Bản án 75/2019/HS-PT ngày 18/10/2019 về tội cố ý gây thương tích

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

BẢN ÁN 75/2019/HS-PT NGÀY 18/10/2019 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Ngày 18 tháng 10 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 85/2019/TLPT-HS ngày 10 tháng 7 năm 2019 đối với bị cáo Phùng Văn C do có kháng cáo của bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 07/2019/HS-ST ngày 06/06/2019 của Tòa án nhân dân huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

- Bị cáo có kháng cáo: Phùng Văn C, sinh ngày 08/10/1970 tại xã T, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở: Thôn N, xã T, huyện V, tỉnh Lạng Sơn; nghề nghiệp: Làm ruộng; dân tộc: Nùng; giới tính: Nam; quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; trình độ văn hóa: 3/10; con ông Phùng Văn D và bà Lương Thị K; vợ Hứa Thị M và 02 con; tiền án, tiền sự: Không có; nhân thân: Chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật. Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; có mặt.

- Người bào chữa cho bị cáo: Bà Lương Thị Hương L - Trợ giúp viên pháp lý, thuộc trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Lạng Sơn; có mặt.

- Bị hại: Ông Hà Văn K, sinh năm 1958. Trú tại: Thôn N1, xã T, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn; có mặt.

- Người đại diện theo ủy quyền của bị hại: Anh Hà Văn S, sinh năm 1988.

Trú tại: Thôn N1, xã T, huyện V, tỉnh Lạng Sơn; có mặt.

- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại: Ông Nguyễn Tài H, Luật sư Văn Phòng luật sư Nghĩa H thuộc Đoàn luật sư tỉnh Lạng Sơn; có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

1. Bà Hứa Thị M, sinh năm 1969. Trú tại: Thôn N, xã T, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn; có mặt.

- Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Bà Lương Thị Hương L - Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Lạng Sơn; có mặt 2. Anh Hà Văn T. Trú tại: Thôn N1, xã T, huyện V, tỉnh Lạng Sơn; có mặt.

- Người làm chứng:

1. Bà Hứa Thị T (tên gọi khác: Hứa Thị T); có mặt.

2. Ông Nông Văn B; vắng mặt.

- Người phiên dịch cho bị cáo: Ông Nông Việt D - Công chức tư pháp - Hộ tịch Ủy ban nhân dân xã T, huyện V, tỉnh Lạng Sơn; có mặt.

- Người phiên dịch cho bị hại: Ông Liễu Văn K - Công chức tư pháp - Hộ tịch Uỷ ban nhân dân xã T, huyện V, tỉnh Lạng Sơn; vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khong 06 giờ sáng ngày 19/9/2018, Phùng Văn C đang rửa bát ở bể nước cạnh nhà bếp thì nghe tiếng bà Hứa Thị M (là vợ của Phùng Văn C) và ông Hà Văn K đang cãi nhau về việc ông Hà Văn K dùng dao phát dỡ hàng rào phân chia ranh giới giữa khu vườn nhà ông Phùng Văn C và vườn nhà ông Hà Văn K. Phùng Văn C cầm một con dao có tra cán gỗ, loại dao quắm, có chiều dài 95cm, bản dao rộng 05cm đi ra vườn xem thì thấy ông Hà Văn K đang dùng dao phát dỡ hàng rào. Do bực tức nên Phùng Văn C cầm dao đi sang vườn nhà ông Hà Văn K và nói “mày phát rào của tao thì tao cũng phát cây khẩu puồng của mày”, nói xong Phùng Văn C cầm dao phát các cây khẩu puồng của ông Hà Văn K. Khi phát được khoảng trên 20 cây thì thấy ông Hà Văn K và vợ mình đang giằng co, xô xát với nhau, Phùng Văn C cầm dao đi đến nơi cách ông Hà Văn K khoảng 01 mét, Phùng Văn C vung dao chém về phía ông Hà Văn K, ông Hà Văn K dơ tay ra đỡ dao thì bị dao của Phùng Văn C chém trúng bàn tay trái. Sau đó, ba người gồm Phùng Văn C, ông Hà Văn K, bà Hứa Thị M tiếp tục giằng co, xô xát với nhau và ngã xuống nền đất vườn. Phùng Văn C đứng dậy trước và tiếp tục vung dao chém về phía ông Hà Văn K trúng vào đầu và mặt của ông Hà Văn K. Khi nghe thấy tiếng kêu cứu của bà Hứa Thị M, bà Hứa Thị T là em gái của bà Hứa Thị M chạy sang vườn nhà ông Hà Văn K xem thì thấy ba người gồm Phùng Văn C, bà Hứa Thị M và ông Hà Văn K đang giằng co, xô xát với nhau. Thấy vậy, bà Hứa Thị T sợ nên quay về thì bị ông Hà Văn K đánh trúng cánh tay phải. Sau khi chém ông Hà Văn K bị thương, Phùng Văn C lo sợ nên vứt con dao đã dùng để chém ông Hà Văn K vào bụi cỏ và cầm con dao của ông Hà Văn K chạy về nhà. Lúc sau bà Hứa Thị M cũng đi về nhà, sau đó cả hai người đến Trạm y tế xã T, huyện V để sơ cứu và chuyển đến Trung tâm y tế huyện V, tỉnh Lạng Sơn điều trị. Còn ông Hà Văn K do bị choáng nằm tại hiện trường, khoảng 30 phút sau ông tự đi từ vườn xuống đường tỉnh lộ 232 thì gặp ông Nông Văn B là người cùng thôn nhờ đưa đến Trạm y tế xã T, huyện V sơ cứu vết thương, sau đó chuyển đến Trung tâm y tế huyện V, tỉnh Lạng Sơn điều trị.

