để chia cho ông Đỗ Văn L1, Đỗ Văn B, Đỗ Ngọc L2 và bà Đỗ Thị M là diện tích đất 473m2 (trong đó: 200 m2 đất ở, 273 m2 đất trồng cây lâu năm) thuộc tờ bản đồ số 6, thửa số 182 được UBND huyện L, tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số D07112925 ngày 10/8/1994, tại thôn 4, xã T (nay là thửa số 184, tờ bản đồ số 14, bản đồ địa chính xã T), huyện L, tỉnh Thanh Hóa, trị giá là 114.772.000 đồng.

1.4. Trích chia công sức đóng góp, duy trì bảo quản tài sản cho vợ chồng ông Đỗ Văn B, bà Lê Thị V là 94,6 m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 15.514.000đồng.

1.5. Về chia tài sản thừa kế: (Có sơ đồ chi tiết kèm theo bản án).

- Chia cho ông Đỗ Văn B được quyền sử dụng diện tích đất là 283.8m2 trị giá 65.143.000 đồng (trong đó: 100m2 đất ở trị giá 35.000.000 đồng và 183,8m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 30.143.000 đồng) và được quyền sở hữu toàn bộ ngôi nhà 2 tầng, nhà ngang, công trình phụ, sân gạch, bán bình do vợ chồng ông B, bà V xây dựng trên phần diện tích đất được chia. Ranh giới thửa đất như sau: Phía bắc giáp phần diện tích đất chia cho bà Đỗ Thị M dài 20,24m, phía nam giáp diện tích đất chia cho ông Đỗ Văn Bdài 20,41m, phía đông giáp nhà ông Đỗ Tiến D đoạn 1: rộng 10,40m và đoạn 2 rộng 3,46m. Phía tây giáp đường giao thông thôn T, đoạn1 rộng 8,92m; đoạn 2 rộng 3,43m và đoạn 3 rộng 1,76m.

5.2. Chia ông Đỗ Văn L1 được quyền sử dụng diện tích đất là 94,6m2 trị giá 24.814.500 đồng. (Trong đó là 50m2 đất ở trị giá 17.500.000 đồng và 44,6m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 7.314.500 đồng). Ranh giới thửa đất như sau: Phía bắc giáp phần đất giao cho ông B dài 20,41m, phía nam giáp phần đất cổng nhà ông Đỗ Tiến D dài 19,47m; phía đông giáp đất nhà ông Đỗ Tiến D rộng 4,00m, phía tây giáp đường giao thông thôn Tđoạn 1 rộng 0,94m và đoạn 2 rộng 4,72m.

5.3. Chia cho bà Đỗ Thị M được quyền sử dụng diện tích đất là 94,6m2 trị giá 24.814.500 đồng (Trong đó là 50m2 đất ở trị giá 17.500.000 đồng và 44,6m2 đất trồng cây lâu năm trị giá 7.314.500 đồng). Ranh giới thửa đất như sau: Phía bắc giáp phần đất tạm giao cho ông B dài 20,47m, phía nam giáp phần đất ông B được chia dài 20,24m; phía đông giáp nhà ông Đỗ Tiến D rộng 4,94m, phía tây giáp đường giao thông thôn T, xã T đoạn 1 rộng 1,22m, đoạn 2 rộng 3,6m.

Công nhận ông Đỗ Văn L2 đã nhận tiền trị giá kỷ phần thừa kế do ông B giao lại.

5.4. Ông Đỗ Văn B, bà Lê Thị Vcó trách nhiệm di chuyển toàn bộ số tài sản, cây cối ở trên diện tích đất đã chia di sản thừa kế cho ông L1, ông L2 để giao lại diện tích đất cho ông L1, bà M.

5.5. Tạm giao diện tích đất tăng thêm là 123m2 cho ông B, bà V.

Ông Đỗ Văn L1, ông Đỗ Văn B, bà Đỗ Thị M có trách nhiệm liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của Bản án.

2. Về án phí: Trả lại cho bà ông Đỗ Văn B và ông Đỗ Văn L2 mỗi người số tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp 300.000 đồng theo biên lai thu số 4713 ngày 21/7/2020 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện L, tỉnh Thanh Hóa.

3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

4. Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

302
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 75/2020/DS-PT ngày 25/09/2020 về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:75/2020/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thanh Hoá
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 25/09/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về