Ti bản Kết luận kết luận giám định pháp y về thương tích số 318, 320, 321/2018/TgT ngày 05/11/2018 của Trung tâm pháp y tỉnh Lạng Sơn kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể tại thời điểm giám định của ông Hà Văn K là 26%; của ông Phùng Văn C là 01% và bà Hứa Thị M là 0%.

Đi với Phùng Văn C bị thương tích 01% quá trình điều tra xác định Phùng Văn C bị thương khi xảy ra xô xát nhưng không xác định được vật gì gây ra, Phùng Văn C không có yêu cầu nên không đủ cơ sở xử lý.

Đi với bà Hứa Thị M, cũng bị thương là vết thương phần mềm nhưng không có yêu cầu gì. Quá trình điều tra xác định các vết thương của ông Hà Văn K là do Phùng Văn C gây ra. Khi xảy ra sự việc không có sự bàn bạc, giúp sức của bà Hứa Thị M. Do đó, bà Hứa Thị M không có vai trò đồng phạm với Phùng Văn C trong vụ án này nên Cơ quan điều tra không xử lý.

Đi với bà Hứa Thị T, quá trình điều tra xác định bà Hứa Thị T khi thấy xô xát chỉ vào can ngăn không tham gia gây thương tích cho ông Hà Văn K nên không xem xét xử lý.

Ti bản án hình sự sơ thẩm số: 07/2019/HS-ST ngày 06 tháng 6 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Phùng Văn C phạm tội Cố ý gây thương tích; căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, xử phạt bị cáo Phùng Văn C 02 (hai) năm tù. Thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt đi chấp hành án.

Về trách nhiệm dân sự: Buộc bị cáo Phùng Văn C phải bồi thường thiệt hại cho ông Hà Văn K 42.758.000 đồng. Xác nhận bị cáo đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự huyện V, tỉnh Lạng Sơn 10.000.000 đồng (mười triệu đồng). Sau khi khấu trừ bị cáo còn phải tiếp tục bồi thường 32.758.000 đồng.

Kng chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của bị cáo Phùng Văn C và yêu cầu bồi thường thiệt hại của bà Hứa Thị M vì không có căn cứ.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn quyết định về xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo của bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo quy định.

Ngày 14-6-2019, bị hại ông Hà Văn K kháng cáo toàn bộ bản án, đề nghị hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn để điều tra lại do bỏ lọt tội phạm là bà Hứa Thị M và bà Hứa Thị T; kết luận giám định pháp y chưa chính xác.

Ngày 16-6-2019, bị cáo Phùng Văn C kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo vô tội, xem xét lại mức bồi thường thiệt hại cho bị hại ông Hà Văn K.

Ngày 18-6-2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án bà Hứa Thị M kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xử buộc ông Hà Văn K phải bồi thường thiệt hại sức khỏe cho bà số tiền là 12.320.000 đồng.

Ti phiên tòa, bị cáo Phùng Văn C thay đổi kháng cáo xin được hưởng án treo và yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại; bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh: Đơn kháng cáo của bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án làm trong hạn luật định nên là hợp lệ. Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo Phùng Văn C về tội Cố ý gây thương tích là có căn cứ, đúng người, đúng tội, không oan. Sau khi phân tích đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội và xem xét nội dung của Bản án sơ thẩm; xem xét các tình tiết mới do bị cáo cung cấp; kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể của bị hại. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị hại; không chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; không chấp nhận yêu cầu kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo; chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo về phần bồi thường thiệt hại, giảm mức bồi thường thiệt hại cho bị hại vì bị hại cũng có lỗi; sửa một phần Bản án sơ thẩm về phần bồi thường thiệt hại của bị cáo đối với bị hại.

Ý kiến của người bào chữa cho bị cáo: Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, bị cáo có đủ điều kiện để được hưởng án treo, đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng án treo; Tòa án cấp sơ thẩm nhận định bị hại cũng có lỗi nhưng khi buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho bị hại lại không khấu trừ giá trị bồi thường tương ứng với lỗi của bị hại, tỷ lệ tổn thương cơ thể sau khi giám định lại cũng giảm nên bồi thường thiệt hại cũng giảm; Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại mức bồi thường quá cao, đề nghị hội đồng xét xử giảm mức bồi thường của bị cáo đối với bị hại..

Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại: Kết quả giám định lại không đúng, không phù hợp với quy định của pháp luật; vụ án còn có đồng phạm khác. Đề nghị Hội đồng xét xử hủy Bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.

Ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Đề nghị Hội đồng xét xử buộc bị hại phải bồi thường cho bà Hứa Thị M vì bị hại đã đánh bà Hứa Thị M dẫn đến thiệt hại, thực tế phải chi phí điều trị và các khoản bồi thường thiệt hại khác.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về đề nghị giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể của bị hại ông Hà Văn K: Ngày 29/7/2019, Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản số 85/CV-PY ngày 29/7/2019 khẳng định bản Kết luận giám định pháp y là đúng. Tuy nhiên, trong quá trình đưa ra bản kết luận Trung tâm pháp y có thiếu sót chưa đánh giá về tổn thương cứng khớp liên đốt 1-2 ngón út bàn tay trái, nay bổ sung và kết luận tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của bị hại ông Hà Văn K là 28%. Tại phiên tòa, ngày 12/9/2019 bị hại Hà Văn K cho rằng kết quả giám định của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Lạng Sơn là không chính xác, là thấp hơn so với quy định của pháp luật; bị hại Hà Văn K và người đại diện theo ủy quyền tiếp tục yêu cầu giám định lại thương tích và cam đoan nếu tỷ lệ thương tích bằng và thấp hơn sẽ không yêu cầu chi phí và phí tổn đi giám định lại; Hội đồng xét xử đã hoãn phiên tòa và ra Quyết định trưng cầu giám định lại thương tích.

Ti Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số: 214/19/TgT ngày 01/10/2019 của Viện pháp y Quốc gia đã kết luận: Tỷ lệ tổn thương cơ thể của bị hại Hà Văn K là 20%. Sau khi xem xét Hội đồng xét xử thấy: Kết luận giám định của Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Lạng Sơn là phù hợp với thương tích của bị hại ông Hà Văn K, phù hợp với Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12-6-2014 của Bộ Y tế. Tỷ lệ thương tích tăng 2% trong vụ án này không làm thay đổi bản chất vụ án; không làm ảnh hưởng đến khung hình phạt cũng như việc bồi thường thiệt hại.

[2] Tại phiên tòa, bị cáo Phùng Văn C thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra và diễn biến nội dung vụ án, phù hợp với Kết luận giám định pháp y về thương tích và những tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Do vậy, có đủ cơ sở kết luận: Khoảng 06 sáng ngày 19/9/2019 bị cáo Phùng Văn C đã có hành vi dùng dao là hung khí nguy hiểm gây thương tích cho bị hại Hà Văn K, hậu quả làm bị hại Hà Văn K bị tổn hại sức khỏe là 28%. Do đó, Tòa án nhân dân huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn xét xử bị cáo Phùng Văn C về tội Cố ý gây thương tích theo điểm đ khoản 2 Điều 134 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan.

[3] Xét kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo Phùng Văn C thấy rằng: Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng nhân thân, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo Phùng Văn C, đã áp dụng đúng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo: Bị cáo đã thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình; việc bị cáo gây thương tích cho bị hại cũng có một phần lỗi của bị hại theo điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, bị cáo đã tự nguyện nộp tiền 10.000.000 đồng trên tổng số tiền phải bồi thường là 47.758.000 đồng tại Chi cục thi hành án dân sự huyện V để bồi thường khắc phục hậu quả nhưng Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo điểm b khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 là không đúng quy định của pháp luật. Để đảm bảo nguyên tắc không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo khi xét xử phúc thẩm, cần giữ nguyên tình tiết giảm nhẹ này. Tòa án cấp sơ thẩm cho bị cáo được hưởng mức án đầu khung hình phạt 02 (hai) năm tù, đối với bị cáo là phù hợp.

[4] Tại cấp phúc thẩm bị cáo có cung cấp giấy chứng nhận thương tích, phiếu khám bệnh...; giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến và quyết định về việc thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với công dân hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ... của ông Phùng Văn D và bà Lương Thị K (bố mẹ đẻ của bị cáo); của ông Hứa Viết N, bà Lý Thị C (bố mẹ vợ của bị cáo), đây không phải là tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, để làm căn cứ sửa Bản án sơ thẩm. Do đó, không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo Phùng Văn C, cần giữ nguyên nội dung của Bản án sơ thẩm về phần tội danh và hình phạt đối với bị cáo.

[5] Đối với kháng cáo của bị cáo Phùng Văn C đề nghị xem xét lại mức bồi thường thiệt hại cho bị hại, thấy rằng: Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào các Điều 584, 585, 589, 590 của Bộ luật Dân sự năm 2015, buộc bị cáo Phùng Văn C phải bồi thường cho bị hại ông Hà Văn K. Cụ thể gồm các khoản tiền sau: Tiền xe đi lại trong quá trình điều trị và đi giám định là 1.300.000 đồng; tiền khám thương tích: 200.000 đồng; tiền mất thu nhập thực tế của bị hại trong thời gian điều trị 16 ngày x 200.000 đồng = 3.200.000 đồng; tiền thu nhập thực tế của người chăm sóc người bị hại trong thời gian điều trị là 16 ngày x 200.000 đồng = 3.200.000 đồng; tiền bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe bằng 05 tháng lương cơ sở là 6.950.000 đồng; tiền bồi thường tổn thất về tinh thần bằng 20 tháng lương cơ sở là 27.800.000 đồng; thiệt hại về tài sản: 27 cây khẩu puồng (cây cao lương) theo biên bản và kết luận định giá mỗi cây là 4000 đồng: 27 cây x 4000 đồng/cây =108.000 đồng. Tổng cộng số tiền bị cáo Phùng Văn C phải bồi thường cho bị hại Hà Văn K là 42.758.000 đồng. Xét thấy các khoản chi phí trên là những khoản chi phí thực tế bị hại đã bị thiệt hại do hành vi của bị cáo gây ra, việc bồi thường các khoản trên là phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Bản án sơ thẩm chưa khấu trừ lỗi của bị hại trên tổng số thiệt hại thực tế mà bị cáo phải bồi thường cho bị hại là thiếu sót. Cấp phúc thẩm cần sửa Bản án sơ thẩm khấu trừ phần lỗi của bị hại tương đương với số tiền phải bồi thường là 8.758.000 đồng, vì vậy bị cáo chỉ còn phải bồi thường cho bị hại 34.000.000 đồng. Xác nhận bị cáo Phùng Văn C đã nộp 10.000.000 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện V, tỉnh Lạng Sơn.

[6] Xét kháng cáo của bị hại ông Hà Văn K, Hội đồng xét xử thấy rằng, sự việc xảy ra xô xát đánh nhau giữa ông Hà Văn K, bị cáo Phùng Văn C và bà Hứa Thị M, quá trình điều tra xác định các vết thương của ông Hà Văn K đều là do bị cáo Phùng Văn C dùng dao gây ra. Biên bản thực nghiệm điều tra xác định: Khi bà Hứa Thị T thấy việc xô xát giữa bị cáo, bị hại và bà Hứa Thị M, ông K bị thương chảy máu tại phần đầu trán, bà M đang nằm ngã, bà T sợ nên quay lại nhà bếp của bị cáo. Khi bà Hứa Thị T quay về thì bị ông Hà Văn K cầm cây tre đánh vào tay phải dưới một phát, bà Hứa Thị T chạy vào nhà luôn. Quá trình xảy ra sự việc xô xát không có sự bàn bạc, thống nhất từ trước của bà Hứa Thị M, bà Hứa Thị T và bị cáo Phùng Văn C trong việc gây thương tích cho ông Hà Văn K, không có cơ sở xác định bà Hứa Thị M và bà Hứa Thị T là đồng phạm trong vụ án này. Do đó, không có cơ sở chấp nhận kháng cáo đề nghị hủy Bản án, trả hồ hồ sơ để điều tra bổ sung do bỏ lọt tội phạm của bị hại ông Hà Văn K.

[7] Xét kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án bà Hứa Thị M đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xử buộc ông Hà Văn K phải bồi thường thiệt hại sức khỏe cho bà số tiền là 12.320.000d đồng. Hội đồng xét xử thấy rằng: Tại bản kết luận giám định số 320/TgT ngày 05/11/2018 của Trung tâm Giám giám định pháp y tỉnh Lạng Sơn kết luận: Tỷ lệ tổn thương cơ thể của bà Hứa Thị M là 0%. Các thương tích đối với bà Hứa Thị M là do quá trình xô xát giữa bà Hứa Thị M, ông Hà Văn K và bị cáo Phùng Văn C nhưng không xác định được ai là người gây thương tích cho bà Hứa Thị M nên không có cơ sở để buộc ông Hà Văn K phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà Hứa Thị M. Do đó, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án bà Hứa Thị M.

[8] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo về phần bồi thường thiệt hại; không chấp nhận kháng cáo của bị cáo về xin hưởng án treo; không chấp nhận kháng cáo của bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Cần sửa một phần nội dung Bản án sơ thẩm về việc bị cáo phải bồi thường cho bị hại.

[9] Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

[10] Ý kiến của người bào chữa cho bị cáo và ý kiến của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không phù hợp với nhận định trên nên không được chấp nhận.

[11] Về án phí dân sự sơ thẩm: Do sửa án sơ thẩm về phần bồi thường thiệt hại nên án phí dân sự sơ thẩm được xác định lại.

[12] Về án phí dân sự phúc thẩm và án phí hình sự phúc thẩm: Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị cáo Phùng Văn C phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm; do sửa án sơ thẩm về phần bồi thường thiệt hại nên bị cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm;

[13] Đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe của bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Kng chấp nhận kháng cáo của bị cáo về việc xin hưởng án treo; không chấp nhận kháng cáo của bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án về phần bồi thường thiệt hại.

n cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm d khoản 1 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

1. Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo về phần bồi thường thiệt hại; Sửa một phần nội dung Bản án hình sự sơ thẩm số: 07/2019/HS-ST ngày 06 tháng 6 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, về việc bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho bị hại. Cụ thể:

Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 134; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015; căn cứ vào các Điều 584, 585, 589, 590 của Bộ luật Dân sự năm 2015; căn cứ Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; điểm a, e khoản 2 Điều 23; khoản 2 Điều 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

1.1. Về tội danh và hình phạt: Xử phạt bị cáo Phùng Văn C 02 (hai) năm tù về tội Cố ý gây thương tích; thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt đi chấp hành án.

1.2. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Buộc bị cáo Phùng Văn C phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho ông Hà Văn K 34.000.000 đồng. Xác nhận bị cáo đã nộp tại Chi cục thi hành án dân sự huyện V, tỉnh Lạng Sơn số tiền 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) theo biên lai số AA/2015/0001260 ngày 01/4/2019. Sau khi khấu trừ bị cáo còn phải tiếp tục bồi thường 24.000.000 đồng (hai mươi bốn triệu đồng).

Khi bản án có hiệu lực pháp luật, bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành, nếu bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự.

1.3. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Hứa Thị M.

2. Về xử lý vật chứng: Tịch thu tiêu hủy 01 (một) con dao kim loại sắt, lưỡi dao cong hình lưỡi liềm, cán sắt dài 49 cm, có bọc nhựa màu đen, lưỡi dao dài 23 cm, phần rộng nhất 4,5 cm, dao cũ đã qua sử dụng; 01 (một) con dao quắm tra cán gỗ có chiều dài 95 cm, phần cán gỗ 60,5 cm, phần dao dài 34,5 cm, bản dao nơi rộng nhất 05 cm; 01 (một) đoạn tre đã chẻ ra có chiều dài 1,44 cm, chiều rộng 4,5 cm.

3. Về án phí: Bị cáo Phùng Văn C phải chịu 1.200.000 đồng (một triệu hai trăm ngàn đồng) án phí dân sự sơ thẩm; 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm và 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng) án phí hình sự phúc thẩm để sung ngân sách Nhà nước.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

282
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 75/2019/HS-PT ngày 18/10/2019 về tội cố ý gây thương tích

Số hiệu:75/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Lạng Sơn
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 18/10/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